Thursday, April 29, 2010

Tuỳ bút tháng Tư - Vũ Ngọc Tiến

Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mau.

Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt.
Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi!

Là người viết văn, nhưng có thói quen điều tra xã hội học, ghi chép lại làm lưng vốn cho ngòi bút của mình nên trong đầu tôi miên man ám ảnh bởi những con số, trôi ra thành câu chữ trăn trở trên mặt giấy giữa tháng Tư lịch sử này…


35 năm sau cuộc chiến, nếu tôi chen số ”0” vào giữa sẽ là 305 ngàn ha rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh biên giới đã được mấy ông quan đầu tỉnh tùy tiện cho nước ngoài thuê 50 năm mà giá thuê 1m2/năm chỉ đủ mua vài cọng rau muống thôi ư?
Điều đáng để tôi trăn trở âu lo là trong đó có 240 ngàn ha rừng được cho các chủ doanh nghiệp nói tiếng Hoa, quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia “thuê đất trồng rừng” ở những vùng biên giới nhạy cảm!
Tôi đã thử điều tra một dự án của họ ở mấy xã thuộc huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Chợt giật mình vì hình như nếu tôi không nhớ lầm thì gần 40 năm trước mình đã từng thăm dò quặng bauxite bằng phương pháp địa vật lý.
Hay như một dự án trồng rừng khác ở Hà Giang, tôi ngờ rằng trong phạm vi mấy xã đó có những điểm triển vọng vàng sa khoáng.

Nói đến rừng đầu nguồn, tôi lại liên tưởng đến vấn nạn xuất hiện tràn lan, vô tổ chức các công trình thủy điện vừa và nhỏ, không chỉ dẫn đến nguy cơ tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, xả lũ vô tội vạ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm ngoái mà còn chiếm mất diện tích canh tác tốt nhất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.
Điều tra quanh thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa, trong bán kính 30 km có tới 17 dự án thủy điện nhỏ?
Ai cũng biết, địa điểm thiết kế lòng hồ thủy điện nhỏ lý tưởng là thung lũng giữa núi, đó cũng là nơi có ruộng trồng lúa vốn rất hiếm hoi của người Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng… ở Tây Bắc, Việt Bắc.
Họ mất rừng, mất ruộng nên lũ lượt tha hương làm dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên.
Bỗng chốc họ từ nạn nhân trở thành thủ phạm phá rừng vì buộc phải đốt rẫy làm nương ở nơi đất mới.
Cái vòng luẩn quẩn phá rừng kia bao giờ chấm dứt?

Câu hỏi này tôi đã từng đặt ra trong lọat 5 bài viết về Tam Nông trên báo Văn Nghệ Trẻ, nhân hội nghị Trung ương 7, khóa X họp vào giữa năm 2007, vẫn rơi vào im lặng.


Tháng Tư năm nay cũng vừa tròn 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965- 3/4/2010).
Không ai có thể phủ nhận đây là chiến thắng vĩ đại, oanh liệt nhất trong năm đầu tiên của cuộc chiến tranh đất đối không vô cùng ác liệt.
Chỉ trong 2 ngày, trung đoàn pháo binh 228 đã cùng dân quân các làng Yên Vực, Nam Ngạn, Đông Sơn đã kiên cường bám trụ, bắn hạ 87 máy bay phản lực Mỹ, giữ được cây cầu Hàm Rồng nguyên vẹn.

Tôi đã 2 lần đi làm phim về trận đánh này (2005 và 2010) nên hiểu rõ mất mát hy sinh ở đây suốt những năm chiến tranh cũng rất lớn.
Trên diện tích khoảng 1 cây số vuông quanh khu vực Hàm Rồng, người Mỹ đã trút xuống 20 vạn tấn bom, 8.000 người đã chết, 13.000 người bị thương vong.

Những con số ám ảnh tâm thức, xui khiến tôi năm 2005 đã cất công đi tìm nhân chứng lịch sử- ông Nguyễn Văn Bê, một trong số 13.000 người bị thương bên cây cầu Hàm Rồng.
Ông Bê quê ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, nhưng vào lúc tôi đi tìm, ông đang cuốc đất thuê cho chủ trang trại trồng dứa ở ngoại vi thị xã Bỉm Sơn.
Ông bị thương trong trận đánh ngày 3/4/1965. Một mảnh bom đã găm qua mũ sắt, chui vào đỉnh đầu, đến nay chỗ bị thương vẫn còn phập phồng mảng da đầu.
Sau khi ra viện, xuất ngũ vài năm thì vết thương trên đầu mới tái phát, biến ông Bê thành người ngu ngơ, biết gì về các thủ tục vốn đã khá phiền phức để hưởng tiêu chuẩn thương binh.
Tính đến thời điểm 2005 là vừa tròn 40 năm ông không hề được hưởng tiền trợ cấp.
Trớ trêu ở chỗ chiếc mũ sắt có vết thủng trên đỉnh đầu của ông lại cũng được người ta đem trưng bày ở nhà Bảo tàng cách mạng tỉnh Thanh suốt 40 năm ấy, còn người thủng đầu, nghe thiên hạ đồn: “Ông muốn có sổ trợ cấp phải làm thủ tục “đầu tiên”, không có thì nghỉ cho khỏe!”
Chẳng biết 5 năm qua, sau lần gặp tôi, ông sống ra sao, đã được cấp sổ hay chết rồi vẫn còn ôm mối hận?


Ngẫu nhiên tháng Tư dương lịch hàng năm thường trùng hợp với dịp tết “Hàn thực” vào mồng 3 tháng 3 âm lịch. Người ta ăn đồ nguội như bánh trôi, bánh chay làm từ đêm trước để ngày tết không phải dùng đến ngọn lửa oan nghiệt từng thiêu đốt mẹ con Giới Tử Thôi thời chiến quốc. Trùng Nhĩ sau khi lên ngôi vua đã vô ơn, bạc đãi và hắt hủi các công thần khiến ông phải cõng mẹ trốn vào rừng ở ẩn. Vua sai người gọi không được bèn nghe lời nịnh thần, cho đốt rừng tất ông phải ra, nhưng ông cùng mẹ thà chết cháy chứ không chịu quay về nhìn mặt lũ bất nhân.

Bởi thế, tết “Hàn thực” năm nay, ăn đĩa bánh trôi tôi lại nhớ tích xưa, ngậm ngùi thương ông Nguyễn Văn Bê, miên man suy ngẫm sự đời những năm hậu chiến.


Có những con số người vô tâm thoạt nghe thấy dửng dưng, nhưng tôi thì không thể.
Tài liệu thống kê gần đây cho tôi biết, 35 năm sau cuộc chiến, Việt Nam ta có: 3,2 triệu người định cư ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500.000 người đi làm thuê ở 40 quốc gia; 250.000 người đi lấy chồng nước ngoài, chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia; 30.000 du học sinh ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ…

Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước.

Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy?

Đất nước qua 24 năm đổi mới, ta vẫn tự hào về tốc độ tăng trưởng ngọan mục trong 12 năm liền (1996- 2007).

Thế nhưng chất lượng tăng trưởng thì sao?

Cánh kéo phân hóa giàu nghèo giãn ra tới mức chỉ một nhúm người đi xe triệu đô, cưỡi máy bay riêng, ngủ biệt thự sang trọng, trong khi có nửa triệu người đi làm thuê kiếm sống ở xứ người và 250 ngàn cô gái hơ hớ tuổi xuân phải lấy chồng chồng ngoại để có tiền cứu đói hay trả nợ cho gia đình.

Trong cộng đồng 3,2 triệu người Việt hải ngoại, tôi biết có khoảng 300 ngàn chuyên gia cấp đại học và trên đại học, phần lớn đều tha thiết mong có cơ hội phụng sự Tổ quốc.

Đó là nguồn nhân lực tuyệt vời cho công cuộc phát triển, sao các nhà quản lý trong nước lại ghẻ lạnh, hờ hững với họ?

Tôi có thời gian làm Thư ký tòa sọan cho tạp chí Thế giới vi tính (PC World VN), một tạp chí hàng đầu về CNTT nên hiểu khá rõ nội tình vụ việc ông Trương Trọng Thi- người Pháp gốc Việt, nhà phát minh thuộc tốp tiên phong của thế giới về máy tính cá nhân và công nghệ vi xử lý, ngay từ năm 1973 đã có nguyện vọng hợp tác đầu tư với Nhà nước ta về lĩnh vực này và bị ghẻ lạnh ra sao.

Cố GS Trần Lưu Chương sinh thời có lần tâm sự với tôi: “Hãy tưởng tượng ở thời điểm năm 1973, lúc châu Á và cả thế giới còn đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng tin học, nếu ta ủng hộ Trương Trọng Thi lập xưởng chế tạo PC và tổ chức nghiên cứu công nghệ vi xử lý thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có nước chạy theo bái ta làm sư phụ, chứ đâu như bây giờ ta thua họ 10 năm phát triển công nghiệp phần cứng và gia công phần mềm xuất khẩu.”


Lại nữa, con số 30,000 du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam đang ở Tây Âu và Bắc Mỹ là nguồn chất xám trẻ vô cùng quý giá, sao 70- 80% trong số họ không muốn về nước, đâu chỉ vì đãi ngộ thấp mà còn vì điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến bị cơ chế dị mọ trong nước kìm hãm?…


Có tiếng gà gáy sáng cất lên thao thiết, chơi vơi, lạ hóa giữa không gian khu đô thị mới, chất ngất các tòa nhà chung cư cao tầng.
Ông lão hàng xóm cùng tầng 11 của tôi bảo, ông nuôi chú gà tre Nam bộ làm cảnh, cho nguôi nỗi nhớ làng quê Đông Anh bị giải tỏa làm sân “gôn”, bứng ông cùng bà lão răng đen, vấn khăn mỏ quạ ra nhập hàng ngũ cư dân đô thị mới.

Tiếng gà làm tôi liên tưởng đến buổi tọa đàm “Kê minh thập sách- minh triết trị quốc an dân” tại Hội trường tầng 3, nhà số 53 Nguyễn Du – Hà Nội vừa diễn ra hôm 15/4/2010.

Hơn 600 năm trước, bà Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã dâng lên vua Trần Duệ Tông bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều phản biện và kiến nghị, hòng cứu đất nước ra khỏi khủng hoảng toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế.

Mỗi lời của bà tới nay vẫn còn tươi rói màu xanh của cuộc sống, thiết thực với hiện tình đất nước, ngỡ như ta đang đọc một bản góp ý cho văn kiện Đại hội đảng CSVN lần thứ XI, ví dụ:
“…Ba, ngăn chặn lũ lộng quyền để phòng chính sự sâu mọt.
Bốn, thải loại bọn tham nhũng để trừ tệ đục khóet của dân.
Năm, xin chấn hưng văn hóa giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiếu khắp.
Sáu, xin cầu lời nói thẳng để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở…”


Tôi nhớ, trong buổi tọa đàm đó, khi anh GS Chu Hảo mời tôi lên phát biểu, tôi đã uống thuốc liều nêu ra hai ý hỏi lại các cử tọa cũng là hỏi chính lòng mình:


Một là bản “Kê minh thập sách” có 6 điều thuộc về minh triết trị quốc an dân ngắn gọn, khúc triết và 4 điều thuộc về binh pháp, đọc lên ngỡ như binh pháp Tôn Tử hay Binh thư yếu lược của Hưng Đạo đại vương vậy. Bà Nguyễn Thị Bích Châu chỉ là cung phi, mồ côi từ nhỏ, vào cung tự học mà tỏa sáng nên chăng coi đây là sự cô đúc trí tuệ của nhiều bậc thức giả dân gian vào trong văn bản lưu truyền cho hậu thế, thông qua sự phát ngôn của nhân vật lịch sử đã hóa thánh trong lòng dân ở các đền thờ miền quê Nghệ Tĩnh?


Hai là, phải chăng “Kê minh thập sách” tập hợp ý nguyện của dân chúng mà ra đời từ hệ quả tất yếu sau mấy chục năm chính sự suy đồi, vua tôi sa đọa?
Thực tế lịch sử cho thấy nhà Trần sau hơn nửa thế kỷ lừng lẫy và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đến năm 1314 bắt đầu trượt dài trong sa đọa với sự lên ngôi của vua Trần Minh Tông. Ông vua này là con thứ, được vua cha cưng chiều đưa lên ngôi lúc mới 14 tuổi (SN 1300), chỉ ham ăn chơi, trác táng trong sự dung túng của thượng hoàng và sự o bế của lũ nịnh thần.
Đến năm 1329, đang còn sung sức ở tuổi 29 Minh Tông đã vội lẩn tránh quốc sự, nhường ngôi cho vua Trần Hiến Tông mới lên 10 tuổi (SN 1319) để mình làm Thượng hoàng. Năm 1341, Hiến Tông chết lúc 22 tuổi, chưa kịp có con nên con thứ 10 của Minh Tông mới lên 5 tuổi (SN 1336) lên làm vua, hiệu là Trần Dụ Tông.
Như vậy, từ năm 1314 đến 1369 là 55 năm triều đình mục nát, chính sự nhố nhăng như phường chèo nên năm 1369 một gã lưu manh Dương Nhật Lễ, con anh hề chèo gốc Hoa trong cung là Dương Khương cũng có thể cướp ngôi làm vua được 2 năm (1369- 1370). “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông (1372- 1377), không được vua tiếp nhận nên năm 1400 nhà Trần mới mất về tay nhà Hồ, rồi cuối cùng nước cũng mất về tay giặc Minh ở phương Bắc.


Phải chăng khi một chính thể kéo dài sự mục nát suốt mấy chục năm, quyền bính lọt vào tay lũ lưu manh hạ đẳng, chính sự nhố nhăng như phường chèo, lại khước từ minh triết Việt trong “Kê minh thập sách” thì họa diệt vong là tất yếu?


Bài học lịch sử “Kê minh thập sách” cuối thời nhà Trần, nay nhân ngày giỗ thứ 633 bà Chính thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tôi bồi hồi ngẫm lại vẫn thấy còn nguyên giá trị giữa bầu trời Thủ đô tháng Tư năm 2010…


Hà Nội 18/4/2010

http://quechoablog.wordpress.com/2010/04/25/tuy-but-thang-tu/

Wednesday, April 28, 2010

NguoiVietBoston: Ngày 30 tháng 4 Đứng Lên Vì Việt Nam

Dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải không ngừng chiến đấu để bảo vệ quyền tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi con sông đã mang đầy chứng tích của những cuộc chiến tranh tự vệ khốc liệt. Tổ tiên chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu chịu đựng gian nan trong suốt nhiều thế kỷ, sáng xuống biển tìm ngọc trai, chiều lên non tìm ngà voi châu báu.

Nhưng từ những chịu đựng, từ những máu xương và nước mắt, tinh thần độc lập, tự chủ đã được khai sinh và lớn lên cùng chiều dài lịch sử. Nếu không nhờ tinh thần độc lập tự chủ đó, ngày nay Việt Nam không phải là nước Việt Nam mà là tỉnh Việt Nam, như tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hay đã chịu chung số phận của Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng.

Với một lãnh hải dài hơn ba ngàn cây số, với một nguồn dự trữ tài nguyên thiên thiên phong phú, Việt Nam luôn là miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng của ngoại bang. Họa bắc phương chưa qua, giặt tây phương đã đến. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và hy sinh. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân, một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong những ngày đập đá Côn Luân, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã
chết trong âm thầm, không để lại họ tên.

Sau khi vừa thoát ra khỏi ách thực dân. Những ngày tháng thanh bình trên quê hương không được bao lâu, tiếng súng lại nổ vang. Bộ chính trị đảng Lao Động Viêt Nam, tên đối ngoại của đảng Cộng Sản Việt Nam, quyết định Cộng Sản hóa miền Nam bằng vũ lực. Từng đoàn thanh niên miền Bắc lại phải từ giã mái trường, từ giã gia đình thân thuộc, băng rừng vượt suối vào Nam để hoàn thành giấc mơ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của Hồ Chí Minh và quốc tế Cộng Sản. Chim rừng Trường Sơn bặt tiếng hót. Màu hỏa châu thay thế ánh trăng vàng. Tiếng đại bác đêm đêm đã thay cho tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Những chiếc bánh vẻ độc lập, tự do, hạnh phúc lần nữa được trưng bày giữa căn nhà đổ nát và nghèo đói Việt Nam.

Trong suốt 20 năm từ sau 1954, quân dân miền Nam, không có một con đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa, quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Quân dân miền Nam không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để gìn giữ vùng trời và vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của Ngụy Văn Thà và hàng trăm chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh.

Việt Nam Cộng Hòa có một quân lực hùng hậu, tinh nhuệ nhất Đông Nam Á được chứng minh qua những chiến tích lẫy lừng trong việc bảo vệ An Lộc, tái chiếm Cổ Thành, trấn giữ Bồng Sơn, Thường Đức v.v…Vâng, nhưng một đạo quân, dù tinh nhuệ bao nhiêu, các tướng lãnh dù tài ba thao lược bao nhiêu, trong một cuộc chiến chỉ nhằm mục đích tự vệ và kéo dài quá lâu, cũng không thể thắng một đạo quân xâm lược, cuồng tín và không từ chối bất cứ một phương tiện gì để đạt được mục đích thôn tính miền Nam.

Tháng tư đen 1975 đã đến.

Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen. Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của
những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ Việt Nam đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đi.

Và cũng bắt đầu từ đó. Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Những địa danh xa lạ bỗng trở thành thân thiết, Camp Pendleton, Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.

Nhưng từ vực sâu của đau thương chịu đựng đó, dân tộc Việt Nam đã thức tỉnh và nhận diện ra kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam không phải là Pháp hay Mỹ, mà chính là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những kẻ chỉ vì tham vọng quyền lực và quyền lợi đã manh tâm bán đứng dân tộc, làm tôi mọi cho ngoại bang, rước voi về giày lên mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam mà tổ tiên chúng ta bao đời gìn giữ.

Những que diêm độc lập tự do dân chủ thật sự đã được thắp lên. Thắp lên ở nhà thờ Vinh Sơn, thắp lên trong nhà giam Phan Đăng Lưu, thắp lên ở các trại tù Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Phong, Thanh Hóa, An Điềm.

Tại miền Bắc, những tướng lãnh, những cán bộ cao cấp một thời là trụ cột trong triều đình Cộng Sản như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, những cán bộ lãnh đạo của phong trào Cộng Sản miền Nam như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Văn Trấn, dù trễ còn hơn không, đã gióng lên tiếng nói trước thảm họa đen tối mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm sâu.

Tại miền Nam, các lãnh đạo Phật Giáo, Công Giáo, Hòa Hảo như Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, cụ Lê Quang Liêm v.v.. đã công khai phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Các phong trào cách mạng dân tộc nhân bản, bằng nhiều hình thức khác nhau, võ trang
và không võ trang, ôn hòa và cứng rắn, đã bùng nỗ tại nhiều nơi.

Các cấp lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tuy đã bị tước đoạt vũ khí, bị đày ải trong các trại tập trung khắp ba miền đất nước nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu dưới hình thức khác. Ngoại trừ một số rất nhỏ bị khuất phục, đại đa số, vẫn giữ được nhân cách, khí tiết và niềm
tin vào chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Họ bước ra khỏi cổng trại tù không phải như những người sống sót mà là những người chiến thắng.

Tức khắc sau khi được nhận định cư tại Mỹ qua chương trình HO, dù thể lực đã cạn dần sau nhiều năm bị đầy đọa, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã cùng với đồng bào đến trước, tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng tự do dân chủ mà bao nhiêu đồng đội của họ đã đổ máu để giữ gìn.
Mặt trận mới không diễn ra bằng súng đạn nhưng bằng sự tiếng nói, bằng thái độ. Mặt trận mới không diễn ra ở Dakto, Bình Long, Quảng Trị hay Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Thanh Phong, Thanh Hóa, Hàm Tân, Tiên Lãnh, Suối Máu, An Điềm… mà bằng các phượng tiện truyền thông dân chủ.

Ba mươi lăm năm. Thời gian trôi trên giòng sông đời bất tận. Những mái tóc xanh nay đã bạc, những khổ đau chồng chất đã vơi đi, nhưng ý thức dân tộc, khát vọng dân chủ tự do không già đi, không yếu đi theo tuổi tác mà mỗi ngày đã mạnh hơn, mỗi ngày có thêm nhiều chất liệu trẻ
trung và hy vọng hơn.

Các thế hệ trẻ Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã đứng lên đáp lời sông núi, tiếp tục hành trình của thế hệ cha anh. Hình thức đấu tranh của thời đại hôm nay có thể khác với hình thức của 35 năm trước, phương pháp đấu tranh có thể khác với phương pháp của 35 năm trước, vũ
khí đấu tranh có thể cũng khác với vũ khí của 35 năm trước, nhưng mục đích cuối cùng: tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam vẫn không thay đổi.

Việc bỏ tù hàng loạt các trí thức trẻ như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn v.v và mới đây như luật sư Lê Công Định, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư Nguyễn Tiến Trung v.v.. chỉ chứng tỏ sự tuyệt vọng của nhà cầm quyền Cộng Sản, và như chúng ta đang thấy trong những tuần qua, càng bắt bớ, càng bỏ tù, ngọn lửa yêu nước trong tuổi trẻ càng bùng cháy cao hơn.

Cuộc vận động dân chủ ngày nay không phải là môi trường chỉ dành riêng cho những người ly khai khỏi mọi ràng buộc, dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho lý tưởng tự do dân tộc như cha ông chúng ta đã làm ngày trước mà diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi ngành nghề và mọi người đều có thể tham gia.

Cuộc tranh đấu ngày nay không bắt đầu từ những trận đánh lớn ngoài mặt trận như trong thời chiến mà bắt đầu từ công việc nhỏ của mỗi chúng ta đang làm; không bắt đầu từ cấp cao xuống cấp thấp, từ trung ương đến địa phương mà bắt đầu từ trong hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình, thôn xóm, trường học, quận huyện, thành phố và tiến dần đến phạm vi toàn xã hội.

Mỗi người Việt Nam yêu nước, trong hay ngoài nước, vận dụng mọi điều kiện thuận lợi của mình, chủ động tạo nên một mặt trận riêng nhưng nhằm theo đuổi mục tiêu chung là cô lập, bào mòn, tẩy chay và cuối cùng loại bỏ cơ chế chính trị độc tài, độc đảng, mở đường cho công cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam, giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng.

Vũ khi mạnh nhất của thời đại hôm nay là Đoàn Kết Dân Tộc. Với sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.

Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam độc lập sau một ngàn năm bắc thuộc. Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam tự do sau một trăm năm dưới ách thực dân, dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng Sản độc tài. Ngọn lửa vô thần đã tàn lụi trên phần lớn trái đất và sẽ tàn lụi tại
Việt Nam.

Ba mươi lăm năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trể hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội nào khác. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

NguoiVietBoston
http://nguoivietboston.com/?p=24012

Friday, April 23, 2010

Một số luận cứ của Việt Nam trong vụ tranh chấp Biển Ðông

Mấy ngày gần đây nhiều người xôn xao với bài báo “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Bích đăng trên trang mạng BBC. Trong bài viết tác giả có đề ra một số câu hỏi để tỏ ý hoài nghi về tính chất chính đáng của những phản ứng từ phía Việt Nam trong vụ tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở biển Đông. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với ông Hoàng Việt, giảng viên Ðại học Luật ở Sài Gòn và là thành viên của Quĩ Nghiên Cứu Biển Đông, để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Xin mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.

Duy Ái - VOA Washington D.C
Thứ Sáu, 23 tháng 4 2010



VOA:Thưa giáo sư, trong bài viết “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” bà Đỗ Ngọc Bích có đặt câu hỏi: “…Họ tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành sau năm 1975?” Xin giáo sư cho thính giả đài VOA được biết câu trả lời của ông đối với “câu hỏi” mà bà ÐNB nêu lên như một sự căn vặn này.

GS Hoàng Việt: Ở câu hỏi này, tôi xin trả lời tác giả Đỗ Ngọc Bích rằng: Tôi cũng như hàng triệu người dân Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế về chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được thừa nhận hiện nay. Điều này được ghi nhận trong chính sử Việt Nam từ thời Nguyễn cũng như rất nhiều bằng chứng lịch sử khác, từ các sắc phong, các châu bản của các vua Nguyễn đến các bản đồ của các quốc gia phương Tây, thậm chí ngay trong cả các bản đồ, hoặc một số sử liệu của Trung Quốc, điều này đã được các học giả ở nhiều nơi trên thế giới biết đến chứ không phải chỉ từ “sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành sau năm 1975” đâu.

VOA:Thưa giáo sư, bà Đỗ Ngọc Bích có căn vặn tiếp rằng: “ Chúng ta coi Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam từ khi nào? Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochichina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị AnNam và Tonkin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không? Chính quyền Việt Nam Cộng hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền của các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ?” Xin giáo sư cho biết câu trả lời đối với loạt câu hỏi này.

GS Hoàng Việt: Chúng ta đã biết vào thế kỷ 18, 19 các nước phương Tây đã xâm chiếm các nước phương Đông. Các nước phương Đông do kỹ nghệ kém cỏi, đã thua trận trở thành thuộc địa của các cường quốc phương Tây. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Khi Việt Nam thất trận, các vua Nguyễn đã phải ký một loạt Hiệp ước nhượng địa cho chính quyền Pháp, chính quyền Pháp đại diện cho chính quyền Việt Nam trong các quan hệ ngoại giao. Đó cũng là lý do cho một số khúc mắc sau này trong tranh chấp liên quan đến biên giới của nhiều nước trong khu vực. Nhưng cũng trong thời gian này, Pháp cũng đã có rất nhiều hành động khẳng định chủ quyền trên các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa. Ít nhất hai lần vào năm 1932 và năm 1947 Pháp đã đặt vấn đề là đưa tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra giải quyết tại Tòa án quốc tế nhưng phía Trung Quốc đã từ chối.

Về phương diện pháp lý quốc tế thì chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ có nghĩa là hành vi của một quốc gia đến chiếm cứ một lãnh thổ chưa từng thuộc chủ quyền hay không còn thuộc chủ quyền của một quốc gia nào cả, với ý chí thiết lập chủ quyền thật sự trên lãnh thổ đó. Các điều kiện để chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ như sau:

-Lãnh thổ bị chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ.

-Chỉ có quốc gia với tư cách là chủ thể của luật quốc tế mới có thể chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đó.

-Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đó phải là chiếm hữu thật sự và liên tục. Tức là quốc gia chiếm hữu phải có sự hiện diện thường trực trên lãnh thổ được chiếm hữu và sự hành xử chủ quyền phải có tính chất liên tục.
-Sự chiếm hữu đó được thông tri cho các quốc gia khác.

Như vậy, qua các bằng chứng lịch sử của chúng ta có, thì ít nhất là từ 1816, các vua Nguyễn đã có các hành động khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo các quy định của luật pháp quốc tế về chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ.

VOA:Ngoài hành động vừa kể của các vua Nguyễn, các chính quyền Việt Nam sau này đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thưa giáo sư?

GS Hoàng Việt: Xin nhắc thêm một vài sự kiện liên quan đến tuyên bố chủ quyền của các chính quyền Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (chủ quyền phải là của quốc gia trên các đảo ấy, chứ không phải chủ quyền của mấy cái đảo.)

Ông Chaigneau – một người Pháp giúp việc cho vua Gia long đã viết: “mãi đến năm 1816 vua Gia Long mới quyết định chiếm đóng những đảo Hoàng sa hoang vu, thuộc lãnh thổ Việt Nam”.

Năm 1895 -1896 xảy ra hai vụ đắm tàu tại Hoàng Sa. Đó là con tàu của Đức “Bellona” và tàu của Nhật “Imegi Maru”. Hai chiếc tàu này vận chuyển đồng và mua bảo hiểm của công ty Anh quốc. Khi tàu bị đắm, các ngư dân Trung Quốc đã ùa lại hôi của. Sau đó, các công ty bảo hiểm đã lên án chính quyền Trung Quốc không có trách nhiệm, và chính quyền Trung Quốc đã trả lời đây là các đảo không thuộc về Trung Quốc nên họ không có trách nhiệm.

Ngày 6/6/1909, Đô đốc Lý Chuẩn của chính quyền Lưỡng Quảng (Trung Quốc) đã dẫn một nhóm người đổ bộ chớp nhoáng lên vài đảo của Hoàng Sa trong vòng 24 giờ. Sau đó Trung Quốc tuyên bố rằng từ năm 1909 họ đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa như thể là chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ.

Năm 1920 công ty Mitsui –Busan Kaisha đã khai thác phốt phát trên một số đảo ở Hoàng Sa, sau khi đã liên hệ xin phép nhà cầm quyền Pháp.
Từ năm 1920 Pháp đã thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan đối với Hoàng Sa.

Ngày 8/5/1925 Toàn quyền Đông Dương tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.

Từ năm 1925, Hải Học viện Nha Trang có tổ chức nhiều cuộc thăm dò trên hai quần đảo này. Năm 1930 Pháp đã cho cắm cờ trên một hòn đảo của Trường Sa.

Ngày 29/4/1932 Chính phủ Pháp ra kháng nghị nêu rõ danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về chiếm hữu của Annam, sau đó là của Pháp.
Năm 1933 Theo nghị định ngày 26/7, chính phủ Pháp công bố việc chiếm hữu của Hải quân Pháp đối với Trường Sa.

Năm 1938 Pháp cho dựng một tấm bia trên đảo Hoàng Sa.

Ngày 5/5/1939 Toàn Quyền Đông Dương đã ra Nghị định, thành lập hai đại lý trên quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1947, nhân dịp Pháp vướng vào cuộc tái chiếm Việt Nam, Trung Quốc cho quân chiếm đảo Phú Lâm. Pháp đã phản đối chính thức hành động đó.

Năm 1949 Chính quyền Bảo Đại đã công khai khẳng định các quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1950, đồn lính Trung Quốc trên đảo Phú lâm rút đi. Quân lính Pháp vẫn đóng ở đảo Hoàng Sa.

Năm 1956 quân đội Pháp sau khi ký kết hiệp định Geneve đã rút khỏi Đông Dương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho quân đội tiếp quản việc đóng quân ở Hoàng Sa. Nhưng cũng trong năm đó, Cộng hòa nhân dân Trung hoa đã cho quân chiếm đóng một cách bí mật cụm An Vĩnh nằm ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Và quân đội Đài Loan đã chiếm đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất ở Trường Sa).

Ngày 1/6/1956 Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa là Vũ Văn Mẫu đã khẳng định lại các quyền của Việt Nam Cộng hòa trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngày 22/10/1958 một sắc lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Phước Tuy.

Năm 1973, Nghị định của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 6/9/1973 đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.

Năm 1974, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dùng cả hải quân, không quân và lính thủy đánh bộ tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay của Việt Nam Cộng hòa.

VOA:Những sự kiện mà giáo sư vừa trình bày có bằng chứng rõ ràng không, thưa ông?

GS Hoàng Việt: Những sự kiện này hoàn toàn có bằng chứng ghi nhận đầy đủ. Và những điều này chứng tỏ là từ trước năm 1974 đã có sự hiện diện của quân đội chính phủ Pháp (đại diện cho chính quyền Việt Nam) thời thuộc địa và của quân đội Việt Nam Cộng hòa sau này.

Không phải đến năm 1974 hải quân Việt Nam Cộng hòa mới được điều ra để trấn giữ Hoàng Sa và Trường Sa đâu. Năm 1974 là năm mà Trung Quốc đã thành công trong việc cướp đoạt Hoàng Sa qua biện pháp vũ lực (trái với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế liên quan) trong khi họ cứ nói Hoàng Sa là của họ nhưng họ hoàn toàn không có sự hiện diện thường xuyên và liên tục tại Hoàng Sa trước đó.

Cho đến trước khi xảy ra sự kiện năm 1988, Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ sự hiện diện nào trên toàn bộ các đảo ở Trường Sa. Sau vụ đụng độ với hải quân Việt Nam (với 3 tàu Việt Nam bị chìm, hơn 70 thủy thủ Việt Nam mất tích), Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo đá ở Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành khăn từ tay quân đội Philippines. Còn những sự kiện từ 1995 tới nay, chắc có lẽ có rất nhiều thông tin, tôi không cần phải trình bày thêm.

VOA:Xin cám ơn Giáo sư Hoàng Việt.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/tranh-chap-bien-dong-04-23-2010-91902764.html

Thursday, April 22, 2010

Cha, Người Chủ Chăn Chính Thực

Kính Tặng Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt

Trọng kính Cha, người chủ chăn chính thực !
Tháng ngày qua đã sống vì chúng con
Dẫu khổ đau sức lực phải hao mòn
Vẫn còn đó huyết tâm Cha ngời sáng

Đường GiêSu Cha đã đi hùng tráng
Niềm tin yêu và sự thật hiển vinh
Cho chúng con Cha tận tuỵ hết mình
Theo gương Mục Tử Nhân Lành Chí Thánh

Cho chúng con Cha cô đơn hiu quạnh
Giữa nhân tình dồn đổ tiếng gièm pha
Giữa bè đảng gớm ghê và ương ngạnh
Cha một thân gánh chịu ách phiền hà

Trong kính Cha, người chủ chăn cao cả !
Giữa thù ghen luôn lộ nét hiền từ
Đầy khiêm hạ không kiểu cách quan vua
Xứng danh người tôi trung trong phục vụ

Cho chúng con Cha sống đời ngôn sứ
Đem trái oan ra ánh sáng tỏ tường
Kêu ganh hận trở lại với tình thương
Mời bạo vương trở lại đường nhân ái

Giữa nhỏ nhen Cha bao dung quảng đại
Giữa bất công không sợ hãi vực bênh
“Chạnh lòng thương” đoàn chiên nhỏ tội tình
Không vũ khí, không bức mành che đỡ

Không bận tâm đường công danh dang dở
Cha phó trao cho Mục Tử Nhân Hiền
Là mẫu hình đời trao dâng tận hiến
Của lòng Cha trong cay đắng, luỵ phiền

Trọng kính Cha, vị chủ chăn đáng mến !
Của những người yêu công lý muôn nơi
Nguyện tâm thành theo Chân Lý gọi mời
Cùng Cha đến nơi vùng đang đau khổ.

Con chiên nhỏ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn

Sự Thay Thế Của Trần Gian.

Sau sự kiện ở Tòa Khâm Sứ , âm mưu biến đất của giáo hội thành những món lợi khổng lồ của một số thế lực không thành khiến chúng trở nên thù ghét đức TGM Ngô Quang Kiệt. Từ đó chúng bằng mọi thủ đoạn, âm mưu liên tiếp để triệt hạ bằng được Đức Ngài.

Hành động dũng cảm đứng ra cất lên tiếng nói, đòi hỏi sự phải trái công minh của TGM Ngô Quang Kiêt là một hành động hy hữu của người đứng đầu một cộng đồng trong mấy chục năm qua ở Việt Nam. Thường thì chính quyền quản lý rất chặt chẽ mọi cá nhân nào có triển vọng sẽ là lãnh đạo những tổ chức như tôn giáo bằng cách mua chuộc, gài bẫy hay đe dọa, và chính quyền rất thành công trong những thủ đoạn thế này. Bởi vậy khi TGM Ngô Quang Kiệt người lãnh đạo tinh thần của hàng triệu người Công Giáo miền Bắc khảng khái cất tiếng nói đòi chính quyền phải minh bạch, rõ ràng trong chuyện chiếm đất nhà thờ để bán thu tiền của chính quyền Hà Nội. Hành động can đảm ấy của ĐTGM đã thu hút sự kinh trọng của hàng triệu giáo dân và cũng thu hút sự ngưỡng mộ của đại đa số quần chúng nhân dân mọi giai tầng trong xã hội bấy lâu nay đang phải chịu đựng mọi bất công vì sợ hãi.

Khi mà hàng triệu giáo dân hướng về ngài trong niềm tôn kính, thì cũng là lúc hàng triệu người không công giáo nhưng yêu chuộng sự thật, công lý cũng hướng sự mong mỏi về ngài. Tất cả đều cầu mong cho ngài được vững vàng bình an trong một niềm tin chính nghĩa.

Chính quyền thù hận muốn triệt bỏ ngài, vì họ coi ngài như một cản trở trong những việc làm đen tối của họ, những việc làm xấu xa mà nhờ đó chính quyền mới tồn tại đến nay. Những toan tính của một bộ máy nhà nước đồ sộ, đầy quyền lực, tiền bạc bắt đầu được dựng lên kế hoạch để triệt hạ cá nhân ĐTGM Hà Nội.

Tưởng rằng những con người hiểu biết, đạo đức sẽ hết lòng bênh vực ngài. Hóa ra việc ấy chỉ có ở những người giáo dân đơn sơ. Còn ở những nơi cao hơn trong giáo hội công giáo Việt Nam, chiếc ghế TGM Hà Nội mà TGM Ngô Quang Kiệt nếu ra đi sẽ đầy hấp dẫn, quyến rũ với nhiều đức ngài khác. Chưa bao giờ chiếc ghế ấy lại dễ dàng để họ ngồi đến thế, chỉ một điều kiện giản dị là đứng cùng với chính quyền. Quên đi máu của người Công Giáo đổ ở Đồng Chiêm, Tam Tòa, Tòa Khâm Sứ, quên đi những án tù mà nhà nước bổ xuống đầu giáo dân Thái Hà, làm ngơ đi những phần đất giáo hội bị lấy mất, làm ngơ đi sự thật bị chà đạp. Chỉ cần làm ngơ và quên đi những thứ đó, chức TGM Hà Nội sẽ đến lượt mình ngồi. Những vị khác yên ổn rồi thì mong muốn mình được yên ổn. Đáng nhẽ phải xấu hổ khi không dám cất tiếng nói hiệp thông với những giáo dân, giáo xứ bị áp bức thì thôi, đàng này vì xấu hổ muốn xóa thái độ im lặng lúc đó bằng cách vu cho những hành động cao cả đòi công lý, sự thật là không ôn hòa, để cho thấy mình là ôn hòa. Rồi hùa vào với chính quyền , tiếp tay đẩy ĐTGM Ngô Quang Kiệt đi. Vì Ngài còn ở đó, thì họ sẽ còn xấu hổ với những hành động dũng cảm của Ngài mà họ không dám làm.

Sự hiệp ý cùng chính quyền với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để bưng bít sự thật, đưa thông tin sai lệch đến Vatican nhằm thay đổi TGM Ngô Quang Kiệt sẽ là vết đen buồn trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Không những chỉ gây thất vọng trong GHCGVN thôi, mà sự hiệp ý này sẽ còn là điều mà cả xã hội Việt Nam, những người yêu sự thật phải chạnh lòng. Dư luận hiển nhiên chỉ biêt rằng , lý do ông Kiêt bị đi là do phản ứng lại hành vi sai trái của chính quyền. Đương nhiên họ nghĩ vậy vì sự thật họ là vậy, họ chứng kiến như vậy.

Một luồng dư luận ca than rằng sao ĐTGM Ngô Quang Kiệt cứ gây mất lòng chính quyền làm gì, sao không để yên ổn mà sống. Đây là luồng suy nghĩ mà các thế lực đen tối đã triệt để lợi dụng để làm sai lệch về hình ảnh ĐTGM Ngô Quang Kiệt.


Người ta cố tình quên đi nguyên nhân từ đâu đến, quên đi TGM Ngô Quang Kiệt trước lúc đứng lên tiếng nói đòi công lý , ngài là một người hiền lành, khiêm tốn và hiền dịu đến đâu. Có phải tự ngài đòi hỏi gì đâu, chỉ đến khi những chiếc xe ủi, xe đóng cọc tiến vào mảnh đất Tòa Khâm Sứ ý định biến đây thành khu kinh doanh ăn chơi ngài mới lên tiếng đó sao. Một người bị đánh cướp trăng trợn mà cất tiếng lên án kẻ đánh cướp lại thành người gây hấn không chịu yên ổn sao. Cái lẽ vô lý ấy vốn dĩ là có lý ở Việt Nam hàng chục năm nay ăn sâu vào đầu óc mọi người. Bị chính quyền áp bưc thì cam chịu, nói lại liền bị vu là thích gây hấn. Ý nghĩ đấy ăn sâu vào người ta thành một ý thức cư xử trong tình huống ấy đúng nhất là cam chịu., thế nên phản ứng lại với ý thức máy móc đó là sai, là khônghòa, gây xáo trộn.


Quan hệ của GHCGVN không thể giống quan hệ của những người cộng sản với cộng sản. Người CSVN lãnh đạo đất nước, người dân VN khi bị người CS Trung Quốc mạnh hơn bất chấp công lý bắn giết bừa bãi, thái độ của CSVN là im cho yên chuyện, chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng. Đó là quan hệ của CS với CS. Còn tinh thần của người CG không thể bị áp dụng cái lối của người CS như vậy được. Không thể song hành, hợp tác với chính quyền để làm ngơ đi công lý và sự thật như vậy được.

Một vị phó TGMHN đang tới HN để chuẩn bị ngày tiếp chức TGM mà chính quyền Hà Nội đã dọn sẵn, mặc nhiên là vị này đã làm nhiều việc thỏa lòng chính quyền trước kia và hứa hẹn tương lai sẽ còn hiệp ý với chính quyền nhiều hơn. Không hiểu chiếc ghế TGMHN quyến rũ thế nào mà khiến lòng thế gian át hẳn lòng con Chúa đến vậy.

Nhưng toan tính quyền lợi của ai đó trong HĐGM chỉ khiến người đời thêm mất đức tin vào Thiên Chúa, bởi đến họ đức cao như vậy còn hiệp ý với đen tối để cầu vinh. Thì nói gì đến đức tin được nữa.

Tuesday, April 20, 2010

Bò Tèn City phải chăng là số phận của chúng ta?

Thực ra, thành phố nhỏ Bò Tèn -nằm sát biên giới Lào-Trung- là một thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vì nó rõ ràng nằm trên đất Lào. Nhưng ra đường người ta không thể tìm ra một người dân Lào nào cả. Tất cả các chủ nhân hay công nhân viên trong tỉnh đều là người Hoa, ngôn ngữ trao đổi rặt là tiếng Tàu, tên hiệu các cửa tiệm được viết bằng chữ Hán, tiền tệ mua bán là đồng Yuan của Trung Quốc và giờ giấc trên đồng hồ công cộng là theo giờ Bắc Kinh, chứ không phải là giờ Vạn Tượng, thủ đô của nước Lào. Các nhân viên cảnh sát trong thành phố -đi xe không có bảng số- là người Hoa, cũng như các đầu bếp trong những quán ăn, các cô trẻ tiếp tân trong các khách sạn, các đoàn phụ nữ lau chùi dọn dẹp,… tất cả đều đến từ mọi miền của Trung Quốc. Cả một vùng kinh tế đặc biệt Bò Tèn với 21 km2 nằm gọn lõn trong tay Trung Quốc. (1)
Nguyên là trước đây chỉ mới vài năm mà thôi, một công ti Trung Quốc mang tên là „Golden Boten City Co. Ltd.“ đến liên hệ với các quan chức địa phương Lào, xin thuê đất với hợp đồng dài hạn 30 năm, trong đó có một điều khoản quan trọng là ghi nhận khả năng gia hạn hợp đồng này 2 lần nữa, mỗi lần thêm 30 năm! Sau khi có giấy phép thuê đất trong tay, công ti „Golden Boten City Co. Ltd.“ đã không để mất một giây phút nào, ồ ạt bay vào làm ăn: Trong một thời gian kỉ lục, người Hoa đã xây xong một khách sạn hạng sang 700 giường, đặt tên rất kêu là „Royal Jinlun Hotel“, sát bên đó là một sòng bài Casino khổng lồ với 11 phòng sát phạt. Một khách sạn 5 sao khác, cũng 700 giường, sẽ được khánh thành nay mai trong mùa xuân này, cùng với một sân chơi Golf, một trường đua ngựa, một sân bắn súng thể thao và một sân vận động đua xe Go-Kart. Trong thời gian sắp tới, hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá được xây cất trong một dự án phát triển kinh tế rất tham vọng, muốn nâng dân số của Bò Tèn từ 7000 hiện nay lên đến 60.000 dân cư… người Hoa. Còn người dân Lào? Họ nổi tiếng là hiền lành chất phác, sống xa lánh những nơi ăn chơi truỵ lạc, bài bạc và đĩ điếm. Cho nên dân Lào tại Bò Tèn đã từng đợt, từng gia đình, âm thầm rút đi khỏi nơi chôn nhau cắt rún mà họ không còn cảm nhận được là quê hương của mình nữa. Họ trở thành những người tị nạn trên chính quê hương của mình.
Ai cho rằng Bò Tèn chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc bản báo cáo của cơ quan GTZ (một cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn của Đức), theo đó người Trung Quốc hiện đã thuê dài hạn đến 10.000 km2 (!) đất của Lào để làm ăn, tương đương với 4 phần trăm diện tích nước Lào. Báo mạng „Asia Times“ cho hay hiện nay Trung Quốc thống trị hoàn toàn kinh tế nước Lào, từ kĩ nghệ quặng mỏ, thuỷ lợi, trồng cây cao su hay thương mại,…
Và ai cho rằng Lào chỉ là một trường hợp đơn lẽ, thì nên đọc lại bức thư ngày 22 tháng 1 năm 2010 của hai cựu tướng lãnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng về việc có đến 10 tỉnh (!) trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50 năm, tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 3053 km2, tương đương với 1% diện tích nước ta.
Hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh không phải là những tay mơ: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã từng giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ông cũng là người từng phụ trách „Chương trình 327“ của Chính phủ, một chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gọi tắt là 327 vì khai trương ngày 3-2-1997. Còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là người đã có 13 năm làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong những năm mà mối quan hệ giữa hai nước đang từ „đồng chí anh em, môi hở răng lạnh“ trở thành „kẻ thù bá quyền, dạy nhau bài học“. Ông Vĩnh mới đây đã có bài viết rất sâu sắc về các „Thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc“ (2).
Từ cái nhìn chiến lược của những nhà quân sự, 2 vị tướng lãnh này đã cảnh báo "một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" trong vụ lãnh đạo 10 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài hạn:
Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) „bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp".
Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta, khi mà các công ti Trung Quốc đem người nước họ ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỉ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi. Tướng Đồng Sĩ Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327, „người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm“, vậy mà nay „một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê“. „Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng“. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam. net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): „Khi nghe Công ti InnovGreen (Hồng Kông -Trung Quốc) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, còn những lợi ích khác thì không thấy…“
Và thứ tư –nghiêm trọng nhất- là đe doạ an ninh quốc phòng. "Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu“. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa hai nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc -ta) rừng, bằng một phần tư tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi Hồng binh Trung cộng đã phá tan thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Bên cạnh Lạng Sơn, thì 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới Trung Quốc. 7 tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường đi lên Tây Nguyên, Campuchia!
Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích được khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu là 284,2 triệu USD. Đúng như đánh giá của nhà phân tích chính trị Nguyễn Văn Huy, thì „thật đáng buồn cho đất nước, với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ rất nhiều xương máu bảo vệ“. (3)
Đáng buồn hơn nữa cho đất nước, vì hành động phản bội tiền nhân và phản bội tổ quốc này của đám lãnh đạo CS trong cả 10 tỉnh Việt Nam sẽ không hề bị bất cứ pháp luật nào trừng trị cả và trong tương lai vẫn có thể tái diễn lại nhiều lần, dù có hay không có những Đồng Sĩ Nguyên và những Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguyễn Tấn Dũng -mang danh là Thủ tướng chính phủ và đứng hàng thứ ba trong bộ đầu nậu CSVN- cũng sẽ không dám bày tỏ bất cứ một chút uy quyền nào đối với nhóm lãnh chúa cầm đầu tỉnh có trách nhiệm nói trên, ngoài lời trách cứ „kiểu phủi bụi, như „việc quyết định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở một số địa phương có biểu hiện chưa đúng với những quy định hiện hành của Nhà nước“: Mọi người chúng ta nên ghi nhận, đó chỉ là „có biểu hiện chưa đúng“ mà thôi, chứ không phải bản chất nó đã là sai trái quá rõ rệt và hậu quả nghiêm trọng khôn lường được!
Trong khi các „đồng chí“ Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sẽ vô tư lự đi họp hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung Ương ĐCSVN trong tuần qua tại Hà Nội, mà điểm chính chương trình là chia chác trước các ghế ngồi trong những cơ quan cầm đầu đảng và chính phủ cho nhiệm kì tới (sẽ quyết định chính thức trong Đại hội Đảng lần thứ 11đầu năm tới), thì hàng loạt những người yêu nước vẫn ngồi tù một cách uất ức hay thường xuyên bị công an CS sách nhiễu một cách đê tiện, chỉ vì họ đã lên tiếng cảnh báo trước các thủ đoạn bành trướng „cứng“ và „mềm“ của Bắc phương.
Với một hệ thống chính trị tồi bại và một đội ngũ lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa tham lam, tham nhũng như ĐCSVN hiện nay, thì nước ta khó lòng tránh khỏi số phận của Bò Tèn.


Nguyễn Bặc
27-3-2010


Ghi chú:
(1) Zocken beim Nachbarn: Thielke, Thilo. Tuần báo Der Spiegel, số 2/2010, tr.93.
(2) Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc: Nguyễn Trọng Vĩnh
(3) Có còn là một chính quyền nữa hay không? Nguyễn Văn Huy. Nguyệt san Thông Luận, số 245

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt “đi” hay “ở” - Bất ngờ vẫn đang ở phía trước

http://nuvuongcongly.net/index.php?option=com_content&view=article&id=821:tgm-ngo-quang-kiet-di-hay-o-bat-ngo-phia-truoc&catid=77:kien-thuc-phap-luat&Itemid=177

Sunday, 18 April 2010 08:13 Hồ Học- Trần Trung Luận

Ông đã trở thành điểm tựa, niềm tin và thậm chí là ngọn cờ của những người bị áp bức, bất công, những người yêu chuộng công lý sự thật ngoài Công Giáo. Và cũng vì thế ông trở thành mối đe doạ, sự nguy hiểm, thành cái gai cái sạn trong mắt những lãnh đạo cộng sản chóp bu.

LTS: Nữ Vương Công Lý nhận được bài viết của nhà nghiên cứu xã hội (ngoài công giáo) Hồ Học - Trần Trung Luận nhận định liên quan đến Đưc TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Xin đăng để bạn đọc tham khảo đa chiều.


Trong những ngày qua, trên hệ thống truyền thông mạng Công Giáo bỗng sôi động hẳn lên xung quanh việc Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đột ngột trở về từ Vatican khi còn đang trong kỳ dưỡng bệnh, đúng một ngày sau phiên họp thường niên HĐGMVN khai mạc (Đáng lưu ý là Tổng giám Mục Ngô Quang Kiệt đương kim là tổng thư ký HĐGMVN) nhưng trở về Hà Nội, Ông lại không tham dự phiên họp này.


Sự việc đã làm xôn xao và tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều nhau tất cả đều liên quan đến vai trò của Giáo Hội Công Giáo và người Công Giáo Việt Nam với dân tộc, với đất nước, liên quan đến vận trình của Giáo Hội đang trên đường hợp nhất, và “nghịch cảnh” thay cho lịch sử lúc này khi những “vận trình” và “vai trò” của “Nhà Thờ” lại đang ngược chiều với số phận chính trị của các thế lực cầm quyền cộng sản Hà Nội mà cái đinh chốt của cả vấn đề lại là sự “ đi” hay “ở” của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.

Sự “nghich cảnh” bắt nguồn từ nhiều năm trước, nhưng hệ quả trực tiếp như hôm nay có thể được cho là bắt đầu từ các sự kiện Toà khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà ,Loan Lý... rồi mới đây là Đồng Chiêm tạo thành một dải các sự kiện…

Thực chất đây là một cuộc đấu tranh chống bất công, đòi các quyền lợi chính đáng của giáo dân thuộc Giáo phận Hà Nội với tư cách là Công Dân (không mang nội dung tôn giáo) nghiệt ngã và bi tráng...và khi những đòi hỏi chính đáng đã không được đáp ứng lại bị đàn áp, trù dập, hà hiếp... cuối cùng trở thành cuộc đấu tranh cho “công lý, sự thật” ở một tình thế nhất định nó đã hoà vào dòng chẩy, tác động mạnh và tích cực đến phong trào đòi “tự do dân chủ” cho Việt Nam.

Và trong cuộc đấu tranh vì “công lý, sự thật” này đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh vị Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kiên vững, can trường (Thật ra là tinh thần Ngô Quang Kiệt mới đúng) bằng vị trí tôn giáo đương có, bằng lòng can đảm, tình yêu thương và đặc biệt là sự “hy sinh”… ông tạo ra sức thu hút, lôi cuốn, hiệp nhất giáo dân trong Giáo phận trước các vấn đề “công lý, sự thật” trước những bất công mà thế gian đổ xuống đầu đàn chiên của mình. Giáo dân trong giáo phận yêu mến kính trọng gọi ông là “mục tử nhân lành”.

Ông đã trở thành điểm tựa, niềm tin và thậm chí là ngọn cờ của những người bị áp bức, bất công, những người yêu chuộng công lý sự thật ngoài Công Giáo. Và cũng vì thế ông trở thành mối đe doạ, sự nguy hiểm, thành cái gai cái sạn trong mắt những lãnh đạo cộng sản chóp bu.

Trong bài Cuộc thương khó bắt đầu và bài Công văn Quận 3 : Mồi lửa bên thùng thuốc súng, chúng tôi đã tổng hợp tình hình và cũng đã có những giả thiết cho ngày hôm nay. Thế nhưng tình huống như chính lúc này đây thật là sôi động, bất ngờ đầy phức tạp và khôn lường..

Nhìn đại thể chúng ta đều thấy Chế độ chính trị, mô thức xã hội, tư tưởng xã hội (lòng dân) đang chuyển động cho những thay đổi trong nay mai. Chế độ chính trị nước nhà theo mô hình cộng sản đang trên đà lao xuống đáy của sự suy vong (đây là một điều chắc chắn, cái còn lại chỉ là thời gian và cách thức) Đại hội Đảng Cộng Sản đã được khởi động và chính vì thế nó đang bước vào ngã rẽ phải quyết định đi lối nào trước những thực tế không thể chối bỏ :

- Nếu tiếp tục tồn tại trong đường lối chính sách cũ thì thì sự sụp đổ “khủng khiếp” sẽ xẩy ra. Hận thù của 35, 45 năm, 55 năm hay 70 năm “bất công” “oan trái” “đói nghèo” sẽ trút lên đầu Đảng Cộng Sản cùng toàn bộ những gì thuộc về và đã từng thuộc về Đảng Cộng Sản.Thế thì dân tộc, đất nước lại điêu linh trong vòng luẩn quẩn của can qua, thua thắng, thù hận biết đến bao giờ mới chấm dứt để đi lên (cần phải chú ý là “cộng sản” là một ý thức hệ khó có thể quét sạch ngay trong một sớm một chiều, khả năng phục thù sau “sụp đổ” là rất tiềm ẩn)

- Nếu can đảm tự sửa đổi canh tân, trả lại những quyền, những giá trị sống căn bản của con người, cho các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị tiến bộ, chung tay ổn định xã hội, tạo thế vững vàng chống lại sự ức hiếp của ngoại bang thì Đảng Cộng Sản sẽ vẫn tồn tại trong lòng dân tộc, đất nước với tư cách là một thực thể hợp pháp và có ích như Đảng cộng sản Pháp, Ý, hay Mỹ...vậy

Với cái nhì khách quan, khoa học, rõ ràng Đảng Cộng Sản đang rất cần ”ổn định” để lựa chọn “lối rẽ” khi thời điểm quyết định đang đến gần (đại hội) Thế nhưng cái khối “lãnh đạo cộng sản” lúc này không phải là một khối thống nhất càng không phải là một khối tinh hoa, trí tuệ, chỉ là một “xới bạc chót” trên con tầu định mệnh Titanic trước khi đâm vào núi băng trôi.

Tất cả những vấn nạn quốc gia như : Bauxit, rừng đầu nguồn, Trường Sa - Hoàng Sa, ô nhiễm, đói nghèo, tham nhũng rồi tôn giáo...lẽ ra là không xẩy ra hoặc được xử lý tích cực thì lại trở thành những lá bài, đòn đánh thanh toán nhau của các hệ phái trong Đảng. Tranh giành diễn ra ở nhiều cấp nhiều vị trí, nhiều mục đích toan tính, nhiều mức khác nhau.

Thời điểm này (tức là thời điểm kết thúc hội nghị TW 12) mới tạm thời xắp xếp được mặt bằng của top cao nhất. (theo tin nội bộ đáng tin cậy thì Tổng bí thư sẽ là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Chủ tịch nhà nước, Trương Tấn San là Thủ tướng và Hồ Đức Việt sẽ là Chủ tịch quốc hội trong nhiệm kỳ tới)

Thế nhưng đây mới là "lát cắt” tạm thời, mới chỉ là hiệp một, còn hiệp hai, còn phút 89, còn hiệp phụ và bàn thắng vàng nữa… một loạt những vị trí quan trọng không thua kém còn chưa được xác định như: Thường trực ban bí thư (tức là phó tổng bí thư) và với cái cách Đảng Cộng Sản thường đã làm để đảm bảo tính kế thừa, không có xáo trộn bất ngờ, ta thấy Nguyễn Phú Trọng tuổi đã cao sẽ làm nửa nhiệm kỳ và “truyền ngôi” cho Phó tổng bí thư...Với lối suy luận này ta thấy lộ ra nhân vật Phạm Quang Nghị uỷ viên bộ chính trị - Bí thư thành uỷ Hà Nội.

Với vị thế địa lý khi đã mở rộng (Là thành phố lớn nhất cả nước, là thủ đô rộng thứ 2 trên thế giới) Với vị thế chính trị là thủ đô (ôm trọn các cơ quan đầu não trung ương, như một quốc gia riêng biệt cát cứ) lãnh đạo Hà nội - tức là Phạm Quang Nghị nghiễm nhiên đứng đầu tóp 2 trên cả Tô Huy Rứa trưởng ban tuyên giáo TW cùng các UV BCT, bí thư các tỉnh, thành khác.


Nguyễn Thế Thảo và Phạm Quang Nghị - Chủ tịch và BT Thành ủy Hà Nội (Đứng hàng đầu từ trái sang)
Thế nhưng kể từ khi đứng đầu thành phố Hà Nội, “chính trị gia” này đã không có một dấu ấn đáng kể nào ngoài việc phải xin lỗ trên báo chí vì câu nói ngô nghê vô cảm, vô trách nhiệm khi toàn thành phố đang ngập chìm trong cơn hồng thuỷ. Mọi mặt của thủ đô đều dậm chân tại chỗ và thụt lùi nghiêm trọng (việc dẫm chân tại chỗ và thụt lùi là tình trạng chung của cả nước ở mọi vùng, miền, cấp ngành… nên không tính làm điểm trong cuộc đấu Đại hội, do vậy không phải là điểm yếu riêng của Phạm Quang Nghị)

Xét trong tương qua của cuộc tranh quyền đoạt vị trước Đại hội này, tầm vóc, khả năng, não trạng Phạm Quang Nghị cũng “đồng hạng” ngay cả với những nhân vật đương tại vị như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết hay Nguyễn Phú Trọng.

Thế mạnh hiện Nghị đang có là tuổi tác và nếu có thêm thành tích “bóp chết công giáo” thì chắc chắn me-sừ này bước được lên tam cấp Thường trực ban bí thư, cánh cửa vào ngôi Tổng bí thư đã mở chỉ còn là ngay trong Đại hội hay chuyển tiếp giữa nhiệm kỳ tới mà thôi (câu nói “bóp chết công giáo” là của Phạm Quang Nghị phát ngôn trong hội nghị tổng kết công tác tôn giáo năm 2009 vừa qua)

Thực tế thì Nghị đã chẳng bóp chết được ai cả. Câu chuyện về 8 giáo dân ngạo nghễ trước những “phiên toà ô nhục” vẫn còn đó như mới ngày hôm qua, cái “tinh thần Ngô Quang Kiệt” đã bùng cháy trong lòng giáo dân và lan toả sang các lực lượng xã hội tiến bộ khác là một minh chứng hùng hồn đầy thuyết phục cho “chiến thắng của công lý”, của “đoàn kết hiệp thông”, của “dấn thân thần thánh”

“Tinh Thần Ngô Quang Kiệt” mới là quan trọng, những người có lương tri đang cố giữ lấy và nhân lớn lên trong cuộc “khổ nạn đẹp đẽ” vì “công lý sự thật”…

Đúng thế, “tinh thần Ngô Quang Kiệt” thật sự là quan trọng hơn Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, nó đã sống bền chắc và trở thành sức mạnh thiêng liêng trong lòng giáo dân giáo phận Hà Nội sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào.

Thế nhưng Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt “ra đi” lúc này như dư luận đang lo ngại tức là bao nhiêu nhọc nhằn mất mát (cả máu nữa) đã đổ ra cho cuộc đấu tranh vì “công lý sự thật” của giáo dân, trở thành “điểm thưởng” cho Phạm Quang Nghị và phe cánh chính trị thân Tầu của ông ta. Và khi đã ở “ngôi vị”, khả năng ông ta có thể “bóp chết công giáo” được hay không bỗng nhiên lại được quyết định bởi sự “đi” hay “ở” của vị Tổng Giám Mục đáng kính này.

Dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, giáo dân đau đáu “thức canh” cả Giáo hội trở mình... Chúng ta tin, có quyền tin, và buộc phải tin rằng các đấng, bậc của Giáo hội (cả trong và ngoài Hội đồng Giám mục Việt Nam) và giáo dân, có đủ sáng suốt, can đảm để thấy rõ thế sự ngặt nghèo này. Kết quả của suy nghĩ sáng suốt, ý chí can đảm “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo “ luôn là đúng và bất ngờ...

Bất ngờ là một Giám mục của một Giáo xứ nhỏ bé, hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu lại trở thành Tổng giám mục Hà Nội, trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của đất nước... Bất ngờ là vị mục tử hiền lành đôn hậu ấy lại bỗng trở nên can đảm, kiên cường bảo vệ Giáo hội, bảo vệ đàn chiên trong cơn sóng dữ... Bất ngờ là ông lại trở về đúng lúc khi không ai còn dám mong đợi...thế thì bất ngờ phía trước có thể sẽ là...ông vẫn ở đó..vẫn mỉm cười đôn hậu, vẫn giơ tay chúc phúc mọi người, vẫn xắn quần, chống gậy đi thăm dân lành trong cơn hoạn nạn và...vẫn “khẩu khí” mắng vào mặt đám tham quan ô lại “giẻ rách” của chính quyền cộng sản Hà Nội “ tôn giáo là quyền chứ không phải ơn huệ xin cho”.

Tôi thấy Giáo dân Hà nội đã cởi áo, sẵn sàng vácThánh giá cùng chủ chăn nhân lành bước lên đồi “Sọ”- Bất ngờ vẫn đang ở phía trước.

Hồ Học- Trần Trung Luận

Friday, April 16, 2010

Thực Tại và Nhận Thức (Lê Trần Luật)

Một lần làm việc gần đây nhất, tôi được sắp xếp gặp một vị lãnh đạo của cơ quan an ninh. Mặc dù cuộc gặp diễn ra tại trụ sở của công an, nhưng vị lãnh đạo ấy nói: "Không phải làm việc, không cần biên bản, bên anh chỉ muốn nói chuyện với em thôi".

Vị ấy bắt đầu câu chuyện: "Vì những việc làm của em mà anh, cùng nhiều anh em khác trong cơ quan an ninh phải lặn lội tìm hiểu, tiếp xúc với gia đình, bạn bè, người thân của em, thậm chí cả những người bạn thời niên thiếu của em. Bản thân anh dù rất bận nhưng cũng đã ngồi hàng giờ để nghe bạn bè của em nói về em. Anh không thể hiểu được vì sao em lại có những nhận thức sai lệch về chế độ này, có những tư tưởng chống đối, và hành động cổ vũ cho các phần tử phản động. Em từ nhỏ được học hành và lớn lên trong chế độ này, gia đình hoàn toàn không có nợ máu với chính quyền, bản thân em cũng không bị chính quyền o ép hay trù dập, vậy thì tại sao?"

Tôi ngồi im lặng, vị ấy tiếp tục: "Em cũng như anh phải lo cho gia đình, cho vợ con. Em nghĩ đi, em từ một luật sư với nhiều văn phòng, nhiều nhân viên, nhiều khách hàng, tiền bạc không thiếu, ngày giờ này em không có một chiếc xe để đi, vợ con khổ sở là tại sao, em phải nhìn thấy rõ điều đó"

Tôi buộc miệng nói: "Tại chính quyền". Vị ấy bảo: "Em vẫn không nhận ra, nếu em làm luật sư như bao luật sư khác thì bên anh đụng đến em làm gì."

Thông thường, sau những buổi làm việc với an ninh tôi chẳng nghĩ gì, nhưng lần này tôi bắt đầu bâng khuâng và suy nghĩ nhiều. Không phải là tôi suy nghĩ mình có sai lầm hay không, mà tôi suy nghĩ tại sao mình có những nhận thức về chế độ như hiện nay. Cơ sở nào, nguyên nhân nào, duyên cớ nào làm cho mình có những nhận thức như vậy. Tôi đâu có bị thế lực thù địch nào tác kích. Tôi search trên google hai từ "nhận thức", google đã đưa tôi trở về với phép biện chứng duy vật của những người Mac-xit.

Tôi cũng như hàng triệu người dân Việt Nam được giáo dục về một chế độ tốt đẹp nhất của loài người. Mọi người đều được học như tôi về lịch sử Đảng, về cuộc chiến thần thánh giải phóng dân tộc, về tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh, về văn học giai đoạn cách mạng, về một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên v...v...Hồi đó, một thầy giáo địa lý nói rằng: "Sở dĩ nước ta nghèo là do cách giáo dục. Ví dụ như Nhật Bản, họ giáo dục công dân rằng nước Nhật sau chiến tranh nghèo lắm, tài nguyên thiên nhiên không có, người dân Nhật phải cố gắng để bằng các dân tộc khác". Tôi lờ mờ nhận ra phải so sánh mới biết XHCN có tốt đẹp hay không, Việt Nam giàu có hay không.

Rồi kỳ thi đại học cũng đến, chúng tôi thường truyền tai nhau về câu chuyện: có một anh người miền trung học giỏi, năm nào anh thi đại học cũng đỗ điểm cao nhưng vì lý lịch không đi học được. Nghe đâu ba anh là sỹ quan chế độ ngụy. Lần cuối cùng anh đỗ thủ khoa, Nhà nước không còn cách nào khác là cho anh đi học. Tôi nhận ra sự vô lý!

Tôi vào trường Luật, lần đầu tiên tiếp cận với một học thuyết đồ sộ, được cho là vĩ đại và tiến bộ nhất của loài người- Chủ nghĩa cộng sản khoa học! Tôi sớm thất vọng vì tư duy tôi không chịu nổi những điều vô lý trong đó. Tôi chán các giáo điều trong học thuyết Mac- Lênin. Tôi vào thư viện đọc các loại sách "hạn chế". Cả một kho tàng tri thức khác xa những điều tôi đã học dưới mái trường XHCN. Tôi tiếp cận được với triết học hiện sinh, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa thực dụng ..v..v.. Tôi cũng tiếp cận được với các học thuyết nhà nước trọng tài, nhà nước dịch vụ công, nhà nước gác đêm. Tôi đọc được tuyên ngôn độc lập của Mỹ, của Pháp v...v...Những trí thức bị chính quyền xếp vào danh mục "hạn chế" đó đã giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn về chế đô. Cộng sản cũng như về chính quyền hiện tại.

Rồi hàng loạt các chính biến ở các nước Đông Âu và Liên Xô xảy ra, làm tan rã hoàn toàn khối XHCN. Tôi càng tin vào những nhận thức và lập luận của mình. Tôi ra trường bắt đầu làm luật sư và tiếp tục học thạc sỹ luật. Suốt trong khoảng thời gian mười mấy năm đó, tôi chứng kiến nhiều thực tại của xã hội Việt Nam. Những thực tại khách quan của xã hội đã tác động và củng cố những nhận thức của tôi về chế độ hiện tại.

Nhận thức của tôi là một quá trình tìm kiếm chân lý. Quá trình đó phụ thuộc vào vào tính lô-gích trong lý luận và sự kiểm chứng bằng thực tại khách quan. Nó không phụ thuộc vào sự cưỡng chế nhận thức hay những sự rao giảng các giáo điều. Nhận thức của tôi cũng không phụ thuộc vào những mất mát và điều kiện sống khắc nghiệt như hiện tại.

Nhận thức của tôi chỉ có thể thay đổi khi thực tại khách quan thay đổi hay đúng hơn tôi chỉ thay đổi cái nhìn với chế độ hiện tại khi và chỉ khi chế độ thay đổi.

Lê Trần Luật

http://lsletranluat.multiply.com/journal/item/3/3

HÃY TRẢ LỜI TÔI !!!...(Hồ Thị Bích Khương)

Lại một lần nữa nhà nước Cộng Sản Việt Nam tưng bừng phát động cả nước kỷ niệm 30-4-1975 ngày “Giải phóng miền Nam”!!!...

Tôi muốn lấy đầu đề bài hát “Hãy trả lời tôi” để làm chủ đề của bài viết này. Đây là bài hát tôi thường nghe và mở cho người dân quanh tôi cùng nghe trên trang đối thoại. Bởi cho đến nay chiến tranh kết thúc đã 35 năm mà người dân Việt Nam vẫn mò mẫm mãi chẳng thấy ấm no, hạnh phúc và tự do dân chủ đâu cả, mà chỉ thấy sự bất công và độc tài cai trị !!!

Người dân Việt Nam nhìn nhận thế nào về cuộc chiến tranh đã chấm dứt 35 năm qua. Một cuộc chiến tranh như nhiều người đã nhận xét là: “Cuộc chiến nồi da xáo thịt ”. Đây là cuộc chiến gây thảm họa đau thương cho nhân dân cả hai miền Nam Bắc. Dù ai phân tích cuộc chiến theo bất kỳ cứ hướng nào; thì thực chất cuộc chiến từ 1954 đến năm 1975 tại Việt Nam là cuộc chiến xẩy ra giữa người Việt của hai miền Nam Bắc.

Đối với người dân miền Nam thì đây là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc khỏi sự xâm lược của Cộng Sản; đối với người dân miền Bắc thì lại cho rằng mình đang tham gia vào một cuộc chiến giải phóng miền Nam anh em ra khỏi sự xâm lăng của Đế Quốc!!!...

Vì thế cả hai miền Bắc, Nam bên nào cũng cho mình đang nắm lẽ phải, chính nghĩa!!!

Ngày nay nhìn lại cuộc chiến tranh, nhiều người lính cả hai miền, cũng như nhiều người dân Việt Nam đã hiểu, nhìn nhận ra được sự phi lý cùng cực của nó. Như nhiều nhà báo đã viết: “Cuộc chiến huynh đệ tương tàn”, “nồi da xáo thịt”. Máu người Việt Nam đã đổ ra trên quê hương Tổ Quốc mình một cách oan uổng, đau thương. Cho đến nay nhiều người dân Việt Nam hiểu được rằng, cuộc chiến không phải là sự mong mõi của dân tộc Việt Nam, mà thực chất là cuộc chiến tranh bành trướng của Cộng Sản Quốc Tế với ý đồ nhuộm đỏ toàn thế giới mà trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á.

Những người Cộng Sản Việt Nam đứng đầu là HCM; người đã từng tuyên bố: “Tôi theo Đảng Cộng Sản khi hầu như chưa biết gì về chủ nghĩa Cộng Sản”. Họ ra sức tuyên truyền cho nhân dân về chủ nghĩa Tư Bản chỉ toàn là sự xấu xa, độc ác và bóc lột nhân dân tệ hại hơn cả thời đại Phong Kiến, “Chủ Nghĩa Tư Bản đang tự đào hố chôn mình; Chủ Nghĩa Cộng Sản sẽ đưa người dân tới một Thiên Đàng trên mặt đất, con người có được cuộc sống làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu; sẽ không còn người bóc lột người, không còn giai cấp, mọi người bình đẳng vv...v.v”.

Thực tế người dân Việt Nam đã phải trải qua thời gian dài làm nô lệ, thuộc địa cho thực dân Phong Kiến, nên ai cũng mong muốn đất nước mình có độc lập tự do, từ những suy nghĩ đơn thuần đó mà người dân Bắc Việt không hề nhận biết được cuộc sống của nhân dân miền Nam; họ tiến vào Nam theo lời kêu gọi của Đảng Cộng Sản là: “ Cứu nhân dân miền Nam thoát khỏi sự cai trị của Đế Quốc Mỹ”, một đất nước đang đi theo chủ nghĩa Tư Bản. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến nhân miền Bắc tự mình trở thành tay sai không điều kiện cho Cộng Sản Quốc Tế, vì họ quá tin tưởng vào Hồ Chí Minh; người đã được đảng Cộng Sản bằng mọi cách biến từ một con người bình thường trở thành thần thánh kể cả đời tư lẫn chính trị. Trong khi trên thực tế, HCM chính là tay sai của Quốc Tế Cộng Sản, đã mang chủ nghĩa này về làm hại đất nước.

Còn ở miền Nam thì nhân dân đang được sống trong một chế độ tự do, phần lớn họ bằng lòng với cuộc sống của họ ngày đó. Vì vậy họ cũng cương quyết đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình cũng như là bảo vệ lãnh thổ. Người dân Việt Nam cả hai miền Bắc -Nam sẵn sàng chiến đấu hy sinh, họ hiên ngang - bất khuất, vì cho rằng phần chính nghĩa thuộc về mình. Nhân dân miền Bắc sẵn sàng hy sinh để toàn thể dân tộc Việt Nam độc lập, được định hướng của chủ nghĩa Cộng Sản một chủ nghĩa hoang tưởng mà nay thực tế nghị quyết Châu Âu đã cho nó là chủ nghĩa chống nhân loại. Người lính, người dân hai miền, tất cả những người đã hy sinh, cũng như các thần dân đều tự hào hãnh diện vì đã hi sinh xương máu cho sự tồn vong của đất nước. Quan niệm, cách hiểu của người dân bị những nhà lãnh đạo cộng sản định hướng.

Kết quả là hàng triệu người Việt Nam của cả hai miền phải chết oan uổng cho mục tiêu của Cộng Sản Quốc Tế. Một nước Việt Nam trở thành tan hoang, tiêu điều và xơ xác, nhà cửa nhân dân đổ vụn, người Việt Nam hai miền nhìn nhau với sự hận thù.

Tôi còn nhớ! Lúc tôi còn rất bé; hồi ức của tôi chỉ nhớ về chiến tranh là những ngày tiếng máy gầm rú bay lượn liệng trên bầu trời, những tiếng bom nổ xa gần đâu đó. Những lúc có tiếng máy bay thì cả làng tôi từ già tới trẻ chạy trốn vào hầm qua những đường hào. Cứ mỗi lần như thế thì y như rằng bố mẹ tôi hốt hoảng ôm hết lượt con cái của mình đẩy xuống những đường hào được đào sẵn ngay trong nhà dẫn ra vườn để vào hầm. Khi tiếng bom đã lặng, các gia đình trong làng, nhà nào nhà nấy lại tìm kiếm, kiểm tra lại các thành viên trong gia đình mình. Có lần máy bay thả bom, khi tiếng máy bay vừa ngừng, nhìn quanh không thấy chị tôi đâu, mẹ tôi chạy ra đường tìm kiếm vì chị đi học chưa về. Tôi còn nhớ mẹ tôi đã khóc lịm đi khi nhặt được chiếc mũ rơm, chiếc mũ mà những người dân trong chiến tranh ai cũng có. Mẹ nghĩ là của chị gái tôi bị chết. Bà dùng bàn tay bới đất tìm chị tôi cho đến khi mệt lả ngất lịm bên hố bom, vì nghĩ rằng con mình đã bị chết chìm trong đất. Khi chị tôi thoát chết trở về nhà, thì mọi người bổ đi tìm mẹ tôi; thấy mẹ tôi ngất lịm bên hố bom. Sự sợ hãi đó của những người dân Nghệ An chúng tôi chỉ là những người ngoài vĩ tuyến 17, không thuộc địa bàn chiến tranh. Lúc này những người dân miền Bắc được Cộng Sản tận dụng cơ hội kích động gia tăng mối căm thù Mỹ, Ngụy. Lúc này tôi còn nhỏ nên không hiểu nhiều, chỉ biết trên khắp quê hương đâu đâu cũng căng đầy những khẩu hiệu kêu gọi mọi người hãy vì miền Nam thân yêu. Trong tầm nhận thức của tôi thì “Đảng” là tuyệt vời, HCM là cứu tinh của dân tộc, chủ nghĩa cộng sản là chân lý.vv...v.v Tôi chỉ mong mình thật sự đã lớn để được góp sức mình tham gia vào cuộc chiến đấu “giải phóng miền Nam”!!!

Tôi không thể quên ngày 30-4-1975, khi đất nước được “giải phóng”. Tất cả mọi người, mọi nơi trên miền Bắc đều háo hức ăn mừng chiến công trong những hy sinh mất mát, nước mắt và niềm vui. Tôi, một đứa trẻ ngây thơ, khờ dại đã từng thắc mắc với mẹ và cô giáo: “Chừ đánh hết giặc rồi lớn lên con không được đi bộ đội để được trở thành anh hùng, được hy sinh cho nước Việt thân yêu. ”. Bởi tất cả các trường học ở miền Bác thời bấy giờ đều rao giảng giải đến những tấm gương anh dũng dám xả thân vì đất nước, mỗi người dân Việt Nam phải biết hy sinh cho công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước vv...vv

Trước những thắc mắc của tôi; Mẹ tôi đã ôm hôn tôi trong nước mắt và giải thích rằng: “Chiến tranh chấm dứt rồi không ai còn phải chết vì chiến tranh, giờ hy sinh cho đất nước là học giỏi làm việc giỏi. Sau này con cũng sẽ trở thành anh hùng nhưng mà là anh hùng trong lao động để đem đất nước tiến lên giàu đẹp mọi người được vui vẻ sum vầy hạnh phúc vì có cơm no áo đẹp, chứ không phải là anh hùng để giết hại nhau giữa người với người”.

Tôi đâu biết được ngày mà tôi và nhiều người dân khác tại miền Bắc đang vui mừng chiến thắng, thì tại miền Nam thân yêu của tôi có bao nhiêu người phải chết oan uổng, có bao nhiêu gia đình phải chia ly, tan nát … Và còn nữa; có không biết bao nhiêu người phải làm mồi cho cá cá mập trên đường vượt biển đi tìm tự do. Không biết bao nhiêu người vợ, người mẹ, người con ở miền Bắc trông ngóng chẳng thấy người thân trở về trong nỗi đau thương vv…vv…

Cho đến bây giờ đất nước Việt Nam đã thống nhất được 35 năm, đảng Cộng Sản đã đoạt được mọi quyền lực theo ý muốn thì nhân dân Việt Nam đã đạt được gì???. Đảng Cộng Sản độc tôn thống lĩnh đất nước. Nhân dân Việt Nam đã đón nhận được những gì khi đất nước thống nhất??? Độc lập thống nhất, nhưng tự do, ấm no, hạnh phúc ở đâu??? Những điều này nó chỉ thể hiện trên lời nói, sách vở và báo chí cộng sản.

Có phải chăng chủ nghĩa Cộng Sản vẫn còn lừa dối người dân Việt Nam hôm nay rằng sẽ có một Thiên Đàng trên mặt đất thông qua chủ nghĩa Cộng Sản? Cộng Sản trả lời thế nào khi mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa nhà cầm quyền với nhân dân, giữa nông thôn thành thị càng ngày càng lớn??? Những khoản tài sản không lồ nằm trong tay những lãnh đạo Cộng Sản??? Đảng Cộng Sản sẽ trả lời thế nào trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, Tây Nguyên và biên giới phía Bắc? Cộng sản trả lời thế nào về những tổ chức tôn giáo, giáo hội bị cấm đoán, những người dân bị đánh đập??? Có phải chăng cộng sản vì muốn xây dựng một Thiên đàng trên mặt đất nên bắt buộc phải tìm mọi cách để triệt tiêu tất cả các tôn giáo đang có mặt tại Việt Nam (chưa bị quốc doanh hóa) để bá chủ độc quyền làm những chuyện xấu xa??? Biết bao nhiêu người dân mất nhà mất đất, mất người thân, mất quyền căn bản vốn có của con người phải vác đơn khắp nơi kêu cứu? Công Sản đã làm được những gì???

Cho đến bây giờ tôi hiểu tại sao mỗi lần các chị tôi được giới thiệu vào Đảng đều bị mẹ tôi cản trở không cho vào. Phải chăng làm vợ của một cựu cán bộ Đảng Viên Cộng Sản, mẹ đã chứng kiến nỗi đau bị dày xéo trong lòng chồng mình, một người sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu có bị nhà cầm quyền triệt hạ theo chủ trương: “ Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rẽ” gia đình họ tộc phải cho vào hoạt động trong hàng ngũ đảng Cộng Sản để thoát chết nhằm duy trì nòi giống. Cả bố và anh trai của bố chồng bà đều là cán bộ Cộng Sản, hoạt động từ năm 1930-1931, ngay từ ngày đảng mới khai sinh. Nhưng chính anh của bố chồng bà là Hồ Duy Vinh bị những người bị cộng sản giết hại năm 1954. Bố của chồng bà là Hồ Duy Định cùng người cháu trai con ông Vinh là Hồ Duy Hợi phải bỏ trốn vì chế độ Cộng Sản. Khi có chủ trương "minh oan" thì Ông Định đã trở về. Cho đến nay thì ông Hồ Duy Hợi (con ông Vinh, người bị cộng sản giết hại) vẫn bị mất tích sống chết thế nào đến nay không ai hay, cả họ tộc tôi gắng công tìm kiếm vẫn không tìm ra. Trong thời gian làm việc cho Cộng Sản tại Hà Nội chồng bà (bố tôi) nhìn thấy anh trai nhưng chỉ kịp gọi được mấy tiếng “ Anh Hợi ơi!.. ” hình như bác tôi sợ nên không trả lời mà lẩn trốn cả em mình bỏ đi biệt tích; cũng từ đó tới nay bác tôi bặt vô âm tín. Có lẽ bác tôi lúc đó chắc sợ bố tôi là một “Cộng sản” sẽ bắt nộp ông cho cộng sản giết hại. Nên không dám trả lời mà lẩn trốn???

Tôi còn nhớ khi giảng bài tại một lớp học kinh thánh, mục sư Nguyễn Trung Tôn có trích một câu kinh thánh để mọi người suy ngẫm và lúc này tôi muốn trích câu kinh thánh này làm lời nhắn nhủ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người cộng sản:

(“Có một con đường mới trông tưởng chính đạo, nhưng cuối nẻo của nó là sự chết” Kinh thánh Châm ngôn 14:12).

Có phải chăng tôi cũng như nhiều người dân khác đã lầm tưởng Chủ nghĩa Cộng Sản là chính đạo? Có chắc chắn rằng kết cục của chủ nghĩa Cộng Sản là diệt vong??? Không cần giải thích nhiều, chúng ta cứ nhìn vào sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa này vào đầu thế kỷ 20 và sự tan vỡ của nó tại Đông Âu vào cuối thế kỷ đó thì chúng ta có ngay câu trả lời!!! Đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lời dân tộc Việt Nam ngay lập tức, mà hành động nên làm nhất để chuộc những sai lầm trong quá khứ là ngay lúc này, hãy trả lại quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam cho người dân Việt Nam để mọi người cùng nhau đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Trung Cộng, một lũ “Sa Tan trá hình Cộng sản”. Hãy trả lại ngay lập tức cho người dân Việt Nam những quyền vốn có của họ! Thả ngay những người yêu nước đang bị tù đầy để họ góp sức vào công cuộc cứu nguy dân tộc!!!

Đức Chúa Trời sẽ cho quý vị có cơ hội ăn năn nên hãy ăn năn khi còn cơ hội !!!

Tôi xin mượn lời bài “hát hãy trả lời tôi” để làm lời kết cho bài viết này!

Bài hái: Hãy trả lời tôi.

Này lũ cướp nước người giải phóng cho ai
người nói tự do sao ta bị tù đầy
Người nói ấm no sao ta bị đói rét
Người nói hạnh phúc sao ta bị khổ đau

Là kẻ nói dối sao lại bắt ta đi
Đoàn kết toàn dân sao ngươi gây hận thù
Độc đảng độc tôn sao ngươi gọi dân chủ
Người nói công lý nhưng lại chơi luật rừng
Một lần không tin, trăm lần không tin
Vạn lần không tin người ơi
Một lần nói dối, trăm lần nói dối
Vạn lần cũng thế mà thôi
Làm sao ta quên được, làm sao ta quên được
Những lời tráo trở trơn tru, những lời trót lưỡi đầu môi
Đỉnh cao trí tuệ sản sinh ra người
Này kẻ lóc lếu người đổi trắng thay đen
Người muốn loài giun chết hết hay làm người
và bắt toàn dân trở thành người câm điếc
Vì mất tự do nên liều chết ra đi
Vì mất tự do nên liều chết ra đi.

Ngày 25 Tháng 3 Năm 2010

Hồ Thị Bích Khương (gởi qua mail)

ĐT: 0984 980 597
Thành viên khối 8406
Xóm 2, Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An

Thursday, April 15, 2010

Người Việt vào Y khoa tại Huê Kỳ cao nhất so với các sắc dân thiểu số

Người Việt vào Y khoa tại Huê Kỳ cao nhất so với các sắc dân thiểu số

Nam Sơn Trần Văn Chi


Hiện nay ở Huê Kỳ có 4,236 Viện và Trường đại học. Các trường công được chánh phủ bảo trợ rộng rãi. Các trường tư đa số thuộc tổ chức Thiên chúa giáo hay những người giàu có của Mỹ hiến tặng. Nhu cầu giáo dục đại học ngày càng tăng trong khi phần lớn giáo sư đang gần đến tuổi về hưu. Người ta dự đoán trong thập niên tới, nước Mỹ sẽ thiếu giáo sư nghiêm trọng, đặc biệt là giáo sư các ngành toán và khoa học.

Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là “linh động và đa dạng”. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi chương trình học phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình.

California có nhiều trường đại học hấp dẫn nhất Huê Kỳ và thế giới. Nơi nầy có thị trường lao động lớn nhất nước Mỹ, tạo cơ hội để sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm. California còn là “quê” của nhiều trường đại học danh tiếng, Cali cũng là nơi sinh viên có nhiều cơ hội được hưởng học phí thấp, do tiểu bang nầy có những chính sách ưu đãi đặc biệt. California có 75 trường đại học “phi lợi nhuận”, với tổng cộng khoảng 28,000 giảng viên; có hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng (California community colleges) đào tạo cấp 2 năm, tương đối hoàn chỉnh.

Đại học ở California có hai hệ thống: là hệ thống California State University/CSU (gọi là Đại học địa phương) và hệ thống University of California/UC (gọi là Đại học Quốc Gia) đào tạo trình độ Cử Nhân, Cao Học và Tiến sĩ nhiều ngành.


Bằng Cử Nhân, thường mất 4 năm.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chương trình đào tạo Cử nhân là tính linh động xây dựng cho mình một chương trình học riêng không giống với chương trình của các bạn cùng khóa; miễn sao hoàn tất đủ số lượng tín chỉ yêu cầu, khoảng 130 đến 180 tín chỉ. Sinh viên năm thứ nhất gọi là freshman, năm thứ hai là sophomore, năm thứ ba là junior và sinh viên năm cuối là senior. Năm học có thể hơi khác nhau giữa các trường, song thông thường là từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 5. Năm học có thể được chia ra làm hai kỳ, mỗi kỳ 18 tuần được gọi là “học kỳ”; chia làm 4 kỳ hoặc 3 kỳ, mỗi kỳ dài 12 tuần.

Sau Cử Nhân có Cao học và Tiến sĩ, gọi là Hậu đại học.

Cao học/Master (Việt Nam gọi là Thạc sĩ).

Học vị Cao học mang tánh chuyên ngành: thiên về ứng dụng kiến thức hơn là nghiên cứu thuần túy. Các chương trình thường đòi hỏi phải hoàn tất từ 36 đến 48 tín chỉ, hoặc 2 năm học tập trung. Có một số chuyên ngành Cao học quen thuộc như: quản trị doanh nghiệp (M.B.A.), công tác xã hội (M.S.W.), giáo dục (M.Ed.), mỹ thuật (M.F.A.), luật (L.L.M.), báo chí (Master of Journalism), quan hệ quốc tế (MA in International Relations) và kiến trúc (Master of Architecture) ,.v.v…

Tiến Sĩ (Ph.D.) nhằm đào tạo học giả nghiên cứu hoặc giảng viên đại học tương lai.

Ph.D./tiến sĩ thông thường nhất (và dễ lấy) là thuộc các ngành học thuật.

Học vị tiến sĩ chuyên ngành khoa học (rất khó), được cấp cho sinh viên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu độc đáo có ý nghĩa, viết luận án thể hiện công trình đó và bảo vệ thành công luận án trước hội đồng giáo sư về chuyên ngành của mình.Quy trình này có thể mất từ 2 đến 3 năm. Do đó, để đạt được học vị tiến sĩ phải mất khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi có học vị cử nhân.

Nay nói về nghề bác sĩ ở Huê Kỳ

Đây là nghề được xã hội trọng vọng nhất không chỉ riêng ở Huê Kỳ. Nhiều người Việt Nam muốn bước vào nghề nầy. Mặc dầu ai cũng biết đây là nghề mà mức độ đầu tư về tiền bạc, thời gian, sức lực, trí tuệ … cao nhất. Nghề y là một nghề có cường độ làm việc căng thẳng, đòi hỏi trách nhiệm cao, thời gian đào tạo dài và chi phí đào tạo rất cao. Hầu hết bác sĩ làm việc 60 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần. Nhưng đây cũng là một trong những nghề đem lại thâu nhập cao nhất và được xã hội trọng vọng xưa tới nay.

Thi vào trường y, sinh viên phải chấp nhận sự cạnh tranh cao và khóc liệt nhất hiện nay. Tỷ lệ thâu nhận rất thấp. Trường y, đặc biệt là trường công lập, được tài trợ chủ yếu từ nguồn thu thuế của tiểu bang, nên trường thường ưu tiên tuyển người trong tiểu bang trước. Một số trường chỉ xét tuyển công dân Hoa Kỳ.

Muốn nợp đơn vào trường y, sinh viên phải có bằng Cử Nhân thường là Cử Nhân Sinh Hoá (Cử Nhân tổng quát cũng vẫn được dự thi MCAT) và phải qua kỳ thi Tuyển sinh vào Trường Y (MCAT).

Kỳ thi tuyển MCAT nầy tiêu chuẩn cao, được tổ chức khắp trên thế giới bằng máy vi tính. Nhiều sinh viên thi nhiều lần không đậu phải chuyển qua thi vào ngành Nha, Nhãn khoa, Dược khoa… tương đối dễ hơn.

Chi phí đào tạo bác sĩ cao, là một trở ngại đáng kể đối với cá nhân và gánh nặng đối với nhà trường. Mỗi sinh viên tốt nghiệp trường y hiện nay phải nợ từ $200,000 -$300,000. Sinh viên giỏi, top 5, có thể theo học ở các trường y qua một số chương trình học bổng gần như toàn phần; gồm cả học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm sức khoẻ tối đa là trong 4 năm. Chương trình học bổng cạnh tranh rất quyết liệt. Hàng năm số đơn xin học bổng nhiều gấp 7 lần số học bổng được cấp!

Nợ đào tạo y khoa ở California xếp hạng như sau:

Cao nhất: College of Osteopathic Medicine of the Pacific (Western University), Pomona ($164,315), Touro University College of Osteopathic Medicine, Vallejo ($145,200), và University of Southern California (Keck), Los Angeles ($142,961).

Thấp nhất có University of California - San Francisco/UCSF ($85,020), University of California-Los Angeles/UCLA ($86,564) và University of California-Irvine/UCI ($90,597).

Hệ thống trường công University of California là điểm đến hấp dẫn cho sinh viên ngành y. Các trường này luôn giữ điểm số cao trong các bảng xếp hạng trường y nhờ uy tín ổn định, trong khi chi phí đào tạo vẫn còn khá thấp so với nhiều trường khác.

US NEWS xếp hạng các trường y khoa hàng đầu trên toàn nước Mỹ như sau:

1. Harvard University (MA)
2. Johns Hopkins University (MD)
3. University of Pennsylvania
4. Washington University in St. Louis
5. University of California–San Francisco
6. University of Washington
7. Stanford University (CA)
8. Yale University (CT)
9. Baylor College of Medicine (TX)

(2 trường có gạch dưới/underline, nằm trong tiểu bang California)

Năm học 2006-2007, theo Hội Các Trường Y Hoa Kỳ, có 3,639 sinh viên Mỹ gốc Á Châu được nhận vào trường y, chiếm 21.14% tổng số sinh viên được nhận. Trong số này có 232 sinh viên gốc Việt Nam. Đây là một tỉ lệ rất cao so với tỉ lệ dân số.

“Residency”.

Sau khi tốt nghiệp 4 năm lý thuyết, Sinh viên y phải nợp đơn xin hoàn tất chương trình thực tập, gọi là “residency”. Tùy theo hạng tốt nghiệp lý thuyết y khoa 4 năm, tùy khả năng chuyên môn, qua cuộc sát hạch, sinh viên được cho đi thực tập (chớ không phải tự chọn). Thời gian residency từ 3 đến 4 năm (bs Gia đình 3 năm).

Sau khi hoàn tất Residency, bác sĩ phải thi lấy bằng hành nghề/board.

Thâu nhập trung bình (theo lý thuyết và không làm thêm) của bác sĩ ở California năm 2007, căn cứ vào số liệu của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, như sau:
• Bác sĩ sản/phụ khoa, Obstetricians and Gynecologists: $183,935/năm

• Bác sĩ khoa thần kinh, Psychiatrists: $182,428/năm

• Bác sĩ giải phẫu Surgeons: $170,937/năm

• Bác sĩ nội khoa Bác sĩ nội khoa Internists, General: $167,602/năm
• Bác sĩ nhi khoa tổng quát: 150,000/năm
• Bác sĩ gia đình: 120,000/năm
vân vân…

Thực tế bác sĩ ở Cali thâu nhập từ $150,000 đến $300,000, tuỳ theo ngành.

California có khoảng 18,500 bác sĩ gốc Á châu, trong đó có khoảng 1,600 bác sĩ gốc Việt Nam. Có 440 bác sĩ gốc Việt làm việc ở Quận Cam, 360 ở Quận Los Angeles và gần 200 ở Quận Santa Clara.

Ngành Sản khoa/Obstetricians có thâu nhập cao nhứt hiện nay. Nước Mỹ có 21,340 bác sĩ Sản khoa, phân nửa có thâu nhập cao hơn $247,000/năm.

Như vậy sau khi tốt nghiệp Trung Học (12 năm), tốt nghiệp Cử Nhân (4 năm), và thi đậu vào Y khoa (MCAT) sinh viên phải mất thêm tối thiểu 8 năm nữa để trở thành bác sĩ:

- 4 năm Y khoa (lý thuyết)

- 4 năm nội trú “Residency” để trở thành bác sĩ như:

• Bác sĩ sản/phụ khoa, Obstetricians and Gynecologists

• Bác sĩ khoa thần kinh, Psychiatrists:

• Bác sĩ giải phẫu Surgeons

• Bác sĩ nội khoa Bác sĩ nội khoa Internists, General:

• Bác sĩ nhi khoa tổng quát
• Bác sĩ gia đình

vân vân…

- Nếu muốn trở thành Specialist phải thêm 3 năm nữa.



Quản lý chuyên môn và giảng dạy trường y khoa

Tuy tỉ lệ sinh viên gốc Việt Nam vào trường y ngày càng tăng, nhưng có ít bác sĩ gốc Á Châu và Việt vào được các chức vụ cao về quản lý hoặc chuyên môn, hoặc giảng dạy ở trường y tại Huê Kỳ.

Năm 2004, chỉ có 12.6% số giảng viên trường y là gốc Á Châu. Tuy nhiên, đây vẫn là tỉ lệ cao nhất trong các tỉ lệ giảng viên người thiểu số.

Để đạt được chức vụ như trên, đòi hỏi bác sĩ ngoài kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, phải có học vị PhD. về chuyên ngành, hoặc hoàn tất chương trình huấn luyện bác sĩ Specialist 3 năm, hoặc có cả hai.

Rất ít đại học y khoa có chương trình huấn luyện bác sĩ Specialist.



Thí dụ năm nay, trường Y khoa University of California–San Francisco chỉ nhận duy nhât một bác sĩ Specialist ngành Endocrinology and Infertlity/hiếm muộn. Người may mắn đó là bác sĩ người Việt tên: Trần Dương Việt Nam (*).



Little Saigon, ngày 1 tháng 7 năm 2008

Nam Sơn Trần Văn Chi

(*) Nam Dương Việt Trần, MD, PhD

Nam Tran was born in Saigon, Vietnam and grew up in Southern California. He earned his undergraduate degree in Biological Sciences at UC Irvine and went on to earn his PhD in Molecular and Cellular Physiology and Pharmacology at the University of Nevada, Reno.

He attended the University of Iowa College of Medecine where he earned the Edward Health Award for Outstanding Medical Student Research and was nominated for de Arnold P. Gold Foundation for Humanism in Medecine Award.

Nam will continue his research in stem cell gene theraphy next year as a Reproductive Endocrinology and Infertlity Fellow here at UCSF.

(University of California–San Francisco, Department of Endocrinology, Gynecology & Reproductive Sciennces June 21, 2008)



HOME


http://vietluanonline.com/nguoivietvaoykhoataiHoaKy.html

Người Việt Chống Nguyễn Tấn Dũng Bằng Ba Cuộc Biểu Tình Liên Tiếp

Hoa Thịnh Đốn (Tin Cộng Đồng).- Từ khắp các tiểu bang trên đất nước Hoa Kỳ và Canada, các phái đoàn người Việt nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia, đã rầm rộ kéo nhau về thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào lúc sáng sớm ngày thứ tư 14 tháng Tư năm 2010 để hợp cùng hàng trăm đồng hương cư ngụ trong vùng chỉ với một mục đích duy nhất: cực lực phản đối sự hiện diện của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tại khách sạn Mayflower, tọa lạc trên đường Connecticut Avenue, NW, Washington, D.C.

Khi được tin cuộc họp của Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu sớm hơn một giờ ấn định, có lẽ để tránh né đoàn biểu tình, Ban Tổ Chức đã lập tức điều động ngay các toán đặc nhiệm để ứng phó. Từ 6 giờ sáng đã có gần một trăm người biểu tình giương cờ vàng và biểu ngữ dàn hàng ngang bên kia đường đối diện với mặt chính của khách sạn Mayflower.

Đến khoảng 7 giờ 15, lần lượt các chiếc xe bus và xe riêng đổ xuống thêm hàng trăm đồng hương khác nữa để tiếp ứng với số người biểu tình đã có mặt. Dưới sự điều động của nhà tranh đấu Lê Quyền, tất cả đã khuấy động bầu không khí đấu tranh với những tiếng hô vang trời đả đảo Nguyễn Tấn Dũng, đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Sau đó, cuộc biểu tình đã được chính thức khai mạc với nghi thức chào quốc kỳ VNCH và phút mặc niệm để tưởng nhớ anh linh đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình cho lý tưởng tự do.

Trong phần chào mừng đồng hương tham dự cuộc biểu tình qui mô này, ông Đỗ Hồng Anh - Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia – ghi nhận có sự hiện diện của các phái đoàn người Việt về từ Texas, California, Florida, Georgia, Louisiana, Connecticut, Mississippi, Massachusetts, Michigan, New Jersey, New York, Pennsylvania, và Toronto (Canada) cùng đặc biệt có hai vị đại diện tôn giáo là Thượng Tọa Thích Tâm Ngoạn về từ California và Tỳ Kheo Thích Kiến Hòa về từ Mississippi.

Ông Anh cho biết mục đích chính của cuộc biểu tình liên tục qua ngày thứ ba này là để chứng tỏ cho thế giới và Nguyễn Tấn Dũng thấy rõ rằng sau 35 năm, khí thế đấu tranh của người Việt tự do tại vùng tuyến đầu chống Cộng Hoa Thịnh Đốn, nói riêng, và của đồng bào hải ngoại, nói chung, vẫn kiên cường dũng mãnh, không hề suy suyển, và Nguyễn Tấn Dũng không thể đến vùng đất tự do này mà không gặp phản kháng quyết liệt của cộng đồng người Việt. Đồng thời, vẫn theo ông Anh, cuộc biểu tình này là một dịp để cộng đồng người Việt hải ngoại mạnh mẽ tố cáo trước công luận thế giới chế độ CSVN ươn hèn khiếp nhược trước ngoại bang và hung hăng đàn áp dã man chính công dân của họ, cũng như để bày tỏ tinh thần đoàn kết chặt chẽ với đồng bào quốc nội trong công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN và mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

Trước khí thế dũng mãnh của đoàn biểu tình, phái đoàn của Nguyễn Tấn Dũng đã phải khiếp đảm, chui lòn cửa hông để vào khách sạn dưới sự hộ tống chặt chẽ của nhân viên an ninh Hoa Kỳ. Mặc dù biết trước là tên trùm cộng sản này sẽ trốn tránh như thế như những tên cán bộ Việt Cộng cao cấp khác đã từng làm trước đây, nên Ban Tổ Chức đã phái một toán biểu tình cố tình chận "đón" hắn ở cửa hông, nhưng nhân viên an ninh đã ngăn không cho toán biểu tình này tiến vào mục tiêu.

Trong khi đó, đoàn biểu tình chính dàn hàng ngang dài gần cả một dải phố, đã cùng nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh cất tiếng hát vang bài ca đấu tranh hâm nóng bầu nhiệt huyết của mọi người. Lần lượt tiếp theo, các vị đại diện phái đoàn người Việt đã lên tiếng phát biểu trước đám đông. Trong số những người phát biểu có ông Nguyễn Văn Tánh (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ), ông Trương Như Phùng (Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Houston, TX), Dược Sĩ Trần Quang Tuấn (phái đoàn về từ Boston, MA), nhà báo Phạm Đông (phái đoàn Georgia), ông Peter Nguyễn (phái đoàn Louisiana), nữ BS Nguyễn Thể Bình (Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản), cô Ngọc Phương Nam (Thanh Niên Cờ Vàng, CA), đại diện phái đoàn Toronto (Canada), đại diện phái đoàn Florida, đại diện phái đoàn Michigan, ông Trần Thế Trình (từ Connecticut), ông Nguyễn Tường Thược (CT Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị), ông Trần Quán Niệm (CT Cộng Đồng Nam New Jersey), bà Lê Thị Thu Cúc (Chủ Tịch Hội Phụ nữ VN Miền Đông Bắc Hoa Kỳ), ông David Võ (đại diện phái đoàn Philadelphia), Thượng Tọa Thích Tâm Ngoạn, Tỳ Kheo Thích Kiến Hòa, ông Đoàn Hữu Định (CT Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng HTĐ và Phụ Cận), ông Lý Văn Phước (cố vấn Cộng Đồng VN Vùng WDC, MD và VA), ông Lý Hiền Tài (CT Liên Minh Dân Chủ VN Thuần Túy)… Tất cả đã một lòng bày tỏ sự phản kháng quyết liệt đối với bạo quyền Hà Nội mà Nguyễn Tấn Dũng đại diện để đến gặp gỡ các thương gia Hoa Kỳ trong khách sạn Mayflower.

Tên này vào khách sạn bằng cửa hông và lén lút chui ra khỏi nơi đây cũng từ cửa hông. Nhiều người cho rằng nỗi nhục nhã đó của Nguyễn Tấn Dũng chính là thắng lợi của đoàn biểu tình. Hắn đã cúi đầu khiếp sợ trước rừng Cờ Vàng chính nghĩa và tiếng hò hét vang trời đầy phẫn nộ của những người Việt yêu chuộng tự do từ khắp bốn phương trời trở về vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong một ngày hội đấu tranh thật đẹp trời. Cuộc biểu tình thứ ba này đã được hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ ghi nhận, trong đó có đài Á Châu Tự Do với phóng viên Đỗ Hiếu.

Cuộc biểu tình đầu tiên bắt đầu từ lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai 12/4/2010 tại góc đường 11 và đường L, trong màng an ninh dày đặc, cách hai dải phố từ Convention Center là nơi TT Barack Obama và 47 vị đại diện các quốc gia trên thế giới gặp gỡ nhau trong buổi Working Dinner. Tại đây, đoàn biểu tình đã phất cao ngọn Cờ Vàng chính nghĩa và hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Anh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam mỗi khi có đoàn xe của các nước chạy ngang. Kết hợp với đồng hương tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong buổi phát động cuộc tranh đấu liên tục trong 3 ngày để phản đối sự hiện diện của Nguyễn Tấn Dũng, có đoàn Thanh Niên Cờ Vàng từ CA và phái đoàn người Việt từ Houston, TX do cựu đại tá VNCH Trương Như Phùng hướng dẫn. Theo thông cáo khẩn số hai của BTC, địa điểm biểu tình ngày đầu tiên là công viên LaFayette, đối diện với Tòa Bạch Ốc, nhưng tin giờ chót cho biết TT Obama gặp gỡ các vị nguyên thủ quốc gia tại Convention Center, nên BTC không kịp thông báo địa điểm mới cho đồng hương. Do đó, có một số đồng hương đã đến vào lúc gần kết thúc cuộc biểu tình sau khi được thông báo thay đổi địa điểm.

Khí thế dũng mãnh đó được tiếp tục sang ngày biểu tình thứ nhì vào lúc 10 giờ sáng thứ ba 13/4/2010 tại cùng địa điểm. Số người tham dự biểu tình trong ngày thứ nhì cũng tương đương với số tham dự ngày đầu tiên. Sau nghi thức chào Cờ và mặc niệm, hàng trăm người Việt trong thời tiết lạnh giá bất thường vẫn nhiệt tình phất cao ngọn Cờ tranh đấu để đòi lại quyền làm người cho toàn dân, đòi phóng thích các tù nhân chính trị, và đòi CSVN ngưng đàn áp các phong trào dân chủ trong nước. Đặc biệt, trong ngày đấu tranh thứ nhì này, đoàn biểu tình người Việt đã mời các nhóm biểu tình của Pháp Luân Công, của người East Turkistan và của người Tây Tạng cùng nhau xuống đường tuần hành từ đường số 11 cho tới đường số 9, gần sát với Convention Center. Đoàn biểu tình kết hợp vừa mang Cờ và biểu ngữ đi qua các đường phố và vừa hô vang trời những khẩu hiệu bằng tiếng Anh để đòi tự do cho các nước bị trị dưới chế độ cộng sản độc tài Trung Hoa và Việt Nam. Sau một vòng tuần hành qua hai dải phố, đoàn biểu tình đã trở về chỗ cũ để giải tán trong tinh thần đoàn kết gắn bó.

Qua ba cuộc biểu tình liên tục này, Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, D.C., MD và VA đã chẳng những chứng tỏ tinh thần đoàn kết với các sắc dân khác mà còn thể hiện sự gắn bó với các cộng đồng người Việt khắp nơi. Tinh thần đoàn kết gắn bó này đã dược thể hiện trong buổi ăn trưa do Cộng Đồng thiết đãi các phái đoàn người Việt tại nhà hàng Thần Tài ở VA ngay sau cuộc biểu tình. Đồng thời, Ban Tổ Chức các cuộc biểu tình cũng còn cho thấy quyết định sáng suốt trước những nguồn tin hỏa mù về địa điểm và thời gian của các diễn tiến liên quan tới phái đoàn CSVN do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. Họ đã giữ vững lập trường để tổ chức cuộc biểu tình cao điểm trong ngày thứ ba của chuỗi tranh đấu mặc dù có nguồn tin cho là buổi gặp gỡ các thương gia tại khách sạn Mayflower vào sáng thứ tư 14/4/2010 của Nguyễn Tấn Dũng bị hủy bỏ. Ba cuộc biểu tình liên tiếp còn nói lên ý nghĩa đặc biệt trong dịp tưởng niệm Quốc Hận mà Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, D.C., MD và VA đang chuẩn bị để biểu tỏ khí thế chống Cộng kiên cường và luôn đi tiên phong trong mọi sinh hoạt đấu tranh ngõ hầu góp phần tích cực vào công cuộc giải thể chế độ cộng sản tại quê nhà.

Friday, April 9, 2010

Hãy Chụp Giùm Tôi

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài-hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa-ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh-phúc,
Dù bao người vẫn tủi-nhục xót-xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành-thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã-rượi nét giang-hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh-tượng xô-bồ,
Những trụy-lạc giờ vô phương cứu-chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói-lửa,
Sao rạc-rài hơn cả thuở chiến-chinh.

Đừng khoe tôi những yến-tiệc linh-đình,
Những phố-xá ngập phồn-vinh giả-tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ-họp ăn-chơi,
Của những kẻ đã một thời chui-nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui-thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm-xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng-cáo, những mặt tiền nham-nhở,
Những khách-sạn ánh đèn màu rực-rỡ,
Trơ-trẽn bày, dụ-dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ-phượng nguy-nga,
Những dinh-thự xa-hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành-phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh-tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình-ảnh mà kẻ thù toan-tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh-gạt người.
x
x x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống-khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế-kỷ trong ngục-tù rên-xiết,
Oán-hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu-nữ Việt nam,
Thân trần-trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô-lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u-minh.

Chụp giùm tôi số-phận những thương-binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến-trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận-đận giữa phong-ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu-nậu gom ra đường hành-khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan-tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao-động Mã-Lai về.

Chụp giùm tôi thảm-cảnh những dân quê,
Chịu đánh-đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh-hùng không uốn gối,
Gánh đọa-đày trong ngục tối bao-la.

Chụp giùm tôi mốc biên-giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh-thổ cao-nguyên còn hoang-dại,
Lũ sài-lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa-địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia-mộ.
Kẻ sống-sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn-khó trăm đường.
x
x x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang-thương,
Hình ảnh thật một quê-hương bất-hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm-hờn quyết mạnh-dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha-phương lữ-thứ,
Tháng năm dài, quá-khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi-ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ !

Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010

Thursday, April 8, 2010

Phim “Việt Nam , Việt Nam” được công bố sau 37 năm bị dấu kín!!!

http://www.youtube.com/results?search_query=vietnam+vietnam+john+ford&search_type=&aq=5

Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên " Vietnam ! Vietnam " được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).

Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.



Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam !" Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.

- Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.

- Nó cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tần khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xữ tử tế.

- Họ cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng, mà nói xin lổi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẽ vì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam.

- Rồi họ còn cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
- Rồi trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bỡi vì tụi bây không biết gì về Cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hường một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn Cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.

Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?

Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.

Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.

Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lở nói xa lầy rồi... Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.

Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.

Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan " .... Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned ."

Tạm dịch : ".... Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật.