Nhớ hồi em học lớp hai
Cô cho bài toán nhớ hoài không quên
Tóan rằng lính "Ngụy" mười tên
Giết ba còn mấy thưa liền cô nghe
Chiều tan học em về hỏi má :
-- ""Cách mạng" gì ác quá má ơi!
Sa’t nhân đâu phải chuyện chơi
Con không thích toán giết người nầy đâu !"
Má âu yếm vuốt đầu con trẻ
Con ngoan ơi nhớ nhé đừng quên:
-- "Học trò kính dưới nhường trên
Học câu lễ nghĩa chớ nên học thù !"
000000
Cha nhỏ bạn đi tù cải tạo
Mẹ ở nhà không gạo nuôi con
Nhỏ thôi cấp sách đến trường
Làm con của "Ngụy" trăm đường đắng cay!
"Ngụy" là gì em hay thắc mắc
Cô bảo rằng: "Là giặc hại dân
"Ngụy Quyền" với lại "Ngụy Quân"
Là phường bán nước buôn dân đấy mà!"
000000
Nay khôn lớn em đà hiểu thấu
Ngụy chính là thảo khấu cường đồ
Chúng từ miền Bắc tràn vô
Mang tăng (tanks)Sô Viết dày mồ cha ông
Ngụy là bọn Minh, Đồng, Chinh, Duẩn
Dân không bầu chúng vẫn tiếm ngôi
An thân nhược tiểu, bầy tôi
Bái chầu trung cộng làm bồi nga sô
Ngụy là bọn tam vô độc ác
Ngụy là đồ thờ “bác” chém cha
Ngụy là Phiêu, Khải gian tà
Là Mạnh là Dũng, qủy ma hiện hình
Ngụy đem buôn dân mình khắp xứ
Buôn đàn bà, phụ nữ trẻ thơ …
Đài Loan, Hương Cảng bơ vơ
Nhớ về cố quận lệ mờ mắt cay !
Ngụy là lũ độc tài độc đảng
Là gian phường cộng sản tham lam
Dám đem Bản Giốc, Nam Quan
Bán cho tàu cộng cầu an cầu hoà
00000
Công dân hỡi, QUỐC GIA lâm nạn
Hãy vùng lên diệt đám ngụy quyền
Diệt phường bán đất tổ tiên
Quyết tâm khôi phục hải biên, sơn hà !
Hương SàI-Gòn
06/06/06
Thursday, December 16, 2010
Friday, December 10, 2010
62 Năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Cách đây đúng 62 năm, Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã được thông qua tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất là 375 ngôn ngữ. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, ..v.v...Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của thế chiến thứ hai và đại diện các quyền mà tất cả mọi người được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Luật quốc tế về nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và hai Nghị định thư không bắt buộc. Năm 1966, Đại hội Đồng đã thông qua hai Giao ước chi tiết, qua đó hoàn thành Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Hãy cùng đọc lại Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
Và giờ đây, hãy nhìn lại tình trạng nhân quyền ở đất nước Việt Nam nhỏ bé của tôi mà xem.
Tuy là một thành viên của Hội đồng Bảo An LHQ, đáng lẽ phải làm gương, thì Việt Nam lại thường xuyên vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ: Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) vẫn đầy rẫy những điều khoản mâu thuẫn với công ước này (như điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCN” có mâu thuẫn xung khắc với quyền tự do ngôn luận của công ước). Tòa án Việt Nam cũng không cần biết đến luật quốc tế khi xử án mặc dù Việt Nam đã có luật thực hiện các điều ước quốc tế từ năm 2005.
Chính quyền Việt Nam luôn luôn tự đưa ra những lời biện hộ, những lối giải thích của mình về nhân quyền một cách tuỳ tiện. Chính quyền Việt Nam (và ngay cả rất nhiều người khác, cả trong lẫn ngoài nước) vẫn cho rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam đã được tiến triển. Họ cho rằng những đánh giá từ bên ngoài là không đúng, thiếu khách quan, v.v.. Nhưng hãy nhìn lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây thì thấy rõ đấy thôi. Việc tra tấn và đánh chết giáo dân Cồn Dầu vẫn còn nhân chứng đó. Việc bắt giam tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì ai cũng biết cả rồi. Những việc bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, những bloggers khắp nơi. Chuyện đả thương bà Trần Khải Thanh Thủy hay truy tố nhà báo Điếu Cày về tội "tuyên truyền". Ngay cả việc lập bức tường lửa (firewall) đối với trang mạng Facebook và nhiều trang mạng khác cũng đã nói nên sự vi phạm nhân quyền trầm trọng lắm rồi.
Việt Nam không thể nào đồng hóa vấn đề nhân quyền với những âm mưu chính trị nhằm lật đổ chế độ, nhằm kích động các vấn đề tôn giáo, dân tộc, xâm phạm an ninh và chủ quyền, v.v... được. Sự lập lờ đánh lận con đen của chính quyền Việt Nam ngày càng tinh vi đến khủng khiếp. Việt Nam có nhân quyền mà sao nhiều trang web vẫn cứ bị bức tường lửa chặn lại? Việt Nam có nhân quyền sao có lắm người dân oan khiếu kiện thế kia? Việt Nam có nhân quyền sao lại không để có người dân khốn khổ thực sự gióng lên tiếng nói, suy nghĩ của mình mà lại bịt miệng họ? Việt Nam có nhân quyền sao vẫn để cho những sự xâm phạm về đời sống riêng tư, gia đình, thư tín của một người dân đến độc đoán như vậy? Muốn xét nhà người khác lúc nào thì xét. Muốn bắt bớ ai lúc nào thì bắt. Muốn xử ai tội nào thì cứ bịa ra tội rồi xử cũng xong. Việt Nam có nhân quyền mà sao lại ngăn cấm những con dân đất Việt được quyền trở về xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Việt Nam có nhân quyền mà sao lại có những chuyện cướp đoạt tài sản, đất đai của người dân đến độ dân oan phải khiếu kiện khắp nơi từ Nam đến Bắc? Việt Nam có nhân quyền sao lại không để cho người dân được tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình nhỉ? Việt Nam có nhân quyền mà sao lại không được quyền tự do hội họp và lập hội vậy ta?? ..... Kể ra thì còn nhiều và nhiều lắm.
Những quyền căn bản nhất của một người dân vẫn bị vi phạm thì làm sao lại nói có nhân quyền ở Việt Nam cho được? Không cần phải chờ đến ngày Nhân Quyền thì mới thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền đâu. Mỗi giây phút, quyền làm người tại chính quê hương xứ sở của tôi vẫn đang bị tước đoạt, vẫn đang bị vi phạm trầm trọng đây.
Chiều hôm nay, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tại California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông vẫn còn đang ngồi tù ở Việt Nam. Giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Hội Quán Saigon Houston, trên đại lộ Bellaire, thành phố Houston, Texas.
Mong thay trong một ngày rất gần. Các quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của những người dân đất Việt tại quê hương chữ S sẽ được vẹn toàn, đủ đầy hơn.
Mong lắm thay!
Ghi Chú: - Bản gốc bằng tiếng Anh
Hãy cùng đọc lại Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.
Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.
Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.
Ðiều 11:
Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều 13:
Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:
Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:
Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:
Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:
Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Ðiều 20:
Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:
Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
Điều 23:
Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.
Ðiều 25:
Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.
Ðiều 26:
Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:
Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.
Ðiều 29:
Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948
Và giờ đây, hãy nhìn lại tình trạng nhân quyền ở đất nước Việt Nam nhỏ bé của tôi mà xem.
Tuy là một thành viên của Hội đồng Bảo An LHQ, đáng lẽ phải làm gương, thì Việt Nam lại thường xuyên vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ: Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) vẫn đầy rẫy những điều khoản mâu thuẫn với công ước này (như điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCN” có mâu thuẫn xung khắc với quyền tự do ngôn luận của công ước). Tòa án Việt Nam cũng không cần biết đến luật quốc tế khi xử án mặc dù Việt Nam đã có luật thực hiện các điều ước quốc tế từ năm 2005.
Chính quyền Việt Nam luôn luôn tự đưa ra những lời biện hộ, những lối giải thích của mình về nhân quyền một cách tuỳ tiện. Chính quyền Việt Nam (và ngay cả rất nhiều người khác, cả trong lẫn ngoài nước) vẫn cho rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam đã được tiến triển. Họ cho rằng những đánh giá từ bên ngoài là không đúng, thiếu khách quan, v.v.. Nhưng hãy nhìn lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây thì thấy rõ đấy thôi. Việc tra tấn và đánh chết giáo dân Cồn Dầu vẫn còn nhân chứng đó. Việc bắt giam tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì ai cũng biết cả rồi. Những việc bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, những bloggers khắp nơi. Chuyện đả thương bà Trần Khải Thanh Thủy hay truy tố nhà báo Điếu Cày về tội "tuyên truyền". Ngay cả việc lập bức tường lửa (firewall) đối với trang mạng Facebook và nhiều trang mạng khác cũng đã nói nên sự vi phạm nhân quyền trầm trọng lắm rồi.
Việt Nam không thể nào đồng hóa vấn đề nhân quyền với những âm mưu chính trị nhằm lật đổ chế độ, nhằm kích động các vấn đề tôn giáo, dân tộc, xâm phạm an ninh và chủ quyền, v.v... được. Sự lập lờ đánh lận con đen của chính quyền Việt Nam ngày càng tinh vi đến khủng khiếp. Việt Nam có nhân quyền mà sao nhiều trang web vẫn cứ bị bức tường lửa chặn lại? Việt Nam có nhân quyền sao có lắm người dân oan khiếu kiện thế kia? Việt Nam có nhân quyền sao lại không để có người dân khốn khổ thực sự gióng lên tiếng nói, suy nghĩ của mình mà lại bịt miệng họ? Việt Nam có nhân quyền sao vẫn để cho những sự xâm phạm về đời sống riêng tư, gia đình, thư tín của một người dân đến độc đoán như vậy? Muốn xét nhà người khác lúc nào thì xét. Muốn bắt bớ ai lúc nào thì bắt. Muốn xử ai tội nào thì cứ bịa ra tội rồi xử cũng xong. Việt Nam có nhân quyền mà sao lại ngăn cấm những con dân đất Việt được quyền trở về xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Việt Nam có nhân quyền mà sao lại có những chuyện cướp đoạt tài sản, đất đai của người dân đến độ dân oan phải khiếu kiện khắp nơi từ Nam đến Bắc? Việt Nam có nhân quyền sao lại không để cho người dân được tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình nhỉ? Việt Nam có nhân quyền mà sao lại không được quyền tự do hội họp và lập hội vậy ta?? ..... Kể ra thì còn nhiều và nhiều lắm.
Những quyền căn bản nhất của một người dân vẫn bị vi phạm thì làm sao lại nói có nhân quyền ở Việt Nam cho được? Không cần phải chờ đến ngày Nhân Quyền thì mới thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền đâu. Mỗi giây phút, quyền làm người tại chính quê hương xứ sở của tôi vẫn đang bị tước đoạt, vẫn đang bị vi phạm trầm trọng đây.
Chiều hôm nay, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tại California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông vẫn còn đang ngồi tù ở Việt Nam. Giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Hội Quán Saigon Houston, trên đại lộ Bellaire, thành phố Houston, Texas.
Mong thay trong một ngày rất gần. Các quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của những người dân đất Việt tại quê hương chữ S sẽ được vẹn toàn, đủ đầy hơn.
Mong lắm thay!
Ghi Chú: - Bản gốc bằng tiếng Anh
Dòng Tên, Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ: cơ hội canh tân đất nước bị bỏ lỡ cách đây 400 năm
Nhiều học giả coi cuốn tự điển Annamiticum Lutsitanum et Latinum (Việt – Bồ – La), công trình của giáo sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes được xuất bản tại Rome năm 1651, như bản khai sinh của chữ quốc ngữ. Như vậy chỉ còn 1 tháng nữa đến năm 2011 là chữ quốc ngữ được tròn 360 tuổi. Nhân dịp này tôi xin kể qua lịch sử dòng Tên và những hoạt động nổi bật nhất của nó ở nhiều nơi trên thế giới từ khi Dòng được thành lập cách đây gần 5 trăm năm cho đến ngày nay. Tôi cũng sẽ xin nói thêm là chữ Quốc ngữ là di sản quý báu nhất mà dòng Tên đã để lại. Tiếc là các vua chúa thời đó đã bỏ lỡ cơ hội không biết dùng nó thay chữ Hán để thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc về tư duy và canh tân đất nước.
Tóm tắt lịch sử Dòng Tên
Sinh trong một gia đình quí tộc người Basque Y Pha Nho, vị sáng lập dòng Tên Ignace de Loyola (1491-1556) hồi trẻ chỉ lo ăn chơi trác táng. Mới nhập ngũ được 8 ngày đã bị thương trong trận vây đánh thành Pampelune. Trong thời gian 1 năm nằm chờ vết thương lành, ông suy nghĩ về sự huyền bí của tạo vật và đột nhiên cảm thấy có ơn Chúa gọi nên ông đợi đến khi lành lặn hẳn đi hành hương ở thánh địa Jerusalem trước khi trở về học các trường Đại học Alcalá, Salamanque Y Pha Nho và sau đó tới Paris học Đại học Sorbonne. Năm 1534 cùng mấy đồng bạn lên gò Montmartre ở Paris thề nguyền từ bỏ nhục dục, sống nghèo khổ. Được thụ phong linh mục tại Venise năm1537 và 3 năm sau (1540) chính thức sáng lập Dòng Tên .
Tên tiếng Pháp của dòng là La Compagnie des Jésuites. Tiếng Việt gọi là Dòng Tên (tránh gọi tên Jésus sợ phạm húy). Compagnie có nhiều nghĩa: ngoài nghĩa hội, đoàn (tiếng Anh gọi là The Society of Jesus), còn có nghĩa “Đội quân”. Ông Loyola dùng những từ ngữ quân sự để muốn nói dòng mình là một đội quân của Chúa Giê Su và mỗi giáo sĩ là một người lính của Chúa. Vị lãnh đạo Dòng (được chọn sau một cuộc bầu cử) mang danh hiệu là “ông Tướng” (le Général). Tiêu chuẩn đầu tiên của dòng là phải có óc phục tòng như người lính phục tòng ông tướng. Tiêu chuẩn thứ 2 là kiến thức: Mỗi chủng sinh phải qua 1 thời gian đào tạo rất lâu dài, ít nhất là 10 năm: 2 năm tiểu chủng viện. 3 năm học triết và các ngành nhân văn, khoa học. Thực tập ngoài đời từ 3 đến 5 năm. Trở lại đại chủng viện học thêm 4 năm thần học. Nhờ được đào tạo kỹ lưỡng như vậy nên giáo sĩ Jésuite nào cũng có đủ kiến thức, đức tính và khả năng để có thể trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể thích ứng với môi trường nơi mình truyền đạo, cải tạo xã hội theo hướng của Dòng. Đồng thời đức tính phục tòng bề trên và thói quen nhẫn nại cũng giúp người giáo sĩ dòng Tên sống một cuộc đời mẫu mực để làm gương và giáo huấn tín đồ. Nói tóm lại, người sáng lập Hội đoàn Jésuite muốn dòng của mình là một dòng ưu việt, một “đội quân” dũng mãnh về mặt giáo lý và kiến thức để có thể hoàn thành tất cả mọi nhiệm vụ được giao phó.
Hồi đầu Ignace de Loloya muốn dòng Tên chỉ có mục tiêu đem kiến thức thuyết phục những người theo đạo Phản thệ hay người ngoại đạo trở về với Giáo hội La Mã. Nhưng cũng chính lúc đó các thân hào ở tỉnh Messine (thuộc đảo Sicile Ý) yêu cầu ông Loloya mở trưởng cho tỉnh (1548). Trường được nổi tiếng và kể từ đó ở Âu châu Dòng Tên thấy cần thay đổi mục tiêu là đào luyện một tầng lớp trí thức có khả năng canh tân xã hội theo đường lối Công giáo. Dòng Tên từ đó mở ra những trung tâm đại học danh tiếng cho tới ngày nay. Khi ông Loyola mất năm 1556 dòng có 1000 giáo sĩ. Một trăm năm sau số giáo sĩ lên đến 15000 với 580 trường học ở Âu, Á, Mỹ.
Những hoạt động nổi bật nhất của dòng Tên từ khi mới được thành lập
1° Hoạt động mang nhiều màu sắc chính trị ở Âu châu
Ở Âu châu dòng Tên hoạt động đúng vào thời kỳ có những xung đột tôn giáo hoà lẫn với chính trị nên gặp nhiều sự chống đối của giới cầm quyền vua chúa cũng như giáo hoàng. Dòng bị xua đuổi, giải tán, cả thảy 30 lần:
Ở Pháp, năm 1563 dòng Tên mở Collège de Clermont cạnh tranh với Đại Học Sorbonne lấy hết sinh viên của Đại học này vì không những dạy giỏi mà còn dạy miễn phí. Những người ghen ghét dòng Tên tìm cơ hội để triệt hạ Dòng: Năm 1594 Jean Chatel một cựu học sinh trường Clermont lấy dao đâm vua Henri IV. Lập tức trường bị đóng cửa, các thày dạy bị đi đầy, ông thày dạy Chatel thần học bị treo cổ xác bị vứt ngoài bãi. Mãi đến năm 1618 trường mới được vua Louis XIV cho phép mở lại với tên là Louis Le Grand (bây giờ là trường Trung học sửa soạn thi Đại học danh tiếng nhất nhì nước Pháp). Năm 1762 Trường lại bị đóng cửa vì 1 người làm công cho trường tên là Damien tính ám sát vua Louis XV.
Năm 1750 khi Y Pha Nho và Bồ Đào Nha ký hiệp uớc chia nhau khu tự trị Paraguay Nam Mỹ dòng Tên huy động dân bản xứ lập quân đội chống lại liên quân 2 nước này. Bồ Đào Nha trả đũa cấm dòng Tên được hoạt động ở Bồ Đào Nha và ở mọi lãnh thổ Bồ Đào Nha trên thế giới.
Năm 1767, vua Y Pha Nho Charles III ra lệnh bắt 5000 giáo sĩ dòng Tên và đóng cửa 240 cơ sở của Dòng, không những ở chính quốc mà còn ở khắp mọi nơi trên thế giới thuộc thẩm quyền Y Pha Nho.
Năm 1773, cũng vì quá thành công ở Trung Quốc nên những kẻ ghen ghét dèm pha với Giáo hoàng là dòng Tên chấp nhận tục thờ cúng tổ tiên trái với giáo lỳ Công giáo. Giáo hoàng ra lệnh giải tán Dòng. Mãi đến năm 1814 Giáo Hoàng Pie VII mới cho lập lại.
2° Những hoạt động “cách mạng” chống thực dân ở Mỹ châu
Ở Mỹ Châu hoạt động nổi bật nhất của Dòng là đã đứng về phía người Da đỏ Guarani ở Paraguay (Nam Mỹ) chống lại thực dân Y Pha nho và những tập đoàn bắt người làm nô lệ. Dòng thành lập những thị xã trong cả thẩy 38 “tiểu vực” (reductions) để tạo ra một nước tự trị gồm 110000 dân da đỏ trên một lãnh thổ rộng bằng nửa nước Pháp, đóng thuế thẳng cho vua Y pha nho. Mỗi thị xã đều có khu nhà dân cư, khu công cộng gồm nhà thờ, toà hành chính, trường học… cai trị bởi một hội đồng quản trị gồm người bản xứ và qua một cuộc bầu cử trực tiếp. Tiếng bản xứ được dạy ở trường. Học sinh được tập thể dục và có những hoạt động văn hóa như diễn kịch, ca hát … Trong xã hội mọi người đều bình đẳng không có kẻ giầu người nghèo. Không có án tử hình. Nhà nước lập quân đội gồm người bản xứ để chống ruồng bắt nô lệ. Voltaire, Montesquieu và sau này Lafargue rể của K.Marx đều ngợi khen nước Cộng Hòa Ki Tô này. Thời gian tồn tại của nước này cũng được 181 năm, từ 1588 cho tới khi dòng Tên bị vua Y Pha Nho đuổi năm 1769.
3° Ở Viễn Đông dòng Tên chinh phục các vua chúa bằng kiến thức khoa học và kỹ thuật:
Ở những nước Viễn Đông theo truyền thống Khổng Mạnh như Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Việt (Việt Nam), dòng Tên gặp phải sự chống đối của giới quan lại vì bị coi là muốn phổ biến những ý tưởng trái ngược với quan niệm Quân phu phụ của Khổng Tử khiến trật tự xã hội có thể bị đảo lộn. Để qua mặt giới này các giáo sĩ dòng Tên tìm cách đến gần các vua chúa, đem những mưu kế và những kiến thức khoa học và kỹ thuật cống hiến các vua chúa để được tin dùng. Một khi đã được sự bảo trợ của các vua chúa, các giáo sĩ cũng dễ dàng xin được phép truyền đạo trong dân chúng.
Vấn đề là tuy cùng một văn hoá, hoàn cảnh chính trị 3 nước Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Việt hoàn toàn khác nhau nên điều quan trọng nhất là phải biết tùy nghi mà hành động. Vị lãnh đạo dòng Tên biết vậy nên đã chọn lựa và cử qua các nước này những vị giáo sĩ ưu tú nhất:François Xavier (Nhật Bản), Matteo Ricci (Trung Hoa), Alexandre de Rhodes (Đại Việt).
Tôi xin kể những hoạt động của 3 vị này
Nhật Bản:
François Xavier (y Javier) (1506-1552) sinh ở Navarre xứ Basque sau bị Y Pha Nho chiếm. Thù ghét Y pha Nho nên năm 18 tuổi qua Pháp học Đại học Sorbonne. Cùng Ignace de Loloya sáng lập Dòng Tên. Được Loyola cử đi truyền giáo ở Goa thuộc địa Bồ Đào Nha ở Ấn độ năm 1542. Trong những lần đi Malacca (Mã lai) gặp nhiều người Nhật nên nuôi ý định đi truyền giáo ở Nhật. Ngày 15-8-1549 ông lên một chiếc thuyền Trung Quốc đi tới tỉnh Kagoshima bên Nhật. Ở tỉnh này ông thường trao đổi ý kiến và bàn luận với một vị cao tăng Nhật. Sau đó ông đi Kyoto tiếp xúc với các nho sĩ Nhật trước khi đi đến vùng Yamayuchi lập nhà Thờ và tới Funai trên đảo Kyushu ở. Năm 1552 nghe lời khuyên của các nhà nho Nhật là muốn cảm hóa được nhiều người Nhật theo đạo thì trước hết phải thuyết phục được người Trung Quốc, ông lên 1 chiếc thuyền đi Quảng Châu và bị mất trước khi tới.
Trong thời gian ngắn ngủi ở Nhật ông Xavier cảm hóa được nhiều người theo đạo trong số các quan chức như Shogun (Tướng quân, Mạc chúa) Otomo và nhiều daimyos (đại danh)). Cũng nhờ vậy mà đạo Thiên chúa trong thời gian này được truyền bá rất mau chóng nhất là ở tỉnh Nagasaki, nơi mà Dòng Tên còn được phép độc quyền mua bán tơ lụa. Trớ trêu thay Nagasaki nơi có nhiều người theo đạo Công giáo nhất cũng là nơi chịu trái bom nguyên tử 400 năm sau.
Đọc kỹ lịch sử truyền giáo ở Nhật mới thấy các mạc chúa Nhật không thiển cận như các vua chúa Việt Nam thời ấy: Các mạc chúa và các nhà truyền giáo dòng Tên đặt quan hệ trên nguyên tắc trao đi đổi lại: cho quyền giảng đạo miễn là đừng lấn tới chính trị và các giáo sĩ phải giúp các Mạc chúa súng ống, cách đóng thuyền, trang bị các tàu thuyền của Nhật dụng cụ đi biển. Nhờ vậy mà thương thuyền Nhật bản có mặt ở cùng Đông Nam Á: Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương và nhất là Việt Nam (Hải Phòng, Phố hiến, Hội An, Đà Nẳng….) Mạc chúa Mobunaga (1534-1582) lại còn lợi dụng đạo mới Tây phương để khuynh đảo những giáo phái Phật giáo mà ông ghét. Mạc chúa Hideyoshi (1536-1598), tuy ra lệnh giết 26 người Kitô giáo Nhật nhưng vẫn sủng ái dòng Tên nên cho phép các thương thuyền Bồ Đào Nha dựa vào thế lực dòng này được buôn bán ờ Nagasaki (coi phim Shogun). Sự đố kỵ và tranh giành thị trường giữa người Hòa Lan theo Thệ phản và người Bồ Đào Nha theo Công giáo cũng được các mạc chúa khai thác để chia rẽ những người Tây phương với nhau. Chỉ bắt đầu từ Mạc chúa Tokugama Leyasu (1543-1616), khi thấy có thể giao thiệp thẳng với các vua chúa và các nhà cầm quyền vùng Đông Nam Á (kể cả Phi Luật Tân thuộc Y Pha Nho) không cần sự môi giới của các nhà truyền giáo, đồng thời những kỹ thuật đóng tàu, đi biển không còn gì là bí mật nữa, mới cấm đạo trở lại. Chính sách lợi dụng những hiểu biết của Tây phương rồi vắt chanh bỏ vỏ có từ thời các mạc chúa mấy trăm năm trước Minh Trị và vẫn tiếp tục cho tới ngày nay.
Trung Hoa:
Matteo Ricci: Gốc người Ý. Sinh năm 1552. Chủng sinh Dòng Tên năm 1571. Sau khi được thụ phong linh mục Matteo Ricci theo vết chân của François Xavier qua Trung Quốc, coi Trung Quốc là nơi truyền giáo lý tưởng vì không có những đạo giáo như đạo Hồi, cần phải đấu tranh một mất một còn, và là nơi 2 nền văn minh văn hoá Trung Quốc và Âu Tây có thể hoà hợp bổ sung nhau. Ngay khi mới tới Macao tháng 8 năm 1582, ông đã lo học tiếng Tàu và khi được ở Triệu Thanh Phủ gần Quảng châu cùng với mấy nhà truyền giáo khác, ông mời Tổng Đốc Lưỡng Quảng và các quan chức tới Triệu Thanh Phủ để trình bày rất nhiều dụng cụ như đồng hồ, máy móc, địa bàn địa cầu , ống kính thiên văn v.v… đem từ Macao qua và sau đó dùng làm quà biếu xén để lấy lòng các vị đó. Ở Triệu Thanh phủ, ngoài thì giờ nghiên cứu và chế tạo máy móc Ricci còn lo học Tứ Thư Ngũ Kinh để bàn cãi với các nho sĩ về những điểm tương đồng giữa Ki Tô giáo và Nho giáo. Ông nghe lời khuyên của các vị này tự bỏ áo thày tu mặc áo nho sĩ. Năm 1593 ông dịch Tứ thư Ngũ Kinh ra tiếng La tinh rồi kiếm cách đi Bắc Kinh xin vào triều kiến Vua. Muốn tới Bắc Kinh phải qua nhiều người dẫn tiến và phải đi Nam kinh trước. Ông tới Nam Kinh ngày 31 tháng 5 1595 nán lại nhà một thân hữu là ông quan họ Hoàng (Wang Zongming) cho tới tháng 9 mới đi Bắc Kinh. Nhưng ở Bắc Kinh ông không tìm được một vị triều thần nào thân cận vua để tiến dẫn ông vào triều kiến. Ông đành trở lại Nam Kinh mua nhà tọa lạc tại nghiên cứu dạy học cho tới năm 1601 đời Vạn Lịch mới được trở lại Bắc Kinh và sống ở đó cho tới khi chết (1610). Ông được nhà vua cho đất táng và cho một cái chùa để các cha dòng Tên ở.
Ông Matteo Ricci lấy tên Hán là Lý Mã Đẩu trở thành một nhà nho không khác gì một nho sĩ Trung Quốc, viết rất nhiều sách khoa học bằng chữ Hán dâng Vua như cuốn Những nguyên lý Euclide, cuốn Bản đồ – địa chí cuốn Luận về Tình bằng hữu v.v..
Dưới triều đại nhà Thanh các giáo sĩ dòng Tên vẫn được lưu dụng và được sủng ái, nhất là dưới triều thịnh trị Khang Hi: Các giáo sĩ dòng Tên giúp Vua trong sự giao thiệp giữa Trung Quốc và nước Nga, giúp về kiến trúc, thiên văn, nghệ thuật (tìm ra men màu hồng famille rose cho đồ sứ), vẽ bản đồ Trung Quốc v.v.. Dòng Tên chỉ bị thất sủng dưới Triều Ung Chính và Càn Long. Sau đó, từ 1842 đến 1949 được dùng lại và được phép mở trường ở Thượng Hải (1842) mà trường Đại học nổi tiếng nhất là trường Aurore (Rạng Đông) nơi rất nhiều trí thức Trung Hoa được đào tạo. Tới năm 1850 Trung Quốc đã có 4 trường Đại học dòng Tên không kể những đài thiên văn, những trung tâm kỹ thuật… Có sự ngược đời là chính óc thiển cận của giáo hội La Mã thời đấy như ngăn cấm sự thờ cúng tổ tiên, đã làm khựng lại hoạt động truyền giáo của dòng Tên trong dân gian Trung Quốc chứ không phải là vì có sự ngăn cấm từ triều đình.
Đại Việt:
Alexandre de Rhodes. Gốc Do Thái tỉnh Aragon Y pha Nho. Ông thân sinh tên là Rueda chạy trốn Toà án dị giáo qua ẩn trú ở Avignon đất của Giáo Hoàng đổi tên là Rhodes sau khi cải đạo theo Công giáo. Alexandre de Rhodes sinh ở đất Giáo hoàng năm 1591 nên là thuộc dân của Giáo Hoàng chứ không phải là dân Pháp (chỉ sau Cách mạng 1789 Avignon mới thuộc về Pháp). Học dòng Tên ở Rome năm 18 tuổi cho tới năm 1618. Sau khi được thụ phong được cử đi Goa truyền đạo. Học tiếng Bồ Đào Nha ở Goa trước khi đi đến Macao cuối năm 1619. Được dự định cử qua Nhật nên học tiếng Nhật ở Macao. Cho tới tháng Tư năm 1622 tính qua Nhật, thì đúng vào lúc lệnh trục xuất các giáo sĩ của Mạc chúa Tokagama được thi hành triệt để nên bề trên bảo ông phải đổi hướng đi Tourane (Đà Nẵng) nước Đại Việt vì ở đó đã có sẵn cơ sở dòng Tên từ năm 1615 của 2 cha Francisco Buzomi và Diego Carvalho. Cuối năm 1624 cùng 5 giáo sĩ dòng Tên khác ông tới Faifo (Hải phố) nay gọi là Hội An thuộc Đàng Trong dưới triều chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Chỉ trong vài tháng, A. de Rhodes đã thông thạo tiếng Việt, lấy tên Việt là Đắc Lộ và bắt đầu giảng đạo bằng tiếng này. Ông cũng bắt đầu lấy lại những công trình của Francisco de Pina (1585-1625) để tìm cách phiên âm tiếng Việt bằng chữ La tinh.
Chúa Sãi không chú ý nhiều về đạo giáo mà chỉ quan tâm nhiều về quan hệ thương mại, đặc biệt là với những nước ngoài. Nhờ vậy dưới triều chúa Sãi Faifo trở thành một hải cảng quốc tế.
Mãi tới năm 1626 dòng Tên mới cử một giáo sĩ người Ý tên là Giuliano Belditoni đi giảng đạo ở Đàng ngoài (Đông kinh, Tonkin). Ông này than vãn tiếng Việt khó quá nên Dòng cử Đắc Lộ đi Đông Kinh, thay thế Belditoni. Năm 1627 dưới triều chúa Trịnh Tráng, Đắc Lộ tới Hà Nội đem theo 2 món quà để biếu Chúa là một đồng hồ và một cuốn sách của Euclide nói về hình cầu. Được lòng Chúa nên Đăc Lộ có cơ hội tới gần phủ Chúa và rửa tội cho một người em gái của Chúa với tên là Catherine. Nhà Thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài được Đắc Lộ xây dựng nằm ở địa phận Thanh Hoá. Nhưng cũng lúc đó các quan lại hầu cận vua đưa ra tin đồn Đắc Lộ là gián điệp nên ông bị quản thúc ở Hà Nội cho đến năm 1630 thì bị trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài. Trong thời gian 3 năm ở Đàng Ngoài Đắc Lộ rửa tội được chừng 7000 người.
Đắc Lộ trở về Macao dạy học từ 1630 tới 1640 và bắt đầu từ 1640 đến 1645, đi đi lại lại Đàng Trong 4 lần, phần nhiều được những gia đình có đạo bao che hay ẩn trú ở Faifo trong khu Nhật Bản. Lần thứ hai, nhờ sự môi giới của các thương gia Nhật Bản và của bà công chúa Minh Đức cô của Chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) có đạo tên là Marie, Đắc Lộ đem cả một tàu đồ biếu quan đầu tỉnh là Ông Nghè Bộ nên được ở từ tháng 1-1642 đến tháng 9-1643. Nhưng lần cuối cùng khi trở lại Đàng Trong tháng 1-1644 thì bị bắt ở biên giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài và bị nghi ngờ là gián điệp nên bị kết tội xử tử. Sau nhờ sự can thiệp của bà công chúa Marie Minh Đức,án tử hình được đổi thành chung thân biệt xứ và bị đuổi ra khỏi Đàng Trong tháng 7-1645.
Sau khi trở về Macao ông đi nhiều vùng quanh Ấn độ Dương và Trung Đông trước khi tới Rome tháng 6-1649 để hoàn thiện cuốn tự điển Việt- Bồ- La và cho xuất bản. Ông mất ở Ba Tư năm 1660.
So với François Xavier (sau được phong thánh) và Lý Mã Đẩu (Matteo Ricci), cuộc đời của Đắc Lộ gian khổ hơn nhiều vì phải sống chui lủi trong đám người chài lưới cùng khổ chứ không được các vua chúa, các giới quyền quí sủng ái như 2 vị trên. Nhưng cũng vì sống 20 năm hoà mình trong quần chúng ở cả 3 miền đất nước, Trung, Nam, Bắc, nên tiếng Việt của ông là tiếng Việt của người dân, tiếng nôm na chứ không phải tiếng Hán Việt thơ phú của giới nho sĩ. Cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của ông phải được kể là một công trình vĩ đại trong lịch sử văn hoá thế giới vì nhờ nó mà các nhà ngữ học biết được những từ ngữ tiếng Việt cổ cách đây 400 năm. Ông cũng là người độc nhất dùng 5 dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, để ghi thanh điệu tiếng Việt khiến một khi biết đọc chữ quốc ngữ là biết đọc đúng tiếng Việt và nhờ vậy thanh điệu tiếng Việt ở 3 miền Trung Nam Bắc mỗi ngày một thống nhất.
4° Dòng Tên ngày nay
Với hơn 20000 giáo sĩ, dòng Tên đứng thứ nhì trong số những dòng thuộc đạo Công giáo. Nhưng nếu kể số trường Đại học Cao đẳng và Trung học mà Dòng Tên thiết lập ở 112 nước trên thế giới, dòng này phải được kể là lớn nhất trong địa hạt giáo dục. Những trường do dòng Tên thiết lập đều có danh tiếng quốc tế: Thí dụ như Đại Học Georgetown Mỹ nơi mà Clinton và 2 bà bộ trưởng ngoại giao, Madeleine Allbright của Clinton và Condo. Rice của Bush theo học. Số những nhân vật nổi tiếng trên thế giới trên đủ mọi địa hạt chính trị cũng như văn hóa trong lịch sử cũng như hiện đại được đào tạo ở những trường dòng Tên không sao kể hết được: Chỉ cần kể trong lịch sử Pháp có nhà cách mạng Robespierre và thời đại này có Fidel Castro.
Ngoài địa hạt giáo dục, mấy ông cha dòng Tên cũng có tiếng trong nhiều lãnh vực kể cả chính trị như ở Trung Nam Mỹ với lý thuyết thần đạo giải phóng, đã có hồi bị coi là lý thuyết cộng sản trá hình. Nhân vật nổi tiếng hiện giờ ở Trung Quốc là một ông cha dòng Tên 93 tuổi đưọc Chính phủ Trung Quốc phong làm giám mục Thượng Hải trái với ý của Tòa thánh Vatican.
Kết luận
Nhờ chúa Sãi có óc tương đối rộng rãi cho phép các giáo sĩ dòng Tên được lập cơ sở ở Hội An mà chữ quốc ngữ được ra đời ở đàng Trong. Tiếc là sau đó các vua chúa Việt Nam, nhất là chúa Trịnh đàng Ngoài, vì quá phụ thuộc tư duy Tàu, văn hoá Tàu, nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tận dụng những kiến thức về khoa học và kỹ thuật của các giáo sĩ dòng Tên như các vua chúa Nhật và Trung Quốc. Nhưng cơ hội lớn nhất đã bị bỏ lỡ là đã không nghĩ dùng chữ quốc ngữ, chỉ có 24 chữ cái, để thay thế chữ Hán, một thứ chữ tượng ý gồm 80 ngàn chữ, khó mà có thể học và nhớ hết được. Chữ Hán chỉ hợp với Trung Quốc, một nước mà mỗi miền nói một thứ tiếng khác nhau chỉ có thể hiểu nhau bằng bút đàm. Nếu biết dùng chữ quốc ngữ ngay từ cách đây gần 400 năm để mọi người dễ dàng biết đọc biết viết, để phổ biến những tư tưởng và những kỹ thuật mới mẻ của Tây phương, thì 2 miền đàng Trong và đàng Ngoài đã trở thành một quốc gia rộng lớn, nói cùng một tiếng Việt thuần nhất, và đất nước được canh tân trước Nhật Bản của thời Minh Trị 250 năm. Việt Nam đã là một nước hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á chứ không như bây giờ vẫn nằm trong vòng cương toả của Tàu về tư duy, kinh tế cũng như chính trị.
Phong Uyen / Dân Luận
Tóm tắt lịch sử Dòng Tên
Sinh trong một gia đình quí tộc người Basque Y Pha Nho, vị sáng lập dòng Tên Ignace de Loyola (1491-1556) hồi trẻ chỉ lo ăn chơi trác táng. Mới nhập ngũ được 8 ngày đã bị thương trong trận vây đánh thành Pampelune. Trong thời gian 1 năm nằm chờ vết thương lành, ông suy nghĩ về sự huyền bí của tạo vật và đột nhiên cảm thấy có ơn Chúa gọi nên ông đợi đến khi lành lặn hẳn đi hành hương ở thánh địa Jerusalem trước khi trở về học các trường Đại học Alcalá, Salamanque Y Pha Nho và sau đó tới Paris học Đại học Sorbonne. Năm 1534 cùng mấy đồng bạn lên gò Montmartre ở Paris thề nguyền từ bỏ nhục dục, sống nghèo khổ. Được thụ phong linh mục tại Venise năm1537 và 3 năm sau (1540) chính thức sáng lập Dòng Tên .
Tên tiếng Pháp của dòng là La Compagnie des Jésuites. Tiếng Việt gọi là Dòng Tên (tránh gọi tên Jésus sợ phạm húy). Compagnie có nhiều nghĩa: ngoài nghĩa hội, đoàn (tiếng Anh gọi là The Society of Jesus), còn có nghĩa “Đội quân”. Ông Loyola dùng những từ ngữ quân sự để muốn nói dòng mình là một đội quân của Chúa Giê Su và mỗi giáo sĩ là một người lính của Chúa. Vị lãnh đạo Dòng (được chọn sau một cuộc bầu cử) mang danh hiệu là “ông Tướng” (le Général). Tiêu chuẩn đầu tiên của dòng là phải có óc phục tòng như người lính phục tòng ông tướng. Tiêu chuẩn thứ 2 là kiến thức: Mỗi chủng sinh phải qua 1 thời gian đào tạo rất lâu dài, ít nhất là 10 năm: 2 năm tiểu chủng viện. 3 năm học triết và các ngành nhân văn, khoa học. Thực tập ngoài đời từ 3 đến 5 năm. Trở lại đại chủng viện học thêm 4 năm thần học. Nhờ được đào tạo kỹ lưỡng như vậy nên giáo sĩ Jésuite nào cũng có đủ kiến thức, đức tính và khả năng để có thể trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể thích ứng với môi trường nơi mình truyền đạo, cải tạo xã hội theo hướng của Dòng. Đồng thời đức tính phục tòng bề trên và thói quen nhẫn nại cũng giúp người giáo sĩ dòng Tên sống một cuộc đời mẫu mực để làm gương và giáo huấn tín đồ. Nói tóm lại, người sáng lập Hội đoàn Jésuite muốn dòng của mình là một dòng ưu việt, một “đội quân” dũng mãnh về mặt giáo lý và kiến thức để có thể hoàn thành tất cả mọi nhiệm vụ được giao phó.
Hồi đầu Ignace de Loloya muốn dòng Tên chỉ có mục tiêu đem kiến thức thuyết phục những người theo đạo Phản thệ hay người ngoại đạo trở về với Giáo hội La Mã. Nhưng cũng chính lúc đó các thân hào ở tỉnh Messine (thuộc đảo Sicile Ý) yêu cầu ông Loloya mở trưởng cho tỉnh (1548). Trường được nổi tiếng và kể từ đó ở Âu châu Dòng Tên thấy cần thay đổi mục tiêu là đào luyện một tầng lớp trí thức có khả năng canh tân xã hội theo đường lối Công giáo. Dòng Tên từ đó mở ra những trung tâm đại học danh tiếng cho tới ngày nay. Khi ông Loyola mất năm 1556 dòng có 1000 giáo sĩ. Một trăm năm sau số giáo sĩ lên đến 15000 với 580 trường học ở Âu, Á, Mỹ.
Những hoạt động nổi bật nhất của dòng Tên từ khi mới được thành lập
1° Hoạt động mang nhiều màu sắc chính trị ở Âu châu
Ở Âu châu dòng Tên hoạt động đúng vào thời kỳ có những xung đột tôn giáo hoà lẫn với chính trị nên gặp nhiều sự chống đối của giới cầm quyền vua chúa cũng như giáo hoàng. Dòng bị xua đuổi, giải tán, cả thảy 30 lần:
Ở Pháp, năm 1563 dòng Tên mở Collège de Clermont cạnh tranh với Đại Học Sorbonne lấy hết sinh viên của Đại học này vì không những dạy giỏi mà còn dạy miễn phí. Những người ghen ghét dòng Tên tìm cơ hội để triệt hạ Dòng: Năm 1594 Jean Chatel một cựu học sinh trường Clermont lấy dao đâm vua Henri IV. Lập tức trường bị đóng cửa, các thày dạy bị đi đầy, ông thày dạy Chatel thần học bị treo cổ xác bị vứt ngoài bãi. Mãi đến năm 1618 trường mới được vua Louis XIV cho phép mở lại với tên là Louis Le Grand (bây giờ là trường Trung học sửa soạn thi Đại học danh tiếng nhất nhì nước Pháp). Năm 1762 Trường lại bị đóng cửa vì 1 người làm công cho trường tên là Damien tính ám sát vua Louis XV.
Năm 1750 khi Y Pha Nho và Bồ Đào Nha ký hiệp uớc chia nhau khu tự trị Paraguay Nam Mỹ dòng Tên huy động dân bản xứ lập quân đội chống lại liên quân 2 nước này. Bồ Đào Nha trả đũa cấm dòng Tên được hoạt động ở Bồ Đào Nha và ở mọi lãnh thổ Bồ Đào Nha trên thế giới.
Năm 1767, vua Y Pha Nho Charles III ra lệnh bắt 5000 giáo sĩ dòng Tên và đóng cửa 240 cơ sở của Dòng, không những ở chính quốc mà còn ở khắp mọi nơi trên thế giới thuộc thẩm quyền Y Pha Nho.
Năm 1773, cũng vì quá thành công ở Trung Quốc nên những kẻ ghen ghét dèm pha với Giáo hoàng là dòng Tên chấp nhận tục thờ cúng tổ tiên trái với giáo lỳ Công giáo. Giáo hoàng ra lệnh giải tán Dòng. Mãi đến năm 1814 Giáo Hoàng Pie VII mới cho lập lại.
2° Những hoạt động “cách mạng” chống thực dân ở Mỹ châu
Ở Mỹ Châu hoạt động nổi bật nhất của Dòng là đã đứng về phía người Da đỏ Guarani ở Paraguay (Nam Mỹ) chống lại thực dân Y Pha nho và những tập đoàn bắt người làm nô lệ. Dòng thành lập những thị xã trong cả thẩy 38 “tiểu vực” (reductions) để tạo ra một nước tự trị gồm 110000 dân da đỏ trên một lãnh thổ rộng bằng nửa nước Pháp, đóng thuế thẳng cho vua Y pha nho. Mỗi thị xã đều có khu nhà dân cư, khu công cộng gồm nhà thờ, toà hành chính, trường học… cai trị bởi một hội đồng quản trị gồm người bản xứ và qua một cuộc bầu cử trực tiếp. Tiếng bản xứ được dạy ở trường. Học sinh được tập thể dục và có những hoạt động văn hóa như diễn kịch, ca hát … Trong xã hội mọi người đều bình đẳng không có kẻ giầu người nghèo. Không có án tử hình. Nhà nước lập quân đội gồm người bản xứ để chống ruồng bắt nô lệ. Voltaire, Montesquieu và sau này Lafargue rể của K.Marx đều ngợi khen nước Cộng Hòa Ki Tô này. Thời gian tồn tại của nước này cũng được 181 năm, từ 1588 cho tới khi dòng Tên bị vua Y Pha Nho đuổi năm 1769.
3° Ở Viễn Đông dòng Tên chinh phục các vua chúa bằng kiến thức khoa học và kỹ thuật:
Ở những nước Viễn Đông theo truyền thống Khổng Mạnh như Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Việt (Việt Nam), dòng Tên gặp phải sự chống đối của giới quan lại vì bị coi là muốn phổ biến những ý tưởng trái ngược với quan niệm Quân phu phụ của Khổng Tử khiến trật tự xã hội có thể bị đảo lộn. Để qua mặt giới này các giáo sĩ dòng Tên tìm cách đến gần các vua chúa, đem những mưu kế và những kiến thức khoa học và kỹ thuật cống hiến các vua chúa để được tin dùng. Một khi đã được sự bảo trợ của các vua chúa, các giáo sĩ cũng dễ dàng xin được phép truyền đạo trong dân chúng.
Vấn đề là tuy cùng một văn hoá, hoàn cảnh chính trị 3 nước Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Việt hoàn toàn khác nhau nên điều quan trọng nhất là phải biết tùy nghi mà hành động. Vị lãnh đạo dòng Tên biết vậy nên đã chọn lựa và cử qua các nước này những vị giáo sĩ ưu tú nhất:François Xavier (Nhật Bản), Matteo Ricci (Trung Hoa), Alexandre de Rhodes (Đại Việt).
Tôi xin kể những hoạt động của 3 vị này
Nhật Bản:
François Xavier (y Javier) (1506-1552) sinh ở Navarre xứ Basque sau bị Y Pha Nho chiếm. Thù ghét Y pha Nho nên năm 18 tuổi qua Pháp học Đại học Sorbonne. Cùng Ignace de Loloya sáng lập Dòng Tên. Được Loyola cử đi truyền giáo ở Goa thuộc địa Bồ Đào Nha ở Ấn độ năm 1542. Trong những lần đi Malacca (Mã lai) gặp nhiều người Nhật nên nuôi ý định đi truyền giáo ở Nhật. Ngày 15-8-1549 ông lên một chiếc thuyền Trung Quốc đi tới tỉnh Kagoshima bên Nhật. Ở tỉnh này ông thường trao đổi ý kiến và bàn luận với một vị cao tăng Nhật. Sau đó ông đi Kyoto tiếp xúc với các nho sĩ Nhật trước khi đi đến vùng Yamayuchi lập nhà Thờ và tới Funai trên đảo Kyushu ở. Năm 1552 nghe lời khuyên của các nhà nho Nhật là muốn cảm hóa được nhiều người Nhật theo đạo thì trước hết phải thuyết phục được người Trung Quốc, ông lên 1 chiếc thuyền đi Quảng Châu và bị mất trước khi tới.
Trong thời gian ngắn ngủi ở Nhật ông Xavier cảm hóa được nhiều người theo đạo trong số các quan chức như Shogun (Tướng quân, Mạc chúa) Otomo và nhiều daimyos (đại danh)). Cũng nhờ vậy mà đạo Thiên chúa trong thời gian này được truyền bá rất mau chóng nhất là ở tỉnh Nagasaki, nơi mà Dòng Tên còn được phép độc quyền mua bán tơ lụa. Trớ trêu thay Nagasaki nơi có nhiều người theo đạo Công giáo nhất cũng là nơi chịu trái bom nguyên tử 400 năm sau.
Đọc kỹ lịch sử truyền giáo ở Nhật mới thấy các mạc chúa Nhật không thiển cận như các vua chúa Việt Nam thời ấy: Các mạc chúa và các nhà truyền giáo dòng Tên đặt quan hệ trên nguyên tắc trao đi đổi lại: cho quyền giảng đạo miễn là đừng lấn tới chính trị và các giáo sĩ phải giúp các Mạc chúa súng ống, cách đóng thuyền, trang bị các tàu thuyền của Nhật dụng cụ đi biển. Nhờ vậy mà thương thuyền Nhật bản có mặt ở cùng Đông Nam Á: Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương và nhất là Việt Nam (Hải Phòng, Phố hiến, Hội An, Đà Nẳng….) Mạc chúa Mobunaga (1534-1582) lại còn lợi dụng đạo mới Tây phương để khuynh đảo những giáo phái Phật giáo mà ông ghét. Mạc chúa Hideyoshi (1536-1598), tuy ra lệnh giết 26 người Kitô giáo Nhật nhưng vẫn sủng ái dòng Tên nên cho phép các thương thuyền Bồ Đào Nha dựa vào thế lực dòng này được buôn bán ờ Nagasaki (coi phim Shogun). Sự đố kỵ và tranh giành thị trường giữa người Hòa Lan theo Thệ phản và người Bồ Đào Nha theo Công giáo cũng được các mạc chúa khai thác để chia rẽ những người Tây phương với nhau. Chỉ bắt đầu từ Mạc chúa Tokugama Leyasu (1543-1616), khi thấy có thể giao thiệp thẳng với các vua chúa và các nhà cầm quyền vùng Đông Nam Á (kể cả Phi Luật Tân thuộc Y Pha Nho) không cần sự môi giới của các nhà truyền giáo, đồng thời những kỹ thuật đóng tàu, đi biển không còn gì là bí mật nữa, mới cấm đạo trở lại. Chính sách lợi dụng những hiểu biết của Tây phương rồi vắt chanh bỏ vỏ có từ thời các mạc chúa mấy trăm năm trước Minh Trị và vẫn tiếp tục cho tới ngày nay.
Trung Hoa:
Matteo Ricci: Gốc người Ý. Sinh năm 1552. Chủng sinh Dòng Tên năm 1571. Sau khi được thụ phong linh mục Matteo Ricci theo vết chân của François Xavier qua Trung Quốc, coi Trung Quốc là nơi truyền giáo lý tưởng vì không có những đạo giáo như đạo Hồi, cần phải đấu tranh một mất một còn, và là nơi 2 nền văn minh văn hoá Trung Quốc và Âu Tây có thể hoà hợp bổ sung nhau. Ngay khi mới tới Macao tháng 8 năm 1582, ông đã lo học tiếng Tàu và khi được ở Triệu Thanh Phủ gần Quảng châu cùng với mấy nhà truyền giáo khác, ông mời Tổng Đốc Lưỡng Quảng và các quan chức tới Triệu Thanh Phủ để trình bày rất nhiều dụng cụ như đồng hồ, máy móc, địa bàn địa cầu , ống kính thiên văn v.v… đem từ Macao qua và sau đó dùng làm quà biếu xén để lấy lòng các vị đó. Ở Triệu Thanh phủ, ngoài thì giờ nghiên cứu và chế tạo máy móc Ricci còn lo học Tứ Thư Ngũ Kinh để bàn cãi với các nho sĩ về những điểm tương đồng giữa Ki Tô giáo và Nho giáo. Ông nghe lời khuyên của các vị này tự bỏ áo thày tu mặc áo nho sĩ. Năm 1593 ông dịch Tứ thư Ngũ Kinh ra tiếng La tinh rồi kiếm cách đi Bắc Kinh xin vào triều kiến Vua. Muốn tới Bắc Kinh phải qua nhiều người dẫn tiến và phải đi Nam kinh trước. Ông tới Nam Kinh ngày 31 tháng 5 1595 nán lại nhà một thân hữu là ông quan họ Hoàng (Wang Zongming) cho tới tháng 9 mới đi Bắc Kinh. Nhưng ở Bắc Kinh ông không tìm được một vị triều thần nào thân cận vua để tiến dẫn ông vào triều kiến. Ông đành trở lại Nam Kinh mua nhà tọa lạc tại nghiên cứu dạy học cho tới năm 1601 đời Vạn Lịch mới được trở lại Bắc Kinh và sống ở đó cho tới khi chết (1610). Ông được nhà vua cho đất táng và cho một cái chùa để các cha dòng Tên ở.
Ông Matteo Ricci lấy tên Hán là Lý Mã Đẩu trở thành một nhà nho không khác gì một nho sĩ Trung Quốc, viết rất nhiều sách khoa học bằng chữ Hán dâng Vua như cuốn Những nguyên lý Euclide, cuốn Bản đồ – địa chí cuốn Luận về Tình bằng hữu v.v..
Dưới triều đại nhà Thanh các giáo sĩ dòng Tên vẫn được lưu dụng và được sủng ái, nhất là dưới triều thịnh trị Khang Hi: Các giáo sĩ dòng Tên giúp Vua trong sự giao thiệp giữa Trung Quốc và nước Nga, giúp về kiến trúc, thiên văn, nghệ thuật (tìm ra men màu hồng famille rose cho đồ sứ), vẽ bản đồ Trung Quốc v.v.. Dòng Tên chỉ bị thất sủng dưới Triều Ung Chính và Càn Long. Sau đó, từ 1842 đến 1949 được dùng lại và được phép mở trường ở Thượng Hải (1842) mà trường Đại học nổi tiếng nhất là trường Aurore (Rạng Đông) nơi rất nhiều trí thức Trung Hoa được đào tạo. Tới năm 1850 Trung Quốc đã có 4 trường Đại học dòng Tên không kể những đài thiên văn, những trung tâm kỹ thuật… Có sự ngược đời là chính óc thiển cận của giáo hội La Mã thời đấy như ngăn cấm sự thờ cúng tổ tiên, đã làm khựng lại hoạt động truyền giáo của dòng Tên trong dân gian Trung Quốc chứ không phải là vì có sự ngăn cấm từ triều đình.
Đại Việt:
Alexandre de Rhodes. Gốc Do Thái tỉnh Aragon Y pha Nho. Ông thân sinh tên là Rueda chạy trốn Toà án dị giáo qua ẩn trú ở Avignon đất của Giáo Hoàng đổi tên là Rhodes sau khi cải đạo theo Công giáo. Alexandre de Rhodes sinh ở đất Giáo hoàng năm 1591 nên là thuộc dân của Giáo Hoàng chứ không phải là dân Pháp (chỉ sau Cách mạng 1789 Avignon mới thuộc về Pháp). Học dòng Tên ở Rome năm 18 tuổi cho tới năm 1618. Sau khi được thụ phong được cử đi Goa truyền đạo. Học tiếng Bồ Đào Nha ở Goa trước khi đi đến Macao cuối năm 1619. Được dự định cử qua Nhật nên học tiếng Nhật ở Macao. Cho tới tháng Tư năm 1622 tính qua Nhật, thì đúng vào lúc lệnh trục xuất các giáo sĩ của Mạc chúa Tokagama được thi hành triệt để nên bề trên bảo ông phải đổi hướng đi Tourane (Đà Nẵng) nước Đại Việt vì ở đó đã có sẵn cơ sở dòng Tên từ năm 1615 của 2 cha Francisco Buzomi và Diego Carvalho. Cuối năm 1624 cùng 5 giáo sĩ dòng Tên khác ông tới Faifo (Hải phố) nay gọi là Hội An thuộc Đàng Trong dưới triều chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Chỉ trong vài tháng, A. de Rhodes đã thông thạo tiếng Việt, lấy tên Việt là Đắc Lộ và bắt đầu giảng đạo bằng tiếng này. Ông cũng bắt đầu lấy lại những công trình của Francisco de Pina (1585-1625) để tìm cách phiên âm tiếng Việt bằng chữ La tinh.
Chúa Sãi không chú ý nhiều về đạo giáo mà chỉ quan tâm nhiều về quan hệ thương mại, đặc biệt là với những nước ngoài. Nhờ vậy dưới triều chúa Sãi Faifo trở thành một hải cảng quốc tế.
Mãi tới năm 1626 dòng Tên mới cử một giáo sĩ người Ý tên là Giuliano Belditoni đi giảng đạo ở Đàng ngoài (Đông kinh, Tonkin). Ông này than vãn tiếng Việt khó quá nên Dòng cử Đắc Lộ đi Đông Kinh, thay thế Belditoni. Năm 1627 dưới triều chúa Trịnh Tráng, Đắc Lộ tới Hà Nội đem theo 2 món quà để biếu Chúa là một đồng hồ và một cuốn sách của Euclide nói về hình cầu. Được lòng Chúa nên Đăc Lộ có cơ hội tới gần phủ Chúa và rửa tội cho một người em gái của Chúa với tên là Catherine. Nhà Thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài được Đắc Lộ xây dựng nằm ở địa phận Thanh Hoá. Nhưng cũng lúc đó các quan lại hầu cận vua đưa ra tin đồn Đắc Lộ là gián điệp nên ông bị quản thúc ở Hà Nội cho đến năm 1630 thì bị trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài. Trong thời gian 3 năm ở Đàng Ngoài Đắc Lộ rửa tội được chừng 7000 người.
Đắc Lộ trở về Macao dạy học từ 1630 tới 1640 và bắt đầu từ 1640 đến 1645, đi đi lại lại Đàng Trong 4 lần, phần nhiều được những gia đình có đạo bao che hay ẩn trú ở Faifo trong khu Nhật Bản. Lần thứ hai, nhờ sự môi giới của các thương gia Nhật Bản và của bà công chúa Minh Đức cô của Chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) có đạo tên là Marie, Đắc Lộ đem cả một tàu đồ biếu quan đầu tỉnh là Ông Nghè Bộ nên được ở từ tháng 1-1642 đến tháng 9-1643. Nhưng lần cuối cùng khi trở lại Đàng Trong tháng 1-1644 thì bị bắt ở biên giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài và bị nghi ngờ là gián điệp nên bị kết tội xử tử. Sau nhờ sự can thiệp của bà công chúa Marie Minh Đức,án tử hình được đổi thành chung thân biệt xứ và bị đuổi ra khỏi Đàng Trong tháng 7-1645.
Sau khi trở về Macao ông đi nhiều vùng quanh Ấn độ Dương và Trung Đông trước khi tới Rome tháng 6-1649 để hoàn thiện cuốn tự điển Việt- Bồ- La và cho xuất bản. Ông mất ở Ba Tư năm 1660.
So với François Xavier (sau được phong thánh) và Lý Mã Đẩu (Matteo Ricci), cuộc đời của Đắc Lộ gian khổ hơn nhiều vì phải sống chui lủi trong đám người chài lưới cùng khổ chứ không được các vua chúa, các giới quyền quí sủng ái như 2 vị trên. Nhưng cũng vì sống 20 năm hoà mình trong quần chúng ở cả 3 miền đất nước, Trung, Nam, Bắc, nên tiếng Việt của ông là tiếng Việt của người dân, tiếng nôm na chứ không phải tiếng Hán Việt thơ phú của giới nho sĩ. Cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của ông phải được kể là một công trình vĩ đại trong lịch sử văn hoá thế giới vì nhờ nó mà các nhà ngữ học biết được những từ ngữ tiếng Việt cổ cách đây 400 năm. Ông cũng là người độc nhất dùng 5 dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, để ghi thanh điệu tiếng Việt khiến một khi biết đọc chữ quốc ngữ là biết đọc đúng tiếng Việt và nhờ vậy thanh điệu tiếng Việt ở 3 miền Trung Nam Bắc mỗi ngày một thống nhất.
4° Dòng Tên ngày nay
Với hơn 20000 giáo sĩ, dòng Tên đứng thứ nhì trong số những dòng thuộc đạo Công giáo. Nhưng nếu kể số trường Đại học Cao đẳng và Trung học mà Dòng Tên thiết lập ở 112 nước trên thế giới, dòng này phải được kể là lớn nhất trong địa hạt giáo dục. Những trường do dòng Tên thiết lập đều có danh tiếng quốc tế: Thí dụ như Đại Học Georgetown Mỹ nơi mà Clinton và 2 bà bộ trưởng ngoại giao, Madeleine Allbright của Clinton và Condo. Rice của Bush theo học. Số những nhân vật nổi tiếng trên thế giới trên đủ mọi địa hạt chính trị cũng như văn hóa trong lịch sử cũng như hiện đại được đào tạo ở những trường dòng Tên không sao kể hết được: Chỉ cần kể trong lịch sử Pháp có nhà cách mạng Robespierre và thời đại này có Fidel Castro.
Ngoài địa hạt giáo dục, mấy ông cha dòng Tên cũng có tiếng trong nhiều lãnh vực kể cả chính trị như ở Trung Nam Mỹ với lý thuyết thần đạo giải phóng, đã có hồi bị coi là lý thuyết cộng sản trá hình. Nhân vật nổi tiếng hiện giờ ở Trung Quốc là một ông cha dòng Tên 93 tuổi đưọc Chính phủ Trung Quốc phong làm giám mục Thượng Hải trái với ý của Tòa thánh Vatican.
Kết luận
Nhờ chúa Sãi có óc tương đối rộng rãi cho phép các giáo sĩ dòng Tên được lập cơ sở ở Hội An mà chữ quốc ngữ được ra đời ở đàng Trong. Tiếc là sau đó các vua chúa Việt Nam, nhất là chúa Trịnh đàng Ngoài, vì quá phụ thuộc tư duy Tàu, văn hoá Tàu, nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tận dụng những kiến thức về khoa học và kỹ thuật của các giáo sĩ dòng Tên như các vua chúa Nhật và Trung Quốc. Nhưng cơ hội lớn nhất đã bị bỏ lỡ là đã không nghĩ dùng chữ quốc ngữ, chỉ có 24 chữ cái, để thay thế chữ Hán, một thứ chữ tượng ý gồm 80 ngàn chữ, khó mà có thể học và nhớ hết được. Chữ Hán chỉ hợp với Trung Quốc, một nước mà mỗi miền nói một thứ tiếng khác nhau chỉ có thể hiểu nhau bằng bút đàm. Nếu biết dùng chữ quốc ngữ ngay từ cách đây gần 400 năm để mọi người dễ dàng biết đọc biết viết, để phổ biến những tư tưởng và những kỹ thuật mới mẻ của Tây phương, thì 2 miền đàng Trong và đàng Ngoài đã trở thành một quốc gia rộng lớn, nói cùng một tiếng Việt thuần nhất, và đất nước được canh tân trước Nhật Bản của thời Minh Trị 250 năm. Việt Nam đã là một nước hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á chứ không như bây giờ vẫn nằm trong vòng cương toả của Tàu về tư duy, kinh tế cũng như chính trị.
Phong Uyen / Dân Luận
Subscribe to:
Posts (Atom)