Kính quý độc giả, bài này là sự tổng kết trích ra từ nhiều bài viết khác của nhiều tác giả những tác hại do khai thác bô xít gây ra cho Việt Nam như về an ninh, người dân M’Nong thiểu số, và sự ô nhiễm môi trường. Hoàng Hoa
Thưa ông, trong khi tham dự hội thảo bàn về việc khai thác Bô-xít tại tỉnh Đắc Nông, theo ông thì ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường ra thì việc gì khiến ông quan tâm nhất?
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bauxite-Mining-Scheme-and-the-Concerns-about-Disturbances-in-ethnic-minorities-living-conditions-10292008142825.html?searchterm=None
Khi khai thác, họ có tính đến việc những cơn mưa ở đầu nguồn sẽ đổ xuống không? Họ có biết những cơn mưa lũ đầu nguồn sẽ gây ra những tai hại gì khi đống đất dở dang đang được bóc? Hay họ sẽ “vắt đất thay trời làm mưa, nghiêng ruộng đổ nước ra biển”? Có thể lắm, xưa nay họ vẫn chủ trương như vậy mà, nếu vậy kinh nghiêm “chông bão, chống lũ, chống lụt, chống …”chống cả trời đất bao nhiêu năm nay sẽ dạy họ thêm bài học nào nữa? Bao nhiêu người dân vô tội, của cải ruộng vườn, cơ nghiệp, .. sẽ chịu thiệt hại để trả giá cho bài học kiêu ngạo?
Làm sao để bóc tách được oxid nhôm ra khỏi quặng thô? Sẽ phải dùng bao nhiêu nước, bao nhiêu điện cho công việc này? Ngay đầu nguồn, nước bị tận dụng vào khai thác quặng, mạch nước ngầm cũng như không ngầm sẽ ra sao? Số phận của bao nhiêu gia đình miền xuôi cuối nguồn nước sẽ ra sao? Ngay bây giờ đã thiều nước sạch sinh hoạt, khai thác quặng ở đầu nguồn thì thiếu cái gì? Mấy ngày nay trời chưa khô điện đã thiếu, “mấy ông lớn”đổ lỗi cho nhau, chỉ người dân nghèo chịu … chết, các ông vẫn nằm phòng máy điều hòa không khí, vẫn ngồi xe máy lạnh và vẫn đổ bia đổ rượu để trầm mình trong các cuộc truy hoan “vì công vụ”!
Để bóc tách quặng có dùng hóa chất không? Các nhà chuyên môn bảo rằng có, mà là hóa chất cực độc, vậy thì những giòng hóa chất thải ra len lỏi đến tận đâu, có thấm vào thịt đất không? Có tràn vào các giòng sông giòng suối không? Ai bảo đảm rằng ngăn chặn được giòng chảy này? Ai bảo đàm rằng không thấm vào thịt đất? Ai bảo đảm được xin trả lời cho công luận. Công trình hầm Thủ Thiêm, hàng chục chuyên gia, bao nhiêu máy móc tối tân, những bài tính được xây dựng bằng những phương pháp hiện đại, chọn lựa vật liệu rất kỹ lưỡng, thử nghiệm thiết kế cấp phối trước khi thi công, xay đá cục lạnh trộn vào để chống tăng nhiệt, tính toán phụ gia, hàng trăm cán bộ giám sát, thi công thử nghiệm mô hình thu nhỏ, ... Thế mà 4 đốt hầm vượt sông Saigon sang Thủ Thiên bị … nứt thê thảm !
Source: (Tiếng Kêu Cứu của Núi Rừng LM Vĩnh Sang DCCT Mùa Chay 2009)
2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV[1] về lâu dài, sẽ gây ra thảm họa về môi trường, sinh thái.
- Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15 năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng; có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy hồ…).
- Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễmđộc) nguồn nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có khả năng (về tài chánh, công nghệ…) khắc phục, xử lý ô nhiểm đốivới sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk.
Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷđôla, sẽ lớn hơn hàng chục lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.
1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia.
Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:
- Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từđó tác động lớn đến chính trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.
- Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội. Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc phục đư ợc trong thời gian ngắn.
- Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họđã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri[2] - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã baĐông Dương).Đây là hậu họa khôn lườngđối với an ninh quốc gia.
Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không?
(Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương
Viện Chiến lược và Khoa học Công an
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2009
http://www.scribd.com/doc/14603633/LeVanCuongBoxit)
Phản biện khoa học này, được nói là làm theo yêu cầu, nhận định rằng "đáng tiếc trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã thiếu một chiến lược tổng thể cho phát triển Tây Nguyên".
Khuyến cáo mà các nhà khoa học đưa ra trong văn bản là chính phủ nên thận trọng trong tiến hành các dự án bauxite, có thể bắt đầu bằng thí điểm, đánh giá kỹ lưỡng môi trường và chú trọng bảo đảm an ninh quốc phòng.
Source: Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009 'Giới khoa học sẽ đưa ra khuyến cáo 090403’
Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mõ bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường.
….
Qua thời gian, qua mưa bão, bùn đỏ có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm và làm cho nguồn nước nầy bị ô nhiễm. Nên nhớ, nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt của toàn thể cư dân vùng cao nguyên. Thứ nữa, bùn đỏ, đặc biệt là tại vùng Đắk Nông và Nhân Cơ, qua thời gian và mưa có thể di chuyển theo các rạch nước để đi vào song Serépôk và di chuyển xuống thượng nguồn sông Đồng Nai. Và như chúng ta đã biết, sông Đồng Nai là nguồn nước cung cấp cho toàn vùng Miền Đông Nam Việt và đặc biệt là thành phồ Sài Gòn.
Đó là những nguy cơ rất quan trọng, tức là nguy cơ về không khí và nguy cơ về nguồn nước cung cấp cho 30 triệu cư dân bao gồm nước sinh hoạt và nước ngầm ảnh hưởng đến trên.
….
Để kết luận cho dự án khai thác bauxite, chúng ta có thể xác quyết là, dự án khai thác bauxite đòi hỏi một lượng điện năng khổng lồ và nguồn nước thật dồi dào, nước cũng bị ô nhiễm do bùn “đỏ” trôi theo đường nước đi vào sông Đồng Nai, nguồn nước chính dự trù cho việc khai thác nầy. Nguy hiểm nhất là bụi đỏ và bùn đỏ sẽ che phủ một diện tích vô cùng to lớn và hệ sinh thái chung quanh hoàn toàn bị hủy diệt, cùng vùng đất khai thác và vùng đất chứa bùn đỏ bị hoang hoá hoàn toàn. Do đó, có thể nói, tính khả thi của dự án không cao, nếu không nói là bất khả thi.
Source: Mai Thanh Truyết - Phát biểu tại Hội Thảo VAST 22-11-2009 Westminster Civic Center
Người M'Nong theo lời thầy giáo Y Long chiếm gần 40%[3] dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh.
"Dân đang lo lắng cái nguồn lợi chính để người dân địa phương được hưởng lợi từ khai thác đấy thì cũng không mặn mà lắm, không đồng tình lắm, tốt nhất không nên làm là tốt nhất.
''Ngay hiện nay tuyển công nhân để khai thác cái quặng đó mà người dân địa phương hình như không được đào tạo. Đào tạo kỹ sư rồi đào tạo chuẩn bị nhân lực cho khai thác quặng thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết.''
Source: 14:16 - 06 2009 - 16 1387 Người M’Nong nói về dự án Bô xít
(Bìa) bản báo cáo của Phóng viên Không biên giới ngày 03/06/2010 tố cáo Việt Nam ngăn chặn thông tin về tác hại của việc khai thác bauxite.
Ngày 03/06/2010, tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở tại Paris công bố bản báo cáo: «Những cuộc điều tra nhiều hiểm nguy: Nạn phá rừng và các vụ ô nhiễm». Bản báo cáo lên án những hành động sách nhiễu, bắt bớ ngày càng nhiều trên thế giới nhắm vào các phóng viên điều tra về những vụ phá hoại môi trường. Trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo mô tả cách thức mà chính quyền Hà Nội tìm cách bóp nghẹt mọi tranh luận về tác hại của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do một công ty Trung Quốc thực hiện.
Source: Phóng viên Không biên giới ngày 03/06/2010
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội mới đây nêu lên quan điểm của mình qua trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Quang A với Nhã Trân.
Ts Nguyễn Quang A: Chúng tôi tin rằng khai thác một vùng quan trọng như vùng Tây Nguyên thì phải tính đến độ bền vững của sự phát triển. Và, khai thác bauxite trong thời điểm này không có lợi. Xét về mọi khía cạnh thì dự án này là một dự án không tốt. Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề. Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế.
Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề. Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế.
TS.Nguyễn Quang A
Nhã Trân: Thưa Ts, Viện Nghiên cứu Phát triển đã dựa trên những cơ sở nào mà có kết luận như vậy về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên?
Ts Nguyễn Quang A: Chúng tôi tuy không nghiên cứu chi tiết dự án này nhưng các nhà nghiên cứu của IDS bằng cách này hoặc cách kia có tham gia vào khảo sát, nhất là anh Nguyễn Trung và anh Nguyên Ngọc.
Nhã Trân: Vâng. Trước hết Ts có thể cho biết ý kiến của Viện Nghiên cứu Phát triển về những tác hại đến môi trường trong việc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên?
Ts Nguyễn Quang A: Nói đến vấn đề môi trường thì khai thác bauxite ảnh hưởng đến môi trường vùng đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vùng đó. Đầu tiên là vấn đề nguồn nước. Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều. Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite !
Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.
Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều. Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite ! Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.
TS.Nguyễn Quang A
Đó là vấn đề về nước. Rồi tới vấn vấn đền bùn đỏ. Vấn đề bùn đỏ thì xử lý như thế nào? Theo chúng tôi biết thì cái cách xử lý bùn đỏ ở Tây Nguyên là một công nghệ môi sinh không phải là tốt. Chất thải của bùn đỏ có thể gây nhiều ô nhiễm môi trường. Rồi vùng Tây Nguyên có một mùa khô và một mùa mưa. Trong thời gian mùa khô thì chất thải đó có thể gây ô nhiễm rất là lớn. Và nếu mà không xử lý tốt thì cái bùn đỏ này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường.
….
Báo cáo cho biết, sự có mặt của công nhân Trung Quốc “ảnh hưởng nặng nề công ăn việc làm của cư dân tại chỗ.” Và “cũng không thể quản lý được hoạt động của công nhân Trung Quốc vào làm việc theo visa du lịch ở đó, là điều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh địa phương.” Và một trong bốn kiến nghị mà báo cáo của VUSTA đưa ra là phải xem an ninh quốc gia như là một tiêu chí quan trọng nhất cần phải tôn trọng.
Source: Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội
Trong lá thư đề ngày 29.3, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được nhà nước công nhận nói "nguy cơ mất nước bắt đầu" từ chủ trương cho nhà thầu Trung Quốc đưa hàng ngàn công nhân vào cao nguyên trung phần.
Lá thư kêu gọi người Việt trong ngoài nước "tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây Nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người".
Hòa thượng cũng kêu gọi người Việt ở nước ngoài "khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây Nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết hầu chiến lược vùng ba biên giới".
Nhiều nhà khoa học và trí thức Việt Nam trước đó đã phê phán chủ trương của chính phủ cho phép Trung Quốc tham gia dự án bauxite, chủ yếu do lo ngại về môi trường và an ninh.
(Nhưng) những người chỉ trích như Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, lại cho rằng dự án như đang triển khai "sẽ (1) hủy hoại môi trường đồng thời làm biến đổi khí hậu toàn bộ vùng này và chung quanh, (2) thu hẹp vùng dân cư sinh sống, (3) gây phương hại cho an ninh của đất nước".
Viết trên BBC mới đây, nhà báo Lê Phú Khải ở TP. HCM nói: "Nếu một đường lối, chủ trương lớn của Đảng mà từ Đại tướng đại công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp đến người dân bình thường lại không đồng thuận thì dù có một ngàn lần đưa sự lãnh đạo của Đảng vào điều 4 Hiến pháp cũng vô nghĩa!"
Source: Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ ra lời kêu gọi "bất tuân dân sự" từ TP. HCM để phản đối chính sách khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. BBC
Khu vực công trường bao quanh bởi những cánh rừng thông đang bị chặt phá, gần đó có một đầm nước. Theo quy hoạch, vùng đầm nước này sẽ được cải tạo thành hồ chứa bùn đỏ. Không cần phải có con mắt chuyên môn, có thể dễ dàng nhận thấy vùng đầm nước này quá nhỏ bé để có thể chứa hết được khối lượng bùn đỏ khổng lồ sắp sửa thải ra.
….
Anh còn cho biết thêm, công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
Nghe đến đây bất giác tôi cảm thấy bất nhẫn. Sự khó chịu trào dâng với những gì xảy ra trước mặt, đúng là không thể hiểu được việc họ khai thác bauxite sẽ mang đến lợi ích cho ai. Tôi miên man nghĩ đến một viễn cảnh đáng sợ, đó là khi mảnh đất cao nguyên đang bắt đầu bị người Trung Quốc cắm rễ mang theo thứ văn hóa ô hợp, việc khai thác Bauxite sẽ làm đất canh tác ngày càng thu hẹp, khi đất đai trở nên khô cằn, nguồn nước ô nhiễm... Phải chăng trong tương lai, Tây Nguyên phải chứng kiến những đứa con rứt ruột bỏ đi "tị nạn môi trường", hay Tây Nguyên sẽ bị giày xéo bởi một cuộc đại di dân ồ ạt từ Bắc Phương ?
Mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân địa phương và người Trung Quốc chưa thực sự bùng phát, nhưng khả năng tiềm ẩn một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra nếu tình trạng di dân ào ạt này tiếp diễn. Ấy là khi dân địa phương hiểu ra rằng việc khai thác Bauxite sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, trái lại còn làm cuộc sống hỗn tạp, đất canh tác thì mất dần. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, khai thác Bauxite chỉ làm kiệt quệ đất đai, ô nhiễm môi sinh, gia tăng đói nghèo, kéo theo sự lầm than của cư dân địa phương mà thôi. Thêm vào đó, phải chứng kiến những người TQ khai thác tài nguyên trên mảnh đất của mình, trong khi bản thân bị mất công ăn việc làm, liệu họ có dễ dàng chấp nhận ?
…
Người dân nơi đây tuy chưa hiểu rõ về tác hại của Bauxite, nhưng trước mắt, họ tỏ ra rất khó chịu và bực tức về cuộc "đổ bộ" của những. ..."thằng Tàu" quái đản. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe kể những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh thói keo kiệt của những anh Tàu ba phải. Cuộc sống đang bình yên bỗng bị xáo trộn, bởi bao nhiêu rắc rối, phiền hà của các dự án với "đội ngũ quân Tàu xâm nhập". Mới chân ướt chân ráo qua VN, vậy mà trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã xảy ra khá nhiều vụ xô xát, quậy phá của các nhóm công nhân TQ với người dân địa phương. Tình hình an ninh ngày càng trở nên phức tạp, công an có đến giải quyết cũng chỉ giỏi đe nẹt dân mình, còn với người TQ thì họ chỉ làm qua loa cho có lệ rồi về. Đó là, chưa kể những vụ "cuộc tình dị chủng" làm một số cô gái Việt mang bầu, đẻ con...
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi ghé vào thăm một cụ già được coi là "thổ địa" ở đây, vì cụ đã sống ở mảnh đất này gần 50 năm. Trong căn bếp xiêu vẹo, ngọn lửa cháy leo lét, cụ hướng cái nhìn xa xăm về những cánh rừng thông thưa thớt và thở dài: "Mới có một năm mà đổi thay nhanh quá, chẳng còn nhận ra Tân Rai nữa. Rừng bị chặt phá, suối cũng bị ô nhiễm. Thanh niên trai tráng không có việc làm, bỏ đi hết cả, những đứa ở lại thì buồn chán sinh ra lắm tệ nạn. Bây giờ lại thêm thằng Tàu kéo vào, mang văn hóa của nó đến cắm rễ, còn văn hóa của người dân tộc mình ngày càng mất dần".
Cơn ho sù sụ kéo dài, đôi mắt nhăn nheo của cụ đượm buồn. Không gian căn bếp trở nên im ắng, lặng lẽ. "Cô cậu ở Thành phố có điều kiện, chắc biết rõ hơn tôi. Cái bô-xit này tai hại lắm, nó giết đất, giết người từ từ. Nó giết cả thế hệ con cháu mình. Tôi già rồi, nhưng lo lắm. Lo nhất là thằng Tàu nó đổ người vào đất Tân Rai này làm loạn, mà sắp loạn thật rồi, nó vào đông quá, không ai quản lý được..."
(Tuyên Bố và Sự Thật Bô Xít – Nhóm Phóng viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự do)
Đón xem bài tới “Bô Xít - Những Con Số Mang Ý Nghĩa Chính Trị”
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Than Khoáng sản Việt Nam
[2] Mondul Kiri (Hoàng Hoa)
[3] Thực sự dân số người M’Nong khoảng 90.000 so với tổng số dân DakNong là 492.000 người
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment