Friday, February 11, 2011

Từ Bắc Kỳ Di Cư tới Tỵ Nạn Chính Trị

Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức

Ðang giờ học Việt Văn của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì tôi được nhân viên phòng Giám Học kêu xuống gặp người nhà. Tôi học lớp Ðệ Tam ban A, Trung Học Chu Văn An ở Hà Nộị

Tới văn phòng, tôi thấy bố tôi đang ngồi nói chuyện với Thầy Hiệu Trưởng Vũ Ngô Xán và Thầy Giám Học Vũ Ðức Thận. Bố tôi quen với hai cụ qua người anh họ tôi là ông Vũ Ngọc Các, chủ nhiệm báo Dân Chủ ở đường Gia Long Hà Nộị Bố cho tôi hay là đã xin phép hai cụ để cho tôi nghỉ học sớm và theo ông về quê có việc.

Hai bố con về nhà tôi trọ để thu xếp đồ đạc rồi ra bến xe đò về tỉnh Hải Dương. Trên đường đi, bố tôi cho hay là phải di cư vào Nam ngay vì Việt Minh sắp tiếp thu Hà Nội và các tỉnh bên đây sông Bến Hảị





Vào thời gian đó, tình hình chiến sự miền Bắc sôi động ác liệt mạnh mẽ. Ði đâu cũng thấy nói tới sự rút lui của quân đội viễn chinh và quân đội quốc giạ Khi đó, phương tiện truyền tin là đài phát thanh và mấy tờ báo, chứ đâu có internet, truyền hình như ngày nay, nên tin tức rất hiếm hoi, đôi khi chỉ là truyền khẩụ

Rất nhiều dân chúng Hà Nội và các tỉnh lỵ miền Bắc cũng hốt hoảng, vội vã sửa soạn thu vén di cư vào Nam. Uỷ Ban Bảo Vệ Bắc Việt đã được thành lập song hành với Uỷ Ban Di cư.

Ðường phố ngổn ngang những đồ vật mang ra bán. Những tủ chè, sập gụ, những lư đồng, bình sứ rồi quần áo, gia dụng, thôi thì đủ thứ. Ai ai cũng cố bán tống bán tháo để có chút vốn di cư. Ðó là cuộc di cư vĩ đại của cả triệu đồng bào miền Bắc, bỏ mồ mả cha ông chỉ vì không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản ngoại laị Họ đã nghe nói cũng như chứng kiến sự khắc nghiệt của chính quyền đối với dân chúng ở vùng do chế độ kiểm soát. Những đấu tố, những thủ tiêu không nương tay, những kiểm soát theo dõi đời sống rất khắt khẹ

Bố tôi đang làm việc tại tòa Tỉnh Trưởng Hải Dương. Ông cũng chỉ là nhân viên phù động do quen biết chứ không phài là công chức chính ngạch. Xuất thân con nhà có chút ruộng đất, nên trước chiến tranh, ông chỉ giao du hưởng thụ. Ông nội mua cho bố tôi chức Hội trong làng, nên cũng là vai vế đối với chốn đình trung chiếu trên chiếu dưới và ngoài xã hộị Theo anh tôi thì ông cụ cũng “phá gia chi tử” lắm. Thời đó làm gì có ngân hàng, chi phiếu, thẻ tín dụng nên đỏ đen hết tiền mặt là văn tự ruộng đất, nhà cửa được đưa ra để cầm bán.

Gia đình chúng tôi phải bỏ quê lên tỉnh làm ăn vì không thích hợp với “kháng chiến địa phương”. Ông bác ruột bị thủ tiêu vì giữ chức Cửu trong xã. Anh tôi khi đó mới 12 tuổi không sớm băng đồng trong đêm chạy lên huyện thì cũng bị bắt. Chồng của cô tôi bị bắt nhầm, tưởng là bố tôị Ông cụ đã về vùng tề từ mấy ngày trước. Lý do là họ nhà tôi làm chủ một số điền thổ trong tổng và được liệt kê vào hạng “cường hào, ác bá”.

Hai bố con về tỉnh để sửa soạn ra đị Chúng tôi phải xuống Hải Phòng để đi tầu thủy, vì khi đó chương trình di cư đang ở cao điểm nên di tản bằng đường hàng không trở nên rất hiếm hoị

Những ngày nấn ná sửa soạn, bán nhà cửa đồ đạc, chờ ngày lãnh giấy lên tầu là những ngày rất giao động. Họ hàng ở dưới quê lên thăm hỏi, chia taỵ Nhiều người nỉ non quyến dụ. Nào là đất nước thanh bình đến nơi rồi, tại sao không ở lại mà hưởng “tự do, hạnh phúc”! Rằng chính phủ rất khoan hồng, mọi người đều được tiếp tục làm việc như trước.

Một bà bạn của gia đình có cô con gái rượu thì “cháu ở lại đi, mai mốt đất nước thống nhất thì tha hồ mà vào thăm Sàigòn”. Ông chú ruột làm phát ngân viên cho Bảo Chính Ðoàn tỉnh được gia đình vợ hai móc nối ở lại: “cứ mang hết tiền quỹ về quê xây dựng sự nghiệp, giúp làng xóm, tha hồ mà sướng”. Nhưng bố tôi đã nhất quyết ra đi vì đã phần nào hiểu rõ bản chất của chế độ. Bà vợ kế ở lại với một đứa con gần hai tuổi và bụng chửa hơn bốn tháng, vì bố mẹ ở dưới quê muốn gắn bó với quê cha đất tổ.

Ngày ngồi trên xe lửa từ Hải Dương xuống Hải Phòng mới thực vất vả và chứng kiến nhiều bi hài kịch. Tầu đậu ở nhiều ga dọc theo đường số 5 để lấy thêm khách, mà hầu hết là xuống Phòng để vô Nam bằng “tầu há mồm”. Cán bộ địa phương được tung ra để gây trở ngại cho người di cư. Thôi thì khóc lóc, níu kéo ở lại, ngăn cản lên tầụ Cũng có những chửi mắng “đi liếm chân đế quốc làm Việt gian cho giặc Pháp”. Chẳng khác gì “tàn dư Mỹ Ngụy” mấy chục năm sau nàỵ Rồi vứt đồ, đánh đập cho bõ ghét.

Làm thân rau muống Bắc kỳ di cư vào miền đất trù phú trong Nam gần ba mươi năm, người dân miền Bắc đã đóng góp nhiều cho mảnh đất quê hương. Và cũng đã hy sinh nhiều xương máu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng kết quả là chỉ tránh được hiểm họa Ðỏ cho một phần nhỏ của thế giới với cái giá là một lần nữa lại tỵ nạn vào phần tư cuối của thế kỷ hai mươị

Từ Bắc Kỳ Di Cư tới tỵ nạn chính trị thấm thoát mà đã hơn nửa thế kỷ. Về quê hương thì vẫn thấy nhiều ngậm ngùi chua sót. Những người vì hòa bình và thống nhất ở lại miền quê thì đời sống không khác gì mấy so với 50 năm về trước. Có chăng là ngọn đèn điện, chiếc ti vi, chiếc xe gắn máỵ Vẫn quần quật, giật gấu vá vai lam lũ, vẫn chân đất với bùn lầy nước lỗ chân trâụ Ngày kiếm được việc làm trị giá 50 xu Mỹ là mừng rồị

Ông chú đã sớm ra người thiên cổ vì những riếc móc theo địch, hại nước hại dân, tịch thu tài sản. Bà thím già nua, kèm nhèm quệt nước mắt với bầy cháu nội ngoại thò lò mũi xanh thì: “Giá mà ngày đó chú thím và các em theo chân bố cháu!” Cô em gái lao động Ðông Âu dành được chút tiền mở sạp hàng xén cho qua ngàỵ Mấy đứa cháu chưa bao giờ biết mặt thì “chúng cháu theo giải phóng vào kiếm các chú thì các chú đã ra đi, không đợi chúng cháu đi với”.

Báo chí trong nước phản ảnh đầy rẫy những than phiền của dân chúng cũng như tuyên bố của viên chức chính quyền các cấp về tham nhũng, cửa quyền, bất công, thất nghiệp, tệ đoan xã hộị Ðã có những chương trình, đề nghị, nhưng áp dụng, thực hiện thì nửa vời, cầm chừng, trồi sụt như thấy tháng của bà nạ dòng sắp vào tuổi mãn kinh. Khoảng cách giầu nghèo sao mà quá chênh lệch. Một bữa “chiêu đãi” cá sông Việt Trì bảy món với rượu ngoại của người giầu quyền thế tốn công quỹ cơ quan cả dăm bảy trăm Mỹ kim như không. Trong khi đó thì ngân sách quốc gia dành cho y tế chỉ có năm mỹ kim mỗi năm cho một đầu người, so với Tư bản Mỹ phí phạm, bỏ ra những 2000 tiền đô xanh.

Với cộng đồng tỵ nạn thì, theo nhiều người, cũng còn một số điều tưởng như cần làm, cần thay đổi, thích nghị Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng nếu cộng đồng vững mạnh thì bạn cũng lắng nghe mà đối phương cũng nể vì, và rằng sống trên đất nước mà quyền tự do, dân chủ được tôn trọng tối đa, chẳng nhẽ lại cứ mãi mãi “Con đường của ta là duy nhất đúng, mọi phương thức khác là chao đảo, bợ đỡ”. Nhà bình luận Ðại Dương đã viết: “Biết chấp nhận dị biệt may ra mới trở thành người tử tế. Ngược lại dễ trở thành tồi tệ”.

Chúng ta cùng có mục tiêu là tranh đấu để có tự do, dân chủ cho đồng bào ở Việt Nam cơ mà. Hầu hết những người theo bố mẹ làm Bắc Kỳ di cư rồi đứng mũi chịu sào đưa gia đình đi tỵ nạn chính trị ở ngoại quốc đang ở vào giai đoạn cuối của cuộc đờị Hôm nay ngồi lại với nhau, ôn lại ngày lẽo đẽo lên tầu há mồm vô Nam dọc theo bờ biển chữ S, rồi bồng bế con cái di tản bằng phương tiện tiến bộ hơn, mà thấy nao nao, ướt mắt.

Tương lai như chìm dần...
Thôi đành trông cậy ở thế hệ đến sau, trong và ngoài nước, nhìn rõ thực tại, nhiệt huyết hơn, thẳng thắn hơn, công bằng hơn.

Cần xây dựng cộng đồng uy tín, quê hương có tự do, dân chủ cụ thể, thực tế chứ không chỉ trên giấy tờ, văn bản. Thành quả dù là tương đối, có còn hơn không.

No comments:

Post a Comment