Friday, March 26, 2010

HAI BÀ TRƯNG TẾ MÃ VIỆN Ở ĐÔNG HƯNG!

QUẢNG TÂY, Trung Quốc (NV) - Hình ảnh nhiều nghệ sĩ từ Việt Nam qua dự lễ tế Mã Viện từ năm 2008 tới nay, và tham gia cúng vái kẻ đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đang khiến cộng đồng mạng giận dữ và lên án dữ dội.

Hình ảnh lễ tế Mã Viện được đưa trên phần diễn đàn (forum) của trang web hongdou.gxnews.com.cn ca ngợi Phục Ba Tướng Quân Mã Viện và chú trọng nhiều vào phái đoàn mà họ gọi là những “Việt phương sư phụ” (bậc thầy từ xứ Việt) đến trình diễn văn nghệ và cùng tham gia cúng tế.



Một số hình ảnh, cho thấy các nghệ sĩ Việt Nam lễ tế Mã Viện
khiến cộng đồng mạng giận dữ và lên án dữ dội (hình - hongdou.gxnews.com.cn)


Những hình ảnh này được công bố với người Việt Nam lần đầu tiên qua bài viết của tác giả Chân Mây trên trang web thegioinguoiviet.net.

“Lịch sử Việt Nam, trời đất núi sông Việt Nam đang quay cuồng hay sao? Ải Nam Quan không còn, Thác Bản Dốc cũng mất... nay những hậu duệ của Hai Bà Trưng thay vì tuẫn tiết lãng mạn ở sông Hát đất Giao Chỉ giờ lại sang chầu phục tế hồn Mã Viện ở Quảng Tây! Có người Việt Nam nào chấp nhận nhìn những hình ảnh này hay không?” Tác giả Chân Mây viết.

Tác giả Chân Mây tố cáo các nghệ nhân Việt Nam đã đóng vai Hai Bà Trưng tế lễ Mã Viện; tuy nhiên, trang tiếng Hoa không hề nói những người này đóng vai gì mà chỉ miêu tả việc họ trình diễn ca nhạc trong lễ tế mà thôi.

Phản ứng từ trong nước cũng phẫn nộ. Trang web báo Sinh Viên Phú Yên ở Việt Nam viết, “Có những người thì miệt mài nghiên cứu sử hàng mấy chục năm không mệt mỏi như bác Nguyễn Nhã, có những người thì chẳng biết là có hiểu lịch sử VN hay không mà tham gia cái trò tế lễ này. Cả Hai Bà Trưng ở suối vàng chắc sẽ vô cùng tức giận đây...”

Nhà văn Phạm Viết Ðào ở Việt Nam viết trên blog của ông, “Nếu quả có chuyện này thì đây là một điều sỉ nhục quốc thể, xúc phạm hai bà Trưng, xuyên tạc lịch sử ?!”
Ông đề nghị, “các cơ quan chức năng ngành văn hóa tỉnh Quảng Ninh cho kiểm tra xem: có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật hay của nhân dân ta ở thị trấn Móng Cái sang tham gia lễ hội này không, các hình thức, hoạt động đã tham gia để kịp thời có hình thức quản lý, điều chỉnh.”

Miếu thờ Mã Viện tọa lạc tại thành phố Ðông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Thành phố này nằm gần biên giới Việt Nam, phía bên kia Móng Cái.

Theo sử sách, Thái Thú Tô Ðịnh quá tàn ác, giết chết Thi Sách là chồng Trưng Trắc. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị chiêu mộ tướng sĩ, đánh đuổi Tô Ðịnh chạy về nước. Bà chiếm được 65 thành trì và xưng Vương.

Nhà Hán (đời Hán Vũ Ðế) sai tướng Mã Viện mang đại binh sang đánh. Hai bà thua và nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn. Thắng được Hai Bà, Mã Viện đã cho lập một trụ đồng, theo một số sử liệu, để yểm với những chữ “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Trụ đồng đổ, nước Giao chỉ bị tiêu diệt).

Ðền thờ Hai Bà Trưng được lập ở nhiều nơi tại Việt Nam. Ngay người Việt tị nạn cũng lập đền thờ Hai Bà ở quận Cam California, hàng năm đều tổ chức các cuộc kỷ niệm long trọng vào ngày mùng 6 Tháng Hai Âm Lịch, tương truyền là ngày Hai Bà trầm mình tuẫn tiết.


=============

http://nghiathuc.wordpress.com/2010/03/25/hai-ba-tr%C6%B0ng-t%E1%BA%BF-ma-vi%E1%BB%87n-%E1%BB%9F-dong-h%C6%B0ng/

Biểu Tình trước Lãnh sự quán Việt cộng tại Houston, ngày 25.3.10



Video clip của anh BienChet thực hiện sau buổi Biểu Tình trước Tòa Lãnh Sự Quán VC tại Houston, ngày 25 tháng 3, 2010, từ 10:00 sáng - 1:00 chiều.

Wednesday, March 17, 2010

[Chính trị] TRANH LUẬN - Joyce Anne Nguyen

Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.

- Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.

- Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.

- Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.

- Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.

- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.

- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.

- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.

- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.

- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.

- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.

- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.

- Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.

- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.

- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.

- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.

- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.

- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.

- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.

- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.

- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.

- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.

- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.

- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.

- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ-Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.

- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ "lưỡi bò", và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.

- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.

- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác "nhạy cảm" và lờ đi ko quan tâm.

Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?

Joyce Anne Nguyen

Thursday, March 4, 2010

Cuộc chiến không bom đạn

Ngày này 35 năm trước, cuộc tổng tấn công mùa xuân 1975 bắt đầu khởi động. Những người dân Ban Mê Thuột đã đào xong hầm trú bom cho mỗi nhà. Ngày 10 tháng 3 Đắk Lắk thất thủ. Chỉ trong 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, toàn bộ miền Nam được/bị “giải phóng”. Cuộc chiến bom đạn chấm dứt. Xác người thôi còn phơi khô trên những đại lộ kinh hoàng. Việt Nam thống nhất. Những chiến sĩ quân đội nhân dân ngồi dọc vỉa hè ngước nhìn thành phố Sài Gòn tráng lệ. Có người ôm mặt khóc.

35 năm trôi qua. Trong từng năm tháng ấy, xác người dọc theo quốc lộ đã được thay thế bằng hàng vạn thây người trên những hải trình xuyên biển Đông. Các cuộc tổng tấn công quân sự được đổi lại bằng những đại chiến dịch tập trung cải tạo, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp. “Ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng – thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy..”. (cố TT Võ Văn Kiệt). Trong im lặng hòa bình, trong thống nhất đất nước nhưng phân ly lòng người, một cuộc chiến không bom đạn đã khởi đầu. “Ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “bè lũ phản động”. Chiến tranh xâm lược được thay trang đổi phục thành diễn tiến hòa bình. Những khẩu súng AK47 được thế chỗ bởi những điều 79, 88… Những quả bom trải thảm B52 của đế quốc Mỹ đã nhường chỗ cho những ngọn hải đăng, tàu chiến và khoan dầu hiện đại của đế quốc Trung Hoa. Và những chiến sĩ quân đội nhân dân bây giờ già nua, lặng nhìn cơ đồ và vận mạng của tổ quốc. Chắc hẳn phải có người ôm mặt khóc.

Khi nói đến chiến tranh, người ta đo lường mức độ tàn phá khốc liệt và sự đau khổ bằng điêu tàn đổ nát, bằng những quan tài phủ bọc quốc kỳ, hay những hố chôn người tập thể, hoặc hình ảnh đứa bé gái trần truồng chạy khóc trên con đường khói lửa. Che đậy bởi mảnh vải hòa bình, bịt mắt bằng tấm khăn đen thống nhất, cuộc chiến không tên không tuổi của 35 năm qua đã kéo dài trong im lặng nhưng tàn khốc.

Nó đã bắt đầu:

Khi chiếc xe bít bùng chở cả gia đình đến rừng U Minh Thượng. Người mẹ cùng đàn con ngơ ngác giữa hoang vu với đời sống kinh tế mới và người chồng “ngụy quân” vẫn còn đang bị lưu đày ở trại cải tạo Cổng trời.

Khi người cha thắt cổ tự tử trong căn nhà ở Chợ Lớn sau khi bị cướp trắng tay bởi chiến dịch cải tạo công thương nghiệp; đàn con 9 đứa lăn lóc ở công trường Quách Thị Trang sau ngày căn hộ đã bị niêm phong và người mẹ quấn tròn chiếc chiếu quanh người để làm vệ sinh buổi sáng giữa phố thị đông người.

Khi mỗi người phải đứng trước chọn lựa đi hay ở, vào cái thời mà cột đèn có chân cũng muốn vượt biên; khi người cha bất lực nhìn đứa con gái 15 tuổi gào thét dưới man rợ của tên hải tặc người Thái; khi người anh rửa những hạt bắp trong nhúm phân người khô rốc cho đứa em trai 9 tuổi ăn để sống trên con đường vượt biên giới Việt Miên.

Cuộc chiến đã bắt đầu với Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Cũ, với “Nửa Đời Nhìn Lại“, “Đêm Giữa Ban ngày“, với “Mặt Thật” và “Hoa Xuyên Tuyết“, với “Chia tay ý thức hệ“, “Nhật Ký Rồng Rắn” và “Những Thiên Đường Mù“… Một cuộc chiến giữa bám víu vinh quang quá khứ và đối diện thực tại phũ phàng, giữa lương tâm và lẽ phải với biện minh, tiếc nuối cho những cống hiến của tuổi thanh xuân. Một cuộc chiến dù bắt đầu nhen nhúm từ buổi sáng ngồi rơi nước mắt ở vỉa hè Sài Gòn, hoặc muộn màng vào lúc cuối đời, vẫn là cuộc chiến âm ĩ bạc đầu của nhiều người đã từng cống hiến cuộc đời của mình từ “thuở ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ Ấy – Tố Hữu).

Cuộc chiến đã khởi đi từ vụ án Vinh Sơn, đàn áp văn nghệ sĩ, tiếp nối với bản án tử hình dành cho người sinh viên bất khuất Trần Văn Bá, sang đến Lời Kêu Gọi Cuối Năm và khẩu hiệu Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết được dựng lên tại giáo xứ nhỏ bé Nguyệt Biều… Và cứ như thế cho đến nay, những công dân Việt Nam đầy lòng ái quốc, từ thế hệ 4x, 5x cho đến 8x, 9x, đã lần lượt vào tù.

35 năm trôi qua. Ẩn dưới mặt hồ gợn đỏ của đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc lập tự do hạnh phúc là những tàn phá kinh hoàng hơn cả 21 năm nội chiến 54-75. Một thiểu số thống trị giàu có ngoài sức tưởng tượng độc quyền kiểm soát sinh hoạt, tư tưởng của người dân. Những giá trị đạo đức văn hóa bị xuống cấp chưa từng thấy. Cán bộ hủ hóa, tham nhũng, mua dâm, cờ bạc, rượu chè nhưng vẫn tiếp tục đọc bài diễn văn ca tụng điều nhân nghĩa lẫn chính nghĩa. Sự ti tiện được tiếp nối bởi những bài văn sinh nhai ca tụng những bài diễn văn và con người trơ tráo đó. Mức độ chênh lệch giàu nghèo đã leo thang tới mức kỷ lục. Những đầy tớ của nhân dân trở thành tỉ phú và nhiều chủ nhân ông của đất nước chỉ mong một ngày có được 2, 3 chục ngàn để sống. Con người cùng khổ đã phải tạm gác nhân phẩm qua một bên, chui háng chủ nhân ngoại quốc, lấy chồng người Đài, cam phận kiếp sống Ô sin, gửi con gái sang Xiêm Rệp làm đĩ, xếp hàng làm đơn mong trở thành món hàng xuất khẩu lao động.

35 năm trôi qua. Những chiến trường Bình Trị Thiên, Khe Sanh, Bình Giả, An Lộc… đã được thay thế bằng mặt trận Dân oan, Dân báo, Đình công, Tôn giáo… bằng những địa danh Nguyệt Biều, Thái Hà, Đồng Chiêm… Tự do, Dân chủ, Nhân quyền là khẩu hiệu xung phong. Cho đến lúc “con voi đã chui qua lỗ kim” như tựa đề của một bài viết trên báo điện điện tử Vitinf, đa phần quần chúng nhân dân mới bàng hoàng: lãnh hải, lãnh thổ, đất đai, rừng đầu nguồn đã bị xâm lấn bởi ngoại bang. Trận chiến 35 năm (và vẫn chưa thấy bóng thanh bình) đã bước vào một khúc quanh, một mặt trận mới: đối đầu với bá quyền bành trướng phương Bắc bên ngoài và chống trả với độc tài mang não trạng tay sai bên trong.

Ở mặt trận mới này, phải nhìn hình ảnh cả nghìn thanh niên sinh viên xuống đường biểu tình chống TQ trong vụ Trường Sa, Hoàng Sa mới cảm được lòng ái quốc vẫn luôn mãnh liệt. Phải đọc trăn trở, tâm huyết của nhiều người, từ những bloggers thế hệ 7x, 8x sinh ra và lớn lên dưới mái nhà xã hội chủ nghĩa, từ những con người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, cho đến những nhà trí thức trong guồng máy hiện tại, các vị tướng lãnh lão thành mới thấy được hiểm họa xâm lăng đã kết hợp lòng người về một mối: Tổ Quốc Trên Hết.

Trận chiến 35 năm cũng đã bước vào một bước ngoặc mới với sự phá sản toàn diện về tư thế đại diện dân tộc và chính nghĩa của đảng cầm quyền. Nếu trước đây có nhiều người vẫn còn tin vào thiện chí và vai trò phục vụ dân tộc của đảng CSVN thì ngày nay bộ mặt thật của đảng cầm quyền đã lộ nguyên hình. Cho dù huyền thoại Cách mạng Mùa thu vẫn còn đâu đó trong lòng một số người, nhưng dù thế đi nữa thì cũng phải học được bài học lịch sử là không thể bám vào hào quang của đức Lê Thái Tổ mà biện minh cho sự tồn tại của Lê Chiêu Thống.

Cuộc chiến 35 năm cũng đang bước vào một giai đoạn phức tạp.

Ai là bạn ? ai là thù trong nội bộ đảng CSVN trước họa xâm lăng ? Thái độ khách quan không cho phép vơ đủa và chụp lên đầu tất cả hơn 3 triệu đảng viên CSVN đều là những người vô tâm làm mất đất tổ tiên. Phải có những con người đang biết mình là công dân Việt Nam trước khi là đảng viên cộng sản. Phải có những người lính, sĩ quan, tướng lãnh đảng viên đang ngậm ngùi nhớ đến những đồng đội đã hy sinh ở mặt trận Việt Trung. Phải có những chuyên viên, trí thức đang phục vụ trong guồng máy thấy rõ hơn ai hết những hiểm họa lâu dài. Nhưng biết ai là bạn ai là thù khi không lên tiếng nói ? Đây cũng là một mặt trận của cuộc chiến giữa lương tâm, trách nhiệm, lòng can đảm và quyền lợi cá nhân, vị kỷ, sự hèn nhát.

Ai là chiến hữu, kẻ nào là tay sai ? Tháng giêng, nhà nước Việt Nam đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết án và bỏ tù hàng loạt nhà dân chủ. Ngày 11 tháng 2, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng về việc các tỉnh cho người nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn. Ngày 23 tháng 2 ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền”. Ngày 28 tháng 2, ông thủ tướng trao huy hiệu 70 tuổi đảng cho Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Đầu tháng ba, báo chí trong nước sau khi được bật đèn xanh đã ào ạt đăng đàn, phỏng vấn hai tướng lãnh, đưa tin sự bành trướng TQ ở rừng đầu nguồn và chỉ trích chính sách nhà nước. Bàn cờ thế sự mới đã bắt đầu chuyển động !!!

*

35 năm. Một cuộc chiến không bom đạn vẫn tiếp diễn. Đất nước đi trọn một vòng với nhiều oan khiên để trở lại bài toán ban đầu: Độc lập, Tự do. Điều rõ ràng nhất của bài học 35 năm là Tự do của toàn dân tộc không thể giải quyết bằng con đường di tản hay thủ tục xin cho; Dân chủ chỉ là bánh vẽ và tuyên truyền hão với điều Bốn của hiến pháp và chúng ta phải tìm cách chấm dứt tình trạng “tư thế hóa” vai trò lãnh đạo đất nước bằng lá phiếu dù là miễn cưỡng của mỗi người. Bởi vì hệ quả của nó là vận mạng của dân tộc, trong đó có chủ quyền của đất nước, đã được chính danh giao trọn vào tay của những độc quyền cai trị, lấy tư cách đại diện dân tộc để ký kết với ngoại bang.

35 năm. Một cuộc chiến không bom đạn vẫn tiếp diễn. Bởi vì ai trong chúng ta cũng biết rằng Việt Nam chẳng bao giờ có ngày hội Đống Đa, đã chẳng oai hùng đối đầu với triều đình nhà Thanh bằng tự hào dân tộc của Quang Trung nếu Lê Chiêu Thống vẫn tiếp tục ngồi ở Thăng Long vái lạy thiên triều phương bắc. Vì thế nên người này vào tù thì có kẻ khác tiếp tục đứng lên cho đến khi người dân Việt thực sự làm chủ vận mạng của đất nước này.

Những ngày vào xuân, nhìn vạn vật đang đâm chồi nở nụ với dòng sống mới, tôi ghi ơn những gian truân quá khứ, những cuộc đời đã nằm xuống để gìn giữ quê hương. Ghi ơn những người lính hải quân VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa, những chiến sĩ quân đội nhân dân đã nằm xuống trên núi rừng Việt Bắc. Ghi ơn những con người dũng cảm đã đánh đổi tự do của mình cho tự do của dân tộc.

Mùa xuân, lẫn lộn giữa những tin tức dồn dập về việc các công ty nước ngoài khai thác rừng đầu nguồn tôi lại cảm được vận hội mới của dân tộc đang gần kề. Trong cảm nhận đó, tôi ước mơ và hy vọng cuộc chiến không bom đạn này sớm chấm dứt, con người Việt Nam sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc sống bình an, không cần vĩ đại, không cần đỉnh cao, chỉ cần là một nước bình thường, tự chủ, có tự do, công bằng và sống nhân ái với nhau.

Vũ Đông Hà

Wednesday, March 3, 2010

Hội Thảo Về Biển Đông tại Pháp vào giờ chót phải hủy bỏ

Tin sáng (thứ Tư, 3-3-2010)
CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP

NÓNG! (từ Cộng tác viên của BS gởi tới đêm qua)

– HỘI THẢO VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI PHÁP VÀO GIỜ CHÓT PHẢI HỦY BỎ - Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? (FONDATION GABRIEL PERI)

Theo nguồn tin từ những người đi tham dự cho biết Chính phủ Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối đến Chính phủ Pháp, nên Chính phủ Pháp gây áp lực lên Viện Gabriel Peri và mới xảy ra chuyện nầy.

Phái đoàn Việt Nam tham dự do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn, thành viên gồm ông TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phương Đông, ông Nguyễn Đình Đầu, TS Nguyễn Nhã, Thạc sĩ Hoàng Việt…

Nhưng theo BS thì việc Trung Quốc có gởi công hàm tới Pháp hay việc Chính phủ Pháp có gây sức ép (được) lên tổ chức tư nhân này hay không, còn cần phải kiểm chứng. Riêng khả năng phía Việt Nam bị gây sức ép và những người trong phái đoàn sang dự phải rút lui trong trật tự thì lại rất có thể, theo “thông lệ”. Hề hề!

Thôi thì không làm được bên Pháp, còn cái an ủi, nhóm trí thức tổ chức Hội thảo Hè 2010 ở bên Mỹ, thử coi tụi nó có qua bên đó giở ngón võ Tàu uýnh dưới rún được không: Tranh chấp Biển Đông Nam Á và vấn đề an ninh con người, tổ chức ngày 29-31 tháng 7 năm 2010, tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, do nhóm trí thức ở Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ…tổ chức.

Sau đây là nội dung bài báo được lược dịch:

Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?

Huỷ bỏ

Chúng tôi buộc phải huỷ bỏ cuộc hội thảo dự trù hai ngày 27 và 28.2 tới tại Pantin với chủ đề « Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?

Chúng tôi buộc phải quyết định như vậy vì quá nhiều người được mời tham luận giờ chót đã cho biết là họ có những ràng buộc khác, rất quan trọng đối với họ, nên không thể đáp lời mời của chúng tôi.

Trước tình huống này, sáng kiến tổ chức của chúng tôi sẽ không thể bảo đảm chất lượng tương xứng (?) đề cập toàn bộ một chủ đề phức tạp trong những điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng sẽ tổ chức được cuộc hội thảo này trong nửa đầu năm 2010 vào một thời điểm mà chúng tôi sẽ đề nghị với quý vị một cách sớm nhất.
Nous espérons cependant pouvoir tenir ce colloque dans le courant de ce premier semestre à des dates que nous vous soumettrons le plus tôt possible.

27 et 28 février 2010
Hôtel Campanile, 15 rue Jean Lolive
Pantin (93)
Plan d’accès
Colloque
« Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? »
Với hàng trăm đảo lớn nhỏ và mỏm đá, chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông giữ một vị trí chiến lược quan trọng và đóng một vai trò quyết định trong các hoạt động hàng hải trong khu vực và trên thế giới, về mặt kinh tế cũng như về an ninh.
Biển Đông cũng là đầu mối những quan hệ căng thẳng giữa các nước quanh bờ : Trung Quốc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan… và các cuộc xung đột về chủ quyền xảy ra ngày càng nhiều một cách quan ngại.
Trong bối cảnh này, việc xác định chủ quyền của các nước liên quan đối với các đảo lớn nhỏ, việc duy trì một môi trường hoà bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải, việc gìn giữ môi trường và tài nguyên, cũng sự hợp tác trong việc cứu hộ ngư dân trong khu vực đòi hỏi các bên hữu quan phải cùng nhau hành độn để tìm kiếm những giải pháp khả dĩ trước tiên là giảm bớt, sau đó là loại bỏ những sự căng thẳng.
Trong những thập niên vừa qua nhiều nỗ lực đã được triển khai (Tuyên bố 1992 của ASEAN ; Tuyên bố về hành xử của các bên ở Biển Đông, được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Đó là những nỗ lực đáng khích lệ nhưng còn rất không đủ.
Tham vọng cuộc hội thảo do Quỹ Gabriel Péri chủ trương là soi sáng những cái được mất liên quan tới các vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lúc đối chọi những quan điểm ủng hộ bên này, chống đối bên kia, mà là thời điểm để suy ngẫm nghiêm túc trên cơ sở lịch sử khu vực và trên nền tảng pháp lý quốc tế.

------------ -

Tuesday, March 2, 2010

BÀI VIẾT MỚI (CHƯA ĐẶT TỰA) - Joyce Anne Nguyen

BÀI VIẾT MỚI (CHƯA ĐẶT TỰA)

Today at 9:42am

Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi ko nên tiếp tục viết.
Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi ko bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi ko đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi ko phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng ko có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng ko có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng ko có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng ko thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN ko cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, ko đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi ko viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng ko viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước ko may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng ko có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu ko có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN ko phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN ko phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi ko thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ ko bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên ko có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.”
“It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi ko đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ ko giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh ko phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách ko đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng ko đem lại ích lợi, tại sao bạn ko hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn ko có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn ko quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang ko đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ ko bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh ko cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN ko phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái ko được phép cãi lời và “hàng xóm” ko cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân ko biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi ko có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc ko tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi ko nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là ko thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta ko dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta ko dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều ko muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi ko dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi ko ở lại. Nhưng cách đây ko lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi ko thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh ko thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn ko còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à ko nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo ko bao giờ bị bắt lỗi, ko bao giờ bị phê bình, ko bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết “Ai ko muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ ko được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ ko thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, ko có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm ko dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, ko có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại ko dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi ko phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
2/3/2010

Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng

Tác giả: Thu Hà
Bài đã được xuất bản.: 27/02/2010 06:00 GMT+7

Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về việc một số địa phương cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn.

"Với Việt Nam đừng tưởng mạnh mà thắng được yếu"

Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc

Trách nhiệm phải lên tiếng

- Được biết ông đã có thư gửi các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cảnh báo nguy cơ từ việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Vì sao ông không đồng tình với việc này?

Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng.

Đặc điểm nước ta nhỏ hơn một tỉnh của Trung Quốc, chiều ngang hẹp, chiều dài dài, độ dốc núi đổ ra biển rất gần, các cơn lũ quét nhanh ngang tiếng động, thiên tai xảy ra liên tục, môi trường ngày càng xấu đi, đặc biệt nước biển dâng mất thêm diện tích ruộng đồng bằng. Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.

Ngoài chuyện chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Nhớ lại các thời kháng chiến, tất cả các tỉnh đều có căn cứ là các vùng rừng núi, kháng chiến chống Pháp ta có Việt Bắc, kháng chiến chống Mỹ ta có rừng Trường sơn và vùng Tây Nam Bộ. Những đất rừng đầu nguồn này đều nằm trong đất căn cứ hoặc ở vùng biên giới. Ví dụ. Nghệ An đang cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đây là 3 địa bàn phên dậu quốc gia. Lạng Sơn cũng vậy.

Đảng, Nhà nước ta trong thời đổi mới cần sử dụng đất cho các mục tiêu là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ quy mô, địa điểm, tính từng mét đất. Trong khi dân ta còn thiếu đất, thiếu nhà, thiếu việc làm, triệt để không bán, không cho nước ngoài thuê dài hạn để kinh doanh, trồng rừng nguyên liệu, địa ốc, sân gôn, sòng bạc...

Tuy đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ, bất cứ cấp nào đều phải trân trọng từng tấc đất của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.

Nhiều ý kiến phản đối, chính quyền tỉnh vẫn ký


Tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh Thu Hà

- Có ý kiến cho rằng kiến nghị của ông bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác, do đó phản ứng như vậy là có phần cực đoan?

Tôi có thông tin chứ không phải chỉ nghe nói đâu đó. Sở dĩ tôi có thông tin là do anh em ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công an báo lên. Ngay khi nhận được tin báo tôi đã gọi về các địa phương để hỏi, lãnh đạo tỉnh cũng công nhận với tôi là có chuyện đó.

Ở một số địa phương, công an và bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên tiếng ngăn cản nhưng chính quyền vẫn ký. Thậm chí, có nơi Chủ tịch tỉnh kí cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn.

Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.

Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lí tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.

Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.

Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.

Đã cho thuê hơn 300 ngàn ha rừng

- Đến nay ông đã nhận được phản hồi nào về kiến nghị của mình chưa?

Khi tôi gửi kiến nghị lên thì có nhận được điện thoại của Thủ tướng. Thủ tướng nói với tôi là đã nhận được thư và đang giao cho Bộ Nông nghiệp đi điều tra thực tế. Bộ Nông nghiệp cũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng điều tra xong và gửi lại bằng văn bản cho tôi.

- Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp ra sao, thưa ông?

Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.


"Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng". Ảnh: Thu Hà


Đó là một tầm nhìn rất ngắn!

- Giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Ông nghĩ sao về lập luận này?

Nói như thế là không thuyết phục.

Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.

Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.

Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!

Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?

Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.

Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.

Kiến nghị đình chỉ ngay những dự án chưa ký


"Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc,
hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng". Ảnh: Thu Hà

- Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì trước hiện trạng này?
Một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, những tỉnh chưa kỷ đình chỉ ngay. Thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn chương trình 5 triệu ha rừng để thực hiện.

Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường lập ra bộ phận chuyên trách. Trong vòng một năm, chính thức giao khoán đất, khoán rừng cho từng hộ. Trong bản, trong xã cấp sổ đỏ quyền sở hữu sử dụng đất rừng vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.

Từ đây, tôi đề nghị mở rộng chương trình xoá đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp bố trí tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng.

Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng.