Wednesday, June 15, 2011

Hoàng Sa Nộ Khí Phú

Hoàng Sa Nộ Khí Phú

Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
...Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?

Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỷ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:

Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút. (3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!

Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải quy,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!

Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?

Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.

K.T.L.
_________
Chú thích:

(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiện dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống (hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị)

Thursday, June 9, 2011

Nhiều chuyện 1: Tản mạn về lòng yêu nước

Copy từ Facebook bạn Long Trinh Huu

Đã hơn 2 ngày trôi qua kể từ khi tôi từ đoàn biểu tình trở về nhà, tôi vẫn không thôi suy nghĩ về sự kiện đặc biệt này, cùng những gì trước và sau nó. Tôi rất muốn viết một cái gì đó cho xả hết những suy nghĩ u uẩn trong đầu, nhưng mấy ngày qua tôi cảm thấy mình chưa đủ thấu đáo để có thể viết được một cái gì cho ra hồn. Ngay cả khi đang gõ những dòng này, tôi cũng không chắc là nó sẽ ra hồn, nên tôi đặt cho cái loạt bài mà tôi sẽ viết 1 cái tựa chung là "nhiều chuyện". Tôi vốn là kẻ nhiều chuyện mà.
___________

Nếu như Trung Quốc thực sự muốn làm một phép thử đối với Việt Nam thì sự thật là họ đã thành công. Hành động khiêu khích của họ ngày 26.5 vừa qua là một cuộc sát hạch về lòng yêu nước của người Việt Nam. Đó là khi vấn đề được đẩy đến tận cùng và mỗi người chúng ta đều tự đặt ra câu hỏi về lòng yêu nước cho bản thân mình.

Đại ngôn về lòng yêu nước

Tôi chắc là từ khi tôi phát tán cái tin kêu gọi biểu tình và sau đó là liên tục những phát biểu khác của tôi trên Facebook và một diễn đàn sinh viên, nhiều người đã đánh giá tôi là một kẻ đại ngôn về lòng yêu nước. Tôi hơi ngạc nhiên khi nhận ra điều đó vì tôi đã nói về lòng yêu nước một cách tự nhiên như hơi thở mà chẳng cần nghĩ ngợi 1 giây nào về việc chau chuốt câu từ. Thế sau rồi tôi cũng nghĩ ra, à, ở cái đất nước mà bản thân cụm từ "lòng yêu nước" thường chỉ được nhắc đến trong sách giáo khoa, những tài liệu cổ động hay bài phát biểu của các quan chức cỡ lớn, thì bất cứ ai nói đến nó cũng đều sẽ là đại ngôn cả mà thôi. Nghĩ ra nguyên nhân rồi thì tôi cũng chẳng bận lòng về nó làm gì nữa.

Đứng trước vận mệnh của đất nước, mỗi người đã lựa chọn cho mình một cách xử sự. Có người coi im lặng là sự bảo đảm bằng vàng cho sự an toàn của mình. Có người lớn tiếng phản đối trên các diễn đàn mạng. Có người kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Có người thay avatar. Có người kêu gọi và đi biểu tình. Có người viết những bài phân tích, như một cậu em tôi viết bài về những quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Hay như cô bạn thân của tôi, chẳng phát biểu lời nào đao to búa lớn như tôi, nhưng lại tâm sự với tôi những trăn trở về việc làm thế nào để người Trung Quốc hiểu chúng ta hơn, hai dân tộc xích lại gần nhau hơn và cô có hẳn 1 ý tưởng thực hiện videoclip để thỏa mãn trăn trở ấy.

Hay có những người lựa chọn những cách xử sự khác mà tôi không biết.

Tất cả những lựa chọn ấy đều có những lý do của nó và dường như ai cũng có lý. Tôi hiểu rất rõ gánh nặng sợ hãi mà dân tộc chúng ta đang mang trên vai. Mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình lại vốn là bản năng cốt lõi của con người. Và trên hết, mỗi người yêu nước đều có cách riêng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi không dám và hoàn toàn không đủ tư cách để phán xét về những lựa chọn ấy. Ai biết đâu được đằng sau cái sự im lặng của nhiều người, họ đang âm thầm hi sinh và làm những điều vĩ đại cho đất nước này thì sao? Mà cũng chẳng cần thiết phải đặt ra câu hỏi đó, bởi tôi tin chắc ở đâu đó có những con người đang âm thầm hi sinh như vậy.

Cô bạn tôi nói một câu rất đúng: đâu phải cứ hét toáng lên thì mới là yêu nước đâu. Điều tối thiểu chúng ta phải làm là tôn trọng những người xung quanh ta.

Những điều làm tôi đau lòng

Khi tất cả những điều trên đều dễ hiểu và dễ chấp nhận, thì lại có những điều làm tôi thực sự đau lòng.

Có những người phát biểu rằng những kẻ đi biểu tình chẳng qua là những kẻ to mồm, chỉ biết kêu ca chứ chẳng làm được cái gì thiết thực để giải quyết chuyện này. Họ cho rằng yêu nước thì phải như họ, đó là tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, là ngồi xem bà Nguyễn Phương Nga đáp trả sắc sảo các luận điệu của bà Khương Du, là quyên tiền giúp đỡ các chiến sĩ, là đi hiến máu, là phát triển kinh tế để làm đất nước giàu mạnh,... Rồi họ phê phán chúng tôi là đi theo lời kêu gọi của bọn phản động, có ăn học mà xử sự như thế à, lập trường chính trị như thế à?

Lúc đó tôi trộm nghĩ, chẳng nhẽ cứ đi biểu tình là không tin tưởng Đảng và Nhà nước hay sao? Cứ đi biểu tình là không quyên góp được tiền, không hiến được máu, không làm cho đất nước giàu mạnh được hay sao? Và họ lấy đâu ra cơ sở để cho rằng lựa chọn của họ là "yêu nước hơn" sự lựa chọn của chúng tôi?

Có người mỉa mai hỏi tôi rằng: sau tất cả những cuộc tuần hành này, các bạn làm được cái gì cho đời? Lúc đó tôi nghĩ, cuộc tuần hành và những gì chúng tôi làm được cho đời sau đó thì có liên quan gì đến nhau không? Tôi hỏi họ đã làm được gì cho đời chưa, thì một người bảo thà họ ngồi xem TV còn hơn, còn một người bảo là họ đã đi hiến máu vào ngày 5.6 rồi. Tôi không biết nên cười hay nên khóc khi đọc những câu trả lời này.

Tôi biết chắc có nhiều người nhếch mép cười khẩy vào đoàn biểu tình và ở đâu đó họ công khai mỉa mai chúng tôi, ngay từ khi cuộc biểu tình chưa diễn ra.

Còn có một điều nữa khiến tôi ghê tởm, nhưng có lẽ không tiện nói ở đây.

Chưa bàn đến chuyện đi biểu tình là đúng hay sai, tôi chỉ đau lòng vì cách những người đó tiếp cận vấn đề.

Một là, trong khi chúng tôi đi biểu tình, chẳng có ai mảy may so sánh việc chúng tôi làm với việc họ làm, thì họ lại công khai mỉa mai chúng tôi. Chúng tôi đã tôn trọng cách ứng xử mà họ đã lựa chọn, tôn trọng cách họ thể hiện lòng yêu nước, tại sao họ không dành điều tương tự cho chúng tôi?

Hai là, trong khi cả dân tộc cần đoàn kết để chống lại thế lực ngoại bang đang âm mưu giày xéo đất nước, thì họ lại làm cái việc ngược lại là chia rẽ sự đoàn kết ấy bằng việc đề cao cái Tôi của họ và hạ thấp việc làm của người khác, ngôn ngữ bình dân người ta gọi là "dìm hàng".

Chúng tôi chấp nhận rước lấy những hiểm nguy cho bản thân mình, bỏ một buổi sáng đi bộ đến kiệt sức để xuống đường nói lên tiếng nói yêu nước, chẳng nhẽ để nhận về những lời mỉa mai như vậy hay sao?

Chúng tôi có phán xét lòng yêu nước của ai đâu, sao các bạn lại phán xét chúng tôi?

Nhiều chuyện 2: Tại sao tôi đi biểu tình?

Copy từ Facebook bạn Long Trinh Huu

Wednesday, June 8, 2011

CHÍNH EM, NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ

CHÍNH EM, NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ
(Gởi tuổi trẻ VN- xin các bạn vui lòng giúp chuyển bài thơ nhỏ bé này đến với các em. Vô vàn đa tạ)

Nhìn người sinh viên nước Việt
Hiên ngang, em đứng biểu tình
Hoàng Sa, Trường Sa đòi lại
Bởi đây danh địa nước mình

Phục em, tinh thần yêu nước
Khen em, can đảm anh hùng
Nhưng em, nơi này đã được
Dâng Tàu, trừ nợ rồi cưng !!!

Quê mình, Nam Quan, Bản Giốc
Hoàng Sa và cả Trường Sa
Đảng ký dâng cho Trung Cộng
Trừ vào nợ đảng, em à !

Món nợ ấy là súng đạn
Chiến tranh xâm lược miền Nam
Đảng vay, hẹn rằng đảng trả
Bằng phần máu thịt Việt Nam

Nợ ấy, em ơi, súng đạn
Miền Nam, đảng tạo chiến trường
Triệu người trai hùng chết thảm
Rừng sâu triệu nữa vuìxương

Nợ ấy, em ơi, hoả tiễn
Đảng đem bắn ở trường làng
Thơ ngây, học sinh đảng giết
Xác nằm cháy giữa tro than

Nợ ấy, em ơi, đại bác
Bắn vào thành phố từng đêm
Nhà dân, bao căn tan nát
Xác dân, già trẻ chết mềm ....

Nợ ấy, em ơi, hoả tiễn
Bắn vào buổi chợ đang đông
Người bán kẻ mua náo nhiệt
Bỗng ôi... biển máu loang hồng...

Nợ ấy, em ơi, súng đạn
Tấn công ngày Tết Mậu Thân
Đảng đào bao mồtập thể
Chôn vuì cả vạn người dân !

Nợ ấy, xe tăng, đại bác
Bắn vào trạm gác, đồn binh
Cùng nòi da vàng máu đỏ
Đảng ta giết rất vô tình !

Nợ ấy, xe tăng, súng đạn
Đảng cày nát cả miền Nam
Tháng Tư Bảy Lăm, dân tộc
Rơi sâu đáy vực kinh hoàng !!!

Em ơi, đấy làmón nợ
Đảng ta mang nặng của Tàu
Em ơi, đừng thêm bỡ ngỡ...
Nam Quan, Bản Giốc còn đâu !!!

Tàu không là anh dại dột
Giang sơn chẳng phải đồ chơi
Đảng không là bày con nít
Mà cho rồi để em đòi !!

Nếu đòi, xin em hỏi đảng
Hỏi rằng tài sản ông cha
Sao dám đi đêm, đảng bán
Cho bày cộng sản Trung Hoa ???

Đất kia không dâng Tàu cộng
Tàu nào dám nhận chủ quyền ?
Chính đảng là người trách nhiệm
Đòi về tài sản tổ tiên !

Từ đảng giang sơn làm chủ
Thành tư bản đỏ giàu sang
Dân không tự do, nhân phẩm
Nước thì hẹp lại giang san !

Chính em, những người thừa kế
Xin cho bờ cõi vẹn tuyền
Và trị tội loài bán nước
Tội làm dân tộc ngửa nghiêng

Các em, tương lai nước Việt
Hiên ngang em đứng biểu tình
Xin em thuơng đời oan nghiệt
Vùng lên dựng một bình minh

Ngô Minh Hằng

Thằng Sản cô đơn

Sông Kôn (danlambao) - Kể từ lúc ra đời đến nay, chưa bao giờ thằng Sản con bà Việt nó cô đơn như lúc này. Ngày xưa nó vui lắm, bạn bè nó ở khắp nới, xa có, gần có. Hễ nhà nó có chuyện gì là bạn bè của nó ùa vô mà giúp. Từ cái ngày mấy thằng bạn to con tốt tính của nó ở tận bên châu Âu xa xôi qua đời nó cảm thấy buồn buồn.
Một hôm mẹ nó thấy con buồn mà an ủi: thôi quên mấy bạn ở xa đó đi con, rồi mẹ sinh cho con mấy đứa em nữa, nhà có anh có em cuộc sống của con sẽ vui hơn. Vì có tính tham lam nên Sản không nghe lời mẹ, Sản sợ có em rồi Sản phải chia phần ăn của mẹ cho em, Sản đâu còn là đứa con một mà độc hưởng cái gia tài của mẹ này. Nên Sản nhất quyết không chịu, Sản luôn miệng nói kiên định như để cảnh báo mẹ không được sinh ra em.

Sản còn lại thằng bạn nhà bên to xác và xấu tính vẫn chơi với Sản thường ngày. Mặc cho mẹ Sản nhắc nhở về cái tính xấu xa của người bạn ấy Sản cũng vẫn cứ chơi. Sản không dám bỏ bạn vì sợ bạn đánh. Sản nghĩ rằng cứ theo nịnh anh bạn to xác đó thì chẳng có việc gì. Nói rồi Sản làm thật, Sản lấy của quí của mẹ Sản là Bu xịt đem làm quà cho bạn. Không ngờ thằng bạn láng giềng của Sản được voi lại đòi tiên, ăn bu xịt rồi mà chưa thấy đủ còn muốn đòi xin thêm cái ao trong vườn nhà của Sản. Riêng Sản thì Sản cũng muốn cho luôn bạn cái ao cho rồi, Sản chỉ cần sống vui vẻ trong cái nhà đầy tiện nghi của mẹ là đủ, Sản ra vườn và xuống ao làm gì cho lấm cái chân. Mà không cho bạn cái ao thì cũng khó đấy vì thằng bạn to xác nhà bên chắc gì nó để cho Sản được yên thân, vậy là Sản đồng ý cho bạn cái ao. Về nhà Sản sợ mẹ mắng nên Sản làm thinh mà không nói ra chuyện cho bạn cái ao cho mẹ biết.

Rồi một hôm mẹ Sản chèo thuyền ra ao bắt cá về nấu món canh chua cho đứa con một yêu dấu của mẹ ăn. Bỗng anh bạn láng giềng của Sản chèo thuyền ra mà ngăn cản mẹ bắt cá. Mẹ ấm ức lắm nhưng Sản lại nói là mẹ đừng lo, chuyện này để Sản lo, Sản sẽ nói với bạn Sản đừng làm thế với mẹ Sản nữa. Mẹ Sản nghe Sản nói tức muốn ói máu mà chẳng làm gì được, hàng ngày mẹ chứng kiến cảnh thằng Sản con mẹ hư hỏng ăn chơi mà mẹ không làm gì được Sản, chỉ vì Sản là đứa con một của mẹ nên mẹ không làm gì được mà thôi.

Uất mãi cũng đến hồi không chịu được nữa, mẹ Sản đành phải lên tiếng, mẹ không chửi thằng con hèn mạt của mẹ mà đến chửi cái thằng bạn hàng xóm của con mẹ kia. Mẹ bước đến bên hiên nhà nó mà chửi, mẹ chửi rất to cho hàng xóm nghe, mẹ chửi thằng bạn của Sản to con nhưng xấu tính, dám cả gan sang xâm lấn cái ao của mẹ, mẹ nói là thằng Sản nhà mẹ nó hèn nhát chứ mẹ thì mẹ chẳng hèn đâu, tài sản của mẹ mẹ quyết tâm gìn giữ. Thấy chuyện khó xử Sản chạy ra mà kéo mẹ vào, bảo mẹ đừng chửi bạn Sản nữa.

Sau hôm nổi giận của mẹ, thằng bạn láng giềng của Sản đâm ra trách móc Sản, mẹ Sản cũng ngấm ngầm mà giận đứa con mình.

Bạn xa đã mất, bạn gần thì lại ăn hiếp, giờ đây Sản còn bị mẹ mắng nữa nên Sản chẳng còn ai chơi với Sản. Suốt ngày Sản đóng cửa ở trong nhà mà ca hát vui chơi, thỉnh thoảng Sản lục lấy nhật ký những năm tháng của mình ra đọc, xem lại những tấm hình đã cũ. Sản tự sướng đến ngất ngây cho đến khi mẹ Sản dọn lên mâm cỗ cho Sản ăn, cái mâm cỗ mà ngày nào mẹ cũng khổ công làm việc.

Thằng Sản sướng thật nhưng có ai biết nó đang cô đơn !

Nguồn: Dân Làm Báo

Căn nhà Việt Nam

Căn nhà thân yêu của Người Việt Nam đã bị CSVN soán đoạt, làm chủ. Vậy người chủ nhà đương nhiên là người phải có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ căn nhà đó.

Khốn nạn thay, người chủ nhà đã không bảo vệ căn nhà và con dân đang sống trong căn nhà đó mà còn cắt đất bên hông (thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, ...) dâng cho thằng cha hàng xóm, để cho nó tự động vào tàn phá và cắm dùi ngay sau vườn (rừng đầu nguồn và bauxite cao nguyên). Rồi còn để cho nó lấn ép, lấy mất đi phần lớn cái sân trước (biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa). Đã thế lại còn để cho con cháu của thằng cha hàng xóm tự tiện vô ra (không cần visa), sinh sống, làm trời, làm đất (bắt bớ, đánh giết dân Việt) trước sân, sau vườn và ngay trong căn nhà của mình như chổ không người.

Vậy thằng cha hàng xóm đúng là kẻ thù của con dân Đất Việt, nhưng hắn ta là ngoại thù và kẻ đáng trách, đáng nguyền rủa nhất và nhất định phải bị trị tội là người đang là chủ căn nhà, là nội thù của toàn dân Việt Nam, là CSVN.

CSVN là căn nguyên của bao nhiêu đau thương mất mát, là cội nguồn của những suy đồi về luân lý, đạo đức, là thảm họa cho đất nước, là tội đồ dân tộc đã dâng đất, biển và hải đảo cho TC, là một băng đảng mafia, côn đồ, ác với dân nhưng hèn với giặc. Và kết quả là đất nước VN càng ngày càng bị lấn chiếm bởi người "đồng chí anh em" TC.

Chuyện tàu TC ung dung xâm phạm hải phận VN và ngang nhiên cắt dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 vừa xảy ra, rồi tiếp theo là chuyện TC khiêu khích một chiếc tàu khảo sát khác, và kế đến là việc TC nổ súng uy hiếp, ngăn cản 4 tàu đánh cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam - là chuổi sự kiện đã làm sôi sục lòng căm phẩn của con dân nước Việt.

Nhưng việc gây hấn, lấn chiếm của TC là những chuyện phải đến, là những việc phải xảy ra vì sự khiếp nhược của đảng CSVN. Đến nỗi một chuyên viên trên tàu Bình Minh 2 đã phải thốt lên rằng: "Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý."

Với một đất nước bị gậm nhấm và xâm thực bởi TC từ đất đai, biển, đảo cho đến việc tuôn hàng hoá và đưa dân TC sang VN sinh sống để từ từ biến VN thành một phần đất của TC. Là con dân đất Việt chúng ta phải có bổn phận lên án hành động xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng đối với Việt Nam. Việc lên án TC tuy là một việc cần làm nhưng đó chỉ mới là lời nói chứ chưa có hành động. Để có những hành động thực tiễn chống lại sự xâm lấn của TC, bảo vệ dân lành và bảo toàn sự trọn vẹn của lãnh thổ thì chúng ta phải diệt trừ cái nguồn gốc đã gây ra bao thảm hoạ cho đất nước VN - đó là CSVN.

Vậy chúng ta cần phải cổ động cao trào dân chủ và hỗ trợ đồng bào Quốc Nội đứng lên giải thể chế độ CSVN. Đấy là việc phải làm. Vì một khi chế độ CSVN bị giải thể, thì lúc đó - với sự đoàn kết của toàn dân - con dân đất Viết sẽ một lòng quyết tâm và sẵn sàng có những hành động thích đáng để đối phó, đánh trả lại những sự khiêu khích, gây hấn, xâm lấn của TC.

Tuesday, May 31, 2011

KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC

Thưa các bạn!


Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn “lưỡi bò” tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!


Không dừng lại ở tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp và căn cứ lịch sử ấy, Trung Quốc ngang nhiên bắt ngư dân, tịch thu tàu, ngư cụ và cấm dân ta đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống mà ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay!


Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động “bình thường”.


Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.


Căn cứ lời gợi ý của Thiếu tướng, lão thành cách mạng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, một lão tướng có thâm làm việc ngoại giao với Trung Quốc, ông cho rằng chính quyền nên tạo điều kiện để dân chúng bày tỏ lòng yêu nước của mình trong đó có cả những cuộc biểu tình, lên tiếng phản đối công khai.


Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.


Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây, đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ôn hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.


Một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay - THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước . . . hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!


Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn.


VẬY NÊN, KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI SÀI GÒN vào ngày 5/6/2011


Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!


Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.


Để bảo đảm điều đó, trân trọng để nghị những người tham gia thực hiện NGHIÊM TÚC những lưu điểm sau:


1. Cuộc tuần hành diễn ra vào:
8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.


2. KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.


3. KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.


4. KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…


CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ SÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH GIÚP CHÚNG TÔI CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!


CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

Tuyên Cáo Của Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng Phản Đối Trung Quốc Xâm Lấn Việt Nam

Tuyên Cáo Của Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng Phản Đối Trung Quốc Xâm Lấn Việt Nam

Đồng kính gởi:

Ông Ban Ki-moon Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
...Ông Barack Obama Tổng thống Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ông Hồ Cẩm Đào chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Thưa quý vị,

Hòa bình và ổn định là mục tiêu của Liên Hiệp Quốc đã đề ra để Phát triển Thiên niên kỷ. Ngoài ra, năm nay LHQ còn tổ chức kỷ niệm 30 năm bản “Tuyên ngôn về Xóa bỏ Mọi hình thức Bất bao dung và Kỳ thị vì lý do Tôn giáo và Tín ngưỡng”.

Thiết nghĩ, tất cả những thành viên của Liên Hiệp Quốc đều có bổn phận theo đuổi mục tiêu hòa bình, ổn định và công bằng xã hội mà tổ chức quốc tế này đã chủ xướng.

Tuy nhiên, vào lúc 5g58 sáng ngày 26/05/2011, ba tàu chiến Trung quốc, còn gọi là Hải giám mang số 17, 72, và 84 đã ngang nhiên xâm nhập lãnh hải Việt Nam trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Cho dù phía Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo sự xâm nhập trái phép này. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.

Thiết nghĩ, Trung quốc hiện đang có triển vọng là một cường quốc kinh tế, đồng thời lại là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Do đó, Trung quốc có bổn phận góp phần cùng LHQ duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, cũng như tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

Sự xâm lấn nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, và vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và nội dung của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Do sự xâm nhập trái phép cũng như có những hành động vượt qua mức độ của một quốc gia có trách nhiệm đã dấy lên sự quan ngại của các nước lân cận trong khu vực nói chung, và người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước nói riêng. Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng đòi hỏi phía Trung quốc phải lên tiếng xin lỗi với dân tộc Việt Nam và bồi thường thích đáng cho sự vi phạm này. Mong rằng những hành động xâm nhập trái phép như trên sẽ không xảy ra trong tương lai.

Đồng thời chúng tôi cũng phản đối lịnh cấm đánh cá bất hợp lệ đối với luật pháp quốc tế từ ngày 16/05 đến ngày 01/08/2011 trong vùng biển Việt Nam đưa ra từ phía Trung quốc.

Sau khi đã gây hấn cắt cáp của tàu Bình Minh 02 vào lúc 5g58 phút sáng ngày 26/05, theo tin cho biết, lúc 19g tối ngày 27/05/2011 Trung quốc tiếp tục gây hấn bằng cách đưa 30 thuyền chụp mực vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam và gây khó khăn cho sự hành nghề của ngư dân Việt Nam.

Cũng vì lý do này, các tổ chức, cũng như cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước bày tỏ sự quan ngại này đến Ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng như ông Barack Obama tổng thống Hoa Kỳ, xin quý vị lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền Trung quốc phải giữ chừng mực trong việc giao tế với các nước lân cận và tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam phù hợp với vị thế là một trong những thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Việc nhà cầm quyền Trung quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc quyền pháp lý của Trung Quốc ngày 28/05 là hoàn toàn vô lý.

Người Việt Nam ở trong và ngoài nước rất bức xúc, vì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không có hành động thích đáng để bảo vệ chủ quyền dân tộc đứng trước sự xâm lấn này của Trung quốc. Cho dù Công ty Petro Việt Nam có cực lực phản đối. Nhưng phía bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Việt Nam không có một phản ứng thích đáng.

Báo Quân đội nhân dân online ngày hôm nay (29/05/2011) mới đăng tải bản tin nêu trên.

Người Việt Nam trong và ngoài nước lên án hành động vi phạm lãnh thổ Việt Nam cũng như vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và nội dung của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Chúng tôi mong mỏi rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy thể hiện một cách mạnh dạn chức năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu chuộng tự do và hòa bình hãy lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Trung quốc đã ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 27/05/2011

Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng thiết tha kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước bằng những phương tiện có được trong tay hãy quyết liệt phản đối hành động xâm lấn vùng biển Việt Nam vào các ngày 26 và 27 tháng 5 năm 2011.

Chúng tôi xin đề nghị:

1/ Phổ biến Tuyên cáo này đến tất cả người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
2/ Biểu tình phản đối hành vi xâm lấn Việt Nam trước sứ quán Trung quốc địa phương nơi đồng bào, đồng hương cư ngụ.
3/ Biểu tình phản đối sự nhu nhược yếu hèn của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
4/ Gởi tuyên cáo này đến
Ông Ban Ki-moon Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ông Barack Obama Tổng thống Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ông Hồ Cẩm Đào chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
5/ Vận động các chính giới địa phương lên tiếng phản đối sự xâm lấn Việt Nam của Trung quốc.
6/ Gởi Tuyên cáo này đến tất cả sứ quán Trung quốc bằng đường bưu điện hoặc bằng email.
7/ Tiến hành tẩy chay hàng hóa made in china trên phạm vi toàn thế giới.
8/ Ký tên ủng hộ Tuyên Cáo Của Nhóm Truyền Thông Facebook và Nhóm Truyền Thông Liên Mạng.

Nhóm Truyền Thông Facebook đồng ký tên.

Hạnh Dương, Đường Đời Sỏi Đá, Long Điền, Việt Dzũng, Tuấn Nguyễn, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc.

Sunday, May 1, 2011

Lễ Tưởng Niệm 30.4.2011 tại Houston, TX, USA

Thứ bảy ngày 30.4.2011 tại TP Houston, TX, USA các Hội Đoàn Quân Đội và các Đồng bào đồng hương đã cùng tập trung về Tượng Đại Chiến Sĩ Việt Mỹ để tưởng niệm 36 năm ngày cộng sản Bắc Việt đã xé hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 để cướp trắng Miền Nam Việt Nam sau khi Hoa kỳ đi đêm được với Tàu cộng để bỏ rơi người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa.

Phần 1:


Phần 2:


Hợp Ca "Đáp Lời Sông Núi" - Buổi Tưởng Niệm 30-4 tại Khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ, Bellaire Blvd, Houston, TX - chiều tối Thứ Bảy 30-4-2011.


Lư Trưởng Hoa Lư Houston mặc quân phục mũ đỏ của binh chủng Nhảy Dù, đóng vai Đương và trình bày nhạc phẩm "Anh Không Chết Đâu Em" của nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh với phần phụ diễn của kịch sĩ Hoàng Mộng Thu trong BĐVNLS trong buổi lễ Tưởng Niệm 30-4-2011.


Lư Lưu Ngọc Nga đại diện Hoa Lư & giới trẻ đọc diễn văn phát biểu cảm tưởng trong buổi lê Tưởng Niệm 30-4 tại Khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ, Bellaire Blvd, Houston, TX - Tối Thứ Bảy, ngày 30-4-2011.

Friday, April 29, 2011

Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng

Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng
gửi cho bà Đặng Thi Tuyết Mai và Nguyễn Cao Kỳ Duyên
nhân dịp 30 tháng 4 / 2010


Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010.
Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô,cựu Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng: "Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết".

Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá. Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi.

Cám ơn cô.

***


Tiếc, Thương, Cảm Phục, Yêu Kính...
Tưởng Niệm Những Anh Hùng trọng Tiết Tháo Chiến Sĩ ...
Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng.
Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em
mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca – Phạm Duy)

Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:
- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:
- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”
Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng . Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.
Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.
Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:
- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.
6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.
7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:
- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.
Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.
- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.
7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:
- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.
Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.

Phạm Thị Kim Hoàng

Tuesday, April 26, 2011

Hai người con gái Việt Nam: Hạnh và Phượng


Đỗ Thị Minh Hạnh

Lúc ấy, Hạnh 24 tuổi, tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách của ngày Yên Bái tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang…
Hạnh sinh vào ngày 13 tháng 3 năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng. Lớn lên ở vùng núi đồi cao nguyên Hạnh là người con hiếu thảo, một người bạn được mọi người quý mến và một học sinh giỏi. Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường XHCN, Hạnh cũng như nhiều bạn bè học sinh trung học khác bị che khuất bởi màn đêm bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước. Cho đến khi về Sài Gòn, trong khuôn viên Đại học, Hạnh mới tiếp cận những luồng thông tin khác nhau, nhận thức được thực trạng của đất nước và tình trạng quyền làm người.
Nhận thức dẫn đến hành động. Hạnh đã chọn cho mình một con đường sống: sống một đời sống có ý nghĩa. Hạnh tham gia các sinh hoạt xã hội, nhân đạo giúp đỡ người nghèo khó. Con đường Hạnh chọn không chỉ dừng lại ở việc làm giảm bớt khổ đau cho một số người mà phải góp phần thay đổi hiện trạng của đất nước để dân tộc có thể theo kịp khuynh hướng của thời đại và cất cánh toàn diện. Trên con đường ấy, cô gái sinh viên 19 tuổi đã tìm đến gặp gỡ những công dân Việt Nam khác không cùng suy nghĩ với cách cai trị và nắm quyền của đảng và nhà nước đương thời.
Một năm sau, vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị tết tù đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý.
Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh – Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi.
Suốt chiều dài hơn 4000 năm, lịch sử VN thấp thoáng những anh thư mà câu chuyện của họ theo năm tháng đã trở thành những huyền thoại. Nhưng có lẽ nếu chứng kiến được từng ngày họ sống như thế nào chắc hẳn họ cũng bình dị như bao người. Hạnh cũng thế. Những ngày bị CA của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một con người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và… vừa giúp dân oan.
Dân Oan! Dưới thiên đường XHCN, nước Việt Nam có nhiều từ mới, đa dạng phong phú cũng có và tầm bậy cũng có. Nhưng không cụm từ nào oái ăm bằng Dân Oan khi nó được ra đời tại một đất nước mà khẩu hiệu đại trà là Nhân Dân Làm Chủ. Nó làm cho các “chiến sỹ” Công an Nhân dân phải léo lưỡi, ngọng miệng, ngượng nghịu khi lỡ mồm gọi nhân dân là Dân Oan. Những người dân oan khiên bị tập đoàn cán-bộ-đầy-tớ cấu kết với nhau để tiến hành đại chính sách lẫn đại kế hoạch ăn cướp với tên gọi mỹ miều “Giải Phóng Mặt Bằng”. Họ đã tiếp tục sự nghiệp giải phóng và lần này đối tượng của dòng thác cách mạng là quần chúng nhân dân, mục tiêu của công cuộc đấu tranh là làm giàu, thành quả vinh quang là hình thành một thành phần mới trong xã hội: Dân Oan.
Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lững trên đầu. Đây cũng là thời khoảng Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
Cách đây hơn 80 năm, giữa những dòng nhạc của bản đại hùng ca Yên Bái, xen lẫn giữa tiếng thét Việt Nam Muôn Năm của những anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng trước khi bị máy chém cắt ngang đầu, người ta rướm lệ bởi chuyện tình của Nguyễn Thái Học với một thiếu nữ phi thường của Việt Nam ở thế kỷ 20 – anh thư Nguyễn Thị Giang. Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học vào lứa tuổi đôi mươi. Họ thề nguyện với nhau ở đền Hùng, nắm tay nhau hẹn ước cùng hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Ngày Nguyễn Thái Học không thành công cũng thành nhân, Nguyễn Thị Giang lặng lẽ nhìn chồng lên máy chém, trở về quê quán quấn khăn tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học đã tặng ở đền Hùng năm xưa.
Hơn 80 năm sau, những người con, người cháu của Cô Giang và Nguyễn Thái Học lại gặp nhau ở chốn này. Chung quanh họ là những người cùng khổ thời đại mới. Cuộc tình của Hạnh và Hùng được tưới xanh bằng lòng yêu nước và niềm thương cảm đối với những người dân khốn cùng. Hai sinh viên đại học đã nắm tay nhau đồng hành trên con đường hỗ trợ Dân Oan và bảo vệ những người công nhân lao động. Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian. Bài hát đó ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang (dày công thêu dệt) của quá khứ, vẫn tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó. Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian… Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng.
Tháng 1 năm 2010 Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/1 đến 1/2 năm 2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong – Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục.
Gần 2 tháng sau, tập đoàn “đại diện cho giai cấp công nhân” ra lệnh Công an còn đảng còn mình bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gẫy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 – Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo.
Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên toà vội vã, không luật sư, không nhân chứng, toà án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan – những người là chủ của đất nước và Công Nhân – giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù.
Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc.
Tháng 10 năm 2010, lúc ấy Hạnh 24 tuổi; tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách ấy tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang.

*
và chuyện của Phượng



Nguyễn Thanh Phượng

Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1981. Phượng đi du học tại Thụy Sĩ, ra trường và tiếp tục học Thạc sỹ Quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Ngoài thời gian học, Phượng đến thực tập tại tập đoàn Holcim. Ngay vừa mới tốt nghiệp xong, Phượng đã được tập đoàn này mời về Việt Nam làm Phó Giám đốc Tài chính cho công ty liên doanh Holcim Việt Nam.
Năm ấy, Phượng vừa tròn 25 tuổi, độ tuổi mà Đỗ Thị Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù.
Công ty Holcim trước kia là công ty xi măng Sao mai ở tỉnh Kiên Giang vốn là quê quán của ba Phượng. Đây là một công ty của Thụy Sĩ đầu tư với một phần vốn nhà nước VN với nhãn hiệu Đầu trâu. Ba của Phượng có nhiều liên hệ mật thiết với công ty này và qua đó đã gửi gắm Phượng du học Thụy Sĩ, học ở đâu, làm sao tốt nghiệp… Có lúc ba của Phượng đã ép công ty Holcim phải ký hợp đồng mua bao bì tại công ty bao bì Hakipack.
Hiện nay Phượng là giám đốc đầu tư / chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management – VCFM), một công ty đầu tư với số vốn từ 500 – 800 tỉ đồng và có khả năng vận động vốn đầu tư ngoại quốc 100 triệu USD nhờ những quan hệ của Phượng – người đi gom tiền.
Phượng trở thành đảng viên đảng CSVN khi còn là học sinh, là một người phục sức sành điệu với quan niệm sống: học cho bản thân mình và “tôi muốn Phượng của ngày mai, của năm sau phải thật sự khác Phượng của ngày hôm nay”. Điều này được thể hiện qua “resume” của Phượng:
18 tuổi vào đại học.
4 năm ở trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
22 tuổi đi học tại Thụy Sĩ 3 năm.
Từ 25 tuổi đến 28 tuổi, trong vòng 3 năm Phượng là:
– Phó giám đốc tài chính của Holcim VN
– Giám đốc đầu tư của Vietnam Holding Asset Management
– Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management -VCFM)
Phượng không cần phải bắt đầu từ một vị trí thấp nào của bất kỳ công ty nào. Phượng ngay từ đầu đã khác với muôn người và mỗi năm sau của Phượng đều thật sự khác với năm trước.
Trên con đường thênh thang của chủ nghĩa tư bản, Phượng trở thành người bạn đời đồng hành với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Hoàng là con trai của ông Nguyễn Bang, là một thứ trưởng trong chính quyền VNCH.
Chuyện của Phượng không có gì hồi hộp, gay cấn. Chuyện của Phượng cũng rất riêng, không có bóng dáng người Dân Oan, hay Công Nhân buồn bã nào. Cũng không có nhiều điều để kể ngoài những chức vụ và con số đô la hàng trăm triệu.
Phượng là Nguyễn Thanh Phượng. Ba của Phượng là Nguyễn Tấn Dũng, thành viên BCT, ủy viên Trung Ương Đảng CSVN – đảng đại diện cho giai cấp vô sản và công nhân. Ngày Hạnh vào tù là ngày ba Phượng nâng ly Champagne chúc mừng con gái cưng về thành công của một mối đầu tư bạc tỷ mới.

Nguồn: Danlambao

Bà Ngô Đình Nhu ‘tha thứ hết’

Monday, April 25, 2011 7:06:43 PM

Nói chuyện với ông Trương Phú Thứ, người sẽ xuất bản hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - “Tôi chỉ muốn dùng chữ bể oan cừu để nói về cuộc đời của bà Nhu. Với tôi, bà luôn là một người đàn bà giỏi, đức hạnh và biết tha thứ.” Ông Trương Phú Thứ, người duy nhất có những cuộc tiếp xúc với bà Ngô Ðình Nhu, cũng là người sẽ xuất bản quyển hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân này, nói với phóng viên Người Việt hôm Thứ Hai.


Bà Ngô Ðình Nhu quan sát dinh tổng thống bị thả bom năm 1962. (Hình: Life)

Bà Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật Phục Sinh trong một bệnh viện ở Rome. Bà “trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh,” theo tin ông Thứ gởi ra bằng email. “Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.”

Nói chuyện qua điện thoại từ Seattle, ông Thứ, một trong số những người Việt Nam hiếm hoi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà Nhu từ sau chính biến 1963 cho đến ngày bà mất, chia sẻ cảm nghĩ, “Ðứng trên phương diện tình cảm con người, bất kỳ sự ra đi của một người nào cũng đều là tin buồn, là sự mất mát. Nhưng riêng trường hợp của bà Nhu, tôi lại cảm thấy mừng cho bà, người đàn bà trung trinh tiết hạnh, thờ chồng nuôi con.”

Cái mừng của ông Thứ là cái mừng của một giáo dân tin vào nước Chúa. Ông Thứ nói trong sự xúc động, “Bà đã sống thui thủi gần suốt cả nửa thế kỷ trong một căn apartment, để làm gì? Ðể hy vọng đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của mình, người mà lúc ông chết, bà đã không được nhìn mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang. Giờ thì bà đã được gặp chồng bà. Chính vì vậy mà tôi mừng cho bà.”

Có rất nhiều những lời dị nghị về người vợ ông cố vấn Ngô Ðình Nhu và là em dâu Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Tuy nhiên, thời gian gần 50 năm sống gần như ẩn dật, không giao thiệp với bất cứ ai có liên quan đến chính trường, không lập gia đình dù đang ở độ tuổi đẹp nhất của một người phụ nữ, dù có nhiều người chính khách, nhiều nhà tài phiệt trên thế giới đeo đuổi, muốn giúp đỡ “bà đều lắc đầu, ở vậy nuôi các con học thành tài,” cũng đủ cho thấy bà là một phụ nữ “rất hay”. Ông Thứ, người đã “quen biết gia đình bà Trần Lệ Xuân từ khi còn nhỏ,” nhận xét như thế.

Sau thời gian dài sống một mình ở Pháp, 3 năm trước khi mất, “lúc sức khỏe bắt đầu suy yếu,” bà Nhu sang Ý sống cùng gia đình người con trai lớn là Ngô Ðình Trác.

Bà Nhu mất vì bệnh già, sau gần một tháng nằm bệnh viện. Bà ra đi có sự chứng kiến đầy đủ của các con bà, gồm gia đình Ngô Ðình Trác, Ngô Ðình Lệ Quyên sống cùng bà tại Ý, và Ngô Ðình Quỳnh từ Bỉ cũng kịp quay về.

Lễ tang của cựu Ðệ Nhất Phu Nhân Ngô Ðình Nhu được tổ chức tại Ý “rất đơn giản, kín đáo, và chỉ trong vòng gia đình”, theo lời một vị linh mục người Ý.

Về quyển hồi ký bà Ngô Ðình Nhu

Ông Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm xuất bản quyển hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu nói với Người Việt, “Nếu bà còn sống, chúng tôi dự định sẽ xuất bản sách vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm nay. Nhưng giờ bà đã mất, thời gian ra mắt quyển hồi ký có thể phải trễ hơn.”

Quyển hồi ký này được bà Nhu viết trong thời gian khá dài, có thể đến 10 năm, bằng tiếng Pháp. Lúc đầu, bà dự định sẽ tự dịch ra tiếng Anh và tiếng Ý. Sau đó sẽ xuất bản bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Ý và Việt.

Tuy nhiên, về sau sức khỏe không cho phép, bà Nhu chỉ viết bằng tiếng Pháp, “loại tiếng Pháp thượng thừa, hay hơn cả người Pháp viết,” theo nhận xét của ông Thứ. Ông Thứ, cùng ông Nguyễn Kim Quý, một người có bằng tiến sĩ về văn chương Pháp, hiện đang ở Oregon, sẽ dịch sang tiếng Việt.

“Hồi ký của bà Nhu sắp tới sẽ chỉ xuất bản bằng tiếng Việt,” ông Thứ khẳng định.

Chia sẻ về nội dung quyển hồi ký với phóng viên Người Việt, người chịu trách nhiệm dịch thuật, in ấn và phát hành cho biết, “Nếu ai tò mò muốn biết những chuyện thuộc về thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô, hay muốn nghe bà Nhu thanh minh, cải chính những chuyện bịa đặt về bà, như bà có 17 tỷ Mỹ kim, trong khi bán cả Sài Gòn lúc ấy có được 17 tỷ đô la hay không... thì sẽ không thể tìm thấy trong quyển hồi ký này.”

Thay vì tiết lộ chuyện giật gân, cuốn sách đưa suy nghĩ, tư tưởng của bà Nhu đến cho người đọc. Ông Thứ nói:

“Quyển sách này là những vấn đề bà ấp ủ, bà muốn đưa những suy nghĩ, những tư tưởng của bà đến với mọi người, để mọi người hiểu. Hồi ký của bà không phải như cách người ta vẫn thường viết về những kỷ niệm, những hồi tưởng, những chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện vui chuyện buồn đã xảy ra trong đời. Quyển sách này đáp ứng những chuyện cao hơn, xa hơn.”

Những tư tưởng hận thù, những lời nói động chạm hay nặng nề đến những người đã làm đảo chính, lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và giết chết chồng bà, cố vấn Ngô Ðình Nhu, đều không được nhắc đến trong hồi ký.

“Anh Thứ à, những chuyện người ta nói xấu về tôi thì tôi không biết. Nhưng nếu họ có nói xấu tôi, thì tôi cũng tha thứ hết.” Bà Ngô Ðình Nhu đã nói như thế, theo lời ông Trương Phú Thứ.

Nguồn: Người Việt

'Bà Nhu như tôi từng biết' (phần 1)

'Bà Nhu như tôi từng biết' (phần 1)

Người được coi là như là cựu 'Đệ nhất Phu nhân' của nền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Việt Nam, bà Trần Lệ Xuân, vừa qua đời ở tuổi 87.

Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tin bà Trần Lệ Xuân qua đời được loan báo tới các phương tiện thông tin đại chúng từ luật sư Trương Phú Thứ, một trong số ít người có tiếp xúc, trò chuyện với bà trong những năm gần đây.

Từ Seattle, Hoa Kỳ, ông Trương Phú Thứ cho BBC biết:

LS Trương Phú Thứ: Tôi được biết bà Nhu nằm viện đâu chừng ba tuần lễ trước khi qua đời. Khi bà thấy mệt quá thì bác sỹ họ đưa vào trong nhà thương nằm trong tình trạng rất yếu, gần như không nói được nữa.

Tới Chủ nhật vừa rồi thì tôi nhận được điện thoại của gia đình bà từ bên Rome, nói bà đã qua đời vào lúc 2 giờ sáng giờ địa phương. Tất cả ba con của bà đều có mặt lúc ấy.

Trước khi mất khoảng ba năm, bà Nhu ở nhà với con trai cả là Ngô Đình Trác, tại Rome (Ý). Cô con gái út là Ngô Đình Lệ Quyên cũng ở nhà đó, trong tầng hầm. Cả gia đình ở với nhau rất vui vẻ hòa thuận. Vậy cho nên bà qua đời là cả gia đình có mặt.

Con trai thứ của bà Nhu là Ngô Đình Quỳnh thì sống và làm việc bên Bỉ.

BBC: Vậy thông tin nói bà Trần Lệ Xuân sống một mình trong biệt thự xa hoa lộng lẫy mà bạn của bà tặng thì là tin thất thiệt?

LS Trương Phú Thứ: Tin đó cũng như tin mà một vị tự xưng là sử gia tung ra, rằng bà Nhu có tới 17 tỷ Mỹ kim từ những năm 1960-1961. Tôi chỉ hỏi liệu hồi đó mang cả Sài Gòn ra bán có thu được 17 tỷ Mỹ kim hay không!

Thứ hai nữa, sau vụ đảo chánh 1963 bà Nhu phải ở trong một căn phòng studio chật chội, không có phòng ngủ, với bốn đứa con, chứ làm gì có lâu đài xa hoa như họ nói.

Cũng như là thông tin bà bị mất trộm một số tiền lớn ở Rome, hay năm 1963 bà đi mua đồ trang sức trị giá 30.000 đôla ở New York mà quịt không trả... Toàn chuyện họ bày đặt ra, đâu có được.

BBC: Thưa, lần cuối cùng ông có tiếp xúc với bà Trần Lệ Xuân là khi nào?

LS Trương Phú Thứ: Lần cuối tôi nói chuyện với bà là chừng cách đây hơn hai tháng. Lần ấy bà còn khỏe lắm, tiếng nói khỏe và rất to, trong cuộc nói chuyện bà còn cười rất vui vẻ. Vậy mà tôi cũng không ngờ bà suy sụp mau lẹ như vậy.

BBC: Và các cuộc nói chuyện của ông với bà Trần Lệ Xuân là để bàn thảo về cuốn sách của bà ấy phải không ạ?

LS Trương Phú Thứ: Vâng, đúng là như vậy. Bà Nhu viết bằng tiếng Pháp vì tiếng Việt bà viết không được giỏi nhưng tiếng Pháp của bà thì anh bạn tôi là Nguyễn Kim Quý, tiến sỹ văn chương Pháp, phải công nhận là lối hành văn của người rất giỏi Pháp văn.

Bà học trường Tây, có tú tài phần hai và cũng sống ở Pháp nhiều năm. Hồi tôi đi thăm bà lần đầu bên Paris năm 2002, bà sống một mình trong một căn hộ bên đó.

Lại nói về điều kiện sinh sống thì căn hộ đó của bà trông cũng rất bình thường, không thể so được với nhiều căn hộ bên Mỹ, mà lại tận trên tầng lầu thứ 11. Người già mà có tiền ai người ta chịu sống như vậy chứ?

Sống lưu vong từ năm 1963 sau khi có đảo chính ở miền Nam Việt Nam
Cuốn sách của bà Nhu thoạt ra dự tính sẽ phát hành vào tháng 9 năm nay, thế nhưng với cái chết đột ngột của bà thì chúng tôi phải tạm hoãn phát hành để truy cứu cho thật cẩn thận, không thể vội vàng được.

Vậy cho nên cuốn sách chắc sẽ ra trễ hơn độ dăm ba tháng.

BBC: Lần đầu tiên ông yết kiến bà Trần Lệ Xuân thì ấn tượng của ông như thế nào ạ. Ông có ngỡ ngàng vì người thực khác xa với tưởng tượng không?

LS Trương Phú Thứ: Cái hình ảnh mà hồi xưa chúng ta hay xem trên báo chí là hình ảnh một phụ nữ 28-29 tuổi, trẻ và đẹp. Nhưng hình ảnh của bà Nhu khi tôi gặp bà lần đầu là hình ảnh một bà cụ, tất nhiên là có khác nhau.

Tôi thì không ngỡ ngàng, vì biết ai cũng phải như thế, con người ta ai mà chẳng phải già đi. Tất nhiên vẻ đẹp bên ngoài thì không thể giống như hồi xưa.

Bàn tay người Mỹ

BBC: Thế nhưng còn sự quyền uy của người phụ nữ từng được cho là một thời khuynh đảo chính trường, ông có cảm thấy điều này không ạ?

LS Trương Phú Thứ: Thực ra, bà Ngô Đình Nhu có quyền lực gì? Giống như một cô ca sỹ, hát một bài có người khen kẻ chê, thì bà Nhu cũng vậy.

Bà là vợ của một ông cố vấn, thậm chí còn không có sự bổ nhiệm chính thức của chính phủ. Vì ông cố vấn là em của ông tổng thống nên ông giúp ông tổng thống mà thôi chứ đâu có giấy tờ gì.

Nói vì bà Nhu khuynh đảo mà chế độ sụp đổ là điều sai lầm.

Quyết định lật đổ chính quyền Đệ nhất Cộng hòa và thủ tiêu anh em ông Tổng thống Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, không phải là quyết định của người Việt Nam, mà là của người Hoa Kỳ. Đó là quyết định của một nhóm siêu quyền lực đứng sau tòa Bạch ốc của Hoa Kỳ, vì lợi ích của nước Mỹ mà họ làm vậy.

Ông Ngô Đình Diệm hay ai khác lúc đó làm tổng thống thì chắc đều chung số phận ấy cả.

Mà chúng ta thấy, ông Tổng thống J.F. Kennedy, chỉ có trì hoãn hoặc từ chối thi hành đòi hỏi của nhóm quyền lực đó mà cũng bị ám sát chết dưới con mắt chứng kiến của hàng nghìn người. Tổng thống Mỹ còn như vậy, huống hồ là tổng thống của nước Việt Nam?

BBC: Vâng nhưng thưa ông, chúng ta cũng không thể quên rằng bà Nhu được coi như Đệ nhất Phu nhân một thời vì ông Ngô Đình Diệm không lập gia đình, bà còn là dân biểu, Chủ tịch Hội phụ nữ. Và nhiều người cũng chưa quên những câu phát ngôn gây tranh cãi của bà, như trong chiến dịch đối với Phật giáo, vụ Hòa thượng Thích Quảng Đức vv...

LS Trương Phú Thứ: Tôi thì thấy rằng đa số vụ, người ta muốn nhắm vào ông tổng thống, nhưng không biết làm cách nào. Ông Tổng thống Ngô Đình Diệm không phải thánh nhân, tất nhiên ông cũng có sai lầm.

Nhưng họ không bới móc tấn công được gì ông ấy, nên họ quay ra tấn công bà Ngô Đình Nhu.

Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện của tôi với bà Nhu, chúng tôi không bao giờ nói chuyện chính trị cả, ngay cả những chuyện xảy ra với bản thân bà lúc đó.

Chúng tôi nói những chuyện khác, những điều rồi sẽ nằm trong cuốn sách sẽ phát hành trong tương lai.

(Còn tiếp)

Nguồn: BBC

Monday, March 14, 2011

VIỆT NAM SẼ ĐỔI TIỀN MỘT LẦN NỮA? (Người Hà Nội)

HÀ NỘI (14.3):

Trước tình hình lạm phát đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chính quyền Hà Nội đang cân nhắc đến một đề nghị rất nguy hiểm: đổi tiền!

Theo một số nguồn tin thì sau khi đã tăng liên tiếp lãi xuất chính thức trong 2 tuần qua cũng như cấm

dân chúng mua bán vàng miếng và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát vẫn không có dấu hiệu suy giảm vì xăng dầu tăng giá đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cũng gia tăng phi mã.

Từ mấy tháng qua, có tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự trù in loại tiền có mệnh giá 1 triệu đồng vì đồng bạc VN đã bị phá giá 6 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên theo một nguồn tin giấu tên thì các cố vấn thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đưa ra một đề nghị táo bạo là làm một cú đổi tiền để có thể "huy động được số tiền tệ khổng lồ" đang được người dân cất giữ trong nhà thay vì luân lưu trên thị trường.

Cần nhắc lại là kể từ sau năm 1975, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã thực hiện 3 lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975. Lần thứ nhì vào ngày 3/5/1978 và lần thứ ba là vào ngày 4/9/1985.

Theo nguồn tin nói trên các cố vấn này đề nghị là đồng tiền mới sẽ có mệnh giá nhỏ hơn, chỉ bằng một ngàn lần đồng tiền hiện hành. Có nghĩa là 1.000 đồng tiền cũ sẽ đổi 1 đồng tiền mới.

Cũng theo lời viên chức giấu tên nói trên thì đề nghị này đã được ra từ mấy tháng trước và có lẽ vì bị tiết lộ nên rất nhiều người đã đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho giá vàng và ngoại tệ gia tăng lên mức độ chóng mặt. Chính vì thế mà tuần qua, chính quyền phải huy động lực lượng công an siết chặt thị trường này.

Theo một chuyên gia tài chánh của chi nhánh ngân hàng ANZ tại Việt Nam thì tin này thật sự đã âm ỉ từ cuối năm 2009, nhất là sau khi nhà cầm quyền Bắc Hàn tiến hành đổi tiền để giữ uy tín cho đồng tiền đang mất giá một cách thê thảm. Nhưng Ngân hàng Nhà nước VN vào lúc đó cũng lên tiếng bác bỏ tin này và trấn an dân chúng là sẽ không có một vụ đổi tiền nào nữa.

Thế nhưng trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước cộng sản không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những "thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt". Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền... đổi!

Người Hà Nội

Friday, March 11, 2011

Chỉ cần không biết sợ

Nguyễn Hưng Quốc Thứ Sáu, 11 tháng 3 2011



Chung quanh các cuộc nổi dậy đã thành công cũng như chưa thành công ở một số quốc gia thuộc Trung Đông và Bắc Phi gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học, trong đó, theo tôi, bài học này là quan trọng nhất: Không biết sợ.

Khi được các phóng viên hỏi, những người xuống đường biểu tình ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Yemen, Iran và Libya thường nói một câu giống nhau: Họ không còn thấy sợ nữa. Mà thật, nhìn mặt họ, trên tivi, chúng ta cũng không thấy có chút sợ hãi nào cả. Nếu không hò hét thì họ cũng bình thản đứng yên trên đường phố. Riêng ở Tunisia và Ai Cập, xe thiết giáp của quân đội đến, họ cũng vẫn đứng yên. Thậm chí, nhiều người còn vẫy chào, có khi tặng hoa cho lính đang ngồi trên xe. Ở Libya thì người ta chống trả kịch liệt khi bị phe thân Đại tá Muammar el-Qaddafi tấn công.



Có thể nói chính việc không-biết-sợ ấy vừa là nguyên nhân hình thành các cuộc nổi dậy và cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các cuộc nổi dậy ấy.



Không phải chỉ bây giờ dân chúng các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi mới bị đối xử một cách bất công và tồi tệ. Ách độc tài và nạn tham nhũng đã đày đọa họ từ cả mấy chục năm nay. Thế nhưng, trong chừng ấy năm, họ vẫn câm lặng chịu đựng. Bị áp bức: họ cắn răng chịu. Bị nghèo đói: họ ra đường buôn bán lặt vặt hay thậm chí, ăn xin, ăn cắp để sống qua ngày. Nhìn giới cầm quyền sống giàu có và xa hoa một cách bất chính: họ vẫn im lặng. Rất hiếm, cực kỳ hiếm những người đủ can đảm lên tiếng kêu gọi hay tranh đấu cho một sự thay đổi theo hướng tốt lành và bình đẳng hơn. Hầu hết người dân, tuyệt đại đa số người dân, đều tiếp tục chịu đựng chỉ vì một lý do duy nhất: khiếp sợ.



Mà các nhà độc tài thì rất lão luyện trong việc củng cố những nỗi khiếp sợ ấy. Bằng tuyên truyền: lúc nào cũng đề cao sức mạnh của họ. Và bằng bạo lực: mật vụ, công an và cảnh sát có mặt hầu như khắp nơi để theo dõi mọi người, sẵn sàng ra tay trấn áp bất cứ ai bày tỏ chút phản đối nào đối với chính quyền.



Ai cũng tưởng sự khiếp sợ như vậy sẽ kéo dài mãi. Giới cầm quyền độc tài lại càng tưởng như thế. Chắc chắn trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập không thể tưởng tượng được là người dân của họ lại có ngày không còn sợ như vậy. Đại tá Qaddafi, sau đó, cũng không tưởng tượng được. Ngay cả khi dân chúng đã xuống đường, đã giành quyền kiểm soát khá nhiều địa phương trong cả nước, trong một cuộc phỏng vấn của các ký giả phương Tây, Qaddafi vẫn còn dõng dạc tuyên bố: “Không ai xuống đường cả!”, “Dân chúng cả nước đều yêu mến tôi!”



Tôi tin là ngay chính dân chúng, những người đã hoặc đang xuống đường đòi tự do và dân chủ ở các nước ấy, trước đó, cũng không thể tưởng tượng nổi là có ngày họ lại không còn biết sợ.



Nói cho đúng, theo tôi, suốt cả mấy chục năm trước: họ sợ. Một ngày trước khi đổ xô xuống đường: chắc họ cũng sợ. Có lẽ chỉ một hai giờ trước khi xuống đường họ mới bớt sợ. Bớt chứ không phải là hết. Tôi tin họ chỉ không còn thấy sợ nữa khi chung quanh họ đã có trùng trùng điệp điệp những người cùng cảnh ngộ và cùng lý tưởng quyết tâm chống lại độc tài.



Sự phẫn nộ trước họa độc tài và tham nhũng khiến người ta bất chấp sợ hãi chứ bản thân sự phẫn nộ không đủ làm tiêu tan hẳn mọi sự sợ hãi. Yếu tố làm cho sự sợ hãi ấy biến mất nằm ở chỗ khác: đám đông.



Khi người ta đứng một mình, ngay cả lúc ở trong nhà của mình: sợ. Túm tụm với nhau vài ba chục hoặc vài ba trăm người: sợ. Nhưng khi đứng giữa đám đông gồm cả hàng ngàn, hàng chục ngàn người, nỗi sợ hãi sẽ tự nhiên biến mất. Lúc ấy, kẻ sợ không còn là những người biểu tình. Mà là giới cầm quyền. Cuối cùng, chính những kẻ từng thét ra lửa ấy đã bỏ chạy.



Dĩ nhiên, vẫn có những kẻ không sợ, vẫn ra lệnh bắn sả vào đám đông. Chuyện ấy đã từng xảy ra ở Thiên An Môn hơn hai chục năm về trước. Nhưng một chuyện như vậy có lẽ sẽ không thể xảy ra vào lúc này.



Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra ở thời điểm hiện nay, con số mấy chục ngàn sinh viên đổ xô xuống đường sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn gấp bội, cả hàng chục hay thậm chí, hàng trăm, hàng ngàn lần, nhờ một yếu tố: truyền thông. Đã đành mọi diễn biến ở Thiên An Môn năm 1989 đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới theo dõi và loan tải. Nhưng thời ấy chỉ có báo in, truyền hình và truyền thanh. Bây giờ thì có vô số các phương tiện khác. Không những đa dạng hơn mà còn phổ biến hơn và nhất là, nhanh chóng hơn. Bây giờ, mọi chiếc điện thoại di động đều có thể trở thành vũ khí: chúng không những được dùng để liên lạc mà còn dùng để chụp ảnh và những bức ảnh ấy dễ dàng được gửi đi khắp nơi. Nếu mỗi người chỉ gửi đi một bức ảnh và một tin nhắn, sự hiện diện của số người trên đường phố sẽ được nhân lên gấp cả hàng chục lần. Và họ có cả thế giới đứng sau lưng họ. Ủng hộ họ.



Tuy nhiên, ở đây, tôi không đi sâu vào những sự khác biệt giữa thời của Thiên An Môn và thời bây giờ. Tôi chỉ muốn trở lại với luận điểm nêu ở trên: Dân chúng ở các nước Trung Đông và Bắc Phi chỉ bớt sợ ở thời điểm quyết định và chỉ hết sợ khi họ đã thực sự xuống đường. Khi họ hết sợ cũng là lúc họ thành công.



Cần phân biệt mức độ bớt sợ và hết sợ ở các nước Trung Đông và Bắc Phi: chúng khác nhau. Những sự phân tích ở trên có lẽ chỉ đúng với hai quốc gia đầu tiên bùng nổ cách mạng dân chủ: Tunisia và Ai Cập. Ở các quốc gia khác, sau đó, kể cả ở Libya hiện nay, cảm giác bớt sợ có lẽ xuất hiện sớm hơn và với mức độ cao hơn nhờ những sự thành công vang dội của dân chúng các nước lân cận. Những sự thành công ấy cho thấy ý định nổi dậy của họ không còn là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh hay dại dột và cũng không còn là một ước mơ viển vông nữa.



Người ta thường nói: đối với một người, không có gì giúp cho người ta thành công nhanh bằng chính sự thành công. Thành công nuôi dưỡng sự tự tin. Tự tin giúp người ta dám quyết định và dám đương đầu với thử thách. Có quyết định và có đương đầu thì mới có những thành công liên tiếp được. Với một cộng đồng, cũng vậy. Những sự thành công của dân chúng ở Trung Đông và Bắc Phi giúp người dân ở vô số các quốc gia đang chịu đựng nạn độc tài khác thấy được một điều: Chỉ cần bớt sợ, dù chỉ một chút, người ta có thể dấn thân; và khi đã dấn thân vào cuộc tranh đấu thì tự nhiên những nỗi sợ hãi sẽ không còn nữa.



Và khi họ không còn sợ hãi nữa thì đến lượt bọn độc tài sẽ khiếp sợ.

Tuesday, March 8, 2011

Biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam (theo FRA)

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-03-07

Sự thành công của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai cập đã thổi một làn gió mới vào các quốc gia đang sống trong chế độ độc tài trên thế giới và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.



Photo by Hien Vy/RFA
Cộng đồng VN ở Houston biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 2011

Từ "cách mạng hoa lài"...

Để cổ võ cho phong trào đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người Việt hải ngoại đã biểu tình nhiều nơi trong tuần qua.

Vào cuối tuần 26 và 27 tháng Hai, một số người Việt tại Nam California đã tuyệt thực và biểu tình. Thứ Sáu, mùng 4 tháng Ba, tại Bắc California cũng có một biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt Nam.

Vào thứ Bảy,5 tháng Ba tại Frankfurt, nước Đức, cũng có một cuộc biểu tình trước tòa Lãnh sự Việt Nam. Và vào trưa Chủ Nhật, 6 tháng Ba, khoảng trên dưới một ngàn người Việt đã tề tựu trong khuôn viên Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ cũng để đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

Tự Do cho Việt Nam. Dân Chủ cho Việt Nam. Nhân quyền cho Việt Nam ..."

Đó là vài trong những khẩu hiệu được đồng hương Việt Nam hô to trong buổi biểu tình trưa Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 vừa qua tại Houston. Trưởng ban tổ chức, ông Trần Trí Hoàng cho biết lý do nhóm Hoa Lư kêu gọi đồng hương xuống đường :

"Cám ơn quí vị hiện diện đông đủ nơi đây để góp phần chuyển ngọn lửa đấu tranh về Việt Nam, kêu gọi đồng bào quốc nội thân yêu của chúng ta hãy đứng lên cùng trào lưu cách mạng Hoa Lài, xuống đường đòi cho bằng được Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và xóa bỏ chế độ độc tài, độc đảng, cộng sản Việt Nam.


Biểu tình đòi tự do, dân chủ cho VN tại Houston. Photo by Hien Vy/RFA

Đảng Cộng sản Việt Nam đang tước bỏ tất cả các quyền căn bản nhất của con người, đang áp đặt một nền độc tài, hà khắc lên đầu dân tộc. Không ai ban phát cho chúng ta Tự do và chúng ta cũng không thể van xin để được tự do. Muốn có Tự do, chúng ta phải vứt bỏ sợ hãi, tranh đấu quyết liệt cho dù có phải hy sinh bằng máu, bằng nước mắt , bằng đau khổ và đôi khi bằng cả chính sinh mạng của mình.

Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam"

Một sinh viên trẻ tên David cho biết lý do em tham dự cuộc biểu tình:

"Là người Việt Nam, mình cũng mong muốn người Việt Nam có Tự do ở Việt Nam như các nước dân chủ. Nên cháu ra đây để support và mong một ngày nào đó Việt Nam sẽ có Tự do"

Anh Bùi Ngọc Thắng thì chia sẻ rằng người Việt hải ngoại luôn luôn ủng hộ phong trào tranh đấu quốc nội:

"Ở hải ngoại này chúng tôi là những người tiếp sức cho công cuộc đấu tranh trong nước và tác động cho trong nước biết rằng chúng tôi không bao giờ quên họ. Và chúng tôi luôn ủng hộ tinh thần đấu tranh của những người trong nước ..."

...đến "cách mạng hoa sen"?

Trong khi đó, một người trẻ khác tên Trâm cho rằng tiếng nói của người Việt hải ngoại dù ở rất xa Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh đấu cho Tự do của người trong nước:

"...dù ít hay nhiều thì nó cũng có ảnh hưởng vì người ta hiểu được ở hải ngoại ít nhất cũng có quyền tự do hội họp, tự do lên tiếng. Được phản đối những gì mình muốn chứ không phải như trong nước mà tụ họp là phạm luật"


Biểu tình tại Houston hôm 06/3/2011. Photo by Hien Vy/RFA

Và ông Thanh Nguyễn cũng đồng ý như vậy:

"Có, bởi vì tuổi trẻ và đồng bào trong nước sẽ thấy có người ở nước ngoài hỗ trợ thì họ sẽ đứng lên để tranh đấu"

Nhiều người tin rằng cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" cũng sẽ lan đến Việt Nam. Ông Chu Hữu cho rằng:

"Không chóng thì chày cũng sẽ thành công. Thuận lòng trời, thuận lòng dân thì sẽ được. Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được"

Và theo ông Thanh là Việt Nam sẽ có cuộc "cách mạng Hoa Sen":

"Sẽ lan về Việt Nam và ngay bây giờ Việt Nam đang có cuộc cách mạng Hoa Sen. Hy vọng một ngày nào đó sẽ chấm dứt chế độ Cộng sản"

Dù rất mong muốn người dân Việt được Tự do và Dân chủ nhưng ai ai cũng lo ngại là sẽ có một cuộc đàn áp từ nhà nước Việt Nam, nếu có một cuộc nổi dậy của dân chúng. Anh Bùi Ngọc Thắng lo ngại có thể Việt Nam sẽ có một "Thiên An Môn" như tại Trung quốc hơn hai thập niên trước:

"Việt cộng là học trò của Trung cộng nên Trung cộng làm gì thì Việt cộng cũng sẽ làm như vậy, nhưng có tiếng nói của người Việt hải ngoại cũng như chúng tôi đưa tiếng nói lên quốc hội của nơi chúng tôi đang cư ngụ, thì có thể Việt Nam sẽ không dám đàn áp mạnh như ở Thiên An Môn "

Nhưng sinh viên David Nguyễn thì cho rằng:

"Sẽ có đàn áp, nhưng muốn có Tự do thì phải không e ngại. Phải vượt qua những cái đó để tìm Tự do. Cuộc tranh đấu nào cho Tự do cũng sẽ có đổ máu và chính những đổ máu đó sẽ mang lại Tự Do"

Trong khi đó ông Chu Hữu thì tin rằng sự đàn áp sẽ khó khăn hơn nếu toàn dân cùng lên tiếng:

"Nếu toàn dân đồng lòng đoàn kết đứng lên thì đảng Cộng sản không làm gì được. Nếu cá nhân lẻ tẻ thì họ sẽ tìm cách tiêu diệt nhưng với một số lượng 80 triệu dân cùng nổi dậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng không làm gì được"

Chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức, để kết thúc bài phóng sự này:

"... đặc biệt xin một tràng pháo tay cho những em du học sinh đã không còn sợ tòa lãnh sự mà ra đây ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam. Hy vọng ngọn lửa hôm nay có thể sẽ nối tiếp về Việt Nam để giúp tinh thần thêm cho những người đang tranh đấu tại Việt Nam..."


Nguồn: Đài Á Châu Tự Do