Friday, May 22, 2009

Sau 62 Năm MỞ LẠI VỤ ÁN PHẠM QUỲNH

Không có Công lý, khi kẻ giết một người thì bị trừng phạt, có khi phải đền mạng, còn kẻ giết hàng triệu người lại được đúc tượng, xây lăng, ướp xác.

Theo lời một số nhân chứng và thân nhân ông Phạm Quỳnh, ông đã bị lực lượng vũ trang Việt Minh bắt giữ ngày 23/8/1945 tại Huế và bị giết chết ngày 6/9/1945 tại khu rừng Hắc Thú thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm về phía bắc thành phố Huế.

Ông đã bị đập vỡ sọ bằng cuốc và vùi thây dưới một giao thông hào cùng với hai nạn nhân khác là Ngô Đình Khôi, anh cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, và người con trai Ngô Đình Huân.

Mười một năm sau, 1956, do sự chỉ dẫn của một nhân chứng, thân nhân của các nạn nhân mới tìm được nơi chôn xác và cải táng. Theo thân nhân ông Phạm Quỳnh, di cốt của ông đã không còn nguyên vẹn và chỉ được xác nhận nhờ cặp kính cận thị, vật bất ly thân của ông.

Nhưng, Phạm Quỳnh là ai ?

Có thể nói rằng không người Việt Nam có văn hóa nào không biết Phạm Quỳnh, hay không nghe tên ông. Vì học giả Phạm Quỳnh là ngôi Sao Bắc Đẩu của văn hóa Việt Nam tiền bán Thế kỷ 20. Vì nhà báo Phạm Quỳnh là người đã khai đường mở lối cho nền báo chí Việt Nam. Vì nhà cai trị Phạm Quỳnh trong phẩm trật Thượng Thư triều đình Huế là người có lòng yêu nước, có tầm nhìn xa và có đầu óc cách mạng. Viết về sự nghiệp của ông cần nhiều pho sách, và không phải là mục đích của bài viết này, xin hẹn để một dịp khác.

Mục đích của bài viết này là đi tìm thủ phạm đã giết Phạm Quỳnh, những chính phạm đã gây ra tội ác này - không chỉ với bản thân Phạm Quỳnh mà còn với dân tộc Việt Nam, và với nhân loại.

Thật vậy, trong tội ác này các thủ phạm không chỉ giết Phạm Quỳnh mà còn hủy diệt một tinh hoa của đất nước Việt Nam, và loại trừ một thành viên ưu tú trong cộng đồng nhân loại.

Trong vụ án này có chính phạm và những tòng phạm, hay nói cách khác, kẻ ra lệnh và người thi hành. Ngày nay, mọi người đều biết lực lượng vũ trang của Việt Minh tại Huế vào năm 1945 đã bắt và giết Phạm Quỳnh. Nhưng, ai là kẻ ra lệnh?

Việt Minh lúc ấy là tên tổ chức kháng chiến chống Pháp dưới quyền chỉ huy và điều khiển của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Những người theo Việt Minh lúc đầu hầu hết là những người yêu nước đã đáp lời kêu gọi của Hồ Chí Minh để tham gia kháng chiến, đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập cho Việt Nam. Không mấy ai biết “kháng chiến, chống Pháp” chỉ là một chiêu bài được Đảng CSVN dùng để cướp chính quyền, cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam dưới thể chế độc tài cộng sản. Vì vậy, CSVN đã thẳng tay diệt trừ những cá nhân và những thành phần có thể là chướng ngại vật trên đường tiến tới quyền lực và củng cố quyền lực của họ, trong đó có những người ở ngoài và cả ở trong hàng ngũ kháng chiến.

Đó là lý do vì sao Phạm Quỳnh bị giết.

Phạm Quỳnh không phải là người xa lạ với Hồ Chí Minh. Ngoài việc ông là một nhân vật rất nổi tiếng thời bấy giờ, về văn hóa cũng như chính trị, Phạm Quỳnh đã có những giao tiếp cá nhân với Hồ Chí Minh từ thời Pháp thuộc khi phong trào giành độc lập đang nhen nhúm trong giới được gọi là “sĩ phu” thời ấy. Trong cuốn nhật ký do chính tay Phạm Quỳnh ghi chép vào thời gian ông sang Pháp năm 1922, ông có ghi vắn tắt gặp Hồ Chí Minh (lúc đó còn mang bí danh Nguyễn Ái Quốc) hai lần, một lần vào ngày 13/7/1922: “ăn cơm an-nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường”, một lần vào ngày 16/7/1922: "ở nhà.- Trường, Ái Quốc và Chuyền đến chơi". (Chuyền là Nguyễn Thế Truyền). (Xem phóng ảnh đính kèm do người viết chụp từ nguyên bản Nhật ký hiện do Nhạc sĩ Phạm Tuyên, con trai út của ông lưu giữ).

Trong nhật ký, ông chỉ ghi vắn tắt, không nói rõ chi tiết hay nội dung những câu chuyện trao đổi, có thể vì không muốn là bằng cớ để tự buộc tội mình một khi lọt vào tay mật thám Pháp, nhưng chắc chắn không phải những người này gặp nhau chỉ để đánh chén hay nói chuyện trời mưa trời nắng. Sau này, trong thiên “Hành trình Nhật ký”, ông ghi rõ thêm là có “nói chuyện nước nhà” với “mấy ông chí sĩ”. Qua những câu chuyện ấy, Hồ Chí Minh đã biết tư tưởng và quan điểm chính trị của những người đối thoại, trong đó có Phạm Quỳnh.

Hai mươi mốt năm sau, tình hình Việt Nam chuyển động mạnh do ảnh hưởng của trận Thế Chiến II ở vào giai đoạn chót mà Quân Phiệt Nhật đang làm bá chủ miền Đông Á, trong đó có Việt Nam, hất cẳng Pháp khỏi thuộc địa Đông Dương, nhưng chính Nhật cũng đang trên đường bại trận.

Các đảng phái chính trị, những người Việt Nam yêu nước đều rộn rịp hoạt động để chuẩn bị nắm thời cơ. Khi ấy, Phạm Quỳnh đang là Thượng thư Bộ Lại, một chức chưởng tại triều đình Huế thời ấy có thể xem như thủ tướng, đã có cái nhìn chính xác và thực tế về tương lai nước Việt Nam. Theo nhân chứng Hoàng Tâm V.T., lúc ấy là Tri phủ Quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trong một lần đi kinh lý các tỉnh miền Trung, ngày 22/1/1945, Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh đã nói với ông trong phòng riêng như sau: “Này ông phủ, chiến tranh ở Âu Châu đã đến độ chấm dứt và ở Thái Bình Dương chiến tranh cũng đã vào thời kỳ kết thúc. Đây là vận hội tốt cho rất nhiều nước bị trị được trả tự do. Nhưng ta không nên nghĩ rằng tự do ấy sẽ được hiến dâng cho ta trên khay bạc, mâm vàng. Ta phải tranh đấu nhiều, ông hiểu tôi muốn nói tranh đấu nhiều là sao rồi, đó là tranh đấu quyết liệt và toàn diện ...”

Tuy nói vậy, Phạm Quỳnh chỉ làm nhiệm vụ của một nhà cai trị của triều đình Huế dưới quyền Vua Bảo Đại. Không có tài liệu hay nhân chứng nào cho thấy ông có những hoạt động liên hệ đến một đảng phái hay phe nhóm nào.

Những tháng đầu năm 1945 tình hình Việt Nam có những biến chuyển lớn khi Nhật đảo chính Pháp, lật đổ chế độ thuộc địa ở Đông Dương ngày 9/3/1945 và tuyên bố trả độc lập cho ba nước Việt, Miên, Lào trên bán đảo này để gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu.

Theo hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại, ngày 11/3/1945 Vua Bảo Đại và Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh đã cùng toàn thể thượng thư nội các Nam triều ký vào bản “Tuyên ngôn độc lập” do Phạm Quỳnh soạn thảo, hủy bỏ tất cả các hiệp ước Pháp-Việt trước đó. Một tuần sau, ngày 19/3, nội các Nam triều từ chức. Vua Bảo Đại giao cho Học giả Trần Trọng Kim lập chính phủ Việt Nam độc lập đầu tiên để hợp tác với Nhật sau khi tham khảo ý kiến nhiều người. Phạm Quỳnh không giữ chức vụ gì trong nội các mới và trở về ở tại tư thất Hoa Đường nằm trên bờ sông An Cựu, Huế. Chính tại ngôi biệt thự này, ông đã bị Việt Minh bắt và đưa đi thủ tiêu.

Trước đó, Đảng CSVN do Hồ Chí Minh đứng đầu núp dưới tên Mặt Trận Việt Minh đã lợi dụng khoảng trống quyền lực sau khi Nhật đầu hàng (14/ 8) và chính phủ Trần Trọng Kim tê liệt, cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19/8/1945, và đòi Vua Bảo Đại thoái vị. Tuy đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại Việt Nam chưa bị giải giới, còn nguyên sức mạnh và có thể dẹp tan cuộc đảo chính của Việt Minh với lực lượng vũ trang thô sơ, nhưng Vua Bảo Đại đã không chấp nhận đề nghị của viên đại sứ Nhật tại Huế vì sợ gây nội chiến. Do đó, nội các Trần Trọng Kim tuyên bố giải tán sau khi họp phiên cuối cùng ngày 23/8/1945. Hai ngày sau, 25/8, Vua Bảo Đại ra chiếu thoái vị và ngày 30/8 trao quốc ấn và bảo kiếm cho phái đoàn đại diện Việt Minh do Trần Huy Liệu cầm đầu tại cửa Ngọ Môn, và tuyên bố: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”

Câu nói hay đẹp ấy không biết ai mớm cho nhà vua thiếu trách nhiệm với đất nước đã hợp pháp hóa chính quyền Việt Minh do cộng sản cầm đầu chẳng khác nào “giao trứng cho ác”, trong lúc những người quốc gia yêu nước bị ruồng bố và tàn sát. Trong đó có Phạm Quỳnh, cựu Thượng thư Bộ Lại của triều đình Bảo Đại.

Dựa theo những nguồn tin xác thực, nhà viết sử Trần Gia Phụng thuật lại như sau trong bài “Trường hợp Phạm Quỳnh”: “Trong khi đó, lấy cớ tìm kiếm vũ khí còn tàng trữ tại nhà các vị có chức quyền trước đây, Việt Minh cho người lục soát biệt thự ‘Hoa Đường’ ngày 23-8-1945. Tuy không tìm được gì, họ vẫn ‘mời’ Phạm Quỳnh và người con rể là Nguyễn Tiến Lãng đi ‘họp’ với Ủy ban cách mạng Trung Bộ đóng ở tòa Khâm sứ Pháp cũ. Đây là thủ thuật bắt người của chính quyền cộng sản rất mới lạ lúc đó, và rất quen thuộc với người Việt Nam sau này. Có lẽ cần chú ý việc Phạm Quỳnh về trí sĩ mà không phòng thân, hoặc không lo tìm đường mà trốn tránh, ngay cả sau khi Việt Minh đảo chánh, chứng tỏ bản thân Phạm Quỳnh nghĩ rằng ông chẳng phải là tay sai của Pháp để phản dân hại nước, và ông cũng chẳng theo một đảng phái chính trị nào, nên chi có gì phải sợ đề phòng. Nếu quả thật ông là tay sai của Pháp thì ông đã cao bay xa chạy, và Việt Minh không dễ bắt được ông như vậy.

“Nguyễn Tiến Lãng bị giam riêng, không cùng chỗ với nhạc gia. Ông Lãng và gia đình không biết tin tức gì của Phạm Quỳnh, cho đến những ngày Việt Minh sửa soạn đưa ông Lãng ra tòa, nhóm họp tại Điện Thái Hòa vào khoảng đầu năm 1946, thì báo chí Việt Minh công bố rằng ông Phạm Quỳnh, cùng ông Ngô Đình Khôi và con trai trưởng đang làm thông ngôn cho Nhật là Ngô Đình Huân, đã bị xử tử hình, nhưng không cho biết ngày giờ các ông bị giết, cũng như đã chôn các ông ở đâu. Về sau, gia đình mới được biết Phạm Quỳnh đã bị giết ngày 6-9-1945 tại vùng cách Huế khoảng 20 cây số. Có lẽ cần ghi nhận thêm lúc bấy giờ, chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của phong trào Việt Minh ở Huế là Tố Hữu.”

Tiếp xúc với người viết tại nhà ông ngày 18/7/2007, ông Phạm Tuân xác nhận những điều trên đây và nhấn mạnh di cốt của thân phụ ông không còn đầy đủ, sọ bị nứt một đường dài, và chỉ nhận ra được do cặp kính cận gãy gọng.

Trong cuốn “Hồi ký người lính già”, Đại tá (CSVN) Đặng Văn Việt có nói đến việc ông Phạm Quỳnh đã bị bắt và giết như thế nào, nhưng cũng chỉ nói một nửa sự thật, phần sự thật được cho phép nói.

Nhưng “tòa” nào đã xử và kết tội ông Phạm Quỳnh? Những ai ngồi xử và diễn ra tại đâu? Ngày nào? Hay, ai đã ra lệnh giết Phạm Quỳnh?

Ông Trần Gia Phụng lưu ý người đọc: “Phạm Quỳnh bị bắt ngày 23-8-1945, và bị giết ngày 6-9, nghĩa là ông không bi nhóm Việt Minh địa phương Huế giết liền khi họ nổi dậy. Ông bị giam giữ một thời gian rồi mới bị giết sau khi nhóm Trần Huy Liệu đến Huế dự lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Khi có sự hiện diện của đại diện trung ương, các cán bộ Việt Minh địa phương không dám tự tiện ra tay, mà chắc chắn phải có ý kiến của trung ương. Nhóm Trần Huy Liệu cũng không thể tự quyết định được việc này. Như vậy phải chăng chính nhóm Trần Huy Liệu đã đem lệnh từ Hà Nội vào Huế giết Phạm Quỳnh? Và lệnh đó từ đâu, nếu không phải là từ Hồ Chí Minh?”

Theo hồi ký viết năm 1992 của bà Phạm Thị Thức, người con gái của Phạm Quỳnh, sau khi Phạm Quỳnh bị giết, bà cùng người chị là Phạm Thị Giá đã ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh qua sự giúp đỡ của người cận vệ của ông ta là ông Vũ Đình Huỳnh. Bà Thức cho biết Hồ Chí Minh chối, không nhận đã ra lệnh giết Phạm Quỳnh và đổ tội cho cán bộ địa phương. Họ Hồ bảo: “Hồi ấy tôi chưa về... Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá độ và có thể có nhiều sai sót đáng tiếc.”

Sự thật ra sao?

Nếu ngày 6/9/1945 Hồ Chí Minh “chưa về” thì ai đọc “tuyên ngôn độc lập” tại Hà Nội ngày 2/9/1945? Ai ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của nhà nước cộng sản trong nhiều năm trời sau đó vu cáo Phạm Quỳnh là “Việt gian”, tay sai thực dân Pháp, và bôi xóa tên Phạm Quỳnh trong văn học sử Việt Nam?

Nếu Phạm Quỳnh chỉ là nạn nhân của “nhiều sai sót đáng tiếc” thì Tố Hữu, kẻ nắm chức chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của Việt Minh ở Huế lúc giết Phạm Quỳnh không thể thăng tiến đều đều trên nấc thang đảng CSVN để sau này lên đến phó thủ tướng.

Vì vậy, câu trả lời của Hồ Chí Minh chỉ là một lời nói dối sống sượng. Nó còn cho thấy thái độ coi mạng người như cỏ rác của kẻ cầm đầu Đảng CSVN, xem việc giết người chỉ là “sai sót đáng tiếc”, rồi thôi, không điều tra, không trừng phạt kẻ có tội, không phục hồi danh dự và bồi thường cho nạn nhân. Không khác nào chuyện bắt của dân con gà, con vịt.

Thật ra, Phạm Quỳnh không phải là nạn nhân của “nhiều sai sót đáng tiếc ... trong thời kỳ khởi nghĩa quá độ”. Ông đã là một trong hơn một triệu nạn nhân của chính sách tàn bạo được hoạch định từ cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản danh sách đen ấy, có lẽ Phạm Quỳnh đã được xếp hạng “ưu tiên” vì những lý do đặc biệt.

Mặc dù không có hành động nào chống lại Việt Minh lúc ấy, Phạm Quỳnh được coi là mối nguy cho chính quyền non yếu của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sơ khai vì ông đang là người có uy tín rất lớn với mọi giới trong xã hội Việt Nam, lại có tài năng lãnh đạo và cai trị mà Hồ Chí Minh biết rõ điều ấy do thành tích của ông và qua sự giao tiếp cá nhân như đã nói ở phần trên. Và điều quan trọng hơn cả, cũng qua giao tiếp cá nhân, Hồ Chí Minh biết rõ Phạm Quỳnh không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và không thể khuyến dụ.

Khi bị giết, Phạm Quỳnh mới 53 tuổi - cái tuổi chín mùi của tài năng, sung mãn sinh lực và già dặn kinh nghiệm.

Đó là lý do vì sao Hồ Chí Minh không giết Vua Bảo Đại mà lại giết cựu Thượng thư Phạm Quỳnh. Trong cuộc “cách mạng tháng mười” năm 1917 tại Nga, bọn cộng sản Bôn-sê-vích, đàn anh và đồng chí của Hồ Chí Minh, không chỉ giết Sa Hoàng Nicolai II mà còn tàn sát cả gia tộc vua, giết luôn cả tôi tớ của hoàng gia. Dưới mắt Hồ Chí Minh, Bảo Đại là một kẻ vô hại, dù đang làm vua nhưng chỉ ngồi làm vì trên ngai vàng, không có tài năng gì và chỉ thích ăn chơi, nhu nhược, không thể lãnh đạo một lực lượng đối nghịch nào chống lại cộng sản. Nhưng, Phạm Quỳnh thì có thể bất cứ lúc nào trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Hồ Chí Minh đã nhận xét không sai về Vua Bảo Đại. Sau khi thoái vị, trao quyền cho Hồ Chí Minh, công dân Vĩnh Thụy vui vẻ nhận chức “cố vấn tối cao” và đi Hong Kong nghỉ mát.

Với Phạm Quỳnh, Hồ Chí Minh còn có một lý do thầm kín khác để cần phải trừ khử. Hồ Chí Minh tự biết thua kém Phạm Quỳnh về mọi mặt, và ngược lại, Phạm Quỳnh cũng biết rõ quá khứ u ám của Hồ Chí Minh, kẻ tự nhận là Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh cùng lứa tuổi với Phạm Quỳnh, khi gặp nhau tại Pháp năm 1922 cả hai cùng khoảng 30. Khi ấy, Phạm Quỳnh đã là một học giả lẫy lừng, một nhà báo nổi tiếng, “hoạn lộ” thênh thang, sang Pháp cùng với Vua Khải Định dự Hội chợ Marseille, và được mời diễn thuyết tại Trường Thuộc địa Paris (École Coloniale) - chính cái trường mà năm 1911, Hồ Chí Minh dưới tên Nguyễn Tất Thành đã viết đơn cho tổng thống Pháp xin đặc ân theo học nhưng bị từ chối (trong đơn này, HCM khai là sinh năm 1892, cùng năm sinh với Phạm Quỳnh). Cho tới lúc gặp Phạm Quỳnh, Hồ Chí Minh không có nghề nghiệp ổn định, không có tên tuổi nhất định, lý lịch mù mờ, và đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp được vài năm, hoàn toàn vô danh trong xã hội Việt Nam.

Là một cán bộ cộng sản, Hồ Chí Minh không thể không biết tài năng và lập trường chính trị của Phạm Quỳnh, nhất là sau mấy lần gặp gỡ ở Paris. Vì vậy, khi cướp được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã ra tay trừ khử Phạm Quỳnh.

Phạm Quỳnh cũng không phải “chỉ là nạn nhân của một chế độ buổi giao thời hỗn loạn” như có người nói. Ông đã là nạn nhân tất yếu của chính sách đẫm máu của người cộng sản được thi hành một cách có kế hoạch, có hệ thống.

Phạm Quỳnh và những nạn nhân khác đã chết vì đứng ở thế đối kháng với cộng sản, dù không, hay chưa có hành động gì tích cực. Họ cần được tôn vinh, chứ không cần được “giải oan” vì họ đã không bi xét xử và kết tội bởi một tòa án nhân danh công lý. Họ đã bị thủ tiêu một cách mờ ám và phi pháp trong bóng tối mà chính kẻ cầm đầu chế độ cũng không dám nhận trách nhiệm. Chế độ bất lương ấy càng không có tư cách để “giải oan” cho những nạn nhân của nó, mà chính chế độ ấy cần phải bị lên án và kết tội.

Trong lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản trên thế giới tại Washington DC ngày 12/6 vừa qua, Tổng Giám Mục Pietro Sambi nói rằng: “Hàng triệu người đã bị cộng sản giết hại. Chúng ta không biết mặt họ, không biết tên tuổi họ, nhưng Thượng đế biết.” Có lẽ cần thêm: “Và Thượng đế biết những kẻ đã giết họ.”

Những nạn nhân ấy đòi hỏi Công Lý, chứ không xin được giải oan. Công lý không chỉ cần cho người sống, nhưng cũng cần cho những người đã bị giết chết như những con vật không phương thế tự vệ.

Không có Công lý, khi kẻ giết một người thì bị trừng phạt, có khi phải đền mạng, còn kẻ giết hàng triệu người lại được đúc tượng, xây lăng, ướp xác.

ST
Nguồn:ViêtLand

Thursday, May 21, 2009

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn Từ Trần

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn sinh năm 1930 tại Cần Thơ, Học Khóa I SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, Khóa I Quốc Gia Hành Chánh và bước chân vào chính quyền bằng chức vụ Quận Trưởng Quận Cái Bè, Định Tường, rồi Phó Tỉnh Trưởng Định Tường, Phước Tuy và Long An. Sau đó ông ứng cử Dân Biểu và trở thành Chủ Tịch Hạ Viện ở Nhiệm Kỳ Thứ II (1971-1975). Ông cũng trở thành Tổng Bí Thư của Đảng Công Nông từ năm 1969. Đến năm 1975 trước biến cố dồn dập về việc Cộng Sản tấn chiếm Miền Nam, ông đã được mời làm Thủ Tướng vào khoảng đầu tháng 4 năm 1975.

Trong Ngành Lập Pháp, suốt hai nhiệm kỳ với sự hiểu biết về Hiến Pháp và thông thạo Hành Chánh, ông Nguyễn Bá Cẩn đã được bầu làm Đệ Nhị Phó Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và sau là Chủ Tịch Hạ Nghị Viện, vào Tháng Tư Năm 1975, ông can đảm nhận trọng trách làm Thủ Tướng và thành lập một Chính Phủ.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù tuổi tác đã cao, cựu Thủ Tướng cũng đã cùng các Nhân Sĩ yêu nước, nhân danh Chính Phủ Hợp Pháp của Việt Nam Cộng Hòa để đệ nạp Hồ Sơ Thềm Lục Địa Nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc. Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nhấn mạnh trong thư gởi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc: “Nước Việt Nam Cộng Hoà là một Quốc Gia thành hình hợp pháp theo đúng các nguyên tắc Công Pháp Quốc Tế, được hơn 80 quốc gia trên thế giới thừa nhận, kể cả bốn nước (Pháp, Anh, Mỹ, Cộng Hòa Trung Hoa) trong số năm quốc gia thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Việt Nam Cộng Hoà đã được nhận vào các tổ chức kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc. Quốc Gia hợp pháp này đã là nạn nhân của cuộc chiến tranh xăm lược bằng võ lực bởi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà từ 1949 đến 1975.

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn qua đột ngột qua đời sáng nay 20 tháng 5 tại San Jose, California.

Thành kính cầu nguyện và tiễn đưa Hương Linh cựu Thủ Tướng về nơi yên nghĩ trong Cõi Vĩnh Hằng và xin chia buồn cùng tang quyến.

Tuesday, May 19, 2009

Loa phóng thanh “tra tấn” người dân Hà Nội

Monday, May 18, 2009

Nguồn: AP NT (dịch)

HÀ NỘI - Dù muốn hay không, ông bà già hay trẻ con mới đẻ cũng đều phải nghe những lời tuyên truyền của chế độ CSVN từ sáng sớm đến tối mịt.

Mà không phải ở các vùng quê, ngay thủ đô Hà Nội cũng vẫn còn hệ thống loa tuyên truyền treo trên các cột điện trong thành phố.

Mỗi ngày, từ khoảng gần 4 giờ chiều, bà Hoàng Thị Gái cố dỗ đứa cháu mới có 5 tháng cho nó ngủ để còn sửa soạn bữa cơm tối cho cả nhà. Chỉ 15 phút sau, mấy cái loa trên cột điện ngoài phố Hà Nội phóng âm thanh chát chúa vào nhà.

“Nó giật mình ré lên khóc và mặt nó đổi mang màu tím.” Bà Gái 61 tuổi, kể. “Đứa cháu yêu của tôi vẫn không quen nổi với cái thứ âm thanh đó”.

Đối với một đất nước đang thay đổi nhanh chóng mà chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng từ lâu, đây là một cái tàn tích khó lòng quên được. Một hệ thống loa phát thanh được thành lập trên cả nước để nhà cầm quyền tuyên truyền từ mờ sang đến tối, mỗi lần 30 phút, dù người dân muốn nghe hay không.

Bây giờ chính trị gia cũng biết xài internet muốn bỏ cái hệ thống loa đi để cho các tin tuyên truyền vào internet, chỗ mà người dân có thể đọc khi rảnh rỗi.

Khi còn chiến tranh, hệ thống loa tuyên truyền rất cần thiết để thông báo các vụ dội bom của máy bay Mỹ. Bây giờ, các chương trình phát thanh trên loa trộn lẫn tin tức địa phương, những câu đố tuyên truyền, bài viết nói về ý hệ Cộng sản và các bài hát yêu nước.

“Tôi phải nhìn nhận, đối với những người sống ở gần cái loa, đó là tai họa. Nó hành lỗ tai người ta.” Phạm Văn Hiển nói trong cụôc phỏng vấn của hãng thông tấn AP.

Hiển, 38 tuổi, là chủ tịch phường Phương Mai, một trong 50 phường ở thành phố Hà Nội. Ông vận động chống lại hệ thống loa phát thanh tuyên truyền lỗi thời và được sự ủng hộ rộng rãi của những người tham dự các diễn đàn internet, các ngừoi viết blogs các báo điện tử.

“Hãy tưởng tượng nhà anh ở gần cái loa phát thanh tuyên truyền và có người trong gia đình ốm sắp chết mà vẫn cứ phải nghe mãi cái bài hát “Không có ngày nào đẹp như ngày hôm nay”, một cư dân tên Trần Hùng viết than phiền với báo Tiền Phong điện tử.

“Như vậy là độc ác”. Hùng viết tiếp. “Nếu hàng xóm của tôi gây ra cái âm thanh đinh tai nhức óc đó, tôi kiện nó ra tòa. Tại sao nhà nước tự cho mình cái quyền làm ồn?”

Tại bộ Văn Hóa, Thể Thao, Du Lịch, cơ quan chủ quản hệ thống loa phát thanh, quan chức ở đây từ chối bình luận về lời phê bình của ông Hùng.

Còn ông Hiển nói ý kiến của ông được rất nhiều người ở cấp cao hơn trong đảng cộng sản tán đồng và muốn ứng dụng kỹ thuật mới để cải thiện hình ảnh của Đảng. Nhưng ông ta cũng không muốn thúc đẩy quá mạnh vì sợ các xếp sẽ khó chịu. Vì vậy ông chỉ muốn chỉ ra cho họ thấy làm sao hệ thống tuyên truyền này được hiện đại hóa và hy vọng các xếp lớn hiểu được thông điệp. Nghĩa là dân chúng “phải được quyền lựa chọn cái họ muốn nghe chứ không phải bị bắt buộc phải nghe”.

Hàng ngàn cơ sở trên cả nước được dùng làm nợi phát thanh tuyên truyền hàng ngày qua hệ thống loa. Chỉ riêng tại Hà Nội đã có 577 địa điểm. Họ đẽo gọt bản tin hàng ngày cho hợp với nhu cầu địa phương nhưng bao gồm rất nhiều tin của Bộ Văn Hóa.

Ở khu vực của ông Hiển có 20,000 người thì có 60 hệ thống loa đặt trên các cột điện và phát thanh từ cái phòng canh nhỏ bé.

Một ngày gần đây, người đọc bản tin là bà Trần Ánh Tuyết, viên chức nhà nước 33 tuổi. Bà đọc từ một tờ tài liệu có tên “Gia Đình Hạnh Phúc”, thông báo tin tức về cụôc kiểm kê dân số sắp xảy ra. Rồi bà kêu gọi mọi người “nâng cao đời sống tinh thần” bằng cách bỏ coi TV và tham dự các biến cố văn hóa.

“Hãy làm cho thành phố Hà Nội đẹp dưới mắt bạn bè quốc tế.” Bà đọc như vậy và thúc giục người ta tạo ra một “khung cảnh lịch sự và văn hóa”.

Các buổi phát thanh hay thúc giục người ta theo gương **** theo sự tuyên truyền của chế độ khác với những gì mà nhiều tài liệu được giải mật từ Nga, từ Trung quốc đã cho biết.

Trang tin trên web của Hiển có tên “Tin Tức Phương Mai” cung cấp tất cả những gì mà người ta phải nghe qua loa phóng thanh, từ trận lụt tới sự tiên đoán của thầy bói Nga nói Obama sẽ đắc cử ở Mỹ.

Theo lời Hiển, quá nửa các nhà trong phường của ông có internet. Lại còn có thêm mấy tiệm dịch vụ internet. Ông cho hay trang web của ông có tới 800,000 lượt người thăm viếng kể từ khi được xuất hiện năm ngoái. Báo điện tử VietnamNet viết một bài về trang web này, tiếp theo là một bài của hệ thống truyền hình nhà nước.

Khi loa phát thanh bắt đầu chát chúa lỗ tai từ 7 giờ sáng, Nguyễn Thị Oanh, 23 tuổi, vùi đầu xuống bên dưới mấy cái chăn.

“Ai thèm để ý đến các cái tin họ đọc?” Cô nói. “Âm thanh lại quá tồi, giống như người nghẹt mũi.”

Nguồn : nguoiviet.com

Sunday, May 17, 2009

Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế viếng thăm Đại Lão – Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Thông tín viên Ỷ Lan, RFA 2009-05-17

Sáng hôm qua, Thứ Bảy 16-5-2009, trong chuyến công tác tại Việt Nam, phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (The U.S. Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đã đến Thanh Minh Thiền Viện thăm Đại lão-Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Thông tín viên Ỷ Lan của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn Hòa Thượng về nội dung cuộc gặp gỡ và trao đổi này

Sáng ngày Thứ Bảy 16-5, Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới (USCIRF) đã đến Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn viếng thăm và trao đổi với Đại lão-Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Phái đoàn Ủy Hội Hoa Kỳ gồm có ông Michael Cromartie (Phó Chủ Tịch Ủy Hội), ông David Dettoni (Giám Đốc Tác Vụ và Giao Tế), ông Scott Flipse (Trưởng Phòng Phân Tích Chính Trị) và Đệ Nhị Tham Vụ Chính Trị - Đại Sứ Quán Hoa Kỳ.

Tôi có nói với Ủy Ban rằng tình hình Giáo Hội chúng tôi hiện giờ là như thế, chừng nào mà còn chế độ cộng sản thì chừng ấy chúng tôi còn phải chịu đựng, không hy vọng gì có sự thay đổi, trừ ra chỉ có sự thay đổi chính trị toàn bộ.

Cuộc trao đổi kéo dài từ 10 giờ 30 sáng đến 12 giờ trưa.

Hòa Thượng cho biết công an tăng cường rất đông ở bên đồn và quán cà phê đối diện thiền viện, nhưng không gây khó khăn hay trở ngại gì.

Đáp lời phỏng vấn, Đại lão-Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết nội dung cuộc gặp gỡ như sau: Thay đổi chính sách đàn áp

HT Thích Quảng Độ: Thưa quý thính giả, đây là Ủy Ban Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ mà năm ngoái họ cũng đã đến một lần rồi, và năm nay họ lại đến cũng loanh quanh trên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến nay có biến chuyển gì không, có cái gì khả quan không. Tôi có thưa ngay là từ cuộc gặp gỡ trước đây cho tới bây giờ tôi không biết tình hình của các tôn giáo khác như thế nào nhưng mà riêng đối với Giáo Hội PGVNTN chúng tôi thì thực trạng vẫn như thế chứ không có gì thay đổi.

Có những điểm lại còn trầm trọng hơn nữa, chẳng hạn như trước đây họ đàn áp công khai nhưng mấy năm nay thì họ đổi chính sách, họ đi đến từng nhà Phật tử một, như ở Miền Trung, ở Thừa Thiên-Huế, những nhà nào mà họ thấy đi viếng lễ chùa của Giáo Hội PGVNTN thì họ cứ đến tận nhà họ hù dọa rằng là cái chùa đó là chùa phản động, làm chính trị chống nhà nước đấy, thế là bất lợi lắm, không tốt cho công ăn việc làm của con cái, sự học hành của các cháu cũng bị ảnh hưởng. Họ hù dọa bằng cách đó. Đặc biệt ngay tuần lễ Phật Đản vừa rồi ở Huế thì họ đến hăm dọa và gọi các vị sư tăng ni trong Giáo Hội đến trụ sở công an làm việc.

Đặc biệt là trong Quảng Nam họ có mời Thượng Tọa Thích Thanh Quang, Chánh Đại Diện Giáo Hội Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, đến phường làm việc. Họ mời ra với danh nghĩa là làm việc về Phật Đản nhưng mà họ không nói gì về Phật Đản cả. Họ đưa ra một bản văn mà họ lấy đâu trên mạng xuống có nói về vấn đề bất tuân dân sự - biểu tình tại gia trong Tháng Năm, họ bắt Thượng Tọa Thanh Quang ký thừa nhận bản văn đó là của Thượng Tọa. Thượng Tọa có nói rằng "Tôi có viết bản văn để hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo Hội thế nhưng cái nội dung này không phải là bản văn của tôi; nó có nội dung hoàn toàn khác. Tôi không thể ký được." Vậy mà họ cứ nhất định bắt buộc Thượng Tọa Thanh Quang phải ký, nhưng Thượng Tọa không chịu ký, thì họ bắt nhốt Thượng Tọa ở trong một căn phòng tại phường. Thế là mấy anh huynh trưởng thấy lâu quá mà Thượng Tọa không về nên sốt ruột mới ra cơ quan phường và thấy tình hình như thế. Các huynh trưởng mới vào phường nói với họ là "Nếu các vị không thả Thượng Tọa chúng tôi ra thì chúng tôi chết ngay tại đây". Lúc bấy giờ họ sợ nên họ thả Thượng Tọa về. Thượng Tọa năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi mà bị họ nắm tay vặn kéo nên hiện nay tay của Thượng Tọa hãy còn rất đau. Còn nói chung các nơi khác của Giáo Hội thì không một nơi nào được yên thân với họ.

Tôi có nói với Ủy Ban rằng tình hình Giáo Hội chúng tôi hiện giờ là như thế, chừng nào mà còn chế độ cộng sản thì chừng ấy chúng tôi còn phải chịu đựng, không hy vọng gì có sự thay đổi, trừ ra chỉ có sự thay đổi chính trị toàn bộ. Còn tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay là giáo hội Phật giáo nhà nước,là giáo hội Phật giáo của đảng, của cộng sản. Các sư làm việc trong giáo hội này là đảng viên cộng sản đấy. Mưu đồ của họ trong hiện tại cũng như trong tương lai là như thế, họ cố tình tiêu diệt giáo hội chúng tôi chứ thực sự họ không cho chúng tôi hoạt động trở lại đâu. Chừng nào mà quốc tế còn quan tâm, còn gây sức ép thì họ còn để đó, nhưng họ vẫn tiếp tục đàn áp, tùy thời mà có lúc nặng lúc nhẹ, thế thôi, chứ chưa có cái gì thay đổi cả. Nên đưa VN trở lại danh sách CPC

Ỷ Lan: Nhìn chung tình hình Phật Giáo trong nước và việc thay đổi Tổng Thống Hoa Kỳ, Hòa Thượng có kỳ vọng gì cho tương lai Việt Nam nói chung và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng?

HT Thích Quảng Độ: Trước hết là tôi cảm ơn ông ấy và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về việc đó. Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn phái đoàn Hoa Kỳ vừa rồi trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thuỵ Sĩ) về vấn đề thẩm định định kỳ và toàn diện về vấn đề nhân quyền của mỗi nước, thì trong đó có duy nhất đại diện phái đoàn Hoa Kỳ có đòi hỏi Việt Nam cộng sản phải khôi phục quyền sinh hoạt pháp lý đầy đủ cho Giáo Hội PGVNTN. Tôi thấy đề nghị đó là đề nghị rất tích cực.

Phái đoàn Ủy Ban (USCIRF) có hỏi tôi về vấn đề bauxite ở Tây Nguyên. Họ nói Giáo Hội PGVNTN quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo vậy thì việc khai thác bauxite có liên hệ gì với vấn đề tự do tôn giáo hay không? Bởi vì tôi có quan tâm tới vấn đề này và có lời kêu gọi bất tuân dân sự một tháng liên quan tới vấn đề này. Tôi có thưa với Ủy Ban rằng lý do rất đơn giản bởi vì Phật Giáo Việt Nam có thể khác với Phật Giáo các nước ở Á Châu, đặc biệt là cái vận mệnh của Phật Giáo Việt Nam nói chung và của Giáo Hội PGVNTN nói riêng, từ bao nhiêu năm nay nó vẫn gắn liền với sự thịnh suy của dân tộc Việt Nam mà từ mấy ngàn năm nay nó vẫn như thế. Trung Quốc mà vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, mà Tây Nguyên được coi như cái nóc nhà của Đông Dương, tức ba nước Việt - Miên - Lào, các nhà quân sự coi đó là khu vực rất quan trọng về vấn đề an ninh quốc gia. Ai nắm được, làm chủ được nóc nhà đó là làm chủ được toàn thể Đông Dương. Tháng Tư 1975, truớc khi cộng sản tràn vào toàn Miền Nam thì ông Nguyễn Văn Thiệu đã rút quân khỏi Tây Nguyên trước, thế thì quân đội cộng sản nhân đó mà chiếm lấy Tây Nguyên và tràn về Sài Gòn chỉ trong vòng mấy tuần lễ thôi. Đấy là kinh nghiệm gần đây nhất. Tóm lại, bây giờ nếu mà Tây Nguyên nói riêng và cả Việt Nam nói chung mất về tay Trung Quốc thì ngay bản thân chúng tôi, giáo hội chúng tôi, và toàn thể dân tộc chúng tôi trở thành nô lệ cho Trung Quốc rồi. Mà đã sống cuộc đời nô lệ thì còn gì mà tự do nữa đâu! Tự do - nhân quyền còn không có lấy đâu tự do tôn giáo. Mà nói xa hơn nữa thì cộng sản Trung Quốc cũng vô thần, vô tôn giáo. Cho nên không những chúng tôi mất nước mà còn mất cả tôn giáo nữa. Tôn giáo còn không có thì lấy đâu tự do tôn giáo? Tôi có trả lời Ủy Ban như thế.

Ỷ Lan: Xin cảm ơn Đại lão-Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Friday, May 15, 2009

Căng thẳng tại biển Đông, Hoa Kỳ điều động phi cơ tàng hình đến Nhật và Guam



HICKAM AIR FORCE BASE, Hawaii 12-5 (NV)- Hoa Kỳ điều động hai phi đội máy bay tàng hình (stealth fighters) thuộc loại tối tân nhất thế giới đến khu vực Thái Bình Dương vào lúc đang có những căng thẳng ở biển Đông.


Theo nguồn tin quân sự Hoa Kỳ, Bộ Tư Lệnh Không Quân dự trù điều động hai phi đội F-22A Raptors đến khu vực nói trên kể từ Tháng Năm và dự trù lưu lại đây khoảng bốn tháng như một sự biểu dương lực lượng.


Nguồn tin nói rằng 12 chiếc F-22A Raptors được điều động tới căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản lấy từ phi đoàn tác chiến 94 ở căn cứ không quân Langley, tiểu bang Virginia. Còn 12 chiếc khác được điều động đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ phi đoàn 525 đóng ở căn cứ không quân Elmendorf, tiểu bang Alaska.


Hơn 500 sĩ quan và quân nhân mọi ngành liên quan tới nhiệm vụ của hai phi đội này đã được điều động theo.


Hồi giữa Tháng Ba, một phi đội F-22A Raptors cũng đã từng được điều động tới đảo Guam trong một thời gian ngắn khi xảy ra biến cố tàu khảo cứu đại dương của Hoa Kỳ bị một số tàu Trung quốc khiêu khích phía nam đảo Hải Nam trên hải phận quốc tế.


Nay trước tình hình càng ngày càng có dấu hiệu khiêu khích và đe doạ nghiêm trọng hơn từ phía Trung quốc, việc điều động thêm lực lượng không quân tối tân nhất bên cạnh việc điều chuyển thêm 7 tàu ngầm nguyên tử tới khu vực Thái Bình Dương, cho thấy Hoa Kỳ quan tâm hơn tới tình hình an ninh trong vùng.


F-22A Raptors là loại chiến đấu cơ tối tân nhất của Hoa Kỳ với sự phối hợp của các phát minh mới nhất về điện tử và kỹ thuật vượt qua màn radar không bị phát hiện để tấn công chính xác các mục tiêu.


Với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, các chiến đấu cơ này có thể thi hành nhiệm vụ ở bất cứ đâu, lúc nào và vào thời tiết nào. Việc đưa F-22A Raptor đến Nhật và Guam, lời nhắn chính xác ở đây chỉ có thể nhắm đến người Trung quốc.Trước đây, Do Thái và Úc đã đề nghị mua loại chiến đấu cơ tàng hình này nhưng đã bị từ chối.


ĐẾ QUỐC PHƯƠNG BẮC THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG

Xin gửi quý vị và các bạn bản cáo giác đính kèm và yêu cầu phổ biến rộng rãi cho các giới đồng bào trong và ngoài nước. Xin quý vị và các bạn tham gia ý kiến về vấn đề trọng đại này. Chúng tôi xin thành thật cảm tạ.
- Luật sư Nguyễn Hữu Thống
nguyenhthong@earthlink.com

VIỆT NAM ĐẦU HÀNG ĐẠI HÁN?
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Ngày 7-5 vừa qua Chính Phủ Hà Nội đã đệ trình đơn đăng ký từng phần (partial submission) để yêu cầu Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho Việt Nam mở rộng thềm lục địa pháp lý 200 hải lý (370km) thành thềm lục địa mở rộng hay thềm lục địa địa chất tới mức 350 hải lý (650 km) chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Đơn đăng ký đã được đệ nạp trong thời hạn luật định và sẽ được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc đăng đường vào khóa họp tại Nữu Ước từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 tới đây. Sau khi cứu xét hồ sơ căn cứ vào những tiêu chuẩn đặc thù ghi trong Bản Cương Lĩnh về Khoa Học Kỹ Thuật ngày 13-5-1999, Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa sẽ công bố những khuyến cáo có hiệu lực chấp hành chung quyết buộc các quốc gia đăng ký phải tôn trọng và thi hành.

Về mặt pháp lý, chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tại Biển Đông Nam Á hay Biển Đông, các quốc gia duyên hải như Trung Quốc, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lý rộng 200 hải lý từ biển lãnh thổ ra khơi. Chiếu Điều 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thềm lục địa 200 hải lý thuộc chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu của quốc gia duyên hải trong việc thăm dò và khai thác dầu khí.

Mọi sự xâm chiếm dầu có võ trang hay không của ngoại bang đều vô giá trị và vô hiệu lực. Chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam tại các thềm lục địa Hoàng Sa và Trường Sa không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm cứ (occupation) , thăm dò (exploration) , khai thác (exploitation) hay công bố minh thị (express proclamation) . Do đó dầu không còn chiếm cứ 13 đảo tại Hoàng Sa từ 1974, và một số đảo, cồn , đá, bãi tại Trường Sa từ 1988, Việt Nam vẫn không mất chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo này.

Tại quần đảo Hoàng Sa về phía đông bắc có 7 đảo thuộc Nhóm An Vĩnh (Amphitrite) là các đảo Phú Lâm, Lincoln, đảo Cây, đảo Hòn Đá, đảo Bắc, đảo Trung và đảo Nam. Về phía tây nam có 6 đảo thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant) là các đảo Hoàng Sa, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh, Hữu Nhật và Trí Tôn. Các hải đảo này nằm trên thềm lục địa Việt Nam tại các Vỹ Tuyến 17-16-15 cách bờ biển Việt Nam khoảng 160 hải lý. Riêng đảo Trí Tôn phía cực nam tọa lạc tại Vỹ Tuyến 15.47 Bắc cách Quảng Ngãi 135 hải lý. Theo Tòa Án Quốc Tế The Hague muốn thủ đắc chủ quyền các đảo vô chủ, phải có sự chiếm cứ hòa bình trong một thời gian liên tục và trường kỳ.

Tháng 1-1974 thừa dịp quân lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã dùng võ trang xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm. Trước đó, vào cuối năm 1946, thừa dịp Hải Quân Pháp rút khỏi Biển Đông, Trung Quốc đã xâm chiếm bất hợp pháp 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh. Sự chiếm cứ võ trang này đi trái với án lệ cố định của Tòa Án Quốc Tế The Hague cũng như trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Hơn nữa từ thế kỷ 16 dưới đời Nhà Nguyễn Xứ Đàng Trong, kế đến đời Nhà Nguyễn Tây Sơn và Quốc Gia Việt Nam thống nhất đời Nhà Nguyễn Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ ôn hòa, trường kỳ và liên tục các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời minh thị công bố chủ quyền và hành sử chủ quyền tại các quần đảo này. Như vậy các hải đảo của Việt Nam tại Biển Đông không phải là đất vô chủ (terra nullius) vì thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam liên tục ít nhất từ 5 thế kỷ nay.

Năm 1949, do Hiệp Định Elysee, Pháp trao trả chủ quyền độc lập và thống nhất cho Quốc Gia Việt Nam với sự toàn vẹn lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mâu. Lãnh thổ có nghĩa là đất liền, hải phận và không phận. Như vậy không có sự chối cãi rằng Quốc Gia Việt Nam đã thủ đắc chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự xâm chiếm Biển Đông bằng võ trang của Quân Đội Trung Quốc trong những năm 1946, 1974 và 1988 không được Tòa Án và Luật Pháp nhìn nhận. cũng như sự xâm chiếm võ trang các hải đảo tại Biển Đông của Quân Đội Nhật Bản thời Thế Chiến II.

Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh tham dự Hội Nghị San Francisco để ký Hiệp Ước Hòa Bình và Tái Thiết Nhật Bản. Tại Hội Nghị Nhật Bản tuyên bố khước từ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng không nói để trả cho nước nào. Trong Dự Án Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951, các quốc gia đồng minh tham dự Hội Nghị chỉ quyết định trao trả cho Trung Quốc đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ tại Thái Bình Dương.

Trong một phiên họp khoáng đại Ngoại Trưởng Liên Sô đệ nạp bản Tu Chính Án yêu cầu Hội Nghi trao cho Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên tu chính án của Liên Sô đã bị Đại Hội bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Sau đó trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam là Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã lên diễn đàn công bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản kháng nào, kể cả của Liên Sô (lúc này là quốc gia đồng minh với Anh, Mỹ, Pháp và Trung Hoa từ thời Thế Chiến II). Năm 1954, 7 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva về Việt Nam trong đó có ngũ cường Anh, Mỹ, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc cùng 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch Hội Nghị. Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 một lần nữa đã minh thị xác nhận chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Quốc Gia Việt Nam từ Vỹ Tuyến 17 vào Nam (Quảng Trị-Cà Mâu).

Điều 4 Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 quy định như sau:

Giới tuyến giữa Miền Nam và Miền Bắc kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến (Vỹ Tuyến 17) để trao trả chủ quyền các hải đảo này (tại Hoàng Sa và Trường Sa) cho Quốc Gia Việt Nam (năm 1954) và Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955. Các hải đảo này tọa lạc từ Vỹ Tuyến 17 (Quảng Trị) đến Vỹ Tuyến 7 (phía Đông Nam Cà Mâu)

Năm 1954 Pháp và Trung Quốc đã chủ xướng triệu tập Hội Nghị Geneva về Việt Nam với Liên Sô và Anh Quốc là đồng chủ tịch Hội Nghị. Như vậy về mặt quốc tế công pháp Trung Quốc có nghĩa vụ phải tôn trọng và thi hành những điều khoản của Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, đặc biệt là Điều 4 xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

VỀ ĐƠN THỈNH NGUYỆN CỦA VIỆT NAM
YÊU CẦU MỞ RỘNG THỀM LỤC ĐỊA

Ngày 7-5-2009 Chính Phủ Việt Nam đệ trình Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc bản báo cáo có kèm theo Họa Đồ (Figure) và Bản Tọa Độ (Table) với 45 điểm ranh mốc xác định giới tuyến thềm lục địa mở rộng (extended continental shelf). Như đã trình bày đơn thỉnh nguyện (submission) của Việt Nam sẽ được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa đăng đường vào khóa họp tại Nữu Ước từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 tới đây.

Phản ứng tiên khởi của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền là ngỡ ngàng và xót xa.

Vì hai lý do:

1. Theo Họa Đồ số 1 (Figure 1 Outer limits of the Vietnam's extended continental shelf: North Area (VNM-N) do Chính Phủ Hà Nội xuất trình, điểm khởi hành của ranh giới Thềm Lục Địa Mở Rộng (Vietnam 350M), về hải phận phía Bắc đối diện với Trung Quốc chỉ khởi sự từ ranh mốc số 1 tọa lạc tại Vỹ Tuyến 15.06 Bắc (ngang tầm với Quảng Ngãi) và Kinh Tuyến 115.14 Đông.

2. Điểm 45 kết thúc giới tuyến Thềm Lục Địa Mở Rộng tọa lạc tại Vỹ Tuyến 10.75 Bắc (ngang tầm với Phan Thiết) và Kinh Tuyến 112.62 Đông. Như vậy Chính Phủ Việt Nam đã chính thức xác nhận với Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc rằng Thềm Lục Địa Mở Rộng của Việt Nam tại hải phận phía Bắc chỉ chạy từ Vỹ Tuyến 15.06 Bắc xuống Vỹ Tuyến 10.75 Bắc (từ Quảng Ngãi xuống Phan Thiết).

Trong trường hợp này Chính Phủ Hà Nội đã mặc nhiên khước từ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam từ Vỹ Tuyến 15.06 Bắc (Quảng Ngãi) lên Vỹ Tuyến 17 (Quảng Trị). Nghĩa là Việt Nam đã cống hiến cho Trung Quốc một hải phận gồm 3 Vỹ Tuyến 15- 16-17 trong đó tọa lạc 13 đảo Hoàng Sa.

Về mặt vị trí, đảo Trí Tôn tại cực nam (với tọa độ 15.47 Bắc) cũng nằm về phía Bắc tọa độ 15.06 Bắc mà Chính Phủ Hà Nội chọn làm điểm ranh mốc cao nhất về phía Bắc của Thềm Lục Địa Mở Rộng Việt Nam. Kết quả là từ nay Trung Quốc có tư thế để đòi chủ quyền lãnh hải từ bờ biển Quảng Đông tại Vỹ Tuyến 22 xuống tới vùng biển Quảng Ngãi tại Vỹ Tuyến 15 nghĩa là toàn thể Quần Đảo Hoàng Sa.

3. Cũng theo Họa Đồ (Figure 1 nói trên), giới tuyến Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý (Vietnam 200M) theo hướng Bắc-Nam, chạy song hành với bờ biển Việt Nam, từ Vỹ Tuyến 16 (Đà Nẵng) xuống Vỹ Tuyến 7 (Bãi Tứ Chính: Vanguard) dọc theo Kinh Tuyến 112 Đông.

Địa hình này xác nhận rằng Thềm Lục Địa Việt Nam chỉ khởi sự từ Vỹ Tuyến 16 (Đà Nẵng) xuống Vỹ Tuyến 7 phía đông nam Cà Mâu. Do đó nó mặc nhiên nhìn nhận rằng ngoại trừ đảo Tri Tôn tại Vỹ Tuyến 15.47 Bắc, vùng hải phận từ Vỹ Tuyến 16 trở về Bắc, trong đó tọa lạc 12 đảo Hoàng Sa, không thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Theo hiểu biết thông thường, nếu không có Thềm Lục Địa thì không có lục địa. Nếu không có lục địa thì không có hải phận. Mà nếu không có hải phận thì cũng không có các hải đảo tọa lạc trong đó.

Trong cả hai trường hợp do Chính Phủ Hà Nội viện dẫn về Thềm Lục Địa Mở Rộng và Thềm Lục Địa Pháp Lý, Việt Nam đã khước từ chủ quyền ít nhất 12 hải đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa tọa lạc tại các Vỹ Tuyến 17 và 16 Bắc từ Quảng Trị xuống Quảng Nam. (Đảo Hoàng Sa có vỹ độ 16.32 Bắc; đảo Phú Lâm có vỹ độ 16.50 Bắc).

Đây là một Thảm Họa cho Việt Nam.
Và là một Đại Thắng của Đế Quốc Đại Hán.

Tất cả những phản ứng đạo diễn của Bắc Kinh và Hà Nội nằm trong chiến thuật hỏa mù để đánh lạc dư luận quần chúng và đánh lừa dân tộc Việt Nam. Vì như ai cũng biết cho đến nay, Bắc Kinh vẫn nằng nặc đòi chủ quyền hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á mà họ gọi là Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

Chúng tôi kêu gọi các bậc thức giả tham gia ý kiến về vấn đề này.

Thay Mặt Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
(13-5-2009)

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM
http://nguyenhuuthong.blogspot.com

Thursday, May 14, 2009

Nhân Quyền Cho VN tại Geneva ngày 8/5/09

Ngày 8-5-2009 trên 700 đồng bào Việt Nam Tỵ nạn cộng sản, khắp nơi trên Thế giới tuôn về Genève Thụy Sĩ để biểu tình lên án cộng sản vi phạm nhân quyền và phản bác bản công bố của nhà cầm quyền cộng sản lên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trong dịp này, chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn các nhân sĩ chống cộng , cũng như đồng bào Việt Nam Tự do tại , Mỹ, Úc, Pháp, Bỉ , Thụy Sĩ, Đức , xin mời qúy vị theo dõi những đoạn vidéo phỏng vấn sau đây (Ký giả Nguyễn Văn Đông thực hiện tại Geneve)

Phần 1:



Phần 2:



Phần 3:



Phần phỏng vấn ông Võ Văn Ái và nhà văn Đinh Lâm Thanh:



Phần phát biểu của thượng nghị sĩ quốc hội Ý - ông Berduca:



Phần phóng sự phần đầu cuộc biểu tình và phần cuối cuộc biểu tình:

1:



2:



3:

Sự Thật Lịch Sử (Lữ Giang)

1. Từ xưa tới giờ, Tú Gàn viết bài với chỉ mục đích là chọc tức người khác, chẳng có triết lý hay lập trường gì vững cả! Phân tích ra thì thấy ngay. - Kể chuyện Tàu Cộng chửi cha Việt Cộng thì mắc mới gì đến người Việt Quốc Gia để mà móc người Việt Quốc Gia vào mà "chửi"? Không khác gì ngồi coi hai người chửi nhau rồi quay sang người bên cạnh "chửi" chơi cho đã cái miệng. Hành động đó gọi là gì? :)

2. Trên đời này ai không nói là mình hay? Việt Cộng nói VC hay! Tàu Cộng bây giờ chạy ra nói là chính họ hay, chứ không phải VC hay! Hành động viết sách, viết bài kể công, đó chính là đang tự bảo mình hay. Tại sao Tú Gàn không công kích hành động đó mà lại dùng chính bài viêt' đó để chửi người khác là "Không nên nói là mình hay!!!" Đúng là một anh dốt và lẩn thẩn!! Chuyện Tú Gàn cãi nhau với Hoàng Dược Thảo, Tú Gàn bảo là mình hay, mình đúng hay bảo HDT hay và đúng??!!! Ông ấy cũng bảo ông ấy đúng thôi!! Người Mỹ cũng đâu có bảo họ thua trận ở VN đâu!! Cỡ nào cũng bảo thua là vì lỗi của đồng minh VNCH!!!

3. Điểm dốt khác của Tú Gàn là khi ông ta cố dùng Tàu Cộng "hay" để chứng minh là CSVN dở, thì chính ông ta cũng đã đồng ý với lập luận của số đông người VNCH là quân đội VNCH không dở hơn quân CSVN. Thua là vì không có súng đạn để chống trả vì đồng minh Mỹ bỏ rơi, chứ không phải thua vì dở hơn!! Sở dĩ có lập luận này là vì thế giới cho rằng một quân lực non trẻ như quân lực VNCH không có đầy đủ kinh nghiệm và giỏi đánh trận như quân đội chính quy của CS Bắc Việt đã từng đánh Pháp thua thê thảm tại trận Điện Biên Phủ\. bây giờ ông ta dùng những bài viết của Tàu Cộng để chứng minh là chính Tàu Cộng thắng trận Điện Biên Phủ, tức quân đội BV không giỏi như mọi người nghĩ, thì đó chính là lập luận của những người Quốc Gia từ xưa tới giờ. Nhưng cuối bài lại phải đá người Quốc Gia một cái, rõ ràng là một anh già lẩn thẩn, chẳng cả biết là mình đang nói cái gì cả!! Phải chửi cái gì người ta nói trong khi chính mình cũng đồng ý và cố chứng minh những gì người ta nói là đúng!!??? Trên đời này có một loại người chẳng có lập trường hay triết lý gì cả, cứ ai nói gì là phải nói ngược lại cái đã!! Bởi vậy ông ta mới lấy tên "Gàn"!! Đã biết là anh "gàn" thì để ý tới ông ta làm chi!! :))

4. Để ý, tại sao đến giờ này Mỹ vẫn cấm vận Cuba? VN ở xa, cần kiếm tý quyền lợi, bỏ cấm vận mà không "care", vì cóc sợ. Cuba là 1 anh CS ở ngay bên sát nách, nó khoe?, có tiền thì cũng mệt với những màn khuấy phá, rỉ tai tuyên truyền. Thử tưởng tượng một Cuba có tiền bạc, tung ra tiếp tế cho những nhóm thân cộng hay CS ở Mỹ thì cũng mệt!!! Một Cuba suy yếu, thân mình nuôi chưa nổi thì tiếp tế được cho ai? Và cũng nhờ có cộng đồng hải ngoại Cuba chống cộng ác liệt nên ở xứ này có thằng CS nào ngó ngoé được đâu!!

5. Biểu tình, ngó lại cho kỹ, thì chỉ thấy có ở những nước văn minh. Biểu tình là hành động của những người văn minh :) Biểu tình là bầy tỏ sự phản kháng, chống đối một cách ôn hoà thay vì bắn giết hay đốt phá. Như vậy đâu có thể nào gọi hành động biểu tình là một hành động cực đoan?!! Phải không? :) Khi Nguyễn Minh Triết gặp ông Bush ở toà Bạch Ốc ở Rose Garden, đoàn biểu tình bên ngoài hô vang những khẩu hiệu đả đảo, đòi hỏi nhân quyền phải được tôn trọng ở VN, ông Bush đã dẫn không NMT ra cửa sổ, chỉ cho ông NMT coi đoàn biểu tình ở bên ngoài và nói "Ở xứ dân chu?, mọi người đều có quyền bầy tỏ thái độ"!! Vậy thì biểu tình đâu phải là một hành động cực đoan, mà là một trong những tiến trình dân chủ, phải không? :))

6. Những phái đoàn văn công CS qua Mỹ bị biểu tình, tại sao? Vì chính những người lãnh đạo CS đã tuyên bố trong Nghị Quyết 36 rằng họ sẽ đưa các đoàn văn công, nghệ sĩ ra hải ngoại để tuyên truyền cho họ!!! Hành động biểu biểu tình đâu phải là chống đối những người nghệ sĩ đó mà biểu hiện mục đích chính trị đứng đằng sau!! Điều đó thì đâu có gì sai, phải không? :)

7. Khi nào CS sụp đổ? Đâu ai đoán được cả Liên Bang Sô Viết sụp cái ào!! Ai có thể ngờ được Đông Âu qua một đêm đã biến mất cái chủ nghĩa CS kinh người đó!! Chính những người CS cũng không ngờ, không dự đoán được!! Chỉ một cớ gì đó, khi nó bùng nổ, nó sẽ xẩy ra. Chuyện của chúng mình là làm sao cho nó xẩy ra càng sớm càng tốt cho người dân VN, cho đất nước VN!! Vì vậy chuyện gì thúc đẩy, dù nhỏ đến đâu, cũng đều có thể mang lại những kết quả không ngờ!! Nếu chúng ta ngồi đoán 6, 7 chục năm nữa, một trăm năm nữa, những người thiếu ý chí sẽ nản, sẽ buông tay tiêu cực thì cái ngày đó sẽ xa vời lắm!



---------------
Sự Thật Lịch Sử
Lữ Giang

Năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm biến cố Điện Biên Phủ (1954 – 2009), hôm 7.5.2009 vừa qua, phóng viên đài BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, về những tài liệu mà Trung Quốc đã công bố liên quan đến sự trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo Sư Ngọc thừa nhận rằng những thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng. Nhưng ông cho biết giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.

Thật ra, tài liệu của Trung Quốc không chỉ nói về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, mà trong cả cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh từ 1959 đến 1954. Đây là những tài liệu đã làm đảng CSVN nhức nhối, vì nhiều sự thật khó phủ nhận đã được phơi bày ra ánh sáng.

TÀI LIỆU ĐƯỢC TIẾT LỘ

Các sử gia và các nhà phân tích đều cho rằng tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH cũng như tương quan giữa Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) và CSVN trong cuộc chiến Việt Nam đều là những chương bi thảm.

Tài liệu về những tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH đã được giải mã gần hết và ai muốn nghiên cứu cũng được, nhưng đến nay những tài liệu đó vẫn chưa được hệ thống hoá và phân tích để làm bài học lịch sử vì người Mỹ thấy rằng công việc đó có thể phương hại đến chính sách đối ngoại hiện tại của họ, còn đa số người Việt chống cộng rất sợ sự thật và có khi còn tìm cách chống lại sự thật vì muốn tiếp tục sống với huyền thoại của một thời dĩ vãng xa xưa.

Trái lại, mặc dầu gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em”, nhưng vì có những giai đoạn đã xẩy ra các cuộc tranh chấp gay cấn, nên các tài liệu về tương quan giữa CSTQ và CSVN đã được hai bên chính thức công bố để tố cáo nhau trước công luận. Nhờ những tài liệu này chúng ta đã thấy được nhiều mặt trái đàng sau mối tương quan giữa CSTQ và CSVN, và CSVN đã từ từ bớt “cường điệu” về “đỉnh cao trí tuệ loài người” của họ.

Như chúng tôi đã nói, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho một bài học” vào năm 1979, CSVN đã cho công bố hai tài liệu quan trọng để tố cáo CSTQ:

1.- Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.

2.- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong hai tài liệu này, CSVN đã chơi CSTQ cạn tàu ráo máng.

Để đáp lại, nhân 50 năm kỷ niệm trận Điện Biên Phủ (1954 – 2004), CSTQ đã cho công bố một tập tài liệu có nhan đề “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”. Tài liệu này được viết dưới hình thức hồi ký do những người trong cuộc ghi lại. Tuy nhiên, với vai trò đàn anh và kẻ cả, các tác giả đã không viết theo lối hằn học như tài liệu của đảng CSVN, mà viết một cách rất lịch sự và nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía, ngầm cho thế giới biết rằng không có CSTQ không có chiến thắng Điện Biên Phủ, không có Hiệp Định Genève năm 1954 trao một nữa nước Việt Nam cho đảng CSVN.

VIỆN TRỢ TO LỚN CỦA TRUNG QUỐC

Như chúng tôi đã chứng minh nhiều lần, từ 1946 đến 1949, bị Pháp đuổi, Việt Minh chỉ có bỏ chạy. Nhưng một biến cố bất ngờ xẩy đến đã giúp Việt Minh lật lại thế cờ, đó việc Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch và thành lập chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc vào ngày 1.10.1949. Hồ Chí Minh liền xin Mao Trạch Đông giúp Việt Nam chống Pháp.

Vì phạm vi bài báo có giới hạn, chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những sự kiện chính về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc chống Pháp của đảng CSVN (lúc đó gọi là đảng Cộng Sản Đông Dương). Tài liệu này do các cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Vi Quốc Thanh, Vu Hoá Thầm, v.v... biên soạn.

1.- Hồ Chí Minh cầu viện Trung Quốc

Chúng ta hãy nghe ông La Quý Ba, Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Trung Quốc đầu tiên kể lại:

“Trung Quốc mới ra đời chưa được bao lâu, mùa đông năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư cho Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc cung cấp viện trợ và cử người sang giúp Việt Nam.

“Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp.

“Trung ương Đảng ta theo yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...”

Cố vấn Trương Quảng Hoa kể rõ hơn:

“Một buổi chiều hạ tuần tháng 1/1950, trên đường đất gồ ghề ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, có một ông già, thân hình gầy gò, đầu quấn khăn mặt đi đến cửa Thủy Khẩu, Long Châu – Quảng Tây, Trung Quốc. Ông già đó chính là Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Cùng đi với Hồ Chí Minh có Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách công tác hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam và năm, sáu trợ lý.

“Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn bí mật, ngay cả lãnh đạo Trung ương Đảng Việt Nam cũng chỉ có số ít người biết.

“Hồ Chí Minh vừa chủ trì triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Đảng Cộng sản Đông Dương, khi phân tích tình hình đấu tranh trước mắt, toàn thể hội nghị nhất trí cho rằng: “Thiếu quân chính quy, thiếu binh chủng và vũ khí hạng nặng công kiên, đánh thành, thiếu phương tiện thông tin nhanh, thiếu cán bộ thực sự hiểu được thao lược chỉ huy vận động chiến” là vấn đề lớn nhất đặt ra trước mắt cuộc chiến tranh chống Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy hội nghị nêu rõ, cần phải gấp rút đào tạo và xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng bộ đội chủ lực thích ứng với tình hình đấu tranh mới. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh là thông báo tình hình đấu tranh chống Pháp của Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc giúp xây dựng quân đội và cử nhân viên quân sự và viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam...

“Sáng ngày 27/6 các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà Nước: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức thân mật tiếp hơn 40 nhân viên cố vấn của Bắc Kinh tại Di Niên đường, Trung Nam Hải. Mao Trạch Đông nói:

“Không phải tôi muốn cử các đồng chí sang Việt Nam, mà là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yêu cầu chúng ta. Cách mạng chúng ta thắng lợi trước, nên giúp đỡ người ta, giúp họ gọi là chủ nghĩa quốc tế ”.

2.- Tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu

La Qúy Ba đã mô tả tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu như sau:

“Quân Pháp tiến hành bao vây, phong tỏa, chia cắt và không ngừng tiến công quân sự và bắn phá điên cuồng vào căn cứ địa kháng chiến vùng núi Việt Bắc. Lúc này, tình hình chiến trường ở vào giai đoạn cầm cự: Quân Pháp không thể chinh phục quân dân Việt Nam, quân dân Việt Nam nhất thời cũng khó phát động phản công, chỉ có thể phân tán đánh du kích.”

KHAI THÔNG BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Cố vấn La Qúy Ba nói về công việc đầu tiên phải làm như sau:

“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một.

1.- Chọn điểm đánh

Cố vấn La Qúy Ba cho biết:

“Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 2.7.1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:

“Đồng ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi”.

2.- Chuẩn bị trận đánh

“Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ Tịch và Trung ương đảng ta. Mao Chủ Tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới...

“Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn (tức 2 sư đoàn) hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới...

3.- Mở màn trận đánh

“Ngày 16/9, chiến dịch Biên Giới bắt đầu. Đêm 16/9, Trung đoàn 174 bộ đội chủ công được pháo binh phối hợp, mở cuộc tấn công quân địch ở Đông Khê (cách Cao Bằng 43km). Dưới sự yểm trợ của các loại hoả lực, Quân đội Nhân dân Việt Nam lần lượt chiếm lĩnh một số cứ điểm ngoại vi Đông Khê, nhưng triến triển chậm chạp sau khi tiến gần tới trung tâm phòng ngự của địch. Sáng sớm ngày 17, địch phản kích dưới sự yểm trợ của máy bay. Do Quân đội Nhân dân Việt Nam thiếu kinh nghiệm, chỉ huy không kịp thời, nên rút lui khỏi trận địa đã chiếm lĩnh.

“Sau khi Trần Canh và Vi Quốc Thanh biết được tình hình này hết sức lo lắng, lập tức đến bộ chỉ huy tiền tuyến Quân đội Nhân dân, gặp Võ Nguyên Giáp, cùng nghiên cứu nguyên nhân tấn công bị thất bại, ra lệnh cho bộ đội điều chỉnh sự bố trí, bao vây chặt, đề phòng địch phá vây, đến tối sẽ tấn công lại...”

4.- Kết quả như thế nào?

Tài liệu cho biết:

“Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc điều tra ra, quân địch đóng giữ Đông Khê chỉ có hơn 2 đại đội, không đến 400 tên, quân đội Việt Nam với binh lực 7000 người, tấn công hai đêm, thương vong 500 người mới thắng. Mặc dù cái giá rất lớn, nhưng mục tiêu bước đầu của chiến dịch đã đạt được, tức là một thắng lợi không nhỏ.”

Ngày 14.10.1950, Hồ Chí Minh gửi cho Mao Trạch Đông một văn thư có nội dung như sau:

“Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (Ghi chú: Hồ Chí Minh viết lộn: Thật ra là đồn Đông Khê thuộc Cao Bằng. Thất Khê cũng ở gần đó nhưng thuộc Lạng Sơn. Cả hai nằm trên quốc lộ 4 nối Lạng Sơn với Cao Bằng. Tôi đã viết về trận này). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em”.

Tuy thiệt bại không có lớn, nhưng Tướng Carpentier của Pháp rất ngạc nhiên vì Cộng quân đã xử dụng súng đại bác 75 ly và 105 ly để tấn công. Từ trước không hề có chuyện đó. Pháp bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh để chống lại Pháp.

HUẤN LUYỆN VÀ TRANG BỊ CHO VIỆT MINH

Cố vấn Vi Quốc Thanh cho biết

“Hiện nay (tức lúc đó) Việt Nam thành lập 3 đại đoàn (sư đoàn), có đại đoàn vừa mới thành lập sau khi La Quý Ba đến Việt Nam. Ý kiến của phía Việt Nam là ngoài cơ quan Bộ Tổng tham mưu ra, bước thứ nhất phải chọn cử cố vấn các cấp của ba sư sang Việt Nam”.

Cố vấn Vu Hoá Thầm cho biết thêm:

Trần Canh và Vi Quốc Thanh thông qua trao đổi với Võ Nguyên Giáp và nghe Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình, đã hiểu được tình hình cơ bản của hai phía địch và bạn, và tình hình chuẩn bị chiến dịch:

“Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam tuy đã bước vào năm thứ năm, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam về cơ bản vẫn ở giai đoạn đánh du kích, chưa qua chiến đấu đánh, tiêu diệt một tiểu đoàn địch hoàn chỉnh trở lên. Hiện nay tuy đã thành lập 2 đại đoàn (đại đoàn 304 và 308) và 3 trung đoàn độc lập (trung đoàn 174, 209, 148) nhưng đại đoàn đoàn đều chưa qua tác chiến tập trung, trung đoàn cũng rất ít có kinh nghiệm tác chiến tập trung, về cơ bản vẫn là lấy tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị phân tán tiến hành chiến tranh du kích.

Cố Vấn La Qúy Ba nói rõ:

“Trong mấy năm công tác tại Việt Nam, tiến hành viện trợ và giúp đỡ Việt Nam, bất kể là cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm vũ khí đạn dược, trang bị quân sự, lương thực, vải vóc, thuốc men y tế, máy móc thông tin, phương tiện giao thông, các loại thực phẩm v.v... hay bất kể là giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Trung Quốc cho Việt Nam, giúp Việt Nam tác chiến và công tác, chúng tôi đều làm theo chỉ thị và dạy bảo đó của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”

Với lực lượng yếu kèm lúc ban đâu như vậy, nhưng nhờ được viện trợ dồi dào và sự huấn luyện của các cán bộ Trung Quốc, quân đội Việt Minh đã ngày càng lớn mạnh và có thể đương đầu với Pháp. Chúng ta thấy, trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh và Trung Quốc đã huy động được một lực lượng hùng hậu như sau:

Ba sư đoàn 304, 308 và 312, mỗi sư đoàn có đủ toàn bộ 3 trung đoàn. Sư đoàn 316 với 7 tiểu đoàn và một tiểu đoàn pháo. Sư đoàn 351 gốm có: Trung đoàn pháo 675 với 15 đại bác sơn pháo 75 ly và 20 súng cối 120 ly; Trung đoàn 41 với 3 tiểu đoàn pháo 105 ly; và Trung đoàn phòng không 367 với 36 súng cao xạ kiểu Liên Sô. Tất cả lực lượng này đều do Trung Quốc huấn luyện và trang bị.

Tính chung Cộng quân đã xử dụng 63.000 quân chính quy cho trận Điện Biên Phủ, trong đó có 50.000 đối điện tại mặt trận và 13.000 phụ trách việc yểm trợ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 dân công được huy động để khuân vác đạn dược và lương thực. Trên 600 xe vận tải kiểu Molotova được xử dụng để vận chuyển trên một con đường dài 1.000 cây số từ các tỉnh Trung Hoa đến Điện Biên Phủ. Một đạo quân xe thồ và gồng gánh cũng được huy động để đưa tiếp liệu từ hậu phương ra tiền tuyến.

Hiện nay đang có tranh luận về kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ và điều khiển trận chiến này là do các cố vấn Trung Quốc hay do “đỉnh cao trí tuệ loài người” của đảng CSVN. Các tài liệu của Trung Quốc mới công bố cho thấy các cố vấn Trung Quốc đã đóng vai trò chính trận chiến Điện Biên Phủ. Đảng CSVN đã chỉ thị cho các cấp tìm tài liệu để phản chứng ngược lại, nhưng chưa thấy công bố. Đây là chuyện dài chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.

TẠI SAO GIÚP VIỆT NAM?

Cố Vấn La Qúy Ba cho biết:

“Trong tình hình trong nước, quốc tế lúc bấy giờ rất nghiêm trọng, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn rất lớn, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng vẫn không chút do dự quyết định viện trợ cho Việt Nam chống Pháp, ra sức cung cấp viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế vô tư và không hoàn lại cho Việt Nam, cử cố vấn sang giúp Việt Nam tác chiến và công tác. Điều đó chứng tỏ đầy đủ tinh thần quốc tế vô sản vĩ đại của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”

Còn Mao Trạch Đông tuyên bố:

“Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau”.

Trong tập “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, đảng CSVN cho biết rõ hơn. Chủ Tịch Mao Trạch Đông khẳng định:

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...”

Còn Thủ Tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao Động Việt Nam mở cho một con đường xuống Đông Nam Châu Á.”

Nói một cách khác, Trung Quốc muốn biến Đảng CSVN thành một tên lính đánh thuê (mercenary) của Trung Quốc.

KẾT QUẢ TAI HẠI

Khi nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi hành chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất.

Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).

Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:

- Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);

- Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);

- Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);

- Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).

Khi đảng CSVN không đi theo đường lối “cải tạo xã hội” của Mao Trạch Đông mà theo đường lối của Liên Sô, Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”!

Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.

Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ngay chính trung tâm đầu nảo của nó và các nuớc cộng sản còn lại, kể cả đảng CSTQ và đảng CSVN, đã không theo chủ nghĩa cộng sản nữa mà đi theo kinh tế thị trường. Điều này chứng tỏ cả đảng CSTQ lẫn đảng CSVN đã mặc thị nhìn nhận đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm.

Về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, đã nói:

“Trước đây, phần nào các nhà nghiên cứu không quan tâm tài liệu Trung Quốc. Nhưng sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo ở Bắc Kinh, nhiều nơi khác. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn. Chứ bây giờ nếu thảo luận, mà anh nào cũng chỉ biết tài liệu của mình, khai thác có lợi cho mình thì như vậy là phi khoa học.”

Nói cách khác, lối viết sử một chiều, “ta hay địch dỡ”, “ta thắng địch thua”... mà đảng CSVN và đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại đã theo đuổi trong mấy chục năm qua, sẽ phải nhường chỗ cho những sự thật lịch sử đang dần dần xuất hiện.

Lữ Giang (12.5.2009)