Chính sách ngoại giao quốc tế của Hoakỳ đã được nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton công bố tại Bangkok Tháilan ngày 22/07/09, rằng: “Hoakỳ đã trở lại Á Châu và sẵn sàng tái tục và củng cố những quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”.
Bà nói với các ký giả: “Sự tham dự của Hoakỳ vào ASEAN là một phần quan trọng của đường hướng tiếp cận toàn diện tại châu Á”. Ngày 23/07/09 tại cuộc họp của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên đảo Phuket, Hoakỳ đã ký vào Hiệp Ước Thân Hữu và Hợp Tác với khối ASEAN, một hiệp ước mà Hoakỳ chưa từng tham gia từ khi bắt đầu thảo hoạch vào năm 1976. Hiệp ước này nhằm mục đích giải quyết các cuộc tranh chấp cấp vùng bằng phương pháp ôn hòa. Trước đó Hoakỳ và Ấn Độ đã đạt được mức đồng minh chiến lược giữa hai nước Dân Chủ có võ khí nguyên tử. Nay khối ASEAN lại trở thành đồng minh với Hoakỳ thì vòng đai phòng thủ chiến lược của Mỹ quanh Hoalục đã nối kết được từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, Khởi đi từ Ấn Độ qua ASEAN xuống Úc vòng lên Nhậtbản, tới Nam Hàn.
Ngược lên phía Bắc Trunghoa, nước Nga đã đạt được thỏa thuận với Mỹ về kế hoạch cắt giảm tối đa kho võ khí nguyên tử của 2 nước. Đồng thời cho Mỹ mượn lãnh thổ của Nga để tiếp tế cho chiến trường Afghanistan. Nước Kyrgyzstan cũng thỏa thuận cho Mỹ thuê lại căn cứ quân sự. Cuộc căng thẳng giữa khối quân sự NATO với Nga bỗng giảm cường độ. Với đà phát triển kinh tế thị trường và tiến trình dân chủ hóa nước Nga, chính quyền Nga sẽ không phải gồng mình lên vận dụng tinh thần Dân Tộc Đại Nga để mỵ dân nữa, thì chẳng bao lâu sẽ san bằng được cách biệt giữa nước Nga và Liên Âu, họ sẽ có tự tin và cùng tin nhau hơn để bảo vệ cuộc sống hòa bình thịnh vượng. Quay sang Trung đông, cuộc chiến Iraq sắp qua đi, chế độ Dân Chủ dần dần vào ổn định. Chiến tranh chống khủng bố đã chuyển sang Afghanistan và Pakistan. Ở đây chỉ còn 1 nước ngang ngạnh là Iran, nhưng Iran cũng đang gặp khủng hoảng chính trị nội bộ. Phe Dân Chủ đang trỗi dậy dồn phe Bảo Căn vào thế bí. Hàng Giáo Sĩ lãnh đạo Hồi Giáo, mất sự tin tưởng tuyệt đối cũa dân chúng. Chế độ Giáo Sĩ Toàn Thống mà bị vỡ niềm tin thì dù có sức mạnh quân đội cũng không còn đứng vững lâu nữa. Trong khi đó, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp ‘Lá Chắn Phòng Thủ’ cho các nước đồng minh ở vùng Vịnh. Điều khó khăn nhất của Mỹ ở đây là phải thuyết phục cho bằng được Do Thái và Palestine chấp nhận nhau, trong tư cách 2 quốc gia độc lập cùng tồn tại.
Mỹ trở lại Á châu với 2 hồ sơ nhất thời nóng bỏng là chế độ Quân Phiệt Miến Điện đang đàn áp phong trào Dân Chủ, và chế độ Cộng Sản Bắc Triều Tiên tiếp tục sản xuất nguyên tử, đồng thời có thể viện trợ hạt nhân cho Quân Phiệt Miến Điện. Nhưng cái gốc của thảm họa Á Châu trước, sau gì cũng vẫn là Trungcộng. Mục tiêu chiến lược của Hoakỳ vẫn là Trunghoa lục địa. Trungcộng hiện nay trong chiến lưọc tòan cầu của Mỹ không phải là đối thủ, đối đầu, đối địch như Liênxô trong thời Chiến Tranh Lạnh nữa, mà là ‘đối tác’ cả về kinh tế lẫn quân sự phòng thủ chiến lược thời bình. Nhưng cũng vẫn là “đối tượng đề phòng” của Mỹ, và mặc nhiên là “đối trọng phòng thủ” của các nước Á châu. Chính vì vậy mà Trungcộng dù là nước vi phạm nhân quyền bậc nhất, thì Mỹ cũng cứ vỗ béo cho nó, kể từ 10 năm qua, khi chính quyền Dân Chủ Mỹ, Bill Clinton cho Trungcộng hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn- PNTR, để ngày 11/12/2001 được gia nhập WTO. Thế giới ào ào đổ vốn đầu tư vào, rồi 8 năm cầm quyền của chính phủ Cộng Hòa Mỹ, George W. Buch tiếp tục nâng Trungcộng lên hàng cường quốc kinh tế đứng hạng 3 trên thế giới.
Mục tiêu của Mỹ đẩy Trungcộng lên thành con ‘Sư Tử Phương Đông’ để đủ sức dọa nạt các nước Á châu, phải cần tới nhau và nhờ sự trở lại bảo vệ của Mỹ là điều đã rõ. Ở đây nếu nói Mỹ là cao thủ chiến lược quả không ngoa, nhưng chính tham vọng Đế Quốc bành trướng của Trungcộng đã giúp cho bài toán chiến lược của Hoakỳ diễn tiến đúng dự liệu. Trong đó phải kể tới sự ngu xuẩn của bọn Việtcộng tiếp tay không nhỏ. Nếu năm 1999, Việtcộng dám qua mặt quan thầy Trungcộng của chúng, ký Hiệp Ước PNTR với Mỹ, thì Việtnam đã đi bước trước Trungcộng, để nhận vốn đầu tư quốc tế và sự trợ giúp của Mỹ, thì đã có thể ngang vai với nhiều nước phát triển, đâu phải chờ tới 6 năm sau mới vào được WTO, để lẹt đẹt theo sau Trungcộng, và sợ Trungcộng thôn tính như hiện nay.
Hầu như số phận Việtnam phải gánh cái nghiệp dĩ làm tấm gương cho các nước Á châu và toàn thế giới về cái gọi là “Chiến Lược Toàn Cầu” của Mỹ. Nào là “Diệt Phát Xít”. “Chống Thực Dân”. “Dẹp Cộng Sản”, những giai đoạn chiến lược toàn cầu của Mỹ ấy, Việtnam cũng vẫn là “con cờ thí”. Đến nay, để thức tỉnh Đông Nam Á, và Châu Á cùng họp sức với Mỹ nhằm “Ngăn Bành Trướng” Đại Hán, Việtnam cũng vẫn là nạn nhân trực tiếp. Không phải sao? Trungcộng bành trướng hải lực trên biển Đông, chiếm Hoàngsa, Trườngsa của Việtnam làm bàn đạp. Muốn nuốt trọn Khối ASEAN thì Trungcộng phải Hán hóa Việtnam, nên chúng đã Hán hóa đảng Cộngsản Việtnam, qua việc Hồ Chí Minh đã là đảng viên hữu thệ của đảng Cộngsản Trunghoa, rồi công nhận tổng bí thư Nông Đức Mạnh là thuộc giống Choang (Zhuang), một bộ phận của đại gia đình dân tộc Trunghoa. Biến 15 ủy viên Bộ Chính Trị thành đầy tớ trung kiên của Bắc Kinh. Buộc phải ngoan ngoãn để ngưới Tầu sang lấy vợ, lập làng, khai thác tài nguyên Việtnam, và bauxite tại Tây Nguyên, điểm chiến lược ở Đông Dương. Đó là chủ trương tàm thực và đồng hóa dân tộc Việtnam thành dân tộc Trunghoa vĩ đại. Nếu Việtnam thuộc Tầu thì toàn khối ASEAN sớm muộn gì cũng rơi vào tay Tầu. Chính ở điểm đáng sợ này, mà toàn khối ASEAN đã phải dựa vào nhau, mở rộng vòng tay để mời đón Hoakỳ trở lại Á châu.
Trước khí thế chống bành trướng Trungcộng trong dân chúng Việtnam ngày càng sôi động. Trước mối lo chung của toàn châu Á. Trước sự quyết tâm trở lại Á Châu của Hoakỳ. Một phái đoàn không quân Hoakỳ do trung tướng Loyd S. “Chip” Utterback cầm đầu đã tới Việtnam họp với binh chủng không quân Việtnam, kéo dài từ ngày 21/07 đến 24/07/09 . Theo tướng Utterback: “Mối quan tâm của Hoakỳ trong các cuộc hội đàm là nhằm xây dựng một mối quan hệ hữu ích trong tương lai. Qua các cuộc gặp trực tiếp với các không quân trong khu vực và đối thoại với cùng một ngôn ngữ của không quân, chúng ta có thể tìm thấy nền tảng chung và các cơ hội hợp tác trong tương lai”. Như vậy, vể mặt quốc phòng, 2 nước đã nhúc nhích thêm một bước đáng kể. Nhờ vậy, về mặt ngoại giao, Việtcộng đã dám qua mặt Trungcộng, gửi công hàm thông báo cho một số nước trong khu vực, đề nghị hợp tác với Việtnam điều tra xác minh, nhằm bảo đảm an toàn hoạt động đánh bắt cá của ngư dân và an toàn hàng hải.
Little Saigon ngày 28/07/2009
Lý Đại Nguyên
(Vietvungvinh)
Friday, July 31, 2009
Sự Thật: Đảng CSVN cài bom nổ Chùa An Xá & Nhà Thờ Tam Tòa vào tết Mậu Thân 1968 giết chết 20 người .
