Tuesday, May 19, 2009

Loa phóng thanh “tra tấn” người dân Hà Nội

Monday, May 18, 2009

Nguồn: AP NT (dịch)

HÀ NỘI - Dù muốn hay không, ông bà già hay trẻ con mới đẻ cũng đều phải nghe những lời tuyên truyền của chế độ CSVN từ sáng sớm đến tối mịt.

Mà không phải ở các vùng quê, ngay thủ đô Hà Nội cũng vẫn còn hệ thống loa tuyên truyền treo trên các cột điện trong thành phố.

Mỗi ngày, từ khoảng gần 4 giờ chiều, bà Hoàng Thị Gái cố dỗ đứa cháu mới có 5 tháng cho nó ngủ để còn sửa soạn bữa cơm tối cho cả nhà. Chỉ 15 phút sau, mấy cái loa trên cột điện ngoài phố Hà Nội phóng âm thanh chát chúa vào nhà.

“Nó giật mình ré lên khóc và mặt nó đổi mang màu tím.” Bà Gái 61 tuổi, kể. “Đứa cháu yêu của tôi vẫn không quen nổi với cái thứ âm thanh đó”.

Đối với một đất nước đang thay đổi nhanh chóng mà chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng từ lâu, đây là một cái tàn tích khó lòng quên được. Một hệ thống loa phát thanh được thành lập trên cả nước để nhà cầm quyền tuyên truyền từ mờ sang đến tối, mỗi lần 30 phút, dù người dân muốn nghe hay không.

Bây giờ chính trị gia cũng biết xài internet muốn bỏ cái hệ thống loa đi để cho các tin tuyên truyền vào internet, chỗ mà người dân có thể đọc khi rảnh rỗi.

Khi còn chiến tranh, hệ thống loa tuyên truyền rất cần thiết để thông báo các vụ dội bom của máy bay Mỹ. Bây giờ, các chương trình phát thanh trên loa trộn lẫn tin tức địa phương, những câu đố tuyên truyền, bài viết nói về ý hệ Cộng sản và các bài hát yêu nước.

“Tôi phải nhìn nhận, đối với những người sống ở gần cái loa, đó là tai họa. Nó hành lỗ tai người ta.” Phạm Văn Hiển nói trong cụôc phỏng vấn của hãng thông tấn AP.

Hiển, 38 tuổi, là chủ tịch phường Phương Mai, một trong 50 phường ở thành phố Hà Nội. Ông vận động chống lại hệ thống loa phát thanh tuyên truyền lỗi thời và được sự ủng hộ rộng rãi của những người tham dự các diễn đàn internet, các ngừoi viết blogs các báo điện tử.

“Hãy tưởng tượng nhà anh ở gần cái loa phát thanh tuyên truyền và có người trong gia đình ốm sắp chết mà vẫn cứ phải nghe mãi cái bài hát “Không có ngày nào đẹp như ngày hôm nay”, một cư dân tên Trần Hùng viết than phiền với báo Tiền Phong điện tử.

“Như vậy là độc ác”. Hùng viết tiếp. “Nếu hàng xóm của tôi gây ra cái âm thanh đinh tai nhức óc đó, tôi kiện nó ra tòa. Tại sao nhà nước tự cho mình cái quyền làm ồn?”

Tại bộ Văn Hóa, Thể Thao, Du Lịch, cơ quan chủ quản hệ thống loa phát thanh, quan chức ở đây từ chối bình luận về lời phê bình của ông Hùng.

Còn ông Hiển nói ý kiến của ông được rất nhiều người ở cấp cao hơn trong đảng cộng sản tán đồng và muốn ứng dụng kỹ thuật mới để cải thiện hình ảnh của Đảng. Nhưng ông ta cũng không muốn thúc đẩy quá mạnh vì sợ các xếp sẽ khó chịu. Vì vậy ông chỉ muốn chỉ ra cho họ thấy làm sao hệ thống tuyên truyền này được hiện đại hóa và hy vọng các xếp lớn hiểu được thông điệp. Nghĩa là dân chúng “phải được quyền lựa chọn cái họ muốn nghe chứ không phải bị bắt buộc phải nghe”.

Hàng ngàn cơ sở trên cả nước được dùng làm nợi phát thanh tuyên truyền hàng ngày qua hệ thống loa. Chỉ riêng tại Hà Nội đã có 577 địa điểm. Họ đẽo gọt bản tin hàng ngày cho hợp với nhu cầu địa phương nhưng bao gồm rất nhiều tin của Bộ Văn Hóa.

Ở khu vực của ông Hiển có 20,000 người thì có 60 hệ thống loa đặt trên các cột điện và phát thanh từ cái phòng canh nhỏ bé.

Một ngày gần đây, người đọc bản tin là bà Trần Ánh Tuyết, viên chức nhà nước 33 tuổi. Bà đọc từ một tờ tài liệu có tên “Gia Đình Hạnh Phúc”, thông báo tin tức về cụôc kiểm kê dân số sắp xảy ra. Rồi bà kêu gọi mọi người “nâng cao đời sống tinh thần” bằng cách bỏ coi TV và tham dự các biến cố văn hóa.

“Hãy làm cho thành phố Hà Nội đẹp dưới mắt bạn bè quốc tế.” Bà đọc như vậy và thúc giục người ta tạo ra một “khung cảnh lịch sự và văn hóa”.

Các buổi phát thanh hay thúc giục người ta theo gương **** theo sự tuyên truyền của chế độ khác với những gì mà nhiều tài liệu được giải mật từ Nga, từ Trung quốc đã cho biết.

Trang tin trên web của Hiển có tên “Tin Tức Phương Mai” cung cấp tất cả những gì mà người ta phải nghe qua loa phóng thanh, từ trận lụt tới sự tiên đoán của thầy bói Nga nói Obama sẽ đắc cử ở Mỹ.

Theo lời Hiển, quá nửa các nhà trong phường của ông có internet. Lại còn có thêm mấy tiệm dịch vụ internet. Ông cho hay trang web của ông có tới 800,000 lượt người thăm viếng kể từ khi được xuất hiện năm ngoái. Báo điện tử VietnamNet viết một bài về trang web này, tiếp theo là một bài của hệ thống truyền hình nhà nước.

Khi loa phát thanh bắt đầu chát chúa lỗ tai từ 7 giờ sáng, Nguyễn Thị Oanh, 23 tuổi, vùi đầu xuống bên dưới mấy cái chăn.

“Ai thèm để ý đến các cái tin họ đọc?” Cô nói. “Âm thanh lại quá tồi, giống như người nghẹt mũi.”

Nguồn : nguoiviet.com

No comments:

Post a Comment