Thứ Ba, 15 tháng 6 2010
Phúc trình hàng năm về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Theo đạo luật về bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người được ban hành cuối năm 2000, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nhiệm vụ theo dõi tình trạng buôn người trên toàn thế giới và nộp một bản phúc trình hàng năm cho Quốc hội và Tòa Bạch Ốc.
Năm nay, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam cùng một số nước khác tại Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan vào danh sách các nước cần theo dõi về buôn người, và cáo buộc những nước này đã không ngăn chặn tình trạng phụ nữ bị buộc phải hoạt động mại dâm.
Theo bản tin của AFP, hành động này sẽ mở đường cho Hoa Kỳ cắt giảm một số hỗ trợ về mặt dân sự cho những nước này, tuy nhiên thông thường biện pháp này là hình thức để gây áp lực để các nước bị liệt kê vào danh sách phải có hành động quyết liệt hơn trong việc chống tệ nạn buôn người.
Trong phúc trình năm 2009, Việt Nam nằm trong danh sách các nuớc hạng 2. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập liên minh Liên minh Bài trừ Nô lệ Châu Á, gọi tắt là CAMSA, đã giải thích về sự khác nhau giữa các cấp độ xếp hạng này như sau:
“Hạng 2 là các quốc gia chứng tỏ quyết tâm nhưng chưa làm được đến mức có ảnh hưởng khả quan để mà chống vấn đề buôn người. Các quốc gia ở hạng 3 là những nơi mà chính quyền chưa chứng minh được quyết tâm, và đặc biệt là những nơi mà chính quyền có thể đã can dự vào vấn đề buôn người. Giữa hạng 2 và hạng 3 có một số quốc gia nằm ở trong danh sách theo dõi. Danh sách theo dõi có nghĩa là đáng quan tâm, và những quốc gia nào nằm trong danh sách theo dõi 2 năm liền nhưng không có sự cải thiện để nâng lên cấp 2 thì tự động sẽ rơi xuống cấp 3. Ở trong hạng 3 thì các quốc gia đó đứng trước nguy cơ và rủi ro là sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ chế tài.”
Cũng theo tiến sĩ Thắng các biện pháp chế tài đối với các nước hạng 3 sẽ gồm việc cắt giảm các khoản viện trợ, ngoại trừ các khoản viện trợ về nhân đạo. Tiến sĩ Thắng cho biết thêm:
“Cái quan trọng hơn là các đại công ty quốc tế họ sẽ rất ngần ngại để làm ăn buôn bán, lập cơ xưởng ở tại các quốc gia đã bị xếp vào hạng 3 bởi vì họ không muốn bị mang tiếng. Đó là những công ty họ đặt rất nặng vấn đề uy tín trên thị trường đối với giới tiêu thụ. Thành ra các khoản ảnh hưởng về kinh tế nó sẽ rộng rãi và nặng nề hơn là các khoản bị Hoa Kỳ chế tài.”
Bản phúc trình năm nay nhận định mặc dù đã có tiến bộ trong thập kỷ qua, nhưng trong giai đoạn năm 2009-2010, ước tính vẫn có khỏang 12,3 triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người.
Phát biểu tại buổi công bố phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi hành động buôn người là một “tội ác khủng khiếp”. Bà Clinton nói rằng “tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chấm dứt tệ nạn này”.
Nguồn: AFP, Bloomberg, VOA's Interview
Tuesday, June 15, 2010
LM Nguyễn Văn Lý kiện chính phủ VN lên Liên Hiệp Quốc
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-06-13
Linh mục Nguyễn Văn Lý, được các tổ chức nhân quyền và tự do tôn giáo trên thế giới gọi là tù nhân lương tâm vì những hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo của ông từ năm 1977, gởi thư lên Liên Hiệp Quốc hôm 8 tháng Sáu vừa qua để kiện chính phủ Việt Nam về điều ông gọi là tiến trình chịu bất công với 4 lần, 17 năm tù giam và 7 lần, mười bốn năm quản chế.
Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA
LM Nguyễn Văn Lý (phải) và LM Phan Văn Lợi tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.
Linh mục Nguyễn Văn Lý được tạm cho ra khỏi tù để chữa bệnh nhưng vẫn bị quản chế tại nhà Hưu Dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế, nay linh mục Lý trình bày mục đích và nội dung thư gởi Liên Hiệp Quốc mà ông gọi là đơn kiện số một. Bài do Thanh Trúc trình bày:
Khẳng định mình vô tội
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, chúng tôi được biết ngày 8 tháng Sáu vừa qua ông đã thảo một bức thư, mà ông gọi là đơn kiện số một, để gởi lên Liên Hiệp Quốc, và một bản sao được gởi cho hãng tin AFP mà chúng tôi đang có trong tay. Xin linh mục trình bày về việc làm này?
Đơn kiện số 01 của LM Nguyễn Văn Lý
LM Nguyễn Văn Lý: Căn cứ trên Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị, rồi Tuyên Ngôn Quốc Tế về bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, rồi căn cứ ngày trên việc ký kết tham gia và thực hiện những điều luật quốc tế của nhà nước cộng sản Việt Nam, căn cứ trên những nhân chứng lịch sử cũng đã làm những việc tương tự như tôi, như ông Karl Marx, như luật sư Phan Văn Trường, như cụ Phan Chu Trinh, v.v…
Tất cả những người này đã làm công việc như tôi mà hồi đó họ không hề bị bắt, còn tất cả những điều tôi làm thì đều có Công Ước Quốc Tế và điều luật quốc tế bảo đảm rằng được phép làm. Thế mà họ bắt tôi thì chứng tỏ rằng tôi hoàn toàn vô tội, còn chính họ mới là những kẻ có tội.
Đòi hỏi bồi thường
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, trong đơn kiện số một này ông có đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trả lại cho ông tất cả những tài sản mà họ đã tịch thu của ông khi tiến hành bắt giam ông. Xin ông nói rõ về điều này?
LM Nguyễn Văn Lý: Họ đã lột áo linh mục của tôi, giữ của tôi một tràng chuỗi Mân Côi, một kiếng mắt tôi đang đeo, còn những vật dụng mà tôi dùng để phơi bày sự thật về ông Hồ Chí Minh, về nhân quyền, về dân chủ, về tự do, họ đã tịch thu của tôi sáu máy vi tính, một máy scanner, sáu máy in, sáu điện thoại di động và gần hai trăm sách báo bài viết, mỗi loại như vậy hàng chục bản. Tất cả những thứ này là họ tịch thu một cách trái phép.
Thanh Trúc: Thưa trong đơn kiện số một này ông cũng có đòi hỏi nhà nước phải bồi thường cho ông một số tiền để trả cho những chi phí về bệnh tật trong thời gian ông bị ở tù?
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi muốn trước hết là họ phải trả cho tôi khoảng hai trăm triệu đồng Việt Nam về các máy móc thiết bị họ đã tịch thu. Còn ba năm tù giam và bệnh tật của tôi thì nói thật tôi đòi mười tỷ đồng Việt Nam là có tính tượng trưng thôi, chứ thật sự ra ba năm mất tự do của một con người quí giá hơn nhiều, và cơn bịnh của tôi, làm cho tôi bị bại liệt nửa người, thì vô giá. Mười tỷ đồng này là một con số tượng trưng vậy thôi chứ không thể tính sức khỏe của tôi ra bằng tiền bạc được.
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, trong phiên tòa sau cùng để xét xử ông, nhà nước Việt Nam có cáo buộc ông về tội tham gia vào Khối Dân Chủ 8406, một tổ chức mà nhà nước cho là bất hợp pháp. Ông nghĩ thế nào về điều này, bởi vì trong đơn khiếu kiện số một thì ông vẫn nói là ông vô tội đối với nhà nước Việt Nam?
LM Nguyễn Văn Lý: Không những tôi là thành viên của 8406 mà tôi còn là một trong những người thành lập khối này và một trong những người đại diện lâm thời của khối này, đang điều hành khối này cả toàn quốc. Việc mà họ quy kết chúng tôi là một khối bất hợp pháp thì đó là quyền của họ.
Còn ba năm tù giam và bệnh tật của tôi thì nói thật tôi đòi mười tỷ đồng Việt Nam là có tính tượng trưng thôi, chứ thật sự ra ba năm mất tự do của một con người quí giá hơn nhiều, và cơn bịnh của tôi, làm cho tôi bị bại liệt nửa người, thì vô giá.
LM Nguyễn Văn Lý
Nhưng mà chúng tôi được phép hoạt động trong khuôn khổ cho phép của các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc. Cho nên khối chúng tôi hoạt động không phải là một khối bất hợp pháp. Nếu như bắt chúng tôi thì họ phải bắt đến khoảng ba chục ngàn người 8406 ở trong đất nước Việt Nam. Nhưng mà họ không dám bắt một số đông như vậy, họ phải lấy cớ này cớ khác, một cách không chính đáng, để bắt tôi thế thôi.
Nhà nước VN vi phạm Hiến Chương LHQ
Thanh Trúc: Thưa linh mục, như vậy mục đích chính của ông khi gởi lá thư, tức đơn kiện số một, lên Liên Hiệp Quốc, là?
Công an Việt Nam mặc thường phục bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa ở Huế ngày 30/03/2007.
LM Nguyễn Văn Lý: Mục đích của tôi là muốn làm cho công luận quốc tế hiểu rằng nhà nước Việt Nam đang vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm các công ước Liên Hiệp Quốc mà chính họ xin tham gia ký kết mà không chịu thực hiện. Đó là lời kết tội của tôi một cách đanh thép, sắc bén, rõ ràng trước công luận quốc tế, trên cái chế độ cộng sản này. Còn tất cả những điều đòi hỏi họ phải bồi hoàn, đòi họ xin lỗi, đòi họ trả một đồng danh dự, tất cả những điều ấy chỉ là những kiểu nói chứ tôi biết chắc chắn là họ không làm. Nhưng lời kết tội của tôi trên chế độ này là rõ ràng. Đó chính là mục đích của tôi.
Mục đích thứ hai là làm cho họ dừng tay lại, không bắt bớ thêm các chiến sĩ hòa bình của chúng tôi nữa, phải sớm trả tự do cho các chiến sĩ đang bị giam tù. Đó là mục đích chính của tôi.
Chấp nhận hậu quả
Lời chứng số 4 của LM Nguyễn Văn Lý
Thanh Trúc: Thưa trong thời gian này thì linh mục chỉ được tạm ra khỏi tù để chữa bệnh mà thôi. Như vậy, khi ông viết bức thư này có nghĩa là ông muốn đối đầu với nhà nước hay sao. Ông có lường được hậu quả của việc làm này hay không?
LM Nguyễn Văn Lý: Ở đây tôi không thách thức ai cả nhưng tôi chấp nhận tất cả các hậu quả, nếu họ biết và dừng lại thì họ khôn. Nhưng nếu họ ngoan cố, thấy tôi làm như vậy mà đưa tôi vào lại trong nhà tù thì tôi rất mừng. Bởi vì đưa tôi lại vào nhà tù thì họ lại đóng dấu vào cái đơn kiện này rằng họ xác nhận là họ đang vi phạm. Tôi đang đợi họ bắt tôi vào lại trong nhà tù xem thử họ dám bắt không.
Tại sao ngày 8 tháng 6?
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, ông cũng có nói sở dĩ ông chọn ngày 8 tháng Sáu để viết bức thư gởi lên Liên Hiệp Quốc cũng là có một chủ đích khác. Xin ông trình bày về chủ đích đó?
Tôi chọn ngày mùng 8 tháng Sáu bởi vì đây là ngày giỗ lần thứ hai mươi hai của đức cố Tổng Giám Mục Philiphê Nguyễn Kim Điền, người mà tôi đã tố cáo bị nhà nước cộng sản Việt Nam đầu độc chết trong bệnh viện Chợ Rẫy năm 1988, cũng vào ngày mùng 8 tháng Sáu.
LM Nguyễn Văn Lý
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi chọn ngày mùng 8 tháng Sáu bởi vì đây là ngày giỗ lần thứ hai mươi hai của đức cố Tổng Giám Mục Philiphê Nguyễn Kim Điền, người mà tôi đã tố cáo bị nhà nước cộng sản Việt Nam đầu độc chết trong bệnh viện Chợ Rẫy năm 1988, cũng vào ngày mùng 8 tháng Sáu.
Cũng vào ngày này thì song song với đơn kiện số một này, tôi có một lời chứng số bốn, tố cáo những bạo ngược, những đàn áp, những nhục hình mà chính quyền cộng sản đang thực thi trên thân xác và tâm hồn của bao nhiêu người tù trong các trại giam, nhất là tù nhân nữ. Tôi cũng cố ý để vào ngày mùng 8 tháng Sáu như vậy. Xin cám ơn.
2010-06-13
Linh mục Nguyễn Văn Lý, được các tổ chức nhân quyền và tự do tôn giáo trên thế giới gọi là tù nhân lương tâm vì những hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo của ông từ năm 1977, gởi thư lên Liên Hiệp Quốc hôm 8 tháng Sáu vừa qua để kiện chính phủ Việt Nam về điều ông gọi là tiến trình chịu bất công với 4 lần, 17 năm tù giam và 7 lần, mười bốn năm quản chế.
Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA
LM Nguyễn Văn Lý (phải) và LM Phan Văn Lợi tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.
Linh mục Nguyễn Văn Lý được tạm cho ra khỏi tù để chữa bệnh nhưng vẫn bị quản chế tại nhà Hưu Dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế, nay linh mục Lý trình bày mục đích và nội dung thư gởi Liên Hiệp Quốc mà ông gọi là đơn kiện số một. Bài do Thanh Trúc trình bày:
Khẳng định mình vô tội
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, chúng tôi được biết ngày 8 tháng Sáu vừa qua ông đã thảo một bức thư, mà ông gọi là đơn kiện số một, để gởi lên Liên Hiệp Quốc, và một bản sao được gởi cho hãng tin AFP mà chúng tôi đang có trong tay. Xin linh mục trình bày về việc làm này?
Đơn kiện số 01 của LM Nguyễn Văn Lý
LM Nguyễn Văn Lý: Căn cứ trên Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị, rồi Tuyên Ngôn Quốc Tế về bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, rồi căn cứ ngày trên việc ký kết tham gia và thực hiện những điều luật quốc tế của nhà nước cộng sản Việt Nam, căn cứ trên những nhân chứng lịch sử cũng đã làm những việc tương tự như tôi, như ông Karl Marx, như luật sư Phan Văn Trường, như cụ Phan Chu Trinh, v.v…
Tất cả những người này đã làm công việc như tôi mà hồi đó họ không hề bị bắt, còn tất cả những điều tôi làm thì đều có Công Ước Quốc Tế và điều luật quốc tế bảo đảm rằng được phép làm. Thế mà họ bắt tôi thì chứng tỏ rằng tôi hoàn toàn vô tội, còn chính họ mới là những kẻ có tội.
Đòi hỏi bồi thường
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, trong đơn kiện số một này ông có đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trả lại cho ông tất cả những tài sản mà họ đã tịch thu của ông khi tiến hành bắt giam ông. Xin ông nói rõ về điều này?
LM Nguyễn Văn Lý: Họ đã lột áo linh mục của tôi, giữ của tôi một tràng chuỗi Mân Côi, một kiếng mắt tôi đang đeo, còn những vật dụng mà tôi dùng để phơi bày sự thật về ông Hồ Chí Minh, về nhân quyền, về dân chủ, về tự do, họ đã tịch thu của tôi sáu máy vi tính, một máy scanner, sáu máy in, sáu điện thoại di động và gần hai trăm sách báo bài viết, mỗi loại như vậy hàng chục bản. Tất cả những thứ này là họ tịch thu một cách trái phép.
Thanh Trúc: Thưa trong đơn kiện số một này ông cũng có đòi hỏi nhà nước phải bồi thường cho ông một số tiền để trả cho những chi phí về bệnh tật trong thời gian ông bị ở tù?
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi muốn trước hết là họ phải trả cho tôi khoảng hai trăm triệu đồng Việt Nam về các máy móc thiết bị họ đã tịch thu. Còn ba năm tù giam và bệnh tật của tôi thì nói thật tôi đòi mười tỷ đồng Việt Nam là có tính tượng trưng thôi, chứ thật sự ra ba năm mất tự do của một con người quí giá hơn nhiều, và cơn bịnh của tôi, làm cho tôi bị bại liệt nửa người, thì vô giá. Mười tỷ đồng này là một con số tượng trưng vậy thôi chứ không thể tính sức khỏe của tôi ra bằng tiền bạc được.
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, trong phiên tòa sau cùng để xét xử ông, nhà nước Việt Nam có cáo buộc ông về tội tham gia vào Khối Dân Chủ 8406, một tổ chức mà nhà nước cho là bất hợp pháp. Ông nghĩ thế nào về điều này, bởi vì trong đơn khiếu kiện số một thì ông vẫn nói là ông vô tội đối với nhà nước Việt Nam?
LM Nguyễn Văn Lý: Không những tôi là thành viên của 8406 mà tôi còn là một trong những người thành lập khối này và một trong những người đại diện lâm thời của khối này, đang điều hành khối này cả toàn quốc. Việc mà họ quy kết chúng tôi là một khối bất hợp pháp thì đó là quyền của họ.
Còn ba năm tù giam và bệnh tật của tôi thì nói thật tôi đòi mười tỷ đồng Việt Nam là có tính tượng trưng thôi, chứ thật sự ra ba năm mất tự do của một con người quí giá hơn nhiều, và cơn bịnh của tôi, làm cho tôi bị bại liệt nửa người, thì vô giá.
LM Nguyễn Văn Lý
Nhưng mà chúng tôi được phép hoạt động trong khuôn khổ cho phép của các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc. Cho nên khối chúng tôi hoạt động không phải là một khối bất hợp pháp. Nếu như bắt chúng tôi thì họ phải bắt đến khoảng ba chục ngàn người 8406 ở trong đất nước Việt Nam. Nhưng mà họ không dám bắt một số đông như vậy, họ phải lấy cớ này cớ khác, một cách không chính đáng, để bắt tôi thế thôi.
Nhà nước VN vi phạm Hiến Chương LHQ
Thanh Trúc: Thưa linh mục, như vậy mục đích chính của ông khi gởi lá thư, tức đơn kiện số một, lên Liên Hiệp Quốc, là?
Công an Việt Nam mặc thường phục bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa ở Huế ngày 30/03/2007.
LM Nguyễn Văn Lý: Mục đích của tôi là muốn làm cho công luận quốc tế hiểu rằng nhà nước Việt Nam đang vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm các công ước Liên Hiệp Quốc mà chính họ xin tham gia ký kết mà không chịu thực hiện. Đó là lời kết tội của tôi một cách đanh thép, sắc bén, rõ ràng trước công luận quốc tế, trên cái chế độ cộng sản này. Còn tất cả những điều đòi hỏi họ phải bồi hoàn, đòi họ xin lỗi, đòi họ trả một đồng danh dự, tất cả những điều ấy chỉ là những kiểu nói chứ tôi biết chắc chắn là họ không làm. Nhưng lời kết tội của tôi trên chế độ này là rõ ràng. Đó chính là mục đích của tôi.
Mục đích thứ hai là làm cho họ dừng tay lại, không bắt bớ thêm các chiến sĩ hòa bình của chúng tôi nữa, phải sớm trả tự do cho các chiến sĩ đang bị giam tù. Đó là mục đích chính của tôi.
Chấp nhận hậu quả
Lời chứng số 4 của LM Nguyễn Văn Lý
Thanh Trúc: Thưa trong thời gian này thì linh mục chỉ được tạm ra khỏi tù để chữa bệnh mà thôi. Như vậy, khi ông viết bức thư này có nghĩa là ông muốn đối đầu với nhà nước hay sao. Ông có lường được hậu quả của việc làm này hay không?
LM Nguyễn Văn Lý: Ở đây tôi không thách thức ai cả nhưng tôi chấp nhận tất cả các hậu quả, nếu họ biết và dừng lại thì họ khôn. Nhưng nếu họ ngoan cố, thấy tôi làm như vậy mà đưa tôi vào lại trong nhà tù thì tôi rất mừng. Bởi vì đưa tôi lại vào nhà tù thì họ lại đóng dấu vào cái đơn kiện này rằng họ xác nhận là họ đang vi phạm. Tôi đang đợi họ bắt tôi vào lại trong nhà tù xem thử họ dám bắt không.
Tại sao ngày 8 tháng 6?
Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, ông cũng có nói sở dĩ ông chọn ngày 8 tháng Sáu để viết bức thư gởi lên Liên Hiệp Quốc cũng là có một chủ đích khác. Xin ông trình bày về chủ đích đó?
Tôi chọn ngày mùng 8 tháng Sáu bởi vì đây là ngày giỗ lần thứ hai mươi hai của đức cố Tổng Giám Mục Philiphê Nguyễn Kim Điền, người mà tôi đã tố cáo bị nhà nước cộng sản Việt Nam đầu độc chết trong bệnh viện Chợ Rẫy năm 1988, cũng vào ngày mùng 8 tháng Sáu.
LM Nguyễn Văn Lý
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi chọn ngày mùng 8 tháng Sáu bởi vì đây là ngày giỗ lần thứ hai mươi hai của đức cố Tổng Giám Mục Philiphê Nguyễn Kim Điền, người mà tôi đã tố cáo bị nhà nước cộng sản Việt Nam đầu độc chết trong bệnh viện Chợ Rẫy năm 1988, cũng vào ngày mùng 8 tháng Sáu.
Cũng vào ngày này thì song song với đơn kiện số một này, tôi có một lời chứng số bốn, tố cáo những bạo ngược, những đàn áp, những nhục hình mà chính quyền cộng sản đang thực thi trên thân xác và tâm hồn của bao nhiêu người tù trong các trại giam, nhất là tù nhân nữ. Tôi cũng cố ý để vào ngày mùng 8 tháng Sáu như vậy. Xin cám ơn.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi Thư Phản kháng lãnh đạo Hà Nội cấm cử hành Lễ Phật Đản và đề xuất 3 yêu sách của GHPGVNTN
2010-06-14 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 14.6.2010 (PTTPGQT) - Đại lễ Phật Đản năm nay của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở chùa Giác Minh tại thành phố Đà Nẵng bị nhà cầm quyền ngăn cấm. Hàng trăm công an, dân phòng canh gác quanh chùa không cho Phật tử đến tham dự. Một số địa phương khác ở Quảng Nam – Đà Nẵng và Thừa thiên – Huế bị sách nhiễu.
Nên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, viết Thư Phản kháng hôm 7.6.2010 gửi các ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN, Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội HXHCNVN.
Qua thư, Hòa thượng nhấn mạnh đến tình trạng quản chế khắc khe hiện nay tại Thanh Minh Thiền viện, và sự kiện ông Thor Halvorssen đến Thanh Minh Thiền viện thăm Hòa thượng khi ra về bị công an đánh túi bụi vào đầu và bầm tín lưng. Dù rằng Hà Nội luôn tuyên bố với thế giới “Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo”, và “Hòa thượng được tự do” ! Kết thúc thư Phản kháng, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đưa ra 3 yêu sách :
“Yêu cầu Đảng và Nhà nước có thái độ xử trị với các cấp chính quyền, công an địa phương tại Đà Nẵng và Huế, nếu đây không phải là chính sách đàn áp lễ Phật Đản hoạch định từ trung ương.
“Yêu cầu hủy tiêu tình trạng quản chế của hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà tôi là trường hợp điển hình. Bằng như Nhà nước thấy chúng tôi có tội, thì hãy công khai đưa chúng tôi ra tòa án xét xử phân minh, với quyền biện hộ của luật sư do chúng tôi chọn lựa, cùng với sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế, và các nhân viên các Đại sứ quán nước ngoài.
“Yêu cầu Đảng và Nhà nước có văn bản chính thức phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để chấm dứt tình trạng đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa không còn xẩy ra cho hai mươi Ban Đại diện của chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam”.
Sau đây là toàn văn Thư Phản kháng :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2554
Số 10 /VHĐ/VT
Thư phản kháng về việc ngăn cấm cử hành
Đại lễ Phật Đản
Đồng kính gửi :
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN
Phật lịch 2554 - Saigon, ngày 7.6.2010
Kính thưa quý Ông,
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi viết thư hôm nay phản đối việc chính quyền cùng các cơ quan công an, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã ngăn cấm không cho Giáo hội chúng tôi cử hành Đại lễ Phật Đản tại chùa Giác Minh do Hòa thượng Thích Thanh Quang trú trì.
Không nói, quý ông cũng biết rằng đạo Phật du nhập nước ta đã 21 thế kỷ, đại lễ Khánh đản ngày đức Phật ra đời trở thành ngày lễ của dân tộc, của đại đa số nhân dân theo đạo Phật. Ngay dưới thời Pháp thuộc, một nước Tây phương không cùng tín ngưỡng với Phật giáo cũng chưa hề có sự kiện cấm đoán Đại lễ Phật Đản.
Kể từ năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận Lễ Phật Đản (Vesak) là ngày linh thiêng của Phật giáo đồ trên thế giới nên chỉ thị mỗi năm đến ngày này LHQ thiết trí cử hành trang nghiêm Ngày Phật Đản Quốc tế.
Thế nhưng năm nay, lễ Phật Đản Rằm tháng Tư âm lịch, tức 28.5.2010, tại chùa Giác Minh lại bị cấm đoán, đi ngược truyền thống dân tộc và phản chống quyết định của LHQ mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Chùa Giác Minh tọa lạc tại địa chỉ số K356/42 đường Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng, là nơi đặt trụ sở của Ban Đại Diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời là Văn Phòng Tổng Vụ Thanh Niên thuộc Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, và Văn Phòng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật tử Việt Nam.
Hàng trăm cán bộ chính quyền, Công an, Mặt Trận, Dân phòng đã bao vây chùa, khống chế đồng bào Phật Tử không cho vào chùa tham dự Đại Lễ Phật Đản. Xô xát, xua đuổi, dọa nạt, chưởi bới thô tục các em Gia Đình Phật Tử từ các Huyện về dự lễ bị chận lại bên ngoài chùa.
Từ ngày 19.5.2010, Hòa Thượng Thích Thanh Quang, Chánh Đại Diện Giáo hội, đã nhận được giấy mời do ông Nguyễn Phú Dũng, Chủ tịch Phường Bình Hiên ấn ký, bắt buộc đến trụ sở chính quyền để “làm việc liên quan đến Lễ Phật Đản”. Giấy mời không trực tiếp đề gửi Hòa thượng trú trì chùa Giác Minh, mà chỉ ghi “Anh Phạm Văn Phải” tức thế danh Hòa thượng, chứng tỏ cung cách xử sự thiếu văn hóa và lễ nghi đồng thời miệt thị hàng giáo phẩm tôn giáo.
Vào tối ngày 27.5, công an và dân phòng bất thần đến khám xét chùa gọi là kiểm tra hộ khẩu với thái độ hạch xách dữ dằn. Qua ngày 28.5, ngày chính thức cử hành Đại Lễ Phật Đản, từ sáng sớm hàng trăm cán bộ, công an, dân phòng kéo đến bao vây Chùa Giác Minh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bằng một hàng rào công an, tất cả các ngã đường đến Chùa Giác Minh bị kiểm soát chặt chẽ. Phật tử các nơi về dự lễ đều bị ngăn chận. Không một đồng bào, Phật tử nào bước được vào chùa. Một số Phật tử liều mạng xông vào thì bị xô đẩy thô bạo tiếp theo những lời chửi bới tục tằn.
Các đoàn xe chở các em Gia Đình Phật Tử từ các huyện Đại Lộc, Núi Thành về dự lễ cũng bị chận tại đường Hoàng Diệu. Hai Huynh trưởng Đoàn Thanh Thông, Hồ Đủ đến gặp đại diện chính quyền hỏi lý do thì bị một số côn đồ xông vào chửi bới, xô đẩy, đòi đánh. Nhận thấy tình hình quá căng thẳng nên anh Thông và anh Đủ cho các em xuống xe ngồi trên lề đường chờ công an giải quyết, không ngờ một số cán bộ, phụ nữ, dân phòng ào tới xua đuổi các em xuống lòng đường. Ở lòng đường lại bị công an áp tới la mắng. Cho tới 9 giờ sáng, dù không có một Phật Tử nào vào được chùa, Hòa Thượng Thích Thanh Quang quyết định vẫn cử hành Nghi Lễ Khánh Đản như chương trình đã dự định do Chư Tăng bổn tự thực hiện. Từ các hẽm và các đường bao quanh chùa, Phật tử không biết làm gì khác hơn, là đứng tại chỗ nhất tề chắp tay trước ngực hướng về chùa cầu nguyện khi nghe chuông trống bát nhã cất lên. Một số các sư cô trong chùa tìm cách mang nước uống, trái cây và bánh mì ra cho các em đoàn sinh Gia Đình Phật tử bị đói khát ngoài đường, thì bị cán bộ, dân phòng chận lại không cho tiếp tế, và cũng không cho các cô trở vào chùa !
Một số chùa khác trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng bị hăm dọa, sách nhiễu, bắt đi làm việc, cấm Phật tử tụ tập về chùa trong ngày Phật Đản, như trường hợp Chùa An Cư, thuộc Quận Sơn Trà do Đại Đức Thích Thiện Phúc trụ trì.
Một số nơi tại Thừa Thiên - Huế cũng lâm hoàn cảnh tương tự, như trường hợp Khuôn hội và Gia Đình Phật tử Hòa Đa Tây thuộc xã Phú Đa, huyện Phú Vang, đã bị Chính quyền và Công An đến hạch xách ngay trong ngày Phật Đản (28.5), lập biên bản tịch thu lịch Xuân Canh Dần của Hội Đồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN, treo tại Niệm Phật Đường. Tuy có lập biên bản tịch thu nhưng từ chối để lại chùa bản sao như luật định.
Ngày 02/6/2010, Chính quyền và Công an cũng đã đến sách nhiễu tương tự tại Niệm Phật Đường Hà Úc thuộc xã Vinh Thanh, và Niệm Phật Đường An Bằng thuộc xã Vinh An, bắt buộc phải giao nộp bản Lịch Xuân Canh Dần của Hội Đồng Lưỡng Viện.
Chúng tôi thường nghe những lời tuyên bố của Nhà nước với chính giới và cơ quan truyền thông quốc tế rằng “Nhà nước tôn trọng tự do tôn giáo”. Nhưng hoàn cảnh của bản thân tôi vẫn tiếp tục bị quản chế khắc khe tại Thanh Minh Thiền Viện cho tới hôm nay. Tôi không được quyền tự do đi lại, mất quyền tiếp xúc với Phật tử và cũng không được quyền thuyết pháp và sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ ngay trong một ngôi chùa !
Ngày 16.3.2010, ông Thor Halvorssen, Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ, đến thăm tôi, khi rời Thiền viện đã bị bốn công an nhào tới đánh vào đầu và bầm tím lưng, sau đó câu lưu mấy giờ đồng hồ chỉ vì “cái tội” đến thăm tôi và “vào ngôi chùa không được nhà nước công nhận”. Như thế gọi là tự do tôn giáo ư ?
Hai mươi Ban Đại Điện thuộc Giáo hội chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam không ngừng bị sách nhiễu, khủng bố tinh thần, và cấm không cho hoạt động dù đó là hoạt động từ thiện xã hội, tín ngưỡng hay giáo dục.
Tôi cực lực phản đối những hành vi xâm phạm sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt trong ngày Đại lễ Phật Đản vừa qua tại các nơi thượng dẫn.
Yêu cầu Đảng và Nhà nước có thái độ xử trị với các cấp chính quyền, công an địa phương tại Đà Nẵng và Huế, nếu đây không phải là chính sách đàn áp lễ Phật Đản hoạch định từ trung ương.
Yêu cầu hủy tiêu tình trạng quản chế của hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà tôi là trường hợp điển hình. Bằng như Nhà nước thấy chúng tôi có tội, thì hãy công khai đưa chúng tôi ra tòa án xét xử phân minh, với quyền biện hộ của luật sư do chúng tôi chọn lựa, cùng với sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế, và các nhân viên các Đại sứ quán nước ngoài.
Yêu cầu Đảng và Nhà nước có văn bản chính thức phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để chấm dứt tình trạng đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa không còn xẩy ra cho hai mươi Ban Đại diện của chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon
Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
PARIS, ngày 14.6.2010 (PTTPGQT) - Đại lễ Phật Đản năm nay của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở chùa Giác Minh tại thành phố Đà Nẵng bị nhà cầm quyền ngăn cấm. Hàng trăm công an, dân phòng canh gác quanh chùa không cho Phật tử đến tham dự. Một số địa phương khác ở Quảng Nam – Đà Nẵng và Thừa thiên – Huế bị sách nhiễu.
Nên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, viết Thư Phản kháng hôm 7.6.2010 gửi các ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN, Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội HXHCNVN.
Qua thư, Hòa thượng nhấn mạnh đến tình trạng quản chế khắc khe hiện nay tại Thanh Minh Thiền viện, và sự kiện ông Thor Halvorssen đến Thanh Minh Thiền viện thăm Hòa thượng khi ra về bị công an đánh túi bụi vào đầu và bầm tín lưng. Dù rằng Hà Nội luôn tuyên bố với thế giới “Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo”, và “Hòa thượng được tự do” ! Kết thúc thư Phản kháng, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đưa ra 3 yêu sách :
“Yêu cầu Đảng và Nhà nước có thái độ xử trị với các cấp chính quyền, công an địa phương tại Đà Nẵng và Huế, nếu đây không phải là chính sách đàn áp lễ Phật Đản hoạch định từ trung ương.
“Yêu cầu hủy tiêu tình trạng quản chế của hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà tôi là trường hợp điển hình. Bằng như Nhà nước thấy chúng tôi có tội, thì hãy công khai đưa chúng tôi ra tòa án xét xử phân minh, với quyền biện hộ của luật sư do chúng tôi chọn lựa, cùng với sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế, và các nhân viên các Đại sứ quán nước ngoài.
“Yêu cầu Đảng và Nhà nước có văn bản chính thức phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để chấm dứt tình trạng đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa không còn xẩy ra cho hai mươi Ban Đại diện của chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam”.
Sau đây là toàn văn Thư Phản kháng :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2554
Số 10 /VHĐ/VT
Thư phản kháng về việc ngăn cấm cử hành
Đại lễ Phật Đản
Đồng kính gửi :
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN
Phật lịch 2554 - Saigon, ngày 7.6.2010
Kính thưa quý Ông,
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi viết thư hôm nay phản đối việc chính quyền cùng các cơ quan công an, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã ngăn cấm không cho Giáo hội chúng tôi cử hành Đại lễ Phật Đản tại chùa Giác Minh do Hòa thượng Thích Thanh Quang trú trì.
Không nói, quý ông cũng biết rằng đạo Phật du nhập nước ta đã 21 thế kỷ, đại lễ Khánh đản ngày đức Phật ra đời trở thành ngày lễ của dân tộc, của đại đa số nhân dân theo đạo Phật. Ngay dưới thời Pháp thuộc, một nước Tây phương không cùng tín ngưỡng với Phật giáo cũng chưa hề có sự kiện cấm đoán Đại lễ Phật Đản.
Kể từ năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận Lễ Phật Đản (Vesak) là ngày linh thiêng của Phật giáo đồ trên thế giới nên chỉ thị mỗi năm đến ngày này LHQ thiết trí cử hành trang nghiêm Ngày Phật Đản Quốc tế.
Thế nhưng năm nay, lễ Phật Đản Rằm tháng Tư âm lịch, tức 28.5.2010, tại chùa Giác Minh lại bị cấm đoán, đi ngược truyền thống dân tộc và phản chống quyết định của LHQ mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Chùa Giác Minh tọa lạc tại địa chỉ số K356/42 đường Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng, là nơi đặt trụ sở của Ban Đại Diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời là Văn Phòng Tổng Vụ Thanh Niên thuộc Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, và Văn Phòng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật tử Việt Nam.
Hàng trăm cán bộ chính quyền, Công an, Mặt Trận, Dân phòng đã bao vây chùa, khống chế đồng bào Phật Tử không cho vào chùa tham dự Đại Lễ Phật Đản. Xô xát, xua đuổi, dọa nạt, chưởi bới thô tục các em Gia Đình Phật Tử từ các Huyện về dự lễ bị chận lại bên ngoài chùa.
Từ ngày 19.5.2010, Hòa Thượng Thích Thanh Quang, Chánh Đại Diện Giáo hội, đã nhận được giấy mời do ông Nguyễn Phú Dũng, Chủ tịch Phường Bình Hiên ấn ký, bắt buộc đến trụ sở chính quyền để “làm việc liên quan đến Lễ Phật Đản”. Giấy mời không trực tiếp đề gửi Hòa thượng trú trì chùa Giác Minh, mà chỉ ghi “Anh Phạm Văn Phải” tức thế danh Hòa thượng, chứng tỏ cung cách xử sự thiếu văn hóa và lễ nghi đồng thời miệt thị hàng giáo phẩm tôn giáo.
Vào tối ngày 27.5, công an và dân phòng bất thần đến khám xét chùa gọi là kiểm tra hộ khẩu với thái độ hạch xách dữ dằn. Qua ngày 28.5, ngày chính thức cử hành Đại Lễ Phật Đản, từ sáng sớm hàng trăm cán bộ, công an, dân phòng kéo đến bao vây Chùa Giác Minh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bằng một hàng rào công an, tất cả các ngã đường đến Chùa Giác Minh bị kiểm soát chặt chẽ. Phật tử các nơi về dự lễ đều bị ngăn chận. Không một đồng bào, Phật tử nào bước được vào chùa. Một số Phật tử liều mạng xông vào thì bị xô đẩy thô bạo tiếp theo những lời chửi bới tục tằn.
Các đoàn xe chở các em Gia Đình Phật Tử từ các huyện Đại Lộc, Núi Thành về dự lễ cũng bị chận tại đường Hoàng Diệu. Hai Huynh trưởng Đoàn Thanh Thông, Hồ Đủ đến gặp đại diện chính quyền hỏi lý do thì bị một số côn đồ xông vào chửi bới, xô đẩy, đòi đánh. Nhận thấy tình hình quá căng thẳng nên anh Thông và anh Đủ cho các em xuống xe ngồi trên lề đường chờ công an giải quyết, không ngờ một số cán bộ, phụ nữ, dân phòng ào tới xua đuổi các em xuống lòng đường. Ở lòng đường lại bị công an áp tới la mắng. Cho tới 9 giờ sáng, dù không có một Phật Tử nào vào được chùa, Hòa Thượng Thích Thanh Quang quyết định vẫn cử hành Nghi Lễ Khánh Đản như chương trình đã dự định do Chư Tăng bổn tự thực hiện. Từ các hẽm và các đường bao quanh chùa, Phật tử không biết làm gì khác hơn, là đứng tại chỗ nhất tề chắp tay trước ngực hướng về chùa cầu nguyện khi nghe chuông trống bát nhã cất lên. Một số các sư cô trong chùa tìm cách mang nước uống, trái cây và bánh mì ra cho các em đoàn sinh Gia Đình Phật tử bị đói khát ngoài đường, thì bị cán bộ, dân phòng chận lại không cho tiếp tế, và cũng không cho các cô trở vào chùa !
Một số chùa khác trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng bị hăm dọa, sách nhiễu, bắt đi làm việc, cấm Phật tử tụ tập về chùa trong ngày Phật Đản, như trường hợp Chùa An Cư, thuộc Quận Sơn Trà do Đại Đức Thích Thiện Phúc trụ trì.
Một số nơi tại Thừa Thiên - Huế cũng lâm hoàn cảnh tương tự, như trường hợp Khuôn hội và Gia Đình Phật tử Hòa Đa Tây thuộc xã Phú Đa, huyện Phú Vang, đã bị Chính quyền và Công An đến hạch xách ngay trong ngày Phật Đản (28.5), lập biên bản tịch thu lịch Xuân Canh Dần của Hội Đồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN, treo tại Niệm Phật Đường. Tuy có lập biên bản tịch thu nhưng từ chối để lại chùa bản sao như luật định.
Ngày 02/6/2010, Chính quyền và Công an cũng đã đến sách nhiễu tương tự tại Niệm Phật Đường Hà Úc thuộc xã Vinh Thanh, và Niệm Phật Đường An Bằng thuộc xã Vinh An, bắt buộc phải giao nộp bản Lịch Xuân Canh Dần của Hội Đồng Lưỡng Viện.
Chúng tôi thường nghe những lời tuyên bố của Nhà nước với chính giới và cơ quan truyền thông quốc tế rằng “Nhà nước tôn trọng tự do tôn giáo”. Nhưng hoàn cảnh của bản thân tôi vẫn tiếp tục bị quản chế khắc khe tại Thanh Minh Thiền Viện cho tới hôm nay. Tôi không được quyền tự do đi lại, mất quyền tiếp xúc với Phật tử và cũng không được quyền thuyết pháp và sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ ngay trong một ngôi chùa !
Ngày 16.3.2010, ông Thor Halvorssen, Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ, đến thăm tôi, khi rời Thiền viện đã bị bốn công an nhào tới đánh vào đầu và bầm tím lưng, sau đó câu lưu mấy giờ đồng hồ chỉ vì “cái tội” đến thăm tôi và “vào ngôi chùa không được nhà nước công nhận”. Như thế gọi là tự do tôn giáo ư ?
Hai mươi Ban Đại Điện thuộc Giáo hội chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam không ngừng bị sách nhiễu, khủng bố tinh thần, và cấm không cho hoạt động dù đó là hoạt động từ thiện xã hội, tín ngưỡng hay giáo dục.
Tôi cực lực phản đối những hành vi xâm phạm sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt trong ngày Đại lễ Phật Đản vừa qua tại các nơi thượng dẫn.
Yêu cầu Đảng và Nhà nước có thái độ xử trị với các cấp chính quyền, công an địa phương tại Đà Nẵng và Huế, nếu đây không phải là chính sách đàn áp lễ Phật Đản hoạch định từ trung ương.
Yêu cầu hủy tiêu tình trạng quản chế của hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà tôi là trường hợp điển hình. Bằng như Nhà nước thấy chúng tôi có tội, thì hãy công khai đưa chúng tôi ra tòa án xét xử phân minh, với quyền biện hộ của luật sư do chúng tôi chọn lựa, cùng với sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế, và các nhân viên các Đại sứ quán nước ngoài.
Yêu cầu Đảng và Nhà nước có văn bản chính thức phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để chấm dứt tình trạng đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa không còn xẩy ra cho hai mươi Ban Đại diện của chúng tôi tại các tỉnh Miền Trung và Miền Nam.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon
Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Subscribe to:
Posts (Atom)