Friday, May 7, 2010

Thư của dân biểu Cao Quang Ánh

Làm dân biểu phải nghe lời dân biểu, phải nói lên được nguyện vọng của
dân. Mời đọc thư trả lời thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn của dân biểu Liên
Bang Hoa Kỳ Cao Quang Ánh.

Tôi đã nhận văn thư của Ông Thứ Trưởng yêu cầu tôi triệu tập buổi gặp
gỡ với phái đoàn của Ông nhằm xoá tan những “ngộ nhận” giữa cộng đồng
người Mỹ gốc Việt và chính phủ Việt Nam. Ở thời điểm này, tôi phải từ
khước.

Tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải toả những điều được gọi là “thiếu
thông tin đúng đắn” là tiền đề sai lầm và chắc chắn không phải là khởi
điểm mang tính cách xây dựng cho việc đối thoại. Những người Việt
quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về
chính phủ Việt Nam. Họ ra đi vì đã không thể sống dưới một chế độ toàn
trị vốn xem thường quyền con người và tự do tôn giáo, và trừng phạt
những công dân can đảm lên tiếng.

Lịch sử của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hãy còn in sâu trong ký ức
của nhiều người đã đau khổ vì cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu trong
thập niên 1950 và gần đây hơn là chính sách “trại cải tạo”. Đó là chưa
nói đến những người bất đồng chính kiến mà chính phủ của Ông tiếp tục
giam cầm vì họ kêu gọi dân chủ và tự do. Người Mỹ gốc Việt đã chọn lựa
không sống trong một đất nước công an trị nơi mà người dân không có
tiếng nói đối với việc điều hành quốc gia. Quả vậy, phần lớn những
người Việt đến đây đã quyết định trở thành công dân Hoa Kỳ chính vì
Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm một cách rõ ràng quyền tự quyết và tự do
thiên phú của mỗi con người.

Tôi, giống như đa số người Mỹ gốc Việt, mong muốn một Việt Nam giàu
mạnh. Chỉ là điều tự nhiên khi người ta có thiện ý đối với quê hương.
Tuy nhiên, tôi tin rằng khi con người được hành xử quyền suy nghĩ cho
chính mình và nói lên những điều mình nghĩ, thì mới bắt đầu có những
phát kiến thực sự và một Việt Nam tự do sẽ càng hùng mạnh và thêm phồn
thịnh. Trong môi trường ấy, nhiều người Mỹ gốc Việt tài giỏi sẽ hăng
hái tìm cách đóng góp để làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia tốt
đẹp hơn.

Có một số bước mà chính phủ Việt Nam có thể thực hiện để đáp ứng những
quan tâm của người Mỹ gốc Việt, bao gồm:

* Trả tự do cho những tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Đài, Vũ Hùng,
Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và nhiều nữa;
* Trả tự do cho những tù nhân đang bị bắt bớ vì những lý do nguỵ tạo,
như tác giả Trần Khải Thanh Thuỷ;
* Ngưng sách nhiễu những nhà vận động cho dân chủ như Ts. Nguyễn Thanh
Giang và Bs. Phạm Hồng Sơn;
* Hoàn trả tài sản cho các tổ chức tôn giáo và cho phép các tôn giáo
thực hành tín ngưỡng của họ;
* Ngưng mọi hành động phá huỷ các biểu tượng và tài sản tôn giáo, và
những hành động lạm dụng về thể xác và tinh thần đối với các tín đồ;
* Trả tự do cho tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc các sắc dân
thiểu số đã từng bị giam cầm trong nhiều năm;
* Hơn nữa, bồi thường cho các nạn nhân trong vụ Daewoosa American
Samoa theo phán quyết của Toà Thượng Thẩm American Samoa đối với chính
phủ của Ông sẽ chứng minh rằng Việt Nam sẽ tuân thủ nguyên tắc pháp
trị.

Đấy là những bước cụ thể và hợp lý. Là người Mỹ gốc Việt độc nhất phục
vụ tại Quốc Hội, tôi nhất thiết yêu cầu chính phủ Việt Nam chứng tỏ
thiện chí giải quyết những vấn
đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ khi đó chúng ta mới
có thể bắt đầu tiến trình hàn gắn những vết thương sâu đậm đã chia cắt
chúng ta và có những cuộc đối thoại cởi mở và chân thành trên những
vấn đề trọng yếu về lợi ích chung.

Cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân
quyền và tự do tôn giáo, lời kêu gọi của Ông Thứ Trưởng đến với cộng
đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục không được đón nhận. Tôi trông chờ
hồi âm của Ông.


Nguồn: http://josephcao.house.gov/News/DocumentSingle.aspx?DocumentID=183777

Tin ngoài lề về buổi lễ tại nhà thờ chính tòa Hà Nội hôm nay.

Hôm nay tại nhà thờ chính lễ đón tânTổng Giám Mục Phó Hà Nội đã được diễn ra trong bầu không khí khó tả của tình cảm giáo dân Hà Nội với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Theo những nguồn tin có uy tín thì Phó TGM Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm để kế vị, thay thế Đức TGM Ngô Quang Kiệt vào một ngày gần đây. Trước đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Ông Nhơn năm nay 72 tuổi là một người có tính cách mềm mỏng, ôn hòa và khéo.... Trước khi đến Hà Nội ông Nhơn là giám mục Đà Lạt, ông cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trên cương vị này ông đã nhiều lần tiếp xúc thân mật với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể cả lúc giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện đòi đất.

Ông Kiệt năm nay 58 tuổi, trước là giám mục Lạng Sơn, ông Kiệt từng thẳng thắn đòi lại đất của Giáo Hội VN ở 42 Nhà Chung. Chủ tịch ủy ban NDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã lập tức đề nghị Vatican thuyên chuyển ông Kiệt, đồng thời ông Thảo cũng làm công văn cảnh cáo ông Kiệt tức khắc.

Trong buổi lễ hôm nay, linh mục Quế của nhà thờ chính tòa đã gọi sớm ông Nhơn là Tân tổng giám mục, lúc tặng hoa linh mục Quế gọi cả ông Kiệt, Nhơn là hai Đức Tổng. Trả lời thắc mắc của giáo dân về cách gọi này của linh mục Quế, một linh mục khác thuộc TGP Hà Nội cho rằng ông Quế bị ngợp trước buổi lễ nên nói chưa rõ. Tuy nhiên qua sự lỡ lời của ông Quế, thì nguồn tin ông Nhơn thay thế ông Kiệt là rõ ràng chỉ ngày một, ngày hai.

Sự ra đi của Đức TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt có dấu hiệu bắt đầu từ khi ông Lê Thế Thảo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề nghị thuyên chuyển và cảnh cáo ông Kiệt. Cùng với việc HĐGM nhóm họp tại Vũng Tàu dưới sự chỉ trì của CTHĐGM ông Nguyễn Văn Nhơn trong khi ông Ngô Quang Kiệt đi chữa bệnh ở nước ngoài.

Nguồn tin cũng cho hay rằng có một Đức Cha người Việt hiện đang ở Vatican đã tham gia dàn xếp trong việc để ông Ngô Quang Kiệt ra đi, bằng cách ngăn chặn những thông tin từ giáo dân đến Vatican trong những vụ đòi đất đai xảy ra hồi năm 2007, 2008 tại Hà Nội.

HĐGMVN do ông Nguyễn Văn Nhơn làm chủ tịch đã gọi việc bổ nhiệm này là '' trang sử mới..'' hứa hẹn đem lại nhiều điều tốt đẹp cho....

Ở tuổi 72, ông Nguyễn Văn Nhơn vẫn còn tỏ ra khỏe mạnh khi giảng lễ tại nhà thờ chính tòa Hà Nội sáng nay, ông Nhơn có một số học trò hiện cũng đang là giám mục hay giữ chức vụ cao trong giáo hội Công Giáo Việt Nam. Trong lời giảng tại buổi lễ này có đoạn nhắc đến đức '' vâng lời bề trên'' một đức tính đặc trưng của người Công Giáo.

Ở buổi lễ này Linh Mục Nguyễn Khắc Quế Quế chịu trách nhiệm tổ chức đã thay thế hết đội trật tự, kèn, trống bằng những nhóm khác ở quê của ông, đồng thời đa số giáo dân dự lễ ở bên trong nhà thờ đều đến từ quê của ông Quế một xứ Hà Tây cũ.

Giáo dân Hà Nội thì hầu hết đứng bên ngoài căng biểu ngữ bày tỏ tình cảm, lưu luyến với sự sắp ra đi của ông Ngô Quang Kiệt. Nhưng khi ông Nhơn chuẩn bị vào nhà thờ từ cửa ngách thì cửa chính bỗng nhiên được đóng chặt lại, có lẽ ông Nhơn không kịp nhìn giáo dân Hà Nội ở bên ngoài đang thể hiện ước mong gì.Kết thúc buổi lễ, ông Nhơn đã tận mắt chứng kiến tấm lòng yêu mến của giáo dân Hà Nội với Đức TGM Ngô Quang Kiệt.

Hiện chưa biết khi rời chức TGM nhường ghế cho ông Nhơn. Đức TGM Ngô Quang Kiệt sẽ đi đâu ?

Dự đoán là ông sẽ trở về vùng quê xa xôi, heo hút nào đó như xứ Châu Sơn để đọc sách, tĩnh tâm trong quãng thời gian về hưu sớm.

Xin xem thêm các hình ảnh và nguyên văn bài viết tại đây:
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/457/457