Tuesday, June 30, 2009

Chuyện Bất Bình Quanh Tôi!!

Tạ Công Thạch

Tôi không phải là phóng viên nhà báo, mà tôi chỉ là một người dân bình thường như bao người dân khác, tôi rời ghế nhà trường được 3 năm, hiện tại đang sinh sống và làm công nhân tại tỉnh Bình Dương.

Theo lời giáo huấn của (Hồ Chủ Tịch “Vỉ Đại”) lúc ra đi, đảng cộng sản phải là đầy tớ của nhân dân, nước Việt Nam phải do dân vì dân làm chủ, vì nước quên thân vì dân phục vụ, nhưng sau những sự việc tôi vừa chứng kiến tôi không còn tin vào đảng cộng sản, không còn cho câu nói của Bác Hồ là hữu dụng nữa, nếu đảng cộng sản là đầy tớ của nhân dân thì người dân toàn quyền làm chủ, và nếu nhân dân có quyền làm chủ thì tại sao nhà nước quản lí, trong xã hội hiện nay thì không còn đúng nữa…ai có thân với cộng sản gia đình chính sách có công với cách mạng mới được ưu đãi hơn, có tiền là có tất cả có tiền phạm tội cũng thành trắng án, hiển nhiên sống ngoài vòng pháp luật, còn người sống chân chính lại bị đàn áp và bóc lột theo nhiều cách.

Ngày hôm nay tôi quá bất bình nên viết bài nầy gởi đến quí độc giả, vào lúc 22h20 phút ngày 6/6/2009 tôi đang ngồi ăn thí thấy một xe chở toàn là công an, chạy từ hướng ngã ba nam sanh phường Phú Lợi Thị Xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương,Họ dừng lại ở quán cháo vịt có tên là QUÁN CHỊ BA, và hốt tất cả đồ vật của chị, theo tôi biết đó là tất cả tài sản của chị mưu sinh nuôi sống cả gd, mặc cho Mẹ chị van xin các chú công an cũng không động lòng mảy may gì, các chú công an đã nhẫn tâm buông lời nhục mạ Mẹ chị. Trong khi đó cái ông công an đó chỉ đáng tuổi con của bà…

Lúc đó tôi mới nghe chị la lớn,

- Mấy ông làm việc kì vậy? tại sao lại chửi Má của tôi, rồi chị nói tiếp, “các ông làm việc cá nhân phải không,”

Ông công an, “ừ tao chữi đó”

Chị Ba: “Tại sao mấy chổ kia ông không hốt mà hốt quán của tôi”

Ông công an, “bọn tao chỉ làm việc có điểm nầy”

Chị Ba, “vậy là các ông làm việc theo cá nhân phải không, tư thù phải không?”

Ông công an, “ừ Đụ má tư thù đó”

Chị Ba, “tôi không sợ các ông đâu, đối với các ông tôi rành quá mà, các ông đàn áp ai được các ông làm tới”

Ông công an, “tao làm vậy đó rồi sao?”

Chị Ba, “nếu các ông không trả lại đồ để tôi kiếm sống, tôi sẻ chụp hình các ông đưa lên mạng.”

Ông công an,” Đụ mẹ mầy muốn làm gì thì làm”

Chị Ba, “các ông đừng có thách thức tôi, ngày trước tôi đã từng tham gia đấu tranh dân chủ nên các ông đừng thách thức tôi.”

Tôi là người chứng kiến tôi chỉ sợ công an nhào vào đánh và bắt chị đi, nhưng bọn họ chỉ hốt hết đồ đạc của chị rồi cho xe chạy, chứng kiến cảnh đó tôi không khỏi đau lòng cho chị cho những người vì miếng cơm manh áo, mà họ vất vả mưu sinh theo nhiều cách, bán hàng rong cũng bị bắt, mua phế liệu cũng bị bắt,

Trong khi đó tivi mỗi ngày tuyên truyền khuyên ta nên sống liêm chính tiết kiệm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của (Hồ Chủ Tịch) các chú là con cưng của đảng các chú không học thì ai học? những câu nói đó chỉ là xảo biện, chỉ có trên lý thuyết, làm ăn chân chính thỉ tại sao đá đỗ miếng cơm manh áo của họ, dồn họ vào con đường cùng cực, tôi thật la xót xa cho con người Việt Nam, va cũng cho chính bản thân tôi, tôi học chưa hết lớp 12 ở một trường huyện, tôi củng biết thế nào là tôn sư trọng đạo kính trên nhường dưới, đâu là đúng đâu là sai

Quay lại chuyện của chị Ba, các chú công an phục vụ cho dân ăn lương của dân. Là đầy tớ của nhân dân, nhưng họ xem nhân dân như dầy tớ của họ, họ đã dùng lời lẻ vô văn hóa, chẳng lẻ họ không được đi học? công an mà dùng danh từ khó nghe mất dạy như thế để cư xử với người đáng tuổi Mẹ mình, công an là có quyền thóa mạ người dân của mình như vậy hay sao? Trong khi đó xung quanh chị Ba cũng có rất nhiều quán buôn bán, các chú công an không kiếm chuyện với ai, mà chỉ kiếm chuyện có mình quán chị, kế bên quán của chị Ba còn có một quán nữa bán cháo vịt như chị, bà ta có chồng là cán bộ nhà nước trước làm việc ở Bình Dương, nay làm việc tại tỉnh Bình Phước, bà ta chiếm hết hành lang ngoài đường, lấn luôn cả đường đi ai muốn đi ngang qua phải đi xuống dưới đường mà đi, trong khi đó QUÁN CHỊ BA chỉ lấn ra khoảng một gang tay bánh xe, có lẻ họ muốn làm tiền chị Ba, hay là vì tư thù cá nhân gì đó, những ai gia đình cán bộ là được chiếu cố như vậy sao. Còn người dân thấp cổ bé họng như chúng tôi phải cam chịu tất cả hay sao,

Tôi rất là thắc mắc tại sao Hai hòn đảo Hoàng Sa, và Trường Sa thân yêu của chúng ta, đã được bao thế hệ cha ông đổ biết bao xương máu, trải qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc bảo vệ và gín giữ, bị Trung Quốc lấn chiếm tranh giành, thì vừa qua CSVN lai đi tuyên truyền trong dân chúng đó là muốn (ĐOÀN KẾT TÌNH HỮU NGHỊ) đảng cộng sản việt nam có thể đi đoàn kết với kẻ xâm chiếm đất nước mình hay sao, vậy thì tại sao (Hồ Chủ Tịch Vỉ Đại) lại nói, “các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta ngày đêm giữ nước”, Bác ơi Bác có nói lộn không, Bác bảo giữ nước mà các cháu ngoan lại đi tặng nước, nhân dân trong nước lấn vỉa hè có tí tẹo mà các chú công an đã vô tâm cướp đi hết tất cả tài sản vốn liếng là công cụ để họ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Chính vì có những người nhu thế mà đảng cộng sản việt nam bi suy thoải, bị thối rửa vì những người nầy,

Qua đây tôi kính mong các nhà dân chủ các nhà yêu nước đấu tranh kêu gọi thay đổi từng lớp chính trị cho nhân dân được cuộc sống tươi đẹp hơn!!!
Bình Dương 8/6/2009

Người đi tìm dân chủ
Tạ Công Thạch


Xuất xứ: báo tổ quốc

Thương thay dân tộc lầm than

Nhật Hà

Thương thay cho dân tộc Việt Nam vì đức tính nhân nhượng, dĩ hòa vi quý, hay vì lòng tin đã bị đánh cắp bởi sự nhẹ dạ. Hay bởi tại tính lạc quan vô căn cứ, hay khả năng hạn chế không thể đoán định được "bên kia bờ ảo vọng" là một thế giới như thế nào đang tất yếu hình thành từ thực tế?
Sự nhầm lẫn đến độ "giao trứng cho ác" đã mấy chục năm nay! Kể ra thì cũng quá muộn, nhưng muộn còn hơn là không bao giờ, đã đến lúc chăng, mỗi người dân Việt ý thức được quyền làm người của mình, không còn sợ hãi bởi quyền lực đen tối đã cướp đoạt chiếc áo chính danh.
"Quyền tự do" của người dân Việt có thể sẽ muôn đời là món xa xỉ nếu tự bản thân mỗi người dân không tự nhận thức được rằng lâu nay nó đã bị tước đoạt quá nhiều.
Quyền tự do, chính là cái quyền được hít thở một bầu không khí trong lành, được uống từ một nguồn nước trong sạch, được nghe một bản nhạc êm đềm, được đọc những áng văn hay, rồi được thưởng thức những sản phẩm tinh hoa của trí tưởng tượng bay bổng diệu kỳ của chính mình và của đồng loại...
Và rồi cái quyền cơ bản nhất, có ý nghĩa nhất, thể hiện tính Người nhất chính là quyền được nói lên suy nghĩ, ước vọng, bầy tỏ ý kiến về một vấn đề nào đó. Sự tự do của con người không phải là cái tự do của con trâu con bò hay con gà con chó, nhưng là quyền tự do của con người trong thời đại văn minh.
Tiếc rằng, lâu nay, người dân Việt đã được ban phát sự tự do của phần Con: tự do băng hoại, tự do lừa đảo, tự do suy đồi, tự do nhục nhã, tự do nô lệ và cả tự do đi tù khi mà mỗi người dân là một tù nhân dự khuyết…
Lâu nay người dân Việt đã im lặng, đã nhẫn nhịn, đã để quá nhiều thời gian và cơ hội cho bọn “lưu manh giả danh chính khách” đục khoét, vơ vét của dân sức dân, kết thân và đi đêm với ngoại bang... hòng kiếm tiền bỏ túi riêng, miệng lưỡi thì hứa hẹn thề thốt những lời tâm huyết, nhưng dã tâm thì vừa tham vừa ngu.
Ôi cái lưỡi của cộng sản, còn thứ gì độc dữ hơn không?
Càng ngày, bọn chúng càng thể hiện sự thối nát, phản động đến cùng cực, trơ mặt với nỗi đau của người dân, cướp bóc trắng trợn tài sản, xương máu đồng loại phục vụ cho bầy đàn của chúng, ngược lại luôn cung cúc phụng thờ ngoại bang, tôn thờ kẻ thù dân tộc, rước voi giày mả tổ cha ông.
Mối hiểm họa đó đang từng bước gặm nhấm, bào mòn, dấn sâu và có nguy cơ tàn phá hủy diệt dân tộc này, đất nước này, nó đã và đang tàn phá kinh tế, giáo dục, văn hóa dân tộc, nó làm tê liệt ý thức tự chủ của mỗi người Việt hôm nay... bằng nhiều phương cách mưu chước mà mỗi con người đơn lẻ thật khó nhận ra.
Song, đến thời điểm này, những con người xuất chúng của dân tộc đang xuất hiện ngày càng nhiều, đó là những nhà lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, những nhà văn, nhà thơ nhà báo còn có lương tâm, không cam chịu thân phận bồi bút nô lệ, những cô gái thông minh xinh đẹp, những chàng trai hào hoa mà quả cảm...
Họ được Thượng Đế ban cho một trí tuệ, lòng quả cảm hơn người và họ cũng nhận lãnh lấy trách nhiệm dấn thân hơn người dù họ biết rằng với thế lực bạo quyền này, đó là một con đường nguy hiểm. Nhưng, họ đã dấn thân.
Hy vọng rằng đây là những cánh én báo hiệu mùa xuân!
Tín hiệu từ những con người quả cảm đó đã dấy lên trong mỗi người dân Việt mối quan tâm sâu sắc đến tình hình đất nước.
Những con người nhỏ bé vốn chỉ "côi cút làm ăn toan lo nghèo khó" nay đã thấy xót xa cho những phận người lưu lạc làm nô lệ cho thiên hạ hòng kiếm sống nơi đất khách, xót xa hơn khi ngư dân miền Trung phải bó tay, bóp bụng, xếp lưới phơi thuyền ngay trên vùng biển nước nhà.

Những con người đó đã biết xót, biết đau cho Ải Nam quan, Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ và lãnh hải, cơ đồ ngàn đời nay của cha ông từng tốn núi sông, biển máu xây đắp và bảo vệ đang dần dần biến vào tay ngoại bang với cả hàng chục khẩu hiệu, chữ vàng trên máu đỏ.
Những người có lương tri đã biết phẫn nộ: Phẫn nộ khi “chủ trương lớn của đảng” đang bán đứng Tây Nguyên cho bọn xâm lược, phẫn nộ hơn khi những tiếng nói yêu nước thương dân đang bị từng bầy đàn xỉa xói, hùa nhau bóp méo xuyên tạc nhằm dập tắt những tiếng nói lương tri còn sót lại với chiêu bài “chống diễn biến hòa bình”...
Càng phẫn nộ hơn, khi những tiếng kêu từ đáy lòng yêu nước, thương dân đã bị đàn áp và đè bẹp bằng trăm ngàn thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ, bằng muôn vạn cách bẩn thỉu nhất và xã hội văn minh không thể tưởng tượng ra.
Thật đau xót cho thân phận người Việt Nam đã tự lừa bịp, huyễn hoặc chính mình bằng những ngôn từ xa lạ, kiêu ngạo và ngu xuẩn bởi thứ tôn giáo nhập ngoại bất hảo và phản động mà chính nơi sinh ra nó đã đào sâu, chôn chặt từ lâu – tôn giáo Mác – Lê.
Thật đau xót cho thân phận người Việt Nam, qua những cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt để mang lại cho mình thân phận tôi đòi ngày nay, để lại bước đi những bước lầm than ban đầu trên con đường đi tìm ánh sáng văn minh của nhân loại.
Thật đau xót, thế giới đã vượt xa cái văn minh của dân tộc này từ vài chục năm đến hàng thế kỷ, lẽ nào người Việt Nam bây giờ lại phải lên đường đi đòi từ chính người Việt Nam cái mà mình đã từng đòi từ tay đế quốc thực dân cách nay gần thế kỷ - Quyền tự do ngôn luận.
Có được quyền đó con người mới thực sự NGƯỜI hơn. Con đường sắp tới là vô cùng gian nan như chúng ta đã thấy, bởi những tên cướp hiện nay mang bộ mặt của người Việt mang dã tâm của ngoại bang và âm mưu của bọn quan thầy ma quỷ.
Nhưng không lẽ buông xuôi?

Hà Nội, 25/06/2009
Nhật Hà

Cuộc gặp gỡ thú vị

Trần Khải Thanh Thủy

Trong cơn mưa đổ sầm sập, đến mức “phố uốn thành dòng sông uốn quanh”, ngập nửa bánh xe, tôi bỗng nhận được cú điện thoại gọi đến. Nhấc ống nghe lên, tôi nhận ra tiếng một người ngoại quốc gọi tên mình bằng chất giọng đặc biệt ấn tượng: Tràn Khại Than Thụy.

Với thứ tiếng Anh vay mượn của tôi từ ngót nghét 30 năm trời nay, cho dù được cứu vớt trong 9 tháng 10 ngày ở tù, cũng không cứu tôi ra khỏi dòng ngôn ngữ mà người đầu dây gọi, trong khi tôi yêu cầu ông ta nói tiếng Việt, thì ông ta “no, no” hoài và khó khăn lắm tôi mới hiểu được ông ta tên Bernd, muốn gặp tôi trong vòng một tiếng nữa.

Chưa biết ra khỏi nhà bằng cách nào trong cảnh mưa trắng trời, trắng đất như thế này, thì đầu dây lại có tiếng nói. Lần này là tiếng người Việt nói tiếng Nam... Chỉ vẽ vòng quanh vài phút mới hiểu rằng ông Bernd đang ở Sài Gòn, vì vậy cuộc gặp đành ấn định vào ngày mai, khi ông bay ra Hà Nội.

Đặt ống nghe xuống, tôi thở phào nhẹ nhõm, cũng may ông đang ở Sài gòn, nơi chợt nắng, chợt mưa, rồi chợt tắt, nếu không, cả tôi và ông đều chỉ còn cách ngồi trong nhà nhìn trời mà khóc theo mưa, vì Hà Nội (dù đã từng tăng trưởng kinh tế tới 8,5 %, chỉ đứng sau các thành tựu kinh tế của Trung Quốc!), đã làm gì có xe lội nước? Ngay cả nút giao thông Kim Liên -nơi hầm chui cơ giới hiện đại nhất Việt Nam vừa được khai thông một tiếng đã bị ngập, người và xe máy, ô tô, lóp ngóp đi trong mưa, ướt lướt thướt như chuột lột, thì những nơi khác, do người dân “thực” được từ thời Pháp thuộc, cách đây gần trăm năm, bị xuống cấp trầm trọng, còn ngập đến mức nào?

Cuối cùng một ngày chờ đợi cũng qua nhanh, tôi cùng chị bạn đi ta xi đến khách sạn Sophia - plaza- cạnh Hồ Tây, để gặp ông theo lời hẹn.

Vừa tiến vào tiền sảnh của khách sạn, giữa lúc chúng tôi lúng túng chưa biết vào bằng cách nào vì không đem theo chứng minh thư, và điện thoại của ông có thể không gọi được, ông đã tiến ra, cao lêu đêu và nụ cười rạng rỡ, bất giác làm tôi nhớ lại nhận định của một học giả: “Nụ cười là phương tiện giao tiếp duy nhất không cần phiên dịch , ngôn ngữ”.

Nhờ nụ cười cởi mở và cái bắt tay lịch thiệp của ông mà chúng tôi lập tức quen nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Trong căn phòng nhỏ của khách sạn, nơi cửa kín, phòng sang, ông tự nói về mình: ông là Bernd Musch-, giám đốc đài phát thanh ARD tại Đức, chuyên đặc trách về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong chuyến đi này, ngoài việc quan tâm đến con người và đất nước Việt Nam, điều mà ông cần phản ánh bằng tiếng Anh và tiếng Đức trên đài ARD- là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, vì vậy ông muốn gặp một số nhân vật tiêu biểu trong hàng ngũ đâu tranh chống lại chế độ cộng sản, những người mà ông biết - luôn là nạn nhân của sự độc tài phi nhân- như vợ ông- một cư dân Ba Lan -phải tị nạn sang Đức, và bị cấm trở lại quê hương khi đảng cộng sản Ba Lan còn chưa sụp đổ .

Câu hỏi đầu tiên ông đặt ra cho tôi là:
Bà cảm nhận thế nào về việc luật sư Lê Công Định bị bắt. Việc bắt khẩn cấp một luật sư như Định có phải là điều cần thiết như nhà nước cộng sản công bố không?

Tất nhiên, tôi khẳng định sự hèn nhát, dối trá, bạc nhược của nhà nước này, sợ tất cả những tiếng nói trung thực, những đảng phái manh nha hình thành, những lãnh đạo trẻ tuổi, nhiệt huyết, có tầm vóc, uy tín, theo phương án: “Bóp chết gà từ trong trứng”. Huống hồ một người học giỏi, tài cao, có tâm với đất nước như Định: Sẵn sàng từ bỏ tất cả danh vọng, tiền tài, địa vị để đi theo tiếng gọi của con tim, để đấu tranh cho một nền pháp lý thực sự tự do, dân chủ ở Việt Nam. Trong cảnh “tranh tối tranh sáng”, nhà cầm quyền cộng sản đã lợi dụng bóng tối độc tài để bắt Định khi ánh sáng dư luận còn chưa kịp gối đầu lên thay thế.

Có vẻ như hài lòng với câu trả lời của tôi qua cách phiên dịch của chị bạn đi cùng, ông gật gù rồi quay sang đặt câu hỏi:

Tôi nghe nói trước đây bà đã từng bị bắt

Vâng tôi nhớ lại thời điểm hơn hai năm trước, ngày 21-4-2007 để trả lời:

Tôi bị bắt trước ngày 30-4 chín ngày, một ngày nhạy cảm của dân tộc tôi, khi chính quyền cộng sản xua quân vào lấn chiếm Miền Nam, để lại vết thương sau 34 năm còn rỉ máu...

Trong tù họ đối xử với bà ra sao ?

Như tất cả các tù thường phạm khác. Rất tồi và vô cùng tệ hại. Điều này tôi xin khẳng định rõ ràng vì đã chứng kiến những nhà tù ở Đức qua Net hoặc trên sách báo . Vẻn vẹn 15 kg gạo, 15 kg rau, 15 kg củi, 3 lạng thịt và nửa ký cá một tháng. Không được quyền sử dụng giấy bút, không được phép gọi điện thoại, hoặc gặp gỡ thân nhân trong cả thời gian dài. Trong khi chỗ ở vô cùng chật chội, tối tăm. Người ít là 60cm, người nhiều là 2m, còn thông thường là 80 cm. Tất nhiên bị coi là những công dân hạng bét, cần phải cải tạo tư tưởng chống đối, tiến bộ, tránh lây nhiễm trong cộng đồng, nên chúng tôi còn phải chịu cả áp lực về tinh thần và bản thể:

Thiếu thốn, đói rét, chất lượng cuộc sống chỉ là một sự hành hạ triền miên, ăn cơm cục, uống nước đục, toàn thân phù nề, ngứa ngáy vì thiếu chất và thiếu khí. Chỉ thời gian và sự ô nhiễm là thừa ứ, nên ai cũng mắc chứng bệnh phù thũng và ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là vùng kín.

Tại sao bà lại dấn thân vào con đường nguy hiểm này?

Vì chúng tôi không thể sống quỳ, cha ông chúng tôi là những thế hệ cộng sản đầu tiên, đã bị đảng lừa trắng mắt, trắng tay, nên chúng tôi phải vùng lên để cùng nhau xoá bỏ những đam mê, bưng bít, những dối trá, lọc lừa, để con cháu chúng tôi không bị độc tài đè đầu, cưỡi cổ, không bị tiêm nhiễm tư tưởng Hồ Chí Minh, quốc tế cộng sản, học thuyết Mác Lê- thọc huyết loài người.

Bà có điều gì lo ngại cho sức khoẻ cũng như sự đàn áp của chính quyền không?

Về cơ bản, chúng tôi chấp nhận, coi nỗi đau của dân tộc là nỗi đau của mình. Đã dấn thân vào con đường lớn của tương lai, của hội nhập toàn cầu, là phải biết chấp nhận sự thiệt thòi, hy sinh. Biết ủ đau thương trong hiện tại để sinh nở cái oai hùng cho tương lai con cái sau này, đưa tiền đồ dân tộc ra khỏi vòng luẩn quẩn, tăm tối. Hơn nữa bên cạnh tôi luôn có cả một hàng rào nhân ái bao bọc, trước mắt là 3 triệu đồng bào hải ngoại , nhưng hiện tại và sắp tới sẽ là tất cả những con người có lương tri tại quốc nội.

Ngừng lại để thưởng thức vị sinh tố ngay trước mặt, cũng là giành thời gian để chị bạn chuyển ngữ, thấy ông Bernd vẫn tỏ ý lắng nghe, tôi tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình:

Nếu đấu tranh công khai trực diện tôi không sợ, vì tôi biết mình đang đi theo lẽ phải của cha ông, đi bằng niềm tin của gần 7 tỷ người trên thế giới , nhưng tôi rất coi thường những trò hạ đẳng, bẩn thỉu, đê tiện do nhà nước cộng sản nghĩ ra. Cụ thể, suốt 3 tháng vừa rồi, nhà tôi tràn ngập văn hoá đảng- gồm chuột chết, xác nhuyễn thể, xương động vật thối ngâm trong dầu bẩn, đặc biệt là phân người.

Không tin vào sự thực này, Bernd nhíu mày - những nét nhăn sâu vạch ngang vầng trán:

Thật ư? ai là kẻ gây ra cho bà những hiểm hoạ kinh khiếp này;

Quyền lức đỏ và xã hội đen, thưa ông. Nói chính xác hơn đó là những kẻ nghiện ngập, nợ án, được công an thuê đến theo chủ trương lớn của đảng, thông qua các nghị quyết CP- nghị quyết chính phủ - nghị quyết c...phân v.v Cho đến ngày 4-5, chủ trương này mới tạm dừng lại mà chưa biết đảng còn tiếp tục ra chỉ thị CP nào nữa không?

Gật gù, tư lự, đôi mắt xanh luôn linh hoạt chuyển động trên sống mũi cao, cương trực, ngài Bernd phá tan bầu không khí mát lạnh do điều hoà nhiệt độ trong phòng bằng một câu hỏi nóng :

Bà viết bài bằng cách nào, các tác phẩm trong nước của bà có được sử dụng không?

Tất nhiên là không, 18 tác phẩm của tôi in trong nước bị phong toả, bị thu hồi và trả về không thương tiếc từ tất cả các đại lý lớn nhỏ trong số 31 tỉnh thành cả nước, và hiện tại còn không dưới vài nghìn cuốn bị “tù” oan như vậy... còn bản thân tác giả bị bôi nhọ, bóp méo thành suy đồi đạo đức, làm tay sai cho lưu vong phản động hay các thê lực thù địch ở nước ngoài.

Trong lúc chị bạn dịch, tôi nảy ra một ý nghịch ngợm, một sự liên tưởng so sánh, thú vị:

Nếu hôm nay công an biết tôi đến đây để gặp ông, thì lập tức ông cũng sẽ trở thành thế lực thù địch đối với họ, như tất cả đồng bào tôi ở hải ngoại , hay những vị dân biểu các nước thích can thiệp vào nội bộ Việt Nam, mong muốn nhà nước độc tài phải sửa đổi luật lệ, chính sách, mở đường cho tự do nhân quyền ở Việt Nam.

Đôi mắt xanh biếc của ông lập tức ánh nên những nét cười tinh nghịch, pha lẫn nét trầm buồn tế nhị, ông thú nhận:

Ở Việt Nam, tôi đang trải nghiệm lại những giây phút trước đây, khi vợ tôi còn là một thiếu nữ Ba Lan chống lại đảng độc tài, luôn bị công an rình rập theo dõi, và bản thân tôi hôm nay cũng phải nói dối người ...tháp tùng mình là tôi bị đau lưng, không đi đâu cả, để có thể bố trí gặp bà vào giờ phút muộn mằn này. Chính vì anh ta tin là thật, nên 9 giờ kém tôi mới được tự do mời các bà đến đây, hỏi chuyện.

Câu chuyện xoay sang một hướng mới, vui vẻ và nóng hổi tính thời sự, không kém phần hài hước:

Từ ngày thêm được chữ” nhà” dân chủ, mỗi chúng tôi phải chấp nhận “cưới” thêm dăm bảy chú khuyển áo vàng bên cạnh. Ngay khi nhận thiếp mời họp mặt hoặc cưới xin ai đó , chúng tôi đều giao nhiệm vụ cho nhau, ngày ấy ngày nọ mỗi người phải dắt theo 5,7 chú để đám cuới thêm phần rôm rả, trong cưới, ngoài canh

Chỉ ra phía ngoài khuôn cửa, ông Bernd làm điệu bộ nhún vai, lè lưỡi, lắc đầu, điệu bộ rất hài hước, tự nhiên:

Nếu anh ta không tin tôi mà bỏ đi, thì bây giờ có lẽ chúng ta cũng đang trong cảnh như vậy.

Chừng như không yên tâm, khi ông đột ngột thay đổi điểm hẹn và giờ giấc qúa nhiều lần, ông hướng cái nhìn tò mò , thương cảm về phía tôi, bày tỏ:

Còn hôm nay thì sao, bà ra khỏi nhà bằng cách nào, có bị “cá” bám theo không?

À, tôi cười phá lên vui vẻ, niềm vui hiện rõ trên nét mặt:

Bao giờ cũng vậy, mỗi khi thực hiện một công việc quan trọng nào đó, tôi lập tức phải sang nhà mẹ đẻ, từ đó mới thay hình đổi dạng để ra đi. Hôm nay cũng vậy, tôi mặc quần lửng, áo cộc tay, đi giày thể thao coi như tập thể dục. Trước đó chồng tôi đi xe máy đến nhà đón chị bạn, và tiện thể quẳng bộ đồ, cùng giày dép của tôi sang bà ngoại..Sau đó chúng tôi ra đường bắt ta xi, chỉ đạo cho họ đi vòng vèo một chút để đánh lạc hướng công an (nếu có) , cuối cùng tấp xe vào tận tiền sảnh... Còn lúc về thì không quan trọng, bởi khi đó sự đã mười mươi rồi, ngoài việc hậm hực họ chẳng còn làm gì được nữa.

Mở bóp ra lấy ra 100.000 tiền hồ, Ngài Bernd bày tỏ sự ái ngại với những việc làm không mấy văn minh của chính quyền cộng sản đặc biệt là tầng lớp công an, rồi ngâp ngừng đưa tiền vào tay tôi để trả tiền ta xi.

Ồ không không, tôi cười lớn, giải thích : - Ngài từ xứ tự do, nơi con người làm chủ nên xa lạ với cách hành xử của công an Việt Nam, còn chúng tôi giáp mặt cùng sự độc tài, đè nén, bất công, nên quen rồi, điều quan trọng là chúng tôi hân hạnh được gặp ngài, để phản ảnh rõ nét vấn đề nhân quyền của Việt Nam, để qua hệ thống Đài phát thanh của ngài cũng như hàng chục ,hàng trăm hãng truyền thông tại Hải ngoại , trên thế giới cùng tố cáo việc làm “nhân đạo gấp triệu lần tư bản “cho dân và vì dân của họ” , để đến một ngày nào đó độc tài phải cúi đầu trước dư luận quốc tế vì tội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam.

Bần thần nghe tôi nói, ngài Bernd bộc bạch,

Tôi mong sao Việt Nam sẽ sớm đi theo con đường của Ba Lan

Tất nhiên tôi khẳng định: - Chế độ cộng sản đang ở giai đoạn tan rã cuối cùng. Hiện tại ngôi nhà độc tài phải đương đầu với bao nhiêu biến động, từ lạm phát, tăng giá, biên giới, hải đảo, bô xít Tây nguyên, dân oan, lao động xuất khẩu v.v vì vậy đã để lại bao nhiêu vết rạn nứt trên thân nhà...Người dân cũng càng ngày càng mất niềm tin vào một chính thể chỉ chuyên cho dân cái đói khổ, dối trá, vì dân mà ra sức cướp bóc, nên sự tồn tại cũng chẳng còn bao lâu nữa. Toàn bộ trụ đỡ ngôi nhà bây giờ chỉ còn là của một chính đảng thối nát, một phe phái đi ngược lại với quyền lợi của 80 triệu dân mà thôi, trụ sao nổi với sức mạnh, triều cường của khối đoàn kết công -nông cả trong và ngoài nước.

Hoàn toàn mất đi sự vui vẻ ban đầu , vẻ mặt ngài Bernd tràn ngập sự uư tư:

Đúng thế!

...Kết thúc phần chủ đề ngoài luồng, tôi buồn bã chốt lại:

Vì thế tôi mong ước ra khỏi tình trạng này. Còn hiện tại ngôi nhà của chúng tôi không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ, nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm của mình và những đứa con mà còn có thêm một chức năng chiến lược vô cùng quan trọng nữa, là...nơi nhốt mình. Thậm chí không được ra chợ mua thức ăn, không được đến đón con ở trường, không được gặp mẹ đẻ...Bị canh 24/24 tiếng, đêm nằm nghe rõ tiếng giầy lộp cộp của các chú công an , tiếng ho hắng, chuyện trò, xen lẫn tiếng gầm gừ, ăng ẳng của anh em nhà họ khuyển, tiếng nguyền rủa độc địa :” Mẹ kiếp, vì mấy đồng lương mà nhục hơn chó”, cả hơi thuốc khét lẹt của những chú chấn hai cho phả vào tận trong nhà qua khe cửa hẹp...

Nhìn đồng hồ đã gần 10 rưỡi, trong khi ông giám đốc đã có dấu hiện mệt mỏi do cả ngày di chuyển chờ đợi trên máy bay, đánh lạc hướng cơ quan an ninh, chúng tôi quay lại chủ đề chính, nhằm phục vụ cho bài viết sắp tới, cũng là một trong phần việc của chuyến xâm nhập thực tế này

Bà có sử dụng internet không? Có bị gây trở ngại gì phía nhà cầm quyền không ?

Có chứ, đó là phương tiện tối ưu nhất giúp tôi có thể buôn lậu chữ nghĩa qua biên giới, sau nhiều lần bị bắt tại quán Nét, bị tịch thu phương tiện làm việc. Cụ thể từ ngày 16-8-2006 tôi bị cắt nét, cắt điện thoại di động, điện thoại bàn liên tục, bị tràn vào nhà thu liền 4 máy vi tính, 2 máy scan, hàng chục ổ USB chứa đầy dữ liệu và hàng nghìn lá đơn của bà con dân oan

Họ lý giải như thế nào về việc làm này? Mục đích họ làm như vậy để làm gì?

Với kẻ độc tài thì không có mục đích nào khác nhằm chặn đứng những tiếng nói trung thực, làm ảnh hưởng tới sự tự tung tự tác của họ. Vì vậy họ làm tất cả để bao vây kinh tế, để triệt tiêu nguồn sống, triệt tiêu mầm phản kháng trong mỗi nhà dân chủ, đấu tranh, theo đúng quan điểm của họ từ trước tới nay: “Theo thì sống, chống thì chết”. Khi gà chưa gáy sáng, đánh thức những trái tim lầm lạc, thì trong bóng đêm, ma quỷ luôn nói rằng “việc làm của chúng tao là đúng, là tuân thủ luật pháp, là chủ trương của nhà nước độc quyền này”

Công an có thể làm những việc khủng khiếp như vậy sao- tràn vào nhà đọc lệnh, cướp bóc? Bernd nhướn cặp mắt xanh biếc dưới đôi lông mày bạc lên hỏi:

Vâng, vì đặc thù của nhà nước cộng sản Việt Nam là chỉ đào tạo ra những công cụ thừa hành, công cụ kiếm tiền một cách ngu trung, không đào tạo ra những con người biết suy nghĩ, cân nhắc đúng, sai, phải, trái,

Trong lúc ngài giám đốc mắt tròn mắt dẹt, tôi nói thêm:

Mỗi nhà dân chủ chúng tôi bị cả trăm công an ký sinh sống bám vào để đục khoét tâm huyết, bản thể , để chúng tôi hoàn toàn gục ngã ý chí, còn những kẻ ký sinh trùng này thì ăn no bẫm xác trên những đồng thuế của toàn dân.
Sợ ông chưa hiểu, trong khi chị bạn vẫn cố gắng bám sát những ý tưởng của tôi để truyền đạt lại, tôi nói cụ thể hơn:

Trường hợp anh Đỗ Nam Hải, mỗi tháng “giúp” công an tiêu tốn 100 triệu đồng. Nơi nào đồng tiền không sinh lợi thì nơi đó bị coi là nguyên nhân của lạm phát. Đợt đổ “ bô xít phân tươi “vào cửa nhà tôi cũng vậy, tốn kém lên tới cả vài chục triệu, vì hễ tiến hành đổ là phải cử người canh hai đầu ngõ ngăn cấm người qua lại để kẻ kia khệ nệ bê “tư tưởng Hồ Chí Minh đổ vào”. Tiền thuê kẻ nợ án, nghiện hút, tiền nuôi bảo vệ, tiền bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ công an làm nhiệm vụ canh gác, tiền mua ổ khoá, xích sắt, xô thùng, bình hộp, khẩu trang , bao tay v.v ròng rã suốt ba tháng trời, tất cả đều được tính thành ngày công, chiến tích trong chiến dịch “trấn áp tội phạm phản động, chống Đảng, bác “ để nhận tiền thi đua khen thưởng

Không thông tỏ tiếng Anh, không biết chị bạn dịch cụm từ “công an Việt Nam là những vật thể ký sinh sống bám trên lưng những nhà dân chủ, cũng như tầng lớp lãnh đạo đảng là những ký sinh trùng nguy hiểm sống bám trên cơ thể 80 triệu người Việt Nam” như thế nào, mà ngài Bernd cười lớn, tỏ ra rất thích thú, nhắc đi nhắc lại cụm từ này, rồi cả hai quay ra trao đổi bằng tiếng anh, quên cả tôi đang ngồi trơ khấc bên cạnh

Trước khi chia tay, nhớ lại kỷ niệm cũ với ngài dân biểu Na Uy Piter Get Mark, tôi liền vui vẻ kể lại:

Tôi hy vọng sáng mai ông vẫn ở lại khách sạn này, không vì gặp tôi mà sáng sớm bị công an vào tận phòng ngủ gõ cửa cảnh báo: “Chúng tôi đã biết tất cả mọi việc làm của ông, đề nghị ông rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng nữa, nếu không buộc chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh”

Đáp lại, ông bảo:

Biết Việt Nam là một nước nguy hiểm cho những người tôn trọng nhân quyền, nên tôi chỉ ở lại dăm ngày, sau đó sẽ bay sang Singapore, nơi tôi có một studio ở đó.

Singapore? Tôi hỏi lại đầy ngạc nhiên thích thú vì lẽ Singapore là một nước nhỏ nhưng giàu hơn Việt Nam cả trăm lần, nơi được coi là thu nhập cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á, cũng là nơi có môi trường xanh sạch đẹp nhất, trại tù ít nhất, tỷ lệ tham nhũng ít nhất, trái ngược hoàn toàn với Việt Nam, cái gì cũng xấu nhất do toàn thể hệ thống lãnh đạo Cư Nhứt , nên đi đâu cũng nghe bà con đặt vè ...

Xe chạy chầm chậm, đầu tôi ngổn ngang bao nhiêu ý nghĩ, nhất là câu vè của bà con Miền Nam đang tràn lan trên mạng, mà tôi chỉ dám chỉnh sửa lại đôi chữ cho phù hợp niêm luật và thêm vào hai câu cuối cho tròn mạch nghĩ:

Việt Nam hạng nhứt ai ơi
Nhứt cư - như cứt bạn thời biết chưa?
Ăn cướp, ăn cắp, dối lừa
Quan to, chức lớn, mứa thừa, loạn luân...
Chỉ thương cái gọi là dân
Quanh năm suốt tháng làm thân phận rùa

Nhìn thành phố chuyển về đêm trong ánh sáng muôn hồng nghìn tía, bên cạnh nhạc sập xình từ các quán ăn nhà hàng là những người lao động mặt mày bệch bạc, nhợt nhạt vì kiếm ăn, mệt nhọc đẩy những chiếc xe lăn tự chế, trên chỏng chơ nồi niêu xoong chảo, bát đĩa ấm chén, bàn ghế sứt sẹo, vênh váo... tôi chợt nhớ lại câu nói hôm trước đã nhờ Lê thị Công Nhân dịch cho nhà báo Na Uy và hôm nay lại là nhà báo Đức- qua người dịch vô cùng thương quý, thân thiết với em, đó là: “Việt Nam là một tấm áo ngủ sặc sỡ nhưng bên trong đầy những rận” .


Hà Nội 21-6-2009
Trần Khải Thanh Thuỷ



Xuất xứ: Dân Lên Tiếng

Monday, June 29, 2009

Cộng đồng VN ở New York đã tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế

New York - Cộng đồng VN ở New York đã tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế, được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày 27 Tháng 6, 2009 tại New York, NY. Đây là cuộc diễn hành, quy mô, đông vui nhất kể từ ngày cộng đồng VN tham dự Diễn HànhVăn Hóa QT ở New York, mười năm nay. Có khoảng một ngàn năm trăm đến hai ngàn đồng hương từ nhiều nơi trên thế giới như Đức, Âu Châu, Canada, Nhật, và khoảng ba mươi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ về tham dự. Mỗi người cầm một cờ vàng, cuộc diễn hành trải dài nhiều blocks trên đại lộ Avenue of Americas, đã phô trương một rừng cờ vàng. Đây là một hình ảnh đẹp vô cùng. Cuộc diễn hành này chẳng những trình diễn nét đẹp văn hóa Văn Hóa VN mà hình ảnh cờ vàng rợp trời đã thể hiện một khuynh hướng chính trị yêu chuộng dân chủ, tự do và một ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại. Dù người Việt tỵ nạn đã lưu vong ở hải ngoại hơn ba mươi bốn năm vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh tự do, dân chủ cho đất nước quê hương Việt Nam.

Chủ đề năm nay là “Nét Đẹp Cố Đô Huế”. Trên xe diễn hành, mặt sau là bản đồ nước Việt Nam hình cong chữ S, mặt trước là bức tranh vẽ hình những cô gái Huế trong áo dài trắng thướt tha với cầu Trường, Sông Hương thơ mộng với hàng phượng vĩ và chùa Thiên Mụ. Trên xe có bốn hoa hậu và nhiều thanh niên, thiếu nữ trong quốc phục VN, dẫn đầu là Cô Tara Thu, một nhà hoạt động thế hệ trẻ. BTC chọn chủ đề Cố Đô Huế vì Huế là biểu tượng của nét đẹp Miền Trung, Huế một di tích lịch sử VN, đã được thế giới, UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới.

Đặc biệt trong cuộc Diễn hành Văn Hóa năm nay có trưng bày một đại kỳ của Tòa Đại Sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn trước năm 1975, bề ngang 5 ft, bề dài 25 ft, được dùng trong những đại lễ tiếp đón quốc khách trên thế giới, đựơc trao lại cho Cộng đồng Việt Nam Boston (MA) hồi 7 Tháng 3, 2008. Đại kỳ này được đem ra trình diễn trong cuộc Diễn hành VHQT năm nay vì nó tượng trưng cho sức mạnh, ý chí bất khuất và tinh thần yêu chuộng tự do của nhân dân VN.

Chủ đề năm nay là “Nét Đẹp Cố Đô Huế”, nên phần đông phụ nữ tham dự mặc áo dài tím và đội nón lá Huế, hay mặc áo dài trắng, choàng khăn tím, đẹp dịu dàng thướt tha, trên vai áo có choàng giải cờ vàng ba sọc đỏ, màu sắc rực rỡ, đã tô điểm cho những thiếu nữ VN một nét đẹp thật dễ thương, vừa yêu kiều diễm lệ vừa quý phái kiêu sa, được quan khách hai bên đường say mê chiêm ngưỡng, vỗ tay tán thưởng vang dội. Thêm vào đó là rừng cờ vàng làm sáng rực một góc trời, đã làm cho đoàn diễn hành của VN nổi bật. Đặc biệt trong cuộc diễn hành này, trong số quan khách hai bên đưòng có trên ba trăm ngừơi VN và người ngoại quốc cầm vàng ( do BTC phát trước), nên khi phái đoàn VN đi diễn hành qua, có nhiều tiếng hoan hô “Viet Nam! Viêt Nam!”, “Việt Nam Muôn Năm! Việt Nam Muôn Nam” vang dội một góc trời. Tiếng hoan hô và vỗ tay hòa cùng tiếng quân nhạc oai hùng từ xe phát thanh do Ông Nguyễn Tường Thược phụ trách, gió thổi nhẹ cờ vàng phất phới tung bay. Tất cả đã hòa huyện vào nhau tạo một khung cảnh, một không khí vô cùng vui tươi, sống động, phấn khởi đã làm nhiều người xúc động ứa nước mắt. Không có một quốc gia nào, một dân tộc nào, đã mất nước, phải lưu vong hơn ba mươi bốn năm mà vẫn còn thiết tha với quê hương, đã tụ họp về đây để giương cao ngọn cờ Tổ Quốc, rầm rồ, oai nghiêm, hùng tráng như trong ngày Diễn hành Văn Hóa ở New York hôm nay.

Trong số trên ba mươi cộng đồng từ nhiều nơi về tham dự có Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và “Phong Trào Đòi Tên Saigon” , CĐ New Mexico, CĐ Minnesota, Tổ chức Mầm Non VN, Nhà Việt Nam, Cộng Đồng Quebec, Montreal, CĐ Massachusetts, CĐ Florida, CĐ Iowa, CĐ Detroit MI, CĐ Bắc CA, CĐ Nam CA, CĐHTĐ, MD&VA …

Đây là lần thứ hai mươi bốn Cơ quan Di Dân tổ chức Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế ở New York, và là lần thứ mười Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tham dự. Trước khi cuộc Diễn hành bắt đầu Ông Nguyễn Trung Châu, Chủ Tổng Hội Trưởng, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Luật Sư Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng New York, đại diện cho BTC có lời chào mừng và cảm ơn đại diện các cộng đồng và đồng hương đã về tham dự thật đông đảo trong kỳ Diễn Hành Văn Hóa năm nay.

Kế đến là phần phát biểu của đại diện các cộng đồng, Luật sư Hoàng Duy Hùng , CĐ Houston , Texas; Ông Nguyễn Kinh Luân, CĐ Dallas, TX; Giáo Sư Lai Thế Hùng, CĐ Âu Châu; Bà Minh Nguyệt, Phó Chủ Tịch Nam Cali; Giáo sư Nguyễn Chính Kết đại diện cho Linh Mục Phan Văn Lợi, Kỷ sư Nguyễn Nam Hải và những nhà đấu tranh trong và ngoài Khối 8406 gởi lời chào mừng và cầu mong các cộng đồng ngừơi Việt tham dự những ngày diễn hành như thế này để nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh cho VN.

Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN /HTĐ, Maryland và &Virginia phát biểu, trong cuộc diễn hành này có Đại kỳ của Tòa Đại Sứ VNCH ở HTĐ được đưa diễn hành qua nhiều đường phố ở New York. Ông mong một ngày nào đó chúng ta sẽ đem lá đại kỳ này về trình diễn qua các đường phố của Saigon, Huế và Hà Nội, VN.

Vì đoàn diễn Hành của VN bắt đầu bằng chữ V nên được xếp gần cuối cuộc diễn hành. Đi đầu là hai phụ nữ cầm banner “Yesterday’s Immigrants , Today’s Voting Citizens. Register to Vote”, chỉ có bốn đoàn diễn hành trong số hằng trăm, được Ban tổ chức NY chọn lựa, trao tặng cho banner này. Đó là niềm hãnh diện của chúng ta. Kế đến một phụ nữ mặc quốc phục VN cầm bản “ International Immigrants Presents Vietnam”, bên phải là Ông Nguyễn Trung Châu, bên trái là Luật sư Nguyễn Thanh Phong. Kế đến, hai người cầm hai cờ HK và cờ VN, nối tiếp là hơn mười phụ nữ VN mặc áo dài tím, áo dài vàng , cờ vàng đội nón lá cầm banner “Vietnamese American Community”, theo sau là ba cựu quân nhân Không quân mặc quân phục cầm cờ Hoa Kỳ, Cờ VNCH và Quân kỳ Không quân. Kế đến đại kỳ nằm, rồi đến khoảng mười vị đại diện các cộng đồng từ như đại diện Nam Cali, Bắc Cali, CĐ/HTĐ, MD&VA, CĐ Houston, Texas; CĐ Dallas, Texas, Iowa…

Kế đến đại diện quý bà mặc quốc phục VN với áo dài màu sắc rực rỡ, đính kim tuyến và khăn vành, đẹp cổ kính, quý phái. Rồi đến các em trong “Mầm Non VNAY, rồi đến CĐ/HTD, MD&VA mang hình Huế với chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền,, Thành Nội và Cờ Vàng, kế đến quý bà mặc áo dài tím, quý ông mặc quốc phục VN áo dài gấm xanh dương, khăn vành xanh. Nhạc diễn hành có lúc là quân nhạc hùng dũng, có lúc thật êm dịu tình tứ, mộng mơ hát về Huế như ” Chùa Từ Đàm”, “Huế Xưa”…với tiếng đàn tranh thanh thót, du dương. Theo sau là đoàn diễn hành của các Cộng đồng Người Việt New Mexico, Cộng đồng Massachusetts, CĐ Iowa, CĐ Florida, Cộng đồng Detroit , Michigan, kế đến đoàn diễn hành của Phong trào đòi lại tên SaiGon với Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ đến từ Úc Châu, theo sau là Cộng Đồng Germany với rất nhiều phụ nữ trong áo dài tím, kế đến phái đoàn “Nhà Việt Nam”, còn rất nhiều đoàn thể trải dài nhiều blocks trên Avenue of Americas, từ đường số 38 đến số 51 ở New York.

Khi phái đoàn VN diễn hành qua khán đài chính, MC đã giới thiệu bằng tiếng Việt “Chào Mừng Việt Nam đến New York” Khán giả hai bên đưòng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt, ngừơi trong phái đoàn diễn hành duyên dáng, tươi cười vẫy tay chào, tất cả bước đều trong niềm hãnh diện sâu xa. Sau khi xem qua đoàn diễn hành của VN với gần hai ngàn ngừơi, trong đó có nhiều phụ nữ kiều diễm thắm tươi và đoàn ngừơi oai hùng với rừng cờ vàng phất phới, quý vị trong Ban tổ chức DHVHQT của New York đã phát biểu, bày tỏ niềm hân hoan được tiếp đón phái đoàn VN và cảm ơn sự tham dự nhiệt tình, thật đông đảo gần hai ngàn người của cộng đồng người Việt.

Ngoài nét đẹp văn hóa với trang phục cổ turyền, cuộc diễn hành Văn Hóa năm nay rất thành công về mặt chính trị. Gần hai ngàn người với cờ vàng tung bay phất phới, trải dài trên đại lộ Avenue of Americas của New York, một thành phố thương mãi nổi tiếng của thế giới, đã gởi đi một thông điệp chính trị quan trọng cho CS cũng như thế giới thấy cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam vẫn còn tiếp tục. Qua hệ thống truyền hình, truyền thông, chúng ta đã cho CS và thế giới thấy dân tộc VN là một dân tộc kiên cường, bất khuất, dù CS đã xâm chiếm Miền Năm hơn ba mươi bốn năm, người Việt tỵ nạn, lưu vong khắp năm Châu , dù xa quê hương ngàn dặm, nơi chân trời góc biển nào, người Việt Quốc Gia vẫn hướng về quê hương, quyết đấu tranh cho đến cùng, cho đến một ngày người dân VN ở quê nhà có được ấm no, dân chủ, tự do.

Mỗi nước có một nét đẹp văn hóa riêng, phải lấy công tâm mà nhìn nhận phái đoàn VN thật đẹp và thật hùng hậu, đã làm rạng danh “Con Rồng Cháu Tiên” . BTC, Ông Nguyễn Trung Châu và Luật sư Nguyễn Thanh Phong, Cô Tara Thu và nhiều vị trong BTC cũng như những vị mạnh thương quân đã đóng góp rất nhiều công sức gây quỹ cũng như tổ chức để thực hiện được cuộc diễn hành thật quy mô và thành công rực rỡ này.

Một trong những nhà mạnh thường quân yểm trợ mạnh mẽ cuộc Diễn Hành Văn Hóa hằng năm là Ông Bà Trần Đình Trưòng, Chủ nhân Khách sạn Carter ở New York. Ông Bà Trường đã giúp đồng hương ở xa về bằng cách cung ứng chỗ ở miễn phí trong Khách Sạn Carter. Được biết có gần một ngàn đồng hương đã về tạm trú ở khách sạn Carter trong thời gian về New York dự Diễn Hành Văn Hóa năm nay.

Năm nay Cộng Đồng HTĐ, MD và VA gồm hơn năm mươi người, dưới sự hướng dẫn của Ông Chủ Tịch Đỗ Hồng Anh, Ông Lê Minh Thiệp, Phó Nội Vụ, và hầu hết quý vị trong BCH như Bà Tuyết Ngọc, Bà Thanh Hùynh, Ông Đào Hiếu Thảo, Bà Nguyễn Thế Sinh, Bà Kiều Nga, Ông Trần Đình Trữ… Đặc biệt là Ông Nguyễn Văn Đặng đã đóng góp rất nhiều công lao trong chuyến đi tham dự DHVHQT năm nay. Phái đoàn khởi hành ở VA từ năm giờ sáng và trở về lại lúc 10 giờ đêm. Sau một ngày dài trên xe bus và diễn hành dưới trời nắng, nóng hơn mười blocks ở New York, lúc trở về gần nửa đêm người nào cũng mệt nhoài, nhưng tất cả đều biểu lộ nét hâ n hoan, vì đã đóng góp vào việc chung, giới thiệu với thế giới nét đẹp văn hóa dân tộc mình, cũng như cùng nhau hợp tác, thể hiện tình đoàn kết, tạo thành một sức mạnh cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Nếu các cộng đồng VN khác cùng ý thức và nuôi dưỡng tình thần dấn thân phục vụ, chúng ta sẽ thành công, không những chỉ thành công trong những cuộc Diễn Hành Văn Hóa QT ở NY, Diễn Hành Độc Lập ở HTĐ Thủ đô HK, mà chúng ta sẽ thành công trong công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn tám mươi bốn triệu đồng bào ở VN.



Saturday, June 27, 2009

Bản thú tội hay bản cáo trạng

Theo ý kến riêng của tôi đây là 1 bản cáo trạng khéo léo và khôn ngoan mà Ls LCD đã nặn ra

Cả tuần nay chắc không ít thì nhiều người trong chúng ta đã lưu ý và đọc tin về Cộng sản Việt Nam bắt Luật sư Lê Công Định. Và chỉ vài ngày sau là CSVN đã trình bày với công chúng cái gọi là bản thú tội của Luật sư Lê Công Định với 1 video clip tại một số website thông tin tuyên truyền của CSVN.

Sự việc này chắc sẽ làm cho chúng ta có nhiều suy nghĩ, cảm nhận hay phản ứng khác nhau.

Tôi chỉ xin chia sẻ cảm nhận của cá nhân mình sau khi đã đọc đi đọc lại nhiều lần "văn bản thú tội" của Luật sư Lê Công Định như sau:

Kính gởi Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an

Tôi tên là Lê Công Định, sinh ngày 1 tháng 10, năm 1968, đăng ký hộ khẩu tại địa chỉ 163/8 Xô viết Nghệ Tĩnh, tạm trú tại BB34 Toà nhà Mỹ Khang, khu 4 Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp Luật sư.

Trên đây là phần sơ yếu lý lịch không có gì đặc biệt.


Kế tiếp Ls LCĐ vào cuộc.

Tôi xin trình bày hành vi vi phạm pháp luật của tôi theo Điều 88 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Thứ nhứt, tôi đã tham gia khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động do tổ chức Việt Tân tổ chức từ ngày 1 tháng 3, 2009 tới ngày 3 tháng 3, 2009 tại Thái Lan. Trong đó … do hai người Serbia trình bày. Một người tên là Blado, còn người kia thì tôi không nhớ rõ tên. Tôi biết Việt Tân là tổ chức khủng bố đã huấn luyện cho một số người Việt Nam về đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam.

Ls LCD xác nhận đã tham gia huấn luyện đấu tranh bất bạo động do tổ chức khủng bố Việt Tân. Đây là 1 câu với 2 mệnh đề mâu thuẫn. Đã gọi là tổ chức "khủng bố" thì làm sao có chuyện đấu tranh "bất bạo động" được?

Thứ hai, theo sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, tôi đã tham gia tổ chức Đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình Chủ tịch Đảng Nhân dân Hành động đứng đầu. Ông Bình mời tôi tham gia ban Thường vụ của Đảng Dân chủ. Ngày 26 tháng 3, 2009 tôi sang Phukhet gặp ông Nguyễn Sĩ Bình và ông Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình chính trị, kinh tế của Việt Nam, và về chủ trương thành lập thêm hai đảng là Đảng Lao Động Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm mọi người tham gia.

Tiếp theo, Ls LCD xác nhận chủ trương thành lập 2 Đảng chính trị để thu hút mọi người tham gia. Hiến pháp của CSVN chỉ nhấn mạnh DCSVN là lực lượng lãnh đạo tiền phong v.v.. chứ không nói rõ là không cho phép thành lập đảng phái khác.Trên thực tế, thì đã từng có đảng xã hội và đảng dân chủ cùng hoạt động với DCSVN (mặc dù là 2 đảng bị giật dây và chi phối bởi DCSVN). Vậy thì việc Ls LCD muốn thành lập 2 Đảng chính trị không có gì là trái hiến pháp cả. Nếu Ls LCD bị bắt vì điều 88 Luật hình sự thì dây là 1 cơ hội để nêu lên tính vi hiến của đạo luật này, khoan kể đến vi phạm những qui ước về nhân quyền mà CSVN đã ký kết với Liên Hiệp Quốc năm 1982.

Trước mắt, tôi thống nhứt thành lập một blog mang tên là “Đảng Lao động Việt Nam” do tôi phụ trách và blog kia tên là “Đảng Xã hội Việt Nam” do anh Thức phụ trách. Và cũng tại Phukhet chúng tôi đã bàn về việc viết chung một cuốn sách mang tên là “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội kinh tế và pháp luật cho Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng đã nhận định thời cơ của sự thay đổi sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng. Sau khi về nước tôi đã lập một trang blog và viết lời tuyên cáo thành lập đảng Lao động Việt Nam nhưng do lỗi kỹ thuật chưa hoàn thiện và công bố thì nay tôi đã bị bắt.

Luật sư LCD lại tiếp tục "thú tội" "viết chung một cuốn sách mang tên là “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội kinh tế và pháp luật cho Việt Nam..etc"

Viết sách và tìm giải pháp để cải cách đất nước là 1 sinh hoạt đáng được ca ngợi và thúc đẩy tại các nước dân chủ văn minh nhưng tại Việt Nam thi là tội. Đây lại thêm 1 lần nữa Ls LCD lên án "luật rừng" của CSVN.

Trong quá trình tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam tôi cũng đã góp ý chỉnh sửa một số văn phong và thuật ngữ của bản điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam. Tôi cũng đã được ông Nguyễn Sĩ Bình chuyển cho tham khảo và nghiên cứu một bản tân hiến pháp nhằm phục vụ cho việc soạn thảo một bản hiến pháp của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Tôi thấy rằng là những việc làm trên của tôi là vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình và tôi mong được nhà nước xem xét, khoan hồng.

Đọc đến đoạn cuối cùng.. "Tôi thấy rằng là những việc làm trên của tôi là vi phạm pháp luật Việt Nam" Xin nhấn mạnh... vi phạm luật pháp (rừng) của nhà nước CSVN mà thôi. Xin lưu ý, Ls LCD không hề nhận tội chống phá, hay âm mưu lật đổ chính quyền như CSVN rêu rao trên các báo đài.

Thêm 1 chi tiết nhỏ khá tinh tế... "mong được nhà nước xem xét, khoan hồng". Trong 1 nhà nước pháp quyền thực sự thì... Ls LCD phải xin vị đại diện cho tòa án (chánh án chẳng hạn) khoan hồng. Nhưng ở đây Ls LCD xin 'nhà nước' khoan hồng.

Theo ý kến riêng của tôi đây là 1 bản cáo trạng khéo léo và khôn ngoan mà Ls LCD đã nặn ra. CSVN trong lúc hấp tấp muốn khoe khoang khả năng đàn áp của mình nên đã huênh hoang ép cung Ls LCD và tung lên trên bộ máy tuyên truyền của chế độ văn bản "thú tội" này nhưng có lẽ chắc CSVN không ngờ đã bị bộ óc thông minh của Ls LCD lật mặt chế độ độc tài vởi luật pháp vi hiến, đi ngược với trào lưu tiến hóa văn minh của thế giới.

Tôi thật thán phục bộ óc thông minh của Ls Lê Công Định và ngòi bút uyển chuyển khéo léo của anh đã mượn bộ máy công an, thông tin của CSVN để tự lật mặt nạ chính chế độ độc tài, lạc hậu và thối nát này.

Bái phục, bái phục.

Tác Giả Nguyễn Quang Tuấn
Đăng/Published on 26.06.09

Theo Đàn Chim Việt

Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông

Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com


Căn cứ Cam Ranh được Mỹ xây trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam
Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, lại xuất hiện tin đồn Hoa Kỳ muốn thuê cảng Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ quân sự.
Tờ Văn Hối Báo ở Hong Kong, được cho là chuyển tải quan điểm thân Bắc Kinh, mới đây nêu rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thuê Cam Ranh, để hoàn tất chiến lược “bao vây” Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng giới quan sát phương Tây hồ nghi Việt Nam lại sẽ cho lực lượng quân sự nước ngoài đóng trên lãnh thổ của mình.

Bao vây Trung Quốc?

Những tin đồn như thế đã không ít lần xuất hiện kể từ ngày lá cờ Nga hạ xuống lần cuối tại Cam Ranh năm 2002.
Nhưng với những va chạm Mỹ - Trung gần đây trên Biển Đông, không ngạc nhiên khi có lo ngại quyền lợi Trung Quốc bị ảnh hưởng nếu Mỹ can dự sâu hơn.
Văn Hối Báo lý luận rằng tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai cảng hải quân ở Guam và Changi (Singapore) và sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc nếu thuê được Cam Ranh.

Tờ báo nói “so với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc, Vịnh Cam Ranh vẫn có nhiều khả năng hơn để điều quân ra bất kỳ đảo nào ở Nam Hải”.
Nhưng nói chuyện với tôi, ông David Brewster, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (Đại học Quốc gia Úc), cho rằng khả năng Mỹ thuê Cam Ranh hiện nay là “vô cùng khó tin”.
Ông nói: “Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay.”
“Một nước cờ như thế sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả Mỹ và Việt Nam và thật khó hiểu bên nào lại muốn đi nước cờ này.”
Iskander Rehman, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) tại Paris, đồng ý rằng có nhiều trở ngại cho sự có mặt của quân Mỹ ở Cam Ranh.
Anh nói: "Nhiều người trong giới quốc phòng Việt Nam lo ngại việc Mỹ có mặt lâu dài có thể bị Trung Quốc xem là cớ gây hấn và ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung."

Chuyên gia kỳ cựu người Úc chuyên về Việt Nam, Carlyle Thayer, cũng nói Mỹ quan tâm “địa điểm hơn là căn cứ”, nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được quyền tiếp cận các cảng của Việt Nam khi cần thiết.
Nhắc lại chuyện căn cứ Mỹ ở Nam Hàn đã gây chia rẽ dư luận xứ Hàn, ông Thayer nói ông “hồ nghi việc Mỹ đang tìm cách có căn cứ ở Cam Ranh, nhưng quyền tiếp cận lại là câu hỏi khác”.
GS. Thayer cũng nhận định Cam Ranh là “một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong vùng” nhưng đã xuống cấp nặng từ thời Liên Xô và Nga đồn trú.
“Sẽ phải tốn hàng triệu đôla để thiết bị ở đó đạt tiêu chuẩn quốc tế,” ông nói.
Sức mạnh hải quân
Một tài liệu tuần này của cơ quan nghiên cứu và tham mưu Jamestown Foundation tại Mỹ ghi nhận Tướng Trương Lê, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, kêu gọi xây sân bay và cảng biển ở Bãi Vành Khăn của Trường Sa để tăng sức mạnh chủ quyền.
Kết hợp những diễn biến mới như việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông, Russell Hsiao, phân tích gia của Jamestown Foundation, xem đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay.

David Brewster


Tướng Trương Lê bình luận hải quân Trung Quốc hiện chỉ có tám con tàu có thể điều ra Biển Đông, nên rất khó phản ứng trong tình huống khẩn cấp.
Ông này cổ vũ xây dựng sân bay và cảng biển để Trung Quốc kiểm soát quần đảo Trường Sa và bớt phụ thuộc eo biển Malacca, vốn bị các chiến lược gia Trung Quốc xem là tử huyệt cho an ninh quốc gia.
Tin Việt Nam định mua sáu tàu ngầm Nga trị giá 1.8 tỉ đôla cũng được nhiều người ở Trung Quốc xem là dấu hiệu Việt Nam phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người ta cũng hiểu chỉ riêng Việt Nam thì không thể đối kháng Trung Quốc, mà như một báo Hong Kong có lần nói “át chủ bài của Việt Nam là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, thu hút thế lực phương Tây làm đối trọng với Trung Quốc”.
Lá bài Cam Ranh
Nhìn đi nhìn lại, có vẻ Cam Ranh là món quà mà Việt Nam có thể hứa hẹn cho các đại cường nhòm ngó an ninh vùng.
Tiến sĩ David Scott, ở Đại học Brunel và đã viết ba tập sách về Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ:
Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại.

Tiến sĩ David Scott


“Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại, trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Một nước có thể cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng bày tỏ quan tâm đến vịnh Cam Ranh.
Trong chiến lược “Chuỗi hạt ngọc” (String of Pearls), Trung Quốc đã xây dựng một loạt cảng tại châu Á, gồm cả nhiều nước vốn có quan hệ không mấy dễ chịu với Ấn Độ.
Ở phía Tây Ấn, Trung Quốc tài trợ để xây một cụm cảng cho Pakistan, làm Ấn Độ lo ngại về một mưu toan hợp tác hạn chế ảnh hưởng của họ ở Nam Á.
Ở phía đông, có tin nói Trung Quốc giúp Miến Điện xây nhiều cơ sở trên Vịnh Bengal, và rằng chúng có thể được nâng cấp cho mục đích quân sự. Năm ngoái lần đầu tiên một tàu chiến Trung Quốc ghé thăm Campuchia, và người ta tin rằng Trung Quốc đã bảo đảm được quyền tiếp cận cảng của Campuchia.
Vì thế một số phân tích gia thuộc phái cứng rắn của Ấn Độ đang cổ súy cho quan hệ hợp tác với Việt Nam và mở rộng sự có mặt ở Đông Nam Á.

Nhưng Walter Ladwig, đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Oxford, ghi nhận khả năng của hải quân Ấn vẫn chưa theo kịp tham vọng của họ.
“Trong tương lai gần, khó hình dung tàu Ấn Độ có thể đóng tại Việt Nam. Hải quân Ấn Độ chưa đủ sức kiểm soát đường biển quá xa nhà và quá gần Trung Quốc”.
Ông David Brewster nói một số chuyên viên an ninh Ấn vẫn muốn nước này có vai trò ở Biển Đông để phản kích sự có mặt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Nhưng theo ông, “chuyện này có lẽ phi thực tế vì khả năng hạn chế của hải quân và Ấn Độ cũng thiếu quan tâm thực sự tới Biển Đông”.
Ngay cả lời đồn Mỹ muốn thuê cảng Cam Ranh cũng sẽ chỉ là lời đồn, vì nó “tác động nhạy cảm nhất đối với dây thần kinh của Bắc Kinh” (lời một báo Hong Kong).
Kịch bản thực tế hơn theo Giáo sư Carl Thayer là Việt Nam có thể trở thành “điểm quá cảnh” cho các đội tàu nước ngoài.
Những chuyến thăm thường xuyên từ mấy năm qua của các tàu chiến, cả Mỹ, Ấn, Nga và Pháp, đặt khả năng Việt Nam còn có thể kiếm được tiền từ cung cấp dịch vụ cho hải quân nước ngoài.
Iskander Rehman nhận xét: "Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược tốt hơn nếu tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn."

Thursday, June 25, 2009

Phila, PA: Thế hệ trẻ tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày QLVNCH

Tuyết Mai

Phila, PA - Năm nay Lễ kỷ niệm Ngày QLVNCH ở Phila, PA được tổ chức vô cùng trọng thể so với nhiều năm trước. Trưởng ban tổ chức là Cựu Quân Nhân Không Quân Nguyễn Do và Anh David Võ, Chủ Nhiệm báo Việt Mỹ Magazine. Ddavid Võ là một người trẻ, thế hệ thứ hai, có tài năng và nhiệt tình phục vụ trong những sinh hoạt cộng đồng và chính trị ở Hoa Thịnh Đốn và Pennsylvania. Buổi lễ được tổ chức vào lúc 1 giờ trưa ngày 20 Tháng 6, năm 2009 tại Nhà hàng Maxim, Phila, PA.

Ban tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo từ nhiều tháng trước, với chương trình diễn hành trong khuôn viên kỳ đài Việt Mỹ và đường số 6, nhưng mưa tầm tã nên cuộc diễn hành phải bị hủy bỏ. Chương trình được cử hành trong Nhà hàng Maxim.

Hiện diện trong buổi lễ này có hầu hết đại diện các hội đoàn lớn PA và nhiều đại diện các tiểu bang lân cận. Riêng phái đoàn Virginia có Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch Cộng Đồng vùng HTĐ, MD&VA, Ông Lý Văn Phước, Cố Vấn CĐ/HTĐ, MD&VA, Ông Lý Hiền Tài, Phó Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Thế Giới và cũng là Phó Chủ Tịch CĐ/HTĐ, Ông Đào Hiếu Thảo cùng rất nhiều cựu quân nhân Quân Chủng Không Quân…

Điều đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực lần thứ 44 này có sự tham gia đông đảo của thành phần dân sự, đặc biệt là của thế hệ trẻ, hậu duệ. Điều gây ấn tượng tốt đẹp là toán Quốc Quân Kỳ Hoa Kỳ và VNCH là do những thanh niên thế hệ trẻ mặc quân phục và cầm súng thủ cờ. Các thanh niên này chưa bao giờ cầm súng chiến đấu ở VN, nhưng được cha chú bác hướng dẫn lễ nghi quân cách, đã rước quốc kỳ vào vị trí hành lễ và lễ chào quốc kỳ đã được cử hành hết sức là trang trọng. Điều này nói lên ý nghĩa, thế hệ cha, chú , bác trong QLVNCH đã và đang truyền lại cho thế hệ con em tinh thần chiến đấu của QLVNCH và đây là cơ hội giúp cho con em có cơ hội tham gia, tổ chức trong tương lai.

Một ấn tượng tốt đẹp khác về buổi lễ kỷ niệm Ngày QLVNCH ở Phila là sân khấu đã trang hoàng rất đặc biệt, rất huy hoàng với huy hiệu của hầu hết các quân binh chủng trong QLVNCH ngày xưa.

Chương trình đựơc điều hợp rất sinh động bởi Không quân Đào Hiếu Thảo. Sau nghi lễ chào quốc kỳ và mặc niệm là lời chào mừng của Ban Tổ Chức, Ông Nguyễn Do, Chủ tịch Hội Không Quân ở Phila, PA. Kế đến là phần phát biểu của Ông Nguyễn Đức Nhiệm, Chủ Tịch Cộng Đồng Phila, PA. Tiếp nối, Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN vùng HTĐ, MD&VA được mời lên phát biểu.

Ông Đỗ Hồng Anh nói, đây là dịp để bày tỏ lòng tri ân những chiến sĩ anh hùng của QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ đất nước trong thời gian qua, và trong cuộc chiến đó QLVNCH chưa hề thất trận trong năm 1975, mà Quân Đội anh hùng đó đã bị bức tử bởi sự phản bội của đồng minh mà thôi. Bây giờ tinh thần đấu tranh đó được thể hiện dưới một hình thức khác là đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho đồng bào trong nước. Với sự tiếp nối của thế hệ trẻ, hy vọng chúng ta sẽ sớm đạt được sự thành công để chúng ta có thể trở về tổ chức ngày QLVNCH ngay tại Thành Phố Saigon của Miền Nam thân yêu.

Ông Anh cũng bày tỏ niềm vui trước sự đoàn kết giữa hai Cộng đồng Hoa Thịnh Đốn và Philadelphia. Ông hy vọng sự đoàn kết này sẽ đẩy mạnh công cuộc đấu tranh, đem lại tự do dân chủ cho quê hương VN, đồng thời cũng phục vụ cho đồng hương tại hai tiểu bang này được tốt đẹp hơn.

Tiếp theo là phần phát biểu của Anh David Võ, một thành viên trẻ trong BTC. Mặc dầu là một người của thế hệ thứ hai, nhưng David Võ đã hiểu rõ về cuộc chiến VN. Anh có nhận định “Trước năm 1975 QLVNCH đã chiến đấu tự vệ chống lại CS BắcViệt do CS Quốc Tế nuôi dưỡng. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt này, người lính VNCH đã quên mình, vì nước, vì dân. QLVNCH không những chỉ chống lại cuồng vọng xâm lăng của CS BắcViệt mà còn anh dũng đánh Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó nói lên rằng QLVNCH đã quyết tâm giữ nước, lo cho dân. Nơi nào có bóng dáng của QLVNCH và cờ vàng ba sọc đỏ, thì nơi đó dân chúng được sống an ninh, sung túc. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ tuyên bố được rằng QLVNCH có chính danh và chính nghĩa”.

Anh David Võ nói qua về hoàn cảnh lịch sử đưa tới sự hình thành của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, được long trọng tổ chức tại Saigon ngày 19 Tháng 6, năm 1965. Quân lực VNCH đã đứng ra gánh vác hai nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

Thứ nhất là trấn áp làn sóng đỏ của Chủ nghĩa CS Bắc Việt được thế lực của CS Quốc Tế nuôi dưỡng, tràn vào miền Nam qua biên giới Lào-Miên-Việt.

Thứ hai là tiếp tục duy trì và củng cố nên dân chủ pháp trị qua cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến năm 1966, để một lần nữa làm sáng tỏ Hiến Pháp VNCH với tầm cỡ quốc tế. Xong sứ mệnh, càc vị tướng lãnh trong hai Ủy Ban lui về cương vị thuần túy quân sự. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu với tư cách công dân ra ứng cử Tổng Thống và đã đắc cử. Đến Tháng 3, 1975 vì áp lực của HK ông đã từ chức. Điều này chứng tỏ danh dự của chế độ và quân đội vẫn còn tồn tại trong lịch sử và trong lòng của dân tộc.

Anh David Võ nói tiếp, ngày nay , QLVNCH không còn, nhưng các cựu quân nhân vẫn giữ tinh thần và nhân cách của mình, không than vãn ai oán, dù phải chịu cực khổ, bạc đãi trong chế độ CS, vì mọi quân nhân trong QLVNCH đã được đào tạo trong tinh thần “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Họ luôn luôn được an ủi và vỗ về bởi tấm gương hy sinh cao cả, vị quốc vong thân của quý vị tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ cùng nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã âm thầm tuẫn tiết.

Tại hải ngoại, vì không chấp nhận chế độ độc tài đảng trị lạc hậu của CS và nhất là hiện nay Đảng CS VN đang bán đất, dâng biển và làm thái thú cho Tàu, các cựu quân nhân VNCH thành lập các hội đoàn, đoàn kết gắn bó với nhau trong tinh thần huynh đệ chi binh, luôn luôn hướng về quê hương đất nước để yểm trợ, cổ vũ tinh thần đấu tranh của từng cá nhân, đoàn thể và tôn giáo .

Cuối cùng Anh David Võ nói anh mạo muội đại diện cho thành phần cựu quân nhân QLVNCH ở Phila, phối hợp với giới trẻ đứng ra tổ chức ngày lễ trọng đại này, anh cảm ơn sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng hương mọi giới từ các tiểu bang Washington , D.C., Maryland, New Jersey và Philadelphia… về tham dự.

Sau buổi lễ, Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐ/HTĐ, MD&VA cho biết một vài cảm nghĩ, Ông cảm thấy sự đoàn kết “Quân – Dân” ở Phila, PA rất đậm đà, chặt chẽ và ở đây có dấu hiệu tốt là thế hệ hậu duệ sẽ tiếp nối những gì mà chúng ta đã thực hiện trong bao nhiêu năm qua. Hy vọng với sự tiếp nối đó, công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê nhà sẽ khởi sắc hơn và những buổi tổ chức với sự tham gia của thế hệ trẻ, sẽ giúp các con, em hiểu rõ hơn vì sao ông cha đã hy sinh xương máu để bảo vệ Miền Nam Tự Do trước năm 1975.

Theo sau là chương trình văn nghệ hát về lính rất hấp dẫn.

http://lyhuong.net/viet/index.php?op...dong&Itemid=58

Một tài liệu mới giải mật xác nhận Richard Nixon bội ước với đồng minh Nam Việt Nam

Tú Anh
Ảnh tư liệu về cuộc tiếp xúc giữa hai ông Nguyễn Văn Thiệu (T) và Richard Nixon (P) tại Midway Island ngày 08/06/1969
(Nguồn : Nixonlibrary.gov)

Một tài liệu mật gồm những cuốn băng dài hơn 150 giờ ghi âm liên quan đến cố tổng thống Mỹ Richard Nixon vừa được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố. Theo AFP, những đoạn băng này dường như xác nhận những lời uất hận của cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, tố cáo Mỹ không tôn trọng cam kết bảo vệ Sài Gòn khi thủ đô miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay lực lượng Cộng sản ngày 30 tháng 4 năm 1975.

*****

Mặc dù cam kết là sẽ bảo vệ miền Nam Việt Nam, nhưng tổng thống Nixon gây sức ép buộc đồng minh phải ký Hiệp định Paris để Mỹ có thể rút quân. Ông còn đưa ra những lời dọa cắt viện trợ và trong những cuộc trao đổi riêng với ngoại trưởng Henri Kissinger, ông Nixon còn sử dụng cả những từ ngữ thô bạo như "cắt đầu" nếu ông Thiệu không ký Hiệp định Paris.


Từ Washington, nhà báo Phạm Trần tường thuật :

Việt Nam Giam Giữ Một Người Thức Thời

Roby Alampay, Vietnam arrests a pragmatist, Asia Times Online 20/6/09
Chuyển ngữ NKTA và tivo

BANGKOK - Bề ngoài, chẳng có gì mới về việc Việt Nam bắt giữ một luật sư nổi tiếng ngày 13 tháng 6 vì một tội danh rất quen thuộc là tuyên truyền chống đối nhà nước. Lê Công Định là người được tu nghiệp ở Mỹ - anh tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại Đại học Tulane và liên kết chặt chẽ với các luật sư quốc tế, các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ.

Cảm nghiệm dễ nhất để tìm hiểu việc Định bị bắt đến từ một quan sát bình thường rằng đó chỉ là một "bổn cũ soạn lại" của Việt Nam. Họ bắt một người năng nổ chuyện cải cách mang ảnh hưởng Tây phương, cộng thêm vào danh sách 30 người được coi là bất đồng chính kiến, gồm các nghệ sĩ, các nhà hoạt động tôn giáo, nhà văn, mà tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng án tù của họ đã quá dài kể từ năm 2006.

Tuy nhiên, mối quan ngại của Việt Nam và quốc tế về việc Định bị bắt giữ nằm ở một mức độ khác hẳn. Cuộc tấn công một người luôn có tiếng nói chẳng có gì mới lạ. Những cáo buộc về Lê Công Định là một điều khó ở đối với vai trò của anh trong xã hội Việt Nam: anh không phải là nhà bất đồng chính kiến.

Vừa được 41 tuổi nhưng đã rất thành công, với một công ty cố vấn pháp lý đang phát đạt và lập gia đình với một hoa hậu, Định đã có thể được coi là thuộc thành phần cai trị. Điều làm anh nổi bật phần lớn không do chuyện ủng hộ cải cách một cách công khai, nhưng là niềm tin vào nền tảng mà anh đã chọn. Đây cũng chính là nền tảng mà cáo trạng để bắt anh trở nên lố bịch.

Bởi đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ dân chủ và bênh vực cho quyền lợi của người Việt, anh tự giới hạn mình trong phạm vi đã được quy định cho một luật sư tại Việt Nam. Khi anh biện hộ cho các blogger, nhà văn và các nhà đấu tranh nhân quyền, anh không viết từ phía ngoài Việt Nam hay tổ chức các cuộc vận động từ trong nước.

Anh nổi tiếng nói đúng tiếng nói của một luật sư, tranh cãi hoàn toàn trong phạm trù hiến pháp Việt Nam. Những biện hộ của anh, nếu có cổ động cho mục đích gì, chính là cho chuyện pháp trị. Anh cho thấy rằng quyền được tự do bày tỏ được ấn định và hàm ý được coi trọng trong hiến pháp, đi cùng với quyền được tự do báo chí và tự do hội họp.

Nơi mà các nhà bất đồng chính kiến chê bai rằng luật bảo vệ quyền tự do bày tỏ chỉ có thể ở mức độ hình thức, ai cũng biết những luật sư như Định phải làm việc với một thông điệp nội hàm: "Được đó, nhưng hãy chờ xem chúng ta đi được bao xa." Anh đã từng bào chữa cho các thân chủ của mình trên cùng một nguyên lý với các nhà báo và blogger tại Việt Nam, cho rằng sự thay đổi, có thể, và sẽ, đúng ra đang xảy ra, biểu lộ trên internet.

Trào lưu của sự cởi mở

Mặc dù bị hạn chế, các trang web bị lọc và ngăn chặn, sự thông thoáng đang phát triển trên internet rất rõ ràng ở Việt Nam. Thông qua các blogs và diễn đàn trực tuyến khác, người Việt Nam ngày càng lớn tiếng bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề tham nhũng, cải cách kinh tế và tôn giáo. Rõ ràng là vẫn còn những ranh giới, nhưng chính ra những ai thấy mình đã vượt qua mức cản (có hữu ý thức hay gì đi nữa), người ta đã biết đến Định như một người đại diện bình tĩnh và tự tin.

Những gì các blogger và nhà văn muốn tin về internet, Định dường như đang cố gắng chứng minh trong phạm vi của luật pháp. Với sự đàn áp có hệ thống cầm quyền của Đảng Cộng sản, sự cam kết làm việc trong khuôn khổ của chế độ là điều vô giá và không dễ dàng có được.

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền tại Hoa Kỳ ghi nhận rằng "hầu hết các tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam không có quyền được biện hộ bởi các luật sư độc lập trong các phiên tòa xét xử họ". Trong khi đó, "các luật sư tìm cách bào chữa cho các nhà đấu tranh cho tự do nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều đe doạ và bắt bớ.”

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền đã đơn cử trường hợp của bà "Bùi Kim Thanh - người bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần vào năm 2006 và 2008 vì đã bênh vực cho các nông dân đòi bồi thường vì bị chiếm đất."

Ở mức độ này, Định không phải là người đầu tiên và duy nhất phải đương đầu với chuyện bắt bớ. Năm 2007, thân chủ của anh là hai đồng nghiệp đã được anh biện hộ thành công cho một án tù ngắn hơn sau khi họ đã bị trừng phạt rất hiệu quả với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước".

Điều mà ít nhất anh đã tìm cách rút ngắn án tù cho các đồng nghiệp đã là một chiến thắng tinh thần nuôi dưỡng anh. Nhưng phiên tòa đang chờ xử chính anh - sự bắt giữ một kẻ thức thời nổi tiếng nhất Việt Nam – chính là ván bài cuối cùng đánh dấu cho sự tranh đấu cơ bản nhất.

Mạng Truyền thông Pháp luật Đông Nam Á, một mạng lưới truyền thông pháp luật độc lập trong vùng, nói rằng chính là Việt Nam đang cố tình ghép tội hình sự cho một luật sư có bổn phận bào chữa cho thân chủ của mình. Bằng cách trừng phạt những tranh luận cho quyền tự do bày tỏ quan điểm của anh, kể cả những ngôn từ chỉ thốt lên trong phạm vi tòa án và trong quá trình kiện tụng, họ đang sách nhiễu toàn bộ ngành pháp luật, tước bỏ khả năng biện hộ của một quốc gia.

Không phải chỉ riêng người Việt Nam phải lo lắng về điều này. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2010, ngay lúc hiệp hội dự kiến đình hoãn bản tham chiếu thành lập một ủy ban nhân quyền đang vẫn còn mơ hồ. Bởi vì không ai có thể biết rằng "ủy ban" đó cuối cùng có trở thành một hội đồng, một ủy ban, một tòa án, hay một bàn làm việc trong góc một văn phòng nào đó, phương hướng và động lực còn tùy thuộc rất cao vào tham vọng chính trị.

Sự đối xử của chính quyền Việt Nam với Định là điềm xấu cho tính khả thi của ủy ban nhân quyền. Một số người cho rằng động cơ bắt giữ Định không nhất thiết báo hiệu sự gia tăng đàn áp toàn bộ của nhà nước, mặc dù việc bắt giữ ba nhà hoạt động dân chủ trong tuần này với cáo buộc cấu kết với Định đáng được báo động.

Có một vài suy đoán cho rằng những khoản buộc tội đối với Định là động cơ chính trị. Đối với tất cả những gì anh tán thành - trong số các sự việc như quyền của các nông dân, sự thách thức đối với các kế hoạch khai thác mỏ, khiếu nại của Việt Nam trong các tranh chấp hải đảo với Trung Quốc, và một số vấn đề khác - anh nổi tiếng là người có nhiều kẻ thù trên các đấu trường. Vẫn là một chuyện, nó vẫn là vấn đề của một hệ thống pháp luật bị thỏa nhượng để đẩy mạnh bóc lột bằng sự tước đoạt của Việt Nam - và của khu vực - đã từ lâu ô uế thành tích của tự do ngôn luận và nhân quyền.

Dù đó là điều gì đi nữa, Việt Nam sẽ mất một người đã có đủ bản lĩnh để thúc đẩy cho một thay đổi trong chế độ. Điều anh là người đang cần một luật sư ngay lúc này, những triển vọng cho tất cả những gì anh tin và tranh đấu cho Việt Nam lại trở nên rất u ám.

Roby Alampay là giám đốc điều hành của Liên minh Báo chí Đông Nam Á. Nguồn bản Anh ngữ: http://www.atimes.com/

© 2009 Đàn Chim Việt Online:

Wednesday, June 24, 2009

Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2009 tại Houston - TX

Phần 1:



Phần 2:



Phần 3:

"SỐNG" và "CHẾT" - Sào Nam Phan Bội Châu

SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
(Sào Nam Phan Bội Châu)

MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY

(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp” (*)
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười
Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền
Chào một ngày vong bản vì… hèn
Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam , xưa rồi Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng
Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng
Chào một ngày giống hệt cõi âm
Những xác chết anh hùng bật dậy
Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em !
21 – 4 - 2009
BÙI CHÍ VINH
(*) cable TV
ST

Nỗi Lòng Dân Việt

Suốt những ngày này, tôi thường theo dõi tin tức trên BBC, Vietcatholic, dcctvn.net liên quan tới vụ bắt Ls Lê Công Định. Vụ bắt bớ này như một giọt nước làm tràn ly nơi nỗi lòng của tôi. Cả nỗi lòng đó hướng về vụ bauxít Tây Nguyên, về nỗi sợ hãi bất công của những ngư phủ, và về sự “khôn nhà dại chợ” của chế độ XHCN: dùng sức mạnh đàn áp dân chúng và luồn cúi, khiếp nhược trước Trung Quốc.

Khiếp nhược khi mất chủ quyền biên giới phía bắc, khiếp nhược trước lãnh hải phía đông. Khiếp nhược trước những dự án khái thác bauxít do Trung Quốc đầu tư. Khiếp nhược trước số phận của bao con người ngư dân nghèo, bị bắt, bị cướp, nhưng chế độ mạo danh “vì dân” lại câm như hến.

Trái lại, trước những dân đen không tấc sắt thì thu hồi đất, bỏ tù người đứng lên bảo vệ quyền lợi tối thiểu của dân, cướp đất của nhiều cơ sở tôn giáo. Bỏ tù những người dám lên tiếng vì quyền lợi dân tộc, vì lo cho vận mạng dân tộc.

Với cái nhìn như thế, tôi thấy lòng mình quặn đau. Chế độ này còn đáng được gọi là “chính” phủ nữa không? Hay phải đổi tên là “tà” phủ thôi. Đâu rồi cái khẩu hiệu “vì dân”? Chế độ này đang vận hành vì dân hay vì chính quyền lợi của nhóm thiểu số lãnh đạo? Họ khiếp nhược chỉ vì cái ghế của mình. Để bảo vệ cái ghế đó, họ dám đánh đổi với giá của cả dân tộc, của cả mọi tầng lớp nhân dân.

Là người dân Việt, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc, tôi thấy mình không còn dám tự hào về dân tộc mình nữa, chứ không muốn nói là tôi cảm thấy nhục: nỗi nhục không phải về dân tộc Việt, nhưng là nỗi nhục về tầng lớp lãnh đạo đất nước này. Nhục về chính bản thân tôi đã sợ hãi, đã bỏ ngoài tai những tiếng nói của sự thật, đã nhắm mắt làm ngơ trước bất công, trước đau khổ của người khác, và đã tìm cách an phận, yên thân. Nhưng cái an phận của tôi càng ngày càng bất an, vì cái an phận đó vô tình lại tạo điều kiện phát sinh cái ác, và để cái ác hoành hành. Trước sự đàn áp của chế độ này, tôi càng ngày càng thấy bất an.

Sẽ có người chỉ trích tôi không tự hào về dân tộc. Nhưng làm sao dám tự hào? Tự hào về dân tộc mà chấp nhận sống dưới bất công của chế độ đang cầm quyền là một thái độ ru ngủ chính mình. Tự hào về dân tộc mà để cho dân tộc ngày càng sa sút, ngày càng bị coi thường trước “cường quốc năm châu” là một thái độ bôi tro trát trấu vào truyền thống hào hùng. Vì thế tôi không dám tự hào, tôi không dám sỉ nhục truyền thống của tiên tổ khi tự hào cách mê muội. Nếu vận mệnh quốc gia ngày càng đen tối, thì truyền thống hào hùng của quá khứ cũng bị lu mờ. Truyền thống chỉ có thể được hào hùng khi thế hệ hiện tại này dám tự hào về chính mình.

Với anh Lê Công Định, anh đang thổi lên ngọn lửa hào hùng của cha ông, ngọn lửa mà chế độ tà phủ hiện này đang muốn dập tắt. Có người nói anh bị bắt vì anh có tội. Vâng cái tội của anh là tội chống lại tà quyền, chống lại cái ghế mà họ dám hy sinh cả dân tộc để bảo vệ. Cái tội của anh là dám nói lên lòng tự hào về dân tộc Việt nam trước thế giới. Cái “tội” của anh lại là một chứng tích anh hùng, sức mạnh của mọi tầng lớp yêu nước. Tôi khâm phục thái độ của anh, khâm phục cái “tội” của anh và vì thế mà anh bị bắt.

Lịch sử rất công bằng. Trong lịch sử của dân tộc ta, có bao tướng sĩ đã chấp nhận mang tội phản vua, chỉ vì lợi ích dân tộc. Chính cái “tội phản” ấy đã đưa dân tộc sang một trang lịch sử mới, tươi sáng hơn. Hành động ấy là nỗi lòng vì dân tộc, vì những người đau khổ. Chức vụ của tướng sĩ mang theo trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của dân tộc, chứ không phải bảo vệ chỗ ngồi của một thiểu số lãnh đạo. Nếu tướng sĩ cũng muốn tìm sự an phân, yên thân thì họ chỉ còn là dụng cụ của cường quyền, họ trở thành thế lực của sự ác. Sự dấn thân của họ vào hàng ngũ quân đội nhân dân sẽ mất ý nghĩa nếu họ trở thành đội quân tay sai của cường bạo.

Tôi thao thức trước vận mệnh của dân tộc. Tôi thao thức trước nỗi bất công của những dân oan khắp nơi, họ khản tiếng kêu cứu vì bị mất đất, mất nước.Tôi thao thức trước những sự đàn áp những người có lương tri, chấp nhận không ngủ yên, không chịu an phận. Tôi cũng cám ơn những người cùng mang giòng máu Việt, dù họ đang sống tại hải ngoại, vẫn không muốn yên thân, không muốn an phận, vì nỗi lòng vì quê hương, vì đồng bào đang chịu bất công tại cố hương.

Trước những diễn biến đang xảy ra, với thân phận thấp cổ bé miệng như tôi, tôi viết lên những hàng này, để chia sẻ, để thêm tình liên đới và để bày tỏ nỗi lòng của tôi với vận mạng dân tộc. Tôi hy vọng mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những người lãnh đạo, những tướng sĩ trong quân đội, dám ra khỏi cái an phận giả tạo cho yên thân, vì lợi ích dân tộc, vì lợi ích nhân dân, để thay đổi, để đưa đất nước Việt Nam sang một trang sử mới, hào hùng hơn, tươi sáng hơn, để đáng tự hào hơn.

Hà nội, 16.6.09

Trúc Ngọc

Chương Trình Gây Qũy Giúp TPB/VNCH Đêm 13 tháng 6/2009 tại Houston, Texas

Tiếp Tân: Cocktail



Diễn Văn của Bà Hoàng Minh Thúy - Trưởng BTC



Nghi Lễ: Quốc Ca và Mặc Niệm



Hợp Ca "Trên Đầu Súng"



Hoạt Cảnh "Anh Không Chết Đâu Anh" Hạ sĩ Tuyên & Hoàng Mộng Thu



Hoạt Cảnh "Người Thương Binh Mù" - Trần Thanh Tùng & Hoàng Mộng Thu



Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị

“Cô Láng Giềng Khổng Lồ!”

Đi chợ vài tuần nay, các bà nội trợ rất ngạc nhiên khi các hàng bán cá chỉ bầy bán toàn tép bạc, cá lóc, cá rô, cá bông lau, cá diêu hồng, mà cũng chỉ ngồi tới 9 giờ sáng là tan. Cá biển đi đâu?

Cá biển tươi hầu như vắng bóng, toàn thấy những ‘thi hài’ cá thu, cá nục, cá ngừ ‘từ trần’ từ vài tháng trước, được ướp ure, hàn the. Dù người bán thề sống thề chết là ‘cá mới từ Bà Rịa lên hồi khuya’. Người mua lật mang cá lên thấy đỏ tươi, ngửi không hôi, nhưng đem kho, chiên hay nấu canh thì miếng cá mủn nát, trở màu xám xịt. Đổ bỏ thì tiếc, chẳng gì cũng bốn chục ngàn một ký cá nục, trăm bốn chục ngàn một ký cá thu, giữ lại cho chó mèo ăn. Được vài lần, con chó thì ói, con mèo thì chết…Khắp chợ cá Sài Gòn dù là chợ đầu mối, hay chợ vỉa hè, chợ hẻm, đều bầy ra cảnh hoang tàn, trống trải như nhau.

Để thay thế, người tiêu dùng phải mua cá biển đông lạnh từ siêu thị. Ngoài chuyện giá cả cao gấp rưỡi gấp hai cá tươi, thì chất lượng cá đông lạnh không mấy ngon và hợp thị hiếu. Mua cá khô, cá hấp sợ hóa chất chống mốc, chống thối. Mua thịt bò sợ đắt (ngay thịt bò bạc nhạc cho chó ăn cũng gần trăm ngàn một ký), thịt gà rẻ phân nửa nhưng chất lượng kém. Nhiều bà nội trợ đứng ngẩn ngơ, nhớ cá biển thời xưa.

Thời xưa đó cách nay… vài tháng, chính thức thì vào ngày 15/6, khi nhà nước Trung Quốc lên tiếng cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển 12 độ vĩ Bắc (tương đương Cam Ranh – Khánh Hòa) lên đến đường phân định ở vùng biển phía đông vịnh Bắc bộ (vùng giao nhau giữa Việt Nam-Trung Quốc). Những ngày đầu bị cấm, mâm cơm các gia đình chưa bị ảnh hưởng ngay, nhưng người làm nghề cá thì hoang mang cực độ. Hoang mang là phải, vì lệnh cấm của Trung Quốc kéo dài ba tháng, tới ngày 1/8 mới hết, nhè đúng vào vụ cá nam, vụ cá lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của ngư dân Việt Nam (sau vụ cá nam, biển Việt Nam bắt đầu vào mùa mưa bão, việc đánh cá dài ngày, xa bờ sẽ rất hạn chế). Vì lệnh cấm này, hàng loạt đội tàu các tỉnh miền trung Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi đánh cá ở những ngư trường quen thuộc phải bỏ chạy trối chết vì bị tầu tuần ngư Trung Quốc đâm tầu, tịch thu cá.

Sau sự kiện này, nhiều tiếng kêu cứu của ngư dân, góp lại thành tiếng kêu của Hội Nghề Cá gửi ngay tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp – Phát triển Nông thôn, nêu thực trạng. Trong công văn của mình, Hội Nghề cá yêu cầu Bộ và Chính phủ phải chỉ đạo địa phương tập huấn cho ngư dân biết rõ luật biển, biết phạm vi an toàn, phạm vi chồng lấn, đang tranh chấp. Đồng thời phải có biện pháp bảo vệ ngư dân, can thiệp phía bạn (!) thả người, bồi thường thiệt hại.

Ngày nào báo chí cũng xới lên chuyện biển của ta đầy cá mà tầu bè phải nằm bờ chịu phép. Báo chỉ đưa tin, không kèm theo bất cứ lời bình phẩm gay gắt nào. Mà biết bình làm sao! Vì chuyện ‘Cô Láng Giềng To’ ăn hiếp ‘Em Láng Giềng Nhỏ’ là chuyện từ lâu rồi. Hai nhà ở sát vách nhau. diện tích ‘em’ chỉ hơn ba trăm ngàn kilômét vuông trong khi ‘cô’ chín triệu rưởi kílômét vuông. Dân ‘em’ chưa tới trăm triệu, còn ‘cô’ tới một tỷ tư. Từ hồi Tần- Hán, cô từng xua quân chiếm đóng, khai hóa em một ngàn năm ‘ngắn ngủi’. Cho tới khi cô và em cùng vào phe xã hội chủ nghĩa, mới đề ra và tuân theo lai rai tinh thần ‘bốn tốt’(láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt). Việc bang giao, do vậy đỡ xủng xoẻng tiếng binh khí chạm nhau.Vậy mà nay.

Người dân cả nước, từ chuyện con cá vắng mặt trên mâm cơm, đã phải nhìn lại gốc rễ vấn đề. Họ chia sẻ nỗi lo với ngư dân nhưng không thể không phẫn nộ vì chung quanh chuyện cá mú nọ, theo lời ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, thì ngày 4 tháng 6 qua, đích thân Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã phải ‘giao thiệp’ với đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường để lưu ý Trung Quốc… đề nghị Trung Quốc…

Một thanh niên vứt tờ báo đang đọc xuống bàn, tức tối phát biểu ‘hai chữ giao thiệp này kỳ cục quá! Người ta nói A liên hệ với B, A gặp gỡ B, A triệu B tới cho hay…chứ ai nói A giao thiệp với B bao giờ’. Anh tức vì dùng chữ như vậy là quá cà chớn, quá hèn, và đề nghị cách dùng chữ khác, dõng dạc mạnh bạo hơn, ít nhất cũng phải cỡ Bắc Hàn khi ‘giao thiệp’ với Liên hiệp Quốc và Mỹ. Anh này, và những độc giả thừa nhiệt huyết nhưng thiếu tầm nhìn khác, không biết cái thế của ngôn từ, phải do cái thế trên chính trường, chiến trường quyết định. Em Việt Nam, trước Cô Láng Giềng khổng lồ, từ thời lập quốc đến nay, làm gì có cái thế ấy! Và không có thế, thì không có lực. Không có lực thì không có… cá.

Trước mắt, ngư dân miền Trung vẫn phải tự cứu mình trước khi trời cứu. Họ chọn cách liên kết thành đội để tương trợ nhau, chấp nhận ra khơi trong phạm vi hẹp hơn, tránh đụng độ với tầu tuần ngư Trung Quốc. Những lời hứa hẹn can thiệp, giúp đỡ của nhà nước coi như gió thoảng, sau khi ông Tần Cương, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng khẳng định ‘lệnh cấm đánh bắt cá trong mùa hè ở Nam Hải là biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn có mục đích bảo vệ nguồn lợi hải dương trong vùng’. Hai chữ ‘trong vùng’, bao hàm một mặt biển rộng tới 128.000 km2, trong đó nằm lọt hai quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp là Hoàng Sa( TQ gọi là Tây Sa) và Trường Sa(TQ gọi là Nam Sa).

Lời phát ngôn của ông Tần Cương được Tân Hoa xã loan tải chính thức hôm 9 tháng 6 thì một ngày sau đó, ngày 10 tháng 6, trên tờ China Daily, nhiều người dân Trung Quốc lên tiếng đòi ‘Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền’. Thậm chí tờ Đông phương Nhật báo xuất bản tại Hồng Kông cũng gọi Việt Nam là kẻ ‘khiêu khích’ và cho rằng ‘tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông’. Toàn những lời tuyên bố có gang có thép, khiến người dân bình thường nhất của Việt Nam cũng phải hiểu ‘nên sợ trước đi là vừa’.

Nhiều nhà quan sát, bình luận nước ngoài, đứng trên bình diện quốc tế để giải thích lý do các nước trong khu vực luôn xích mích về chủ quyền ở vùng Biển Đông, lý do Trung Quốc luôn kiếm cớ ép Việt Nam, lý do tàu Mỹ ‘thích’ lởn vởn gần Hải Nam- căn cứ hải quân, không quân lớn của Trung Quốc- chọc cho Trung Quốc nóng mũi nóng mặt. Người trong nước chả biết những chuyện thâm cung bí sử này, chỉ biết chuyện không có cá ăn trước mắt.

Không chỉ biển bạc, mà rừng vàng cũng…

Nếu năm ngoái, chuyện nới rộng địa giới Hà Nội được coi là tâm điểm, thì năm nay, không chỉ vụ biển bạc không có cá ăn, mà chuyện rừng vàng bị ‘đào mả cha lên bán’ là ầm ĩ nhất. Chẳng thế mà trong hai ngày rưỡi, từ ngày 11/6 đến trưa ngày13/6, tại hội trường Bộ Quốc phòng Hà Nội, chuyện khai thác bôxít Tây nguyên đã được gần 450 đại biểu quốc hội khóa 12 chất vấn sôi nổi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động. Ngồi nhà bật tivi, radio họp ké Quốc hội, rất nhiều phó thường dân đã đồng tình với cách hỏi sắc sảo, thẳng thừng của đại biểu Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc, về chuyện tại sao chính phủ không xin phép quốc hội trước khi ‘quyết’ vụ bôxít. Có hay không chủ trương xé nhỏ dự án bô xít thành nhiều dự án nhỏ để ‘né’ quốc hội (luật qui định những dự án trên 20 ngàn tỉ đồng mới phải thông qua quốc hội. Trong dự án bôxít Tây nguyên, có dự án làm đường sắt, làm cảng biển, làm nhà máy… chỉ 12 ngàn tỷ nên không phải trình quốc hội).

Câu hỏi của ông Dương, cũng chính là nỗi bức xúc của các nhà giáo, nhà chính trị, nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn hóa, nhà quân sự trong và ngoài nước suốt nửa năm qua. Nó, cùng hàng loạt những câu hỏi tâm huyết khác, liên tục vang lên nhiều lần tại nghị trường, lần nào cũng làm sôi sục không khí, khiến Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư ‘chống đỡ’ vất vả. Họ đẩy trách nhiệm ‘chốt vấn đề’ cho Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vào phiên chất vấn chót. Ông này, có lẽ nhờ có họ với Nguyễn Sinh Cung (tên cúng cơm của Hồ Chí Minh) nên được phép nói năng loanh quanh, tránh né, và sửa lưng người hỏi rất nghiêm nghị. Theo ông, chuyện khai thác bôxít là quyết sách đúng của toàn đảng, toàn dân. Không có sự xé nhỏ công trình. Cái gì làm chưa tốt thì làm lại, sai thì sửa lại. Những phản biện xã hội chung quanh vụ khai thác bô xít là bình thường, đại biểu không được gọi là ‘không đồng thuận’, là ‘trên bảo dưới không nghe’. Trung Quốc có giúp ta khâu xây dựng cơ bản thật nhưng khi hoàn tất công việc, 663 công nhân của họ có mặt trên công trường sẽ về nước hết. Chỉ còn lại ta khai thác của ta. Và như thế, cái gọi là ‘nguy cơ’, là ‘hiểm họa Trung Quốc’ không hề có…Cử tri cả nước được thuyết phục hãy yên tâm vì Đảng đã lường trước, tính trước mọi chuyện, biết tiếp thu mọi ý kiến, sẵn sàng điều chỉnh kịp thời những sự cố phát sinh, không để rừng vàng biển bạc của tổ quốc phải thiệt hại mảy may.

Tạm thời, người đánh cá xa bờ dài ngày chịu khó đi ngắn ngày, đi gần lại, mặc cho chợ cá tiêu điều, các bà nội trợ nhăn nhó. Còn những người hay lo ‘thiên hạ sự’ cỡ luật sư Cù Huy Hà Vũ – dám đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ‘ban hành trái pháp luật’ quyết định cho khai thác bôxít Tây nguyên – hãy thực tế hơn đi, vì hôm qua, ông Lê Công Định mới bị bắt vì tội chống phá nhà nước XHCN, móc nối với bọn phản động nước ngoài. Ông Hà Vũ há không biết ‘con kiến mà kiện củ khoai’ khó đến cỡ nào ư , nhưng cũng còn may, ông chỉ kiện khoai Thủ tướng, còn khoai to hơn, là khoai Trung Quốc, thì ông không kiện. Hú vía cho cô láng giềng!

Nguyễn Thị Lan Anh - Việt Tribune