Tin sáng (thứ Tư, 3-3-2010)
CHÍNH TRỊ-LUẬT PHÁP
NÓNG! (từ Cộng tác viên của BS gởi tới đêm qua)
– HỘI THẢO VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI PHÁP VÀO GIỜ CHÓT PHẢI HỦY BỎ - Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? (FONDATION GABRIEL PERI)
Theo nguồn tin từ những người đi tham dự cho biết Chính phủ Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối đến Chính phủ Pháp, nên Chính phủ Pháp gây áp lực lên Viện Gabriel Peri và mới xảy ra chuyện nầy.
Phái đoàn Việt Nam tham dự do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn, thành viên gồm ông TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phương Đông, ông Nguyễn Đình Đầu, TS Nguyễn Nhã, Thạc sĩ Hoàng Việt…
Nhưng theo BS thì việc Trung Quốc có gởi công hàm tới Pháp hay việc Chính phủ Pháp có gây sức ép (được) lên tổ chức tư nhân này hay không, còn cần phải kiểm chứng. Riêng khả năng phía Việt Nam bị gây sức ép và những người trong phái đoàn sang dự phải rút lui trong trật tự thì lại rất có thể, theo “thông lệ”. Hề hề!
Thôi thì không làm được bên Pháp, còn cái an ủi, nhóm trí thức tổ chức Hội thảo Hè 2010 ở bên Mỹ, thử coi tụi nó có qua bên đó giở ngón võ Tàu uýnh dưới rún được không: Tranh chấp Biển Đông Nam Á và vấn đề an ninh con người, tổ chức ngày 29-31 tháng 7 năm 2010, tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, do nhóm trí thức ở Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ…tổ chức.
Sau đây là nội dung bài báo được lược dịch:
Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?
Huỷ bỏ
Chúng tôi buộc phải huỷ bỏ cuộc hội thảo dự trù hai ngày 27 và 28.2 tới tại Pantin với chủ đề « Biển Đông : những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực này ?
Chúng tôi buộc phải quyết định như vậy vì quá nhiều người được mời tham luận giờ chót đã cho biết là họ có những ràng buộc khác, rất quan trọng đối với họ, nên không thể đáp lời mời của chúng tôi.
Trước tình huống này, sáng kiến tổ chức của chúng tôi sẽ không thể bảo đảm chất lượng tương xứng (?) đề cập toàn bộ một chủ đề phức tạp trong những điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng sẽ tổ chức được cuộc hội thảo này trong nửa đầu năm 2010 vào một thời điểm mà chúng tôi sẽ đề nghị với quý vị một cách sớm nhất.
Nous espérons cependant pouvoir tenir ce colloque dans le courant de ce premier semestre à des dates que nous vous soumettrons le plus tôt possible.
27 et 28 février 2010
Hôtel Campanile, 15 rue Jean Lolive
Pantin (93)
Plan d’accès
Colloque
« Mer de l’Est : quelles conditions pour garantir paix, stabilité et coopération dans la région? »
Với hàng trăm đảo lớn nhỏ và mỏm đá, chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông giữ một vị trí chiến lược quan trọng và đóng một vai trò quyết định trong các hoạt động hàng hải trong khu vực và trên thế giới, về mặt kinh tế cũng như về an ninh.
Biển Đông cũng là đầu mối những quan hệ căng thẳng giữa các nước quanh bờ : Trung Quốc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan… và các cuộc xung đột về chủ quyền xảy ra ngày càng nhiều một cách quan ngại.
Trong bối cảnh này, việc xác định chủ quyền của các nước liên quan đối với các đảo lớn nhỏ, việc duy trì một môi trường hoà bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải, việc gìn giữ môi trường và tài nguyên, cũng sự hợp tác trong việc cứu hộ ngư dân trong khu vực đòi hỏi các bên hữu quan phải cùng nhau hành độn để tìm kiếm những giải pháp khả dĩ trước tiên là giảm bớt, sau đó là loại bỏ những sự căng thẳng.
Trong những thập niên vừa qua nhiều nỗ lực đã được triển khai (Tuyên bố 1992 của ASEAN ; Tuyên bố về hành xử của các bên ở Biển Đông, được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Đó là những nỗ lực đáng khích lệ nhưng còn rất không đủ.
Tham vọng cuộc hội thảo do Quỹ Gabriel Péri chủ trương là soi sáng những cái được mất liên quan tới các vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lúc đối chọi những quan điểm ủng hộ bên này, chống đối bên kia, mà là thời điểm để suy ngẫm nghiêm túc trên cơ sở lịch sử khu vực và trên nền tảng pháp lý quốc tế.
------------ -
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment