Joyce Anne Nguyen
Tôi 16 tuổi. Có rất nhiều người ngạc nhiên và ko tin khi tôi nói tôi 16 tuổi sau khi đọc phần bài viết và tranh luận của tôi. Nhưng thực sự chuyện tôi 16 tuổi và có quan tâm chút ít đến chính trị cũng ko có gì phi thường lắm. Bạn bè của tôi ở nước ngoài thường đều có ghi gì đó trong mục “quan điểm chính trị” trong profile facebook, và ít nhất họ có quan tâm đến những vấn đề chính trị và xã hội trong đất nước họ.
16 tuổi, tôi nghĩ với tuổi này con người đã đủ khả năng suy nghĩ và phán đoán đúng sai.
16 tuổi, tôi nghĩ với tuổi này con người đã ý thức được mình cần gì, muốn gì và thiếu gì.
16 tuổi, tôi nghĩ với tuổi này con người đã có chút ý kiến và bức xúc với những sai trái diễn ra xung quanh và có thể nói lên quan điểm, cách nhìn của mình.
16 tuổi, tôi nghĩ với tuổi này con người đã biết yêu nước và tự hào dân tộc.
Tôi ko dám huênh hoang khoác lác tôi có hiểu biết nhiều về lịch sử, hay am tường về chính trị. Nói chung khi còn ở VN, tôi cũng chỉ như những người đồng trang lứa, chúi mũi vào hàng núi bài tập ở trường. Rồi khi có thời gian rảnh lại đọc sách, xem film, nghe nhạc, viết lách, vẽ vời… Và nói thật có lẽ trong 1 hoàn cảnh khác tôi cũng sẽ ko quan tâm nhiều đến chính trị. Nói 1 cách nghiêm túc. Có thể tôi cũng sẽ như những người bạn ở đây, có 1 quan điểm, 1 cái đảng để ủng hộ, thế thôi.
Nhưng ở VN lại khác.
Tôi mở blog năm 2007. Từ lúc đó tôi đã bắt đầu viết về những chướng tai gai mắt trong xã hội. Sau này nhiều chuyện xảy ra vì 1 lý do đặc biệt, và may mắn gặp điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, và được đọc những tin tức khác, tôi bắt đầu băn khoăn suy nghĩ và đối chiếu với những gì tôi đã được dạy trong trường lớp.
16 tuổi. Khi tôi sinh ra đất nước ko còn chiến tranh. Tôi ko biết gì về chiến tranh. Cũng ko biết gì về VNCH. Điều tôi muốn nói ở đây rằng, có rất nhiều người vội vàng chụp mũ quy kết tôi có giọng điệu “miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy” hay “cái thứ nhảm nhí gọi là VNCH” (như tôi tình cờ đọc hôm qua). Ko tôi ko biết gì cả. Tôi ko định nói gì cả. Tôi ko biết gì về VNCH để so sánh với dất nước ta hiện nay, nước CHXNCNVN. Tôi chỉ sống, tôi nhìn những gì diễn ra xung quanh, và nghe những gì nhà nước nói. Tôi so sánh. Và bây giờ khi có điều kiện sống ở 1 đất nước khác, tôi so sánh. Những điều phi lý tôi muốn hỏi, tôi đã viết trong chùm 3 bài viết sau chuyến đi Đông Âu. Tôi ko muốn lặp lại sáo rỗng như 1 cái máy, như cách rất nhiều người lặp đi lặp lại y hệt 1 giọng điệu, bảo rằng tôi là phản quốc, tôi nghe theo bọn phản động lưu vong nước ngoài, ko biết xây dựng đất nước, chỉ biết phá, rằng tôi nên nhìn lại tôi đã làm gì cho đất nước mà có quyền hỏi đất nước đã làm gì cho tôi, rằng đất nước ta đang ngày càng tiến bộ, rằng ở đâu chẳng có vấn đề, ở đâu chẳng có tham nhũng, rằng tôi ko được phép phê bình những người lãnh đạo chỉ vì họ ăn nói thiếu trau chuốt cũng như cách tôi ko được cãi cha mẹ, rằng đất nước ta đang theo con đường định hướng XHCN, v.v… và v.v…
Ở đây tôi chỉ muốn hỏi: Bạn có yêu nước ko? Và bạn yêu nước như thế nào?
Khi tôi sang Tiệp Khắc, 1 người VN ở đó đã nói, nhiều người mở nhà hàng chỉ phục vụ món Việt, nhưng họ ghi tên là nhà hàng Châu Á, cũng có nhiều người nói với người nước ngoài là mình là người Nhật Bản, HQ, TQ… Nhưng tới khi ta nói ta day dứt nhiều vấn nạn trong nước, ta hy vọng 1 tương lai tốt đẹp hơn, 1 tự do dân chủ thực sự cho đất nước, khi người dân được phép nói lên ý kiến của mình, họ bảo ta là những kẻ phản động, phản quốc.
Thế nào là phản động? Thế nào là phản quốc?
Trên facebook theo tôi biết có 2 pages chống phản động.
Nhưng 1 cách mỉa mai, 2 trang này hoàn toàn trái ngược nhau. 1 trang chống lại những người mong muốn sự thay đổi, đấu tranh cho tự do dân chủ. 1 trang chống lại bất kỳ cái gì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, và với quan điểm này, chống phản động là chống tham nhũng, chống bưng bít thông tin (chống chặn facebook chẳng hạn), chống bán nước cũng như những dự án ảnh hưởng đến môi trường, đời sống và an ninh quốc phòng đất nước (cụ thể đã mất ải Nam Quan, thác Bản Dốc, 10 000 km vuông biển, và gần đây là dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và vụ cho TQ thuê rừng đầu nguồn ở 1 số tỉnh miền Bắc, do 2 vị tướng thuộc hàng “công thần” của Đảng CS, là Nguyễn Trọng Vĩnh và Đồng Sĩ Nguyên…)
Định nghĩa phản động còn tùy vào định nghĩa yêu nước.
Thế nào là yêu nước?
Yêu nước là né tránh những khuyết điểm của đất nước và huyễn hoặc bản thân rằng ở đâu cũng có vấn đề?
Yêu nước là thuyết phục bản thân rằng đất nước đang phát triển?
Yêu nước là ko so sánh nước ta với nước ngoài và bảo so sánh là vọng ngoại?
Yêu nước là làm 1 công dân gương mẫu, mỗi ngày đi học hoặc đi làm và chấp nhận?
Yêu nước là răm rắp vâng lời, ko bao giờ phản kháng và đòi hỏi và ko bao giờ cười người lãnh đạo, kể cả khi họ có những phát biểu như “VN và Cuba thay nhau canh giữ hòa bình thế giới” hoặc “Quyết tâm đưa giáo dục VN lên đỉnh cao thế giới”?
Yêu nước là để nhà nước làm bất kỳ cái gì, kể cả việc tiến hành những dự án ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, con người, vấn đề an ninh và lãnh thổ đất nước?
Yêu nước là an ủi bản thân rằng nhà nước luôn có giải pháp?
Yêu nước là tuyệt đối tin tưởng, ngay cả khi thấy những điều phi lý, ngay cả khi thấy những người lãnh đạo ko thực hiện những điều họ đã tuyên bố?
Yêu nước là ngồi nhà và cười giễu những người biểu tình chuyện đất nước ta mất biển đảo?
Yêu nước là lôi sách Giáo dục công dân ra và lặp lại cho người khác?
Yêu nước là bắt bẻ và chống lại tất cả những gì trái ngược với gì nhà nước nói, kể cả những câu như “Chống phản động là chống tất cả những gì đi ngược với sự phát triển của đất nước, thế có nghĩa, chống tham nhũng là chống phản động, chống bưng bít thông tin là chống phản động…”?
Yêu nước là hình thành 1 lòng tin tuyệt đối với Đảng và nghi ngờ tất cả những gì ngược lại?
Yêu nước là thấy 1 dự án nguy hiểm cho đất nước, cùng ký kiến nghị phản đối, rồi ngồi đó nhìn nhà nước bỏ mặc bản kiến nghị, tiếp tục tiến hành, và tự an ủi bản thân họ luôn biết họ đang làm gì?
Yêu nước là lơ đi những vấn nạn của đất nước vì sợ loạn, là hoàn toàn ko quan tâm đến chính trị, an ninh, chủ quyền, nhưng khi thấy ai đó lên tiếng thì phản ứng và kết tội?
Yêu nước là yêu chế độ, yêu nhà nước, yêu Đảng?
21/2/2010, Oslo
Thursday, February 25, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment