Monday, March 14, 2011

VIỆT NAM SẼ ĐỔI TIỀN MỘT LẦN NỮA? (Người Hà Nội)

HÀ NỘI (14.3):

Trước tình hình lạm phát đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chính quyền Hà Nội đang cân nhắc đến một đề nghị rất nguy hiểm: đổi tiền!

Theo một số nguồn tin thì sau khi đã tăng liên tiếp lãi xuất chính thức trong 2 tuần qua cũng như cấm

dân chúng mua bán vàng miếng và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát vẫn không có dấu hiệu suy giảm vì xăng dầu tăng giá đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cũng gia tăng phi mã.

Từ mấy tháng qua, có tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự trù in loại tiền có mệnh giá 1 triệu đồng vì đồng bạc VN đã bị phá giá 6 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên theo một nguồn tin giấu tên thì các cố vấn thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đưa ra một đề nghị táo bạo là làm một cú đổi tiền để có thể "huy động được số tiền tệ khổng lồ" đang được người dân cất giữ trong nhà thay vì luân lưu trên thị trường.

Cần nhắc lại là kể từ sau năm 1975, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã thực hiện 3 lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975. Lần thứ nhì vào ngày 3/5/1978 và lần thứ ba là vào ngày 4/9/1985.

Theo nguồn tin nói trên các cố vấn này đề nghị là đồng tiền mới sẽ có mệnh giá nhỏ hơn, chỉ bằng một ngàn lần đồng tiền hiện hành. Có nghĩa là 1.000 đồng tiền cũ sẽ đổi 1 đồng tiền mới.

Cũng theo lời viên chức giấu tên nói trên thì đề nghị này đã được ra từ mấy tháng trước và có lẽ vì bị tiết lộ nên rất nhiều người đã đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho giá vàng và ngoại tệ gia tăng lên mức độ chóng mặt. Chính vì thế mà tuần qua, chính quyền phải huy động lực lượng công an siết chặt thị trường này.

Theo một chuyên gia tài chánh của chi nhánh ngân hàng ANZ tại Việt Nam thì tin này thật sự đã âm ỉ từ cuối năm 2009, nhất là sau khi nhà cầm quyền Bắc Hàn tiến hành đổi tiền để giữ uy tín cho đồng tiền đang mất giá một cách thê thảm. Nhưng Ngân hàng Nhà nước VN vào lúc đó cũng lên tiếng bác bỏ tin này và trấn an dân chúng là sẽ không có một vụ đổi tiền nào nữa.

Thế nhưng trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước cộng sản không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những "thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt". Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền... đổi!

Người Hà Nội

Friday, March 11, 2011

Chỉ cần không biết sợ

Nguyễn Hưng Quốc Thứ Sáu, 11 tháng 3 2011



Chung quanh các cuộc nổi dậy đã thành công cũng như chưa thành công ở một số quốc gia thuộc Trung Đông và Bắc Phi gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học, trong đó, theo tôi, bài học này là quan trọng nhất: Không biết sợ.

Khi được các phóng viên hỏi, những người xuống đường biểu tình ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Yemen, Iran và Libya thường nói một câu giống nhau: Họ không còn thấy sợ nữa. Mà thật, nhìn mặt họ, trên tivi, chúng ta cũng không thấy có chút sợ hãi nào cả. Nếu không hò hét thì họ cũng bình thản đứng yên trên đường phố. Riêng ở Tunisia và Ai Cập, xe thiết giáp của quân đội đến, họ cũng vẫn đứng yên. Thậm chí, nhiều người còn vẫy chào, có khi tặng hoa cho lính đang ngồi trên xe. Ở Libya thì người ta chống trả kịch liệt khi bị phe thân Đại tá Muammar el-Qaddafi tấn công.



Có thể nói chính việc không-biết-sợ ấy vừa là nguyên nhân hình thành các cuộc nổi dậy và cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các cuộc nổi dậy ấy.



Không phải chỉ bây giờ dân chúng các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi mới bị đối xử một cách bất công và tồi tệ. Ách độc tài và nạn tham nhũng đã đày đọa họ từ cả mấy chục năm nay. Thế nhưng, trong chừng ấy năm, họ vẫn câm lặng chịu đựng. Bị áp bức: họ cắn răng chịu. Bị nghèo đói: họ ra đường buôn bán lặt vặt hay thậm chí, ăn xin, ăn cắp để sống qua ngày. Nhìn giới cầm quyền sống giàu có và xa hoa một cách bất chính: họ vẫn im lặng. Rất hiếm, cực kỳ hiếm những người đủ can đảm lên tiếng kêu gọi hay tranh đấu cho một sự thay đổi theo hướng tốt lành và bình đẳng hơn. Hầu hết người dân, tuyệt đại đa số người dân, đều tiếp tục chịu đựng chỉ vì một lý do duy nhất: khiếp sợ.



Mà các nhà độc tài thì rất lão luyện trong việc củng cố những nỗi khiếp sợ ấy. Bằng tuyên truyền: lúc nào cũng đề cao sức mạnh của họ. Và bằng bạo lực: mật vụ, công an và cảnh sát có mặt hầu như khắp nơi để theo dõi mọi người, sẵn sàng ra tay trấn áp bất cứ ai bày tỏ chút phản đối nào đối với chính quyền.



Ai cũng tưởng sự khiếp sợ như vậy sẽ kéo dài mãi. Giới cầm quyền độc tài lại càng tưởng như thế. Chắc chắn trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập không thể tưởng tượng được là người dân của họ lại có ngày không còn sợ như vậy. Đại tá Qaddafi, sau đó, cũng không tưởng tượng được. Ngay cả khi dân chúng đã xuống đường, đã giành quyền kiểm soát khá nhiều địa phương trong cả nước, trong một cuộc phỏng vấn của các ký giả phương Tây, Qaddafi vẫn còn dõng dạc tuyên bố: “Không ai xuống đường cả!”, “Dân chúng cả nước đều yêu mến tôi!”



Tôi tin là ngay chính dân chúng, những người đã hoặc đang xuống đường đòi tự do và dân chủ ở các nước ấy, trước đó, cũng không thể tưởng tượng nổi là có ngày họ lại không còn biết sợ.



Nói cho đúng, theo tôi, suốt cả mấy chục năm trước: họ sợ. Một ngày trước khi đổ xô xuống đường: chắc họ cũng sợ. Có lẽ chỉ một hai giờ trước khi xuống đường họ mới bớt sợ. Bớt chứ không phải là hết. Tôi tin họ chỉ không còn thấy sợ nữa khi chung quanh họ đã có trùng trùng điệp điệp những người cùng cảnh ngộ và cùng lý tưởng quyết tâm chống lại độc tài.



Sự phẫn nộ trước họa độc tài và tham nhũng khiến người ta bất chấp sợ hãi chứ bản thân sự phẫn nộ không đủ làm tiêu tan hẳn mọi sự sợ hãi. Yếu tố làm cho sự sợ hãi ấy biến mất nằm ở chỗ khác: đám đông.



Khi người ta đứng một mình, ngay cả lúc ở trong nhà của mình: sợ. Túm tụm với nhau vài ba chục hoặc vài ba trăm người: sợ. Nhưng khi đứng giữa đám đông gồm cả hàng ngàn, hàng chục ngàn người, nỗi sợ hãi sẽ tự nhiên biến mất. Lúc ấy, kẻ sợ không còn là những người biểu tình. Mà là giới cầm quyền. Cuối cùng, chính những kẻ từng thét ra lửa ấy đã bỏ chạy.



Dĩ nhiên, vẫn có những kẻ không sợ, vẫn ra lệnh bắn sả vào đám đông. Chuyện ấy đã từng xảy ra ở Thiên An Môn hơn hai chục năm về trước. Nhưng một chuyện như vậy có lẽ sẽ không thể xảy ra vào lúc này.



Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra ở thời điểm hiện nay, con số mấy chục ngàn sinh viên đổ xô xuống đường sẽ trở thành một lực lượng lớn hơn gấp bội, cả hàng chục hay thậm chí, hàng trăm, hàng ngàn lần, nhờ một yếu tố: truyền thông. Đã đành mọi diễn biến ở Thiên An Môn năm 1989 đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới theo dõi và loan tải. Nhưng thời ấy chỉ có báo in, truyền hình và truyền thanh. Bây giờ thì có vô số các phương tiện khác. Không những đa dạng hơn mà còn phổ biến hơn và nhất là, nhanh chóng hơn. Bây giờ, mọi chiếc điện thoại di động đều có thể trở thành vũ khí: chúng không những được dùng để liên lạc mà còn dùng để chụp ảnh và những bức ảnh ấy dễ dàng được gửi đi khắp nơi. Nếu mỗi người chỉ gửi đi một bức ảnh và một tin nhắn, sự hiện diện của số người trên đường phố sẽ được nhân lên gấp cả hàng chục lần. Và họ có cả thế giới đứng sau lưng họ. Ủng hộ họ.



Tuy nhiên, ở đây, tôi không đi sâu vào những sự khác biệt giữa thời của Thiên An Môn và thời bây giờ. Tôi chỉ muốn trở lại với luận điểm nêu ở trên: Dân chúng ở các nước Trung Đông và Bắc Phi chỉ bớt sợ ở thời điểm quyết định và chỉ hết sợ khi họ đã thực sự xuống đường. Khi họ hết sợ cũng là lúc họ thành công.



Cần phân biệt mức độ bớt sợ và hết sợ ở các nước Trung Đông và Bắc Phi: chúng khác nhau. Những sự phân tích ở trên có lẽ chỉ đúng với hai quốc gia đầu tiên bùng nổ cách mạng dân chủ: Tunisia và Ai Cập. Ở các quốc gia khác, sau đó, kể cả ở Libya hiện nay, cảm giác bớt sợ có lẽ xuất hiện sớm hơn và với mức độ cao hơn nhờ những sự thành công vang dội của dân chúng các nước lân cận. Những sự thành công ấy cho thấy ý định nổi dậy của họ không còn là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh hay dại dột và cũng không còn là một ước mơ viển vông nữa.



Người ta thường nói: đối với một người, không có gì giúp cho người ta thành công nhanh bằng chính sự thành công. Thành công nuôi dưỡng sự tự tin. Tự tin giúp người ta dám quyết định và dám đương đầu với thử thách. Có quyết định và có đương đầu thì mới có những thành công liên tiếp được. Với một cộng đồng, cũng vậy. Những sự thành công của dân chúng ở Trung Đông và Bắc Phi giúp người dân ở vô số các quốc gia đang chịu đựng nạn độc tài khác thấy được một điều: Chỉ cần bớt sợ, dù chỉ một chút, người ta có thể dấn thân; và khi đã dấn thân vào cuộc tranh đấu thì tự nhiên những nỗi sợ hãi sẽ không còn nữa.



Và khi họ không còn sợ hãi nữa thì đến lượt bọn độc tài sẽ khiếp sợ.

Tuesday, March 8, 2011

Biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam (theo FRA)

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-03-07

Sự thành công của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai cập đã thổi một làn gió mới vào các quốc gia đang sống trong chế độ độc tài trên thế giới và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.



Photo by Hien Vy/RFA
Cộng đồng VN ở Houston biểu tình đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 2011

Từ "cách mạng hoa lài"...

Để cổ võ cho phong trào đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người Việt hải ngoại đã biểu tình nhiều nơi trong tuần qua.

Vào cuối tuần 26 và 27 tháng Hai, một số người Việt tại Nam California đã tuyệt thực và biểu tình. Thứ Sáu, mùng 4 tháng Ba, tại Bắc California cũng có một biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt Nam.

Vào thứ Bảy,5 tháng Ba tại Frankfurt, nước Đức, cũng có một cuộc biểu tình trước tòa Lãnh sự Việt Nam. Và vào trưa Chủ Nhật, 6 tháng Ba, khoảng trên dưới một ngàn người Việt đã tề tựu trong khuôn viên Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ cũng để đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

Tự Do cho Việt Nam. Dân Chủ cho Việt Nam. Nhân quyền cho Việt Nam ..."

Đó là vài trong những khẩu hiệu được đồng hương Việt Nam hô to trong buổi biểu tình trưa Chủ Nhật, ngày 6 tháng 3 vừa qua tại Houston. Trưởng ban tổ chức, ông Trần Trí Hoàng cho biết lý do nhóm Hoa Lư kêu gọi đồng hương xuống đường :

"Cám ơn quí vị hiện diện đông đủ nơi đây để góp phần chuyển ngọn lửa đấu tranh về Việt Nam, kêu gọi đồng bào quốc nội thân yêu của chúng ta hãy đứng lên cùng trào lưu cách mạng Hoa Lài, xuống đường đòi cho bằng được Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và xóa bỏ chế độ độc tài, độc đảng, cộng sản Việt Nam.


Biểu tình đòi tự do, dân chủ cho VN tại Houston. Photo by Hien Vy/RFA

Đảng Cộng sản Việt Nam đang tước bỏ tất cả các quyền căn bản nhất của con người, đang áp đặt một nền độc tài, hà khắc lên đầu dân tộc. Không ai ban phát cho chúng ta Tự do và chúng ta cũng không thể van xin để được tự do. Muốn có Tự do, chúng ta phải vứt bỏ sợ hãi, tranh đấu quyết liệt cho dù có phải hy sinh bằng máu, bằng nước mắt , bằng đau khổ và đôi khi bằng cả chính sinh mạng của mình.

Người Việt Quốc gia tại hải ngoại sẽ luôn luôn sát cánh với đồng bào quốc nội và sẽ cùng với đồng bào quốc nội tranh đấu cho đến khi đạt được Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam"

Một sinh viên trẻ tên David cho biết lý do em tham dự cuộc biểu tình:

"Là người Việt Nam, mình cũng mong muốn người Việt Nam có Tự do ở Việt Nam như các nước dân chủ. Nên cháu ra đây để support và mong một ngày nào đó Việt Nam sẽ có Tự do"

Anh Bùi Ngọc Thắng thì chia sẻ rằng người Việt hải ngoại luôn luôn ủng hộ phong trào tranh đấu quốc nội:

"Ở hải ngoại này chúng tôi là những người tiếp sức cho công cuộc đấu tranh trong nước và tác động cho trong nước biết rằng chúng tôi không bao giờ quên họ. Và chúng tôi luôn ủng hộ tinh thần đấu tranh của những người trong nước ..."

...đến "cách mạng hoa sen"?

Trong khi đó, một người trẻ khác tên Trâm cho rằng tiếng nói của người Việt hải ngoại dù ở rất xa Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh đấu cho Tự do của người trong nước:

"...dù ít hay nhiều thì nó cũng có ảnh hưởng vì người ta hiểu được ở hải ngoại ít nhất cũng có quyền tự do hội họp, tự do lên tiếng. Được phản đối những gì mình muốn chứ không phải như trong nước mà tụ họp là phạm luật"


Biểu tình tại Houston hôm 06/3/2011. Photo by Hien Vy/RFA

Và ông Thanh Nguyễn cũng đồng ý như vậy:

"Có, bởi vì tuổi trẻ và đồng bào trong nước sẽ thấy có người ở nước ngoài hỗ trợ thì họ sẽ đứng lên để tranh đấu"

Nhiều người tin rằng cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" cũng sẽ lan đến Việt Nam. Ông Chu Hữu cho rằng:

"Không chóng thì chày cũng sẽ thành công. Thuận lòng trời, thuận lòng dân thì sẽ được. Đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị toàn dân một cách sắt máu. Họ tiêu diệt tôn giáo và tự do dân chủ nhân quyền. Họ cướp đất, cướp đai và hành hạ con người Việt Nam rất khổ sở. Cho nên họ không thể tồn tại mãi được"

Và theo ông Thanh là Việt Nam sẽ có cuộc "cách mạng Hoa Sen":

"Sẽ lan về Việt Nam và ngay bây giờ Việt Nam đang có cuộc cách mạng Hoa Sen. Hy vọng một ngày nào đó sẽ chấm dứt chế độ Cộng sản"

Dù rất mong muốn người dân Việt được Tự do và Dân chủ nhưng ai ai cũng lo ngại là sẽ có một cuộc đàn áp từ nhà nước Việt Nam, nếu có một cuộc nổi dậy của dân chúng. Anh Bùi Ngọc Thắng lo ngại có thể Việt Nam sẽ có một "Thiên An Môn" như tại Trung quốc hơn hai thập niên trước:

"Việt cộng là học trò của Trung cộng nên Trung cộng làm gì thì Việt cộng cũng sẽ làm như vậy, nhưng có tiếng nói của người Việt hải ngoại cũng như chúng tôi đưa tiếng nói lên quốc hội của nơi chúng tôi đang cư ngụ, thì có thể Việt Nam sẽ không dám đàn áp mạnh như ở Thiên An Môn "

Nhưng sinh viên David Nguyễn thì cho rằng:

"Sẽ có đàn áp, nhưng muốn có Tự do thì phải không e ngại. Phải vượt qua những cái đó để tìm Tự do. Cuộc tranh đấu nào cho Tự do cũng sẽ có đổ máu và chính những đổ máu đó sẽ mang lại Tự Do"

Trong khi đó ông Chu Hữu thì tin rằng sự đàn áp sẽ khó khăn hơn nếu toàn dân cùng lên tiếng:

"Nếu toàn dân đồng lòng đoàn kết đứng lên thì đảng Cộng sản không làm gì được. Nếu cá nhân lẻ tẻ thì họ sẽ tìm cách tiêu diệt nhưng với một số lượng 80 triệu dân cùng nổi dậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng không làm gì được"

Chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức, để kết thúc bài phóng sự này:

"... đặc biệt xin một tràng pháo tay cho những em du học sinh đã không còn sợ tòa lãnh sự mà ra đây ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam. Hy vọng ngọn lửa hôm nay có thể sẽ nối tiếp về Việt Nam để giúp tinh thần thêm cho những người đang tranh đấu tại Việt Nam..."


Nguồn: Đài Á Châu Tự Do

Xuống đường đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam tại Houston, ngày 3 tháng 6, 2011

Buổi Xuống Đường đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam tại Houston, Texas lúc 2:00 chiều, ngày Chủ Nhật, 6 tháng Ba, 2011 do Nhóm Hoa Lư tổ chức.



Thêm một số hình ảnh ở đây

Và đài truyền hình BYN TV của Houston cũng đã có bài tường trình như này

Wednesday, March 2, 2011

Sinh Viên Hanoi-Hue-Saigon thực hiện cuộc cách mạng Hoa Sen

Kính thưa đồng bào,

Sau nhiều ngày nghiên cứu các cuộc đấu tranh thành công ở Tunisia và Ai Cập chính là sự quyết tâm của nhân dân và tận dụng tối đa 2 phương tiện hữu hiệu nhất là cell phone và internet (email, blogs, facebook...) . Đồng thời qua truyền thông báo chí và các cuộc trao đổi với các quí vị ở hải ngoại đã ủng hộ và cung cấp lượng thông tin rất có giá trị. Chúng tôi cũng đã dùng 2 phương tiện là cell phone và internet để trao đổi từ khắp tỉnh thành Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp tới.

Cuộc đấu tranh này mệnh danh là cuộc cách mạng Hoa Sen.

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Sống và lớn trong chế độ cộng sản nhưng không bị cộng sản đầu độc. Mà chúng tôi muốn sống Tự Do. Đó là khát vọng Tự Do của toàn dân Việt Nam.

Đảng và nhà cầm quyền CSVN đã báo động và đang ráo riết tìm cách điều tra để tiêu diệt mầm mống đấu tranh Tự Do Dân Chủ. Đảng CSVN hoang man lo sợ “hương thơm hoa lài” nên đã bắt đầu hành động là bao vây nhà và bắt giam các chiến sĩ đấu tranh dân chủ, trấn áp tinh thần và gây nhiều khó khăn để cho các chiến sĩ dân chủ không còn tinh thần và khả năng ủng hộ tham gia hay tổ chức xuống đường biểu tình. Nhưng chúng tôi tin rằng các chiến sĩ dân chủ sẽ giữ vững tinh thần và không lùi dù chỉ là lùi một bước trước cường quyền gian ác CSVN. Một người bị bắt thì có hàng trăm, hàng ngàn người tiếp tục đứng lên… vì khát vọng Tự Do. Ngay cả khi chúng tôi bị bắt thì hàng vạn vạn thanh niên khác cũng sẽ tiếp tục đứng lên…

Đảng CSVN đã thiếu một món nợ là một câu trả lời với Tuổi Trẻ Việt Nam khi chúng tôi xuống đường biểu tình chống Trung Cộng (Tàu phù) xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì đảng CSVN ra lệnh công an ngăn cản và đàn áp. Cho dù hiện nay những khẩu hiệu TS. HS là của VN cũng bị công an CSVN bắt bớ giam cầm chỉ vì lòng yêu thương đất nước Việt đã bị bọn Trung Cộng (Tàu Phù) xâm chiếm. Tại sao tuổi trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng (tàu phù) xâm lưọc mà chính công an người Việt Nam lại đàn áp? Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam hay của bọn Đại Hán? Bây giờ bọn Trung Cộng (Tàu phù) lại khoanh vùng lưỡi bò chiếm luôn biển của nưóc ta. Ai bảo vệ đất nưóc khi giặc xâm chiếm tổ quốc Việt Nam? Tại sao bọn Đại Hán vào Tây Nguyên khai thác bauxite? TẠI SAO?

Chúng tôi hoan nghênh và vô cùng xúc động khi biết đưọc đồng bào hải ngoại biểu tình biểu dương tinh thần cách mạng của nhân dân Tunisia và Ai Cập. Niềm phấn khởi cho Tuổi Trẻ Việt Nam là thấy Liên Hiệp Quốc đã lên án và trừng phạt nhà độc tài Gadhafi của Lybia đã dùng bạo lực đàn áp nhân dân đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Ngay cả Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ cũng kêu gọi nhà độc tài Gadhafi phải ra đi. Điều này cho thấy cả thế giới đã quay lưng với các nhà nưóc cộng sản và độc tài đã chống lại nhân loại vì đàn áp dã man nhân dân đòi Tự Do.

Ở Trung Hoa, người dân Trung Hoa cũng đã bưóc sang tuần thứ 2 trong công cuộc đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Họ bắt đầu bằng một Lời Kêu Gọi bí mật đưa lên internet và đưọc nhân dân yêu chuộng Tự Do Dân Chủ tiếp tay phổ biến rộng lan truyền khắp nưóc Trung Hoa. Hương thơm hoa lài đã toả sang Châu Á, chính vì sự lo ngại nhân dân ta đứng lên biểu tình cho nên Đảng và nhà nước CSVN đã cho lực lượng công an, Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) thao dượt chống biểu tình. Chúng tôi cũng đã theo dõi các cuộc thao diễn này và rút ra những biện pháp đối phó khi bị công an đàn áp. Theo một bài báo do người nước ngoài viết được dịch sang tiếng Việt, tác giả đã phỏng vấn và được những người dân Ai Cập cho biết họ đã tự nghiên cứu, học hỏi và trang bị như thế nào để tự bảo vệ khi bị đàn áp như đội nón bảo hiểm, chuẩn bị giấy bìa cứng để chống lại đạn cao su, chanh, dấm và khăn hay vải để chống lại hơi cay… Nay chúng tôi chia sẻ với đồng bào khi xuống đưòng biểu tình:

1. Kêu gọi mọi người khi xuống đường luôn luôn đội nón an toàn (còn gọi là mũ bảo hiểm) là loại nón đội khi lái xe mô tô. Lý do: công an bắn đạn cao su hay dùng dùi cui đập vào đầu thì có nón bảo hiểm, dùng vòi rồng xịt nước thì kéo kiếng xuống không bị ngộp nước…Nên nhớ đội nón bảo hiểm là hợp pháp là đúng với luật pháp Việt Nam.

Công an đã diễn tập chống biểu tình thì toàn dân Việt Nam cũng phải có những diễn tập tương tự để đánh giá sự phản ứng của đảng và chính quyền CSVN mà công an là một công cụ bảo vệ đảng. Chúng tôi đề nghị đồng bào mỗi sáng vẫn giữ những sinh hoạt sinh kế hàng ngày, nhưng khi đến giờ cao điểm như buổi sáng mọi người ra đưòng đi làm việc chiều đến giờ mọi người về nhà thì trong những giờ cao điểm đó tất cả mọi người cùng dùng phương tiên giao thông của mình như đi xe mô tô… và đầu đội nón bảo hiểm cùng chạy cho các ngỏ đường đều bị kẹt xe nhất là những con đưòng chính. Sau những lần diễn tập và biết những phản ứng của công an thì đến một khi ngày giờ bí mật đưọc ấn sau khi đã chuẩn bị xong thì cùng xuống đưòng ở tất cả các tỉnh thành làm kẹt tất cả các trục lộ giao thông chính tại địa phương ….

2. Sinh viên học sinh thì lúc nào cũng có tập sách, lận vào người để chống lại đạn cao su, gạch đá mà bọn công an có thể chọi, bắn vào người. Nếu đồng bào không phải là sinh viên học sinh thì nên chuẩn bị những bìa thùng carton, cắt nhỏ bằng thân thể của mình rồi gấp lại, để quấn xung quanh bụng khi cần thiết.

3. Chuẩn bị chanh, dấm và vải hay khăn tay khi bị hơi cay thì vắt chanh hay đổ dấm vào khăn hay vải rồi bịt mũi và miệng lại, đồng thời kéo cái kiếng của nón an toàn (mũ bảo hiểm) xuống để che chắn cho bớt hơi cay.

4. Dùng máy quay phim, máy chụp hình, cell phone để chụp hình, quay phim những tên công an đánh đập, đàn áp ngưòi biểu tình để đưa lên internet phổ biến khắp thế giới.

5. Khẩu hiệu nên viết trên các bìa cứng để dể cầm tay và dùng để che chắn khi bị công an bắn đạn cao su hay chọi đá, vật cứng…

6. Chuẩn bị bao nylon, dẻ rách nếu có bao tay thì tốt và vài thùng sơn (không có sơn) có nắp đậy hay các keo thủy tinh có nắp, dây thung, dây kẽm và vài thùng nước hay chai nưóc… khi bị công an liệng lựu đạn cay thì dùng dẻ rách lượm bỏ vào thùng đổ nưóc vào rồi đậy nắp lại. Có khi dùng bao tay lượm lựu đạn cay hay khói cay liệng ngược lại bọn công an…

7. Nếu có loa phóng thanh thì dùng thay phiên để có thể có tiết kiệm pin.

8. Cần sắp xếp sự thông tin liên lạc vì khi xuống đưòng đấu tranh bất bạo động nhưng công an sẽ dùng mọi phương tiện đàn áp thì chúng sẽ đem các xe phá sóng và nghe lén đến gần khu biểu tình do đó sẽ rất khó khăn trong việc xử dụng điện thoại di động để gọi thông tin cho nhau. Bằng chứng là khi sinh viên học sinh biểu tình chúng Trung Cộng (Tàu phù) xâm lược, công an đã đem xe phá sóng và nghe lén đến gân khu biểu tình. Cần có những người tuờng thuật và thu băng sau đó cấp tốc chuyển tải lên internet toàn cầu để đồng bào ở hải ngoại tiếp tay phổ biến và vận động quốc tế.

9. Yêu cầu đồng bào ở hải ngoại đoàn kết chuẩn bị tinh thần vận động Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Tự Do sẳn sàng can thiệp về ngoại giao khi CSVN bắt đầu đàn áp nhân dân ta giống như Lybia. Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Tự Do nhất là Hoa Kỳ sẽ trừng phạt và can thiệp về ngoại giao quốc tế như trưòng hợp Lybia hiện nay. Cuối cùng chúng tôi tin rằng nhân dân ở Lybia sẽ đấu tranh thành công và chế độ độc tài Gadhafi phải ra đi thì nhân dân Việt Nam chúng ta đấu tranh cũng sẽ thắng lợi.

10. Điều nhân dân mong đợi là Quân Đội và Công An đừng nghe theo lệnh của đảng CSVN đàn áp đồng bào khao khát Tự Do mà thực sự vì quốc gia dân tộc hãy đứng về phiá nhân dân để thay đổi vận mạng của đất nưóc Việt Nam.

11. Cuộc đấu tranh nào cũng phải có một ban tham mưu hoạch định sách lưọc đấu tranh và tiến đến các giải pháp chính trị để duy trì an ninh trật tự xã hội lẫn kinh tế quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp. Do đó cần phải có hội đồng quốc dân lâm thời điều hành đất nưóc và tổ chức tổng tuyển cử.

12. Cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ không thể để đất nưóc hổn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế. Yêu cầu toàn dân Việt Nam trong và ngoài nưóc cần đoàn kết và hình thành ban tham mưu chiến lưọc để đưa cuộc tranh đấu đến thành công.

Toàn dân Việt Nam tổng nổi dây làm cuộc cách mạng Hoa Sen để cứu đất nưóc thoát khỏi ách cai trị tàn ác của đảng CSVN và nanh vuốt của Trung Cộng.

Chúng tôi ủng hộ và hưỏng ứng Lời Kêu Gọi tổng nổi dậy đăng tại trang mạng:

http://www.tailieubauxite.webs.com/

Nay chúng tôi kính mong đồng bào trong và ngoài nưóc có đầy đủ phương tiện thông tin như điện thoai và internet: blogs, Facebook, email, web, … tiếp tay phổ biến thật nhanh nội dung email này vì CSVN đã bắt đầu hành động truy tìm email và phương tiện truyền thông như celll phone, internet…khi dò ra là sẽ tiến hành bắt bớ, đàn áp tiêu diệt chúng tôi.