Friday, January 14, 2011

ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI: ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM

Đọc được bản tin này mà mừng mừng, tủi tủi sao đâu.

Paris (Tin tổng hợp).- Ngày 14-1-2011, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI chính thức bổ nhiệm Đức TGM Leoldo Girelli làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.


Theo nguồn tin ngoại giao, Đức Leopoldo Girelli hiện là Sứ thần Tòa thánh tại Indonexia. Việc bổ nhiệm này là một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam, bắt đầu từ năm 2007. Nguyên tắc trao đổi đại diện ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam được loan báo từ tháng 6-2010. Với kinh nghiệm ngoại giao tại nhiều nước trong khu vực, vị đại diện đầu tiên của Tòa thánh sẽ thảo luận một số hồ sơ ưu tiên: việc thu hồi đất đai của Giáo hội (restitutions des terres) và các cơ sở giáo dục trên quy mô cả nước, theo giải thích của chuyên gia Régis Anouilh. Giáo hội quan tâm đặc biệt đến lãnh vực giáo dục và y tế. Các trường công giáo tại miền Bắc trước 1954, các trường công giáo tại miền Nam trước 1975, trong số có Viện Đại học Đà Lạt và Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, đều bị Nhà nước tịch thu. Các bệnh viện, chẩn y viện công giáo cũng bị giải thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhu cầu giáo dục, y tế hiện nay rất quan trọng, Nhà nước không đủ phương tiện và nhân sự để tự điều hành. Việc Nhà nước cho phép mở các đại học dân lập trong nước hiện nay là một tiền lệ cho phép Giáo hội mở lại trường đại học công giáo và các cơ sở giáo dục cấp 1 và 2, cũng như các cơ sở y tế tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Theo thống kê chính thức, hiện có ít nhất 6 triệu người công giáo tại Việt Nam trên tổng số 86 triệu.

Nguồn tin ngoại giao Tòa thánh được hãng thông tấn AFP trích thuật nói rằng Giáo hội công giáo tại Việt Nam được đánh giá là quan trọng nhất tại châu Á, sau Phi Luật Tân. Giáo hội hiện vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Việc thu hồi đất đai của Giáo hội là nhiệm vụ quan trọng nhất của vị đại diện ngoại giao Tòa thánh, căn cứ theo luật pháp quốc tế và các tiền lệ từng được áp dụng tại tất cả các nước Đông Âu. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn ngày 10-1-2011, Đức Bênêdictô XVI tỏ ra hài lòng về việc chính quyền Việt Nam chấp nhận bổ nhiệm nhà ngoại giao này vào chức vụ đại diện không thường trú tại Việt Nam, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công giáo quý mến tại Việt Nam, nhà ngoại giao này sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô. Một tài liệu ngoại giao Tòa thánh khác công bố cùng ngày nhắc lại cuộc gặp gỡ lần thứ hai của nhóm công tác chung giữa Tòa thánh và Việt Nam vào hai ngày 23 và 24-6-2010 nhằm đào sâu quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam cũng như để thắt chặt mối quan hệ giữa Tòa thánh và Giáo hội công giáo Việt Nam.

Việc bổ nhiệm vừa nói diễn ra đúng một tuần lễ sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập hai đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, cử hành trọng thể từ 4 đến 6-1 vừa qua tại Thánh địa La Vang, với sự hiện diện của ĐHY Ivan Divas, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các dân tộc và là đặc phái viên của Đức Bênêdictô XVI.

Tiểu sử Đức TGM Leopoldo Girelli

Đức TGM Leopoldo Girelli sinh ngày 13-3-1953 tại làng Predore thuộc giáo phận Bergamo, miền Bắc nước Ý.

- 1978: thụ phong linh mục

- 1984-1987: theo học tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh

- 1987-1991: Tham vụ tại Tòa Sứ thần tại Camerun

- 1991-1993: Cố vấn tòa sứ thần tại New Zealand

- 1993-2001: chuyên viên bộ Ngoại giao Tòa thánh

- 2001-2006: cố vấn tòa sứ thần tại Washington

- Ngày 13-4-2006, ngài là tổng giám mục hiệu hòa Capri, sứ thần Tòa thánh tại Indonexia (dân số Indonexia 240 triệu đứng hàng thứ tư trên thế giới và là nước có nhiều người theo đạo Hồi nhất)

- Ngày 10-10-2006, ngài kiêm nhiệm sứ thần Tòa thánh tại Timor-Leste.

- Ngày 13-1-2011: Sứ thần Tòa thánh tại Singapore.

- Ngày 12-1-2011: Khâm sứ Tòa thánh tại Malaxia và Brunei Darussalam.


ĐHY Tarcisio Bertone - Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh
Giáo hội công giáo hiện có 1 tỷ 100 người trên thế giới. Theo điều 2 hiệp ước Latran ký năm 1929, nước Ý công nhận chủ quyền của Tòa thánh trong lãnh vực quốc tế.

Trong giáo triều, ĐHY Tarcisio Bertone hiện nay là bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao Tòa thánh thuộc đủ quốc tịch, trong số có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt (sinh ngày 15-4-1949) là sứ thần Tòa thánh tại Costa Rica. Các nhà ngoại giao Tòa thánh được đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh (Académie pontificale ecclésisatique).

Ngoại giao Tòa thánh có lịch sử lâu đời từ 1600 năm nay. Tòa thánh hiện thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới. (Việt Nam là quốc gia thứ 193).

Paris, ngày 14 tháng 1 năm 2011
Lê Đình Thông

Friday, January 7, 2011

Dự luật nhân quyền chế tài giới chức VN được đề xuất ở Hạ viện Mỹ

Thứ Năm, 06 tháng 1 2011


Hình: royce.house.gov

Dự luật, có tên 'Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam’(Vietnam Human Rights Sanctions Act) do Dân biểu Ed Royce soạn thảo

Một dự luật nhằm chế tài các giới chức Việt Nam vi phạm nhân quyền đã được đề xuất tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Tư (ngày 5 tháng 1, 2011) trong ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội khóa 112.


Dự luật, có tên “Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam’(Vietnam Human Rights Sanctions Act) do Dân biểu Ed Royce soạn thảo, cấm không cho các giới chức chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền được vào nước Mỹ hoặc làm ăn với các công ty của Mỹ.

Hãng thông tấn Pháp trích thuật một thông cáo của vị dân biểu thuộc đảng Cộng hòa này nói rằng “Quốc hội cần phải ứng phó trước tình trạng chính phủ Việt Nam gia tăng những hành động đàn áp nhân quyền.” Ông Royce nói thêm rằng “những kẻ chà đạp tự do phải trả một cái giá”.

Dự luật này nói rằng Việt Nam là một nhà nước độc đảng do đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị và kiểm soát, và tiếp tục tước đoạt quyền thay đổi chính phủ của người dân; và “những người can đảm lên tiếng chống lại hệ thống độc tài toàn trị này thường xuyên bị đánh đập, bắt bớ, hoặc bị giam lỏng.

Dự luật này đòi hỏi Tổng thống Mỹ lập ra một danh sách các giới chức “tiếp tục vi phạm trắng trợn các quyền con người của nhân dân Việt Nam” và áp đặt những biện pháp chế tài về du hành và tài chánh đối với những người trong danh sách đó.

Bên cạnh việc đưa ra dự luật vừa kể, dân biểu Ed Royce cũng đề xuất lại một nghị quyết để hối thúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo”, thường được gọi là danh sách CPC.

Nguồn: AFP, Ed Royce’s PR

============
Dự luật “Chế tài Nhân quyền Việt Nam”
Việt Hà, phóng viên RFA

Dân biểu Ed Royce hôm mùng 5 tháng 1 giới thiệu dự luận cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền.

AFP PHOTO / TIM SLOAN
Phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ
khóa 112 ngày 05 tháng 01
năm 2011, Washington, DC.

Ông đồng thời một lần nữa cũng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong khi đó cũng vào ngày mùng 5 tháng 1, một viên chức ngoại giao Mỹ khi đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế, đã bị công an ngăn cản, hành hung.
Vi phạm quyền con người

Việt Hà phỏng vấn dân biểu Ed Royce về những đề nghị và diễn tiến mới này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện. Trước hết dân biểu Ed Royce giới thiệu về dự luật mới như sau:

Dân biểu Ed Royce: “Đây là dự luật cấm vận Việt Nam liên quan đến các vi phạm về quyền con người. Tôi giới thiệu dự luật này để có những cấm vận đối với các quan chức chính phủ, những người có những hành vi vi phạm quyền con người ở Việt Nam. Dự luật này nhắm vào quan chức chính phủ, công an, hay bất cứ ai tham gia vào việc vi phạm quyền con người đối với những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Cách thức là cấm những người này không được vào Mỹ và cả cấm vận về tài chính. Dự luật này yêu cầu Tổng thống phải đưa ra một danh sách những người vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và họ sẽ bị từ chối vào Mỹ và không được tham gia làm ăn với bất cứ công ty Mỹ nào.

Chúng tôi chuẩn bị vào kỳ họp Quốc hội và chúng tôi chuẩn bị thông qua dự luật này lần nữa tại Quốc hội và đưa ra Thượng viện. Vì dự luật này đã được đưa ra vào hồi cuối năm ngoái khi dân biểu Joseph Cao giới thiệu dự luật lần đầu. Điều đáng chú ý là khi tôi giới thiệu dự luật này thì vào cùng ngày, một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị ngăn cản và tống giam bởi công an Việt Nam. Nguyên nhân là vì ông ta đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Cho nên điều mà chúng ta có đó là việc một nhân viên ngoại giao Hoa kỳ bị tấn công trực tiếp trong cùng ngày dự luật được đưa ra. Tôi cho đây là điều quan trọng vì nó nhắc nhở mọi người trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề tự do tôn giáo và quyền con người ở Việt Nam.”

Việt Hà: Thưa ông dân biểu, ông có nói đến sự việc một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công khi đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý hôm mùng 5 tháng 1. Sự việc này theo ông ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt Mỹ?

Dân biểu Ed Royce: “Tôi cho rằng vấn đề chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến và quyền tự do tín ngưỡng là rõ ràng được nói đến trong các báo cáo và báo chí Mỹ cũng đã nói đến những sự việc như thế sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Điều mà chúng ta muốn thấy là chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức và cho phép quyền con người cũng như tự do tôn giáo lớn hơn.

Dân Biểu Ed Royce trong một lần
vận động cho nhân quyền VN
trước Quốc Hội Hoa Kỳ. RFA PHOTO.

Hiện Việt Nam là một nước độc đảng và tình hình thì đang ngày càng trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn chút nào. Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và bắt bớ những người bất đồng chính kiến mà tôi cho là họ sẽ không dừng lại chừng nào chính phủ Mỹ lên tiếng. Cho nên vấn đề này đang thu hút được sự chú ý khắp nơi về quyền con người ở Việt Nam. Nó cho thấy Việt Nam đang thụt lùi mà không có một tiến bộ nào mà chúng tôi mong đợi.”

Sự khác biệt

Việt Hà: Đã có những dự luật Việt Nam được đưa ra nhưng không phải dự luật nào cũng được thông qua tại cả hai viện. Dự luật này có gì khác biệt với các dự luật khác để có thể đảm bảo được thông qua và ông lạc quan thế nào về tương lai của dự luật?

Dân biểu Ed Royce: “Chúng tôi đã có những dự luật được thông qua ở Thượng viện trước kia dành cho các nước độc tài khác, cho nên đã có tiền lệ đối với các chính thể độc tài. Ví dụ như dự luật về quyền con người với Iran. Bây giờ chúng ta đã có cả một quá trình sẵn sàng. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói đến đó là phải có một sự tập trung lớn hơn về những vi phạm quyền con người trên toàn thế giới.

Những dự luật về quyền con người đã được thông qua đối với các nước khác và giờ đây là Việt Nam. Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam lại danh sách CPC. Và dự luật đó đã gửi ra một thông điệp là hạ viện đứng về phía người dân Việt Nam. Và quốc hội sẽ tiếp tục gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.”

Việt Hà: Đã nhiều lần ông và các đồng nghiệp kêu gọi đưa Việt Nam lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt nhưng dường như đều bị Bộ Ngoại Giao bỏ qua. Lần này, ông có lập luật nào đủ mạnh mẽ để có thể tạo sức ép lên Bộ Ngoại Giao?

Dân biểu Ed Royce: “Vấn đề của Bộ ngoại giao là họ cứ nói rằng đừng lo lắng, tình hình sẽ thay đổi liên quan đến quyền con người ở Việt Nam. Nhưng tình hình trên thực tế cứ ngày một tệ đi, đến mức giờ đây có một nhân viên Hoa Kỳ bị đối xử như vậy. Và chuyện này đã được nhiều người chứng kiến và đã xuất hiện trên báo chí khắp nơi, nhân viên ngoại giao theo luật quốc tế phải được bảo vệ đặc biệt, và chính phủ Việt Nam cần phải tuân thủ. Nhưng theo tôi, trong tình hình linh mục Lý đang bị quản chế chặt chẽ như vậy và một nhân viên ngọai giao Hoa Kỳ thì bị tấn công, bộ ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại, và phản đối mạnh mẽ hành động này thì đây chính là một ví dụ nữa về sức ép đang tăng lên từ quốc hội lên Bộ Ngoại giao để đặt Việt Nam lại danh sanh CPC. Vì những hành động như vậy tiếp tục chứng mình là chúng ta đã không đi đúng đường, Việt Nam không có tiến bộ.

Chúng ta đã nhìn thấy tiến bộ ở nhiều nơi trên thế giới mà tại sao chúng ta lại không nhìn thấy những tiến bộ nào ở Việt Nam về quyền con người? Đây chính là lúc để chúng ta thông qua dự luật này. Tôi cho rằng sự kiện một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công lần này cũng giúp tạo thêm sức ép lên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi xem xét đưa Việt Nam vào danh sách CPC.”

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.