Sơ lược về nhà thờ Tam Tòa ; Nhà thờ Tam Tòa thuộc Đồng Hới, Quảng Bình được giáo dân bắt đầu khởi công xây dựng trên đất của một ngôi chùa cổ có tên là Chùa Tam Tòa, theo lời kể lại của nhiều người ở Đồng Hới thì ngôi chùa nầy đã bị bỏ hoang phế, cây cỏ mọc um tùm nằm bên cạnh sông Nhật Lệ vài trăm mét .
Vào tháng 10 năm 1887, Người Pháp chính thức thành lập cơ chế Pháp thuộc cho 3 miền gồm (Tonkin ; Bắc Kỳ) (Từ Ải Nam Quan tới Ninh Bình) ; (Annam; Trung Kỳ ) từ Sông Mã tới giáp ranh T.P Sài gòn bào gồm Hoàng Sa) và (Nam Kỳ Cochinchina từ Sông Kiệm tới Cà Mau bao gồm Trường Sa) .
Vào tháng 12 năm 1887 nhà thờ Tam Tòa bắt đầu được khởi công, trong lúc nhà thờ xây dựng, mái hiên và lều được dựng lên để cho giáo dân cầu nguyện . Nhà thờ được hoàn chỉnh và mái chuông được chính thức dựng lên vào đầu năm 1890. Con đường làng mà các giáo dân tới nhà thờ Tam Tòa cầu nguyện mỗi ngày sau nầy được nới rộng hơn và được đặt tên đường Nguyễn Du .
Nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ 19 . Nhà thờ rất đẹp nằm gần sông Nhật Lệ , giáo dân đã trồng nhiều cây Phi Lao để chấn bụi cát . Sau đó rừng cây Phi Lao đã tạo thêm vẽ đẹp và uy nghi cho nhà thờ Tam Tòa .
Vào năm 1945 khi đảng CSVN chiếm Miền Bắc, những hàng cây Phi Lao do giáo dân trồng đã bị đốn hết để làm củi cho hậu cần quân đội Miền Bắc để lại cho Tam Tòa cảnh héo hắt, trơ trụi . Vào năm 1956, nhà thờ Tam Tòa cũng đã bị trưng dụng vài lần làm nơi đấu tố địa chủ .
Vào Tết Mậu Thân 1968, khi đoàn quân CSVN chiếm cổ thành Huế , hằng nghìn người đã bị CSVN tra tấn thê thảm và bị chôn sống . Những hình ảnh cuộc thảm sát được đưa lên các kênh đài thế giới, nêu rõ hình ảnh tàn ác của tập đoàn đảng CSVN .
Có thể để nhằm đánh lạc hướng tội ác, CSVN đã tổ chức cho gài bom nổ nơi tôn giáo để tìm cách lên án Mỹ nhằm né tránh cuộc thảm sát tại Huế. CSVN cho nổ bom hai "thí điểm" tôn giáo quan trọng là chùa An Xá thuộc xã Lộc Thủy, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và Nhà Thờ Tam Tòa để nhằm đổ thừa cho Đế Quốc Mỹ, đánh lận con đen. .
Một số nhân chứng kể lại cho thấy là vào sớm ngày thứ Ba 27 tháng 2 năm 1968 , không có chiếc máy bay Mỹ nào bay qua nhưng còi báo động tại Quảng Bình hụ lớn , dân chúng được đưa xuống hầm ẩn tránh "bom Mỹ" thì ngôi Chùa An Xá và nhà thờ Tam Tòa bị nổ tung .
Con số ngẫu nhiên 20 và ngày Thứ Ba có thánh lễ !
Chùa An Xá được chính quyền báo cáo cho biết là Bom Mỹ thả trúng chính diện làm cho 12 Phật Tử chết, nhà thờ Tam Tòa nổ tung làm cho 8 Giáo Dân chết . Những "bằng chứng" tội ác đế quốc Mỹ "đã" thả bom cơ sở tôn giáo được Hà Nội đánh bóng đưa tin . Nhiều người lúc đó thắc mắc là ngày Thứ Ba mà sao Nhà thờ Tam Tòa lại có thánh lễ và Chùa An Xá cũng có đông Phật Tử tới viếng để rồi bị đế quốc Mỹ thả bom chết ! Hay có thể là những xác chết nầy được chở từ Huế vào để làm bằng chứng chụp hình, làm phim phản tuyên truyền !
Vụ nổ của hai cơ sở tôn giáo tại Quảng Bình vẫn nằm trong những câu hỏi : Có phải thật sự hai cơ sở nầy bị "Mỹ đánh Đánh Bom" ?, Có Phải đảng CSVN dàn dựng để đánh lạc hướng vụ thảm sát Tết Mậu thân do CSVN gây ra ? , Tại sao ngày Thứ Ba 27 tháng 2 năm 1968 lại có nhiều giáo dân đi lễ và Phật Tử viếng chùa ?
Nếu vụ nổ xẩy ra vào ngày Chúa Nhật 25 tháng 2 thì sẽ không ai thắc mắc chuyện nầy, tuy nhiên có thể CSVN chọn cho bom nổ ngày 27 tháng 2 năm 1968 có thể vì lý do lúc đó phía Hoa Kỳ có nhiều phi vụ thả bom Khe Sanh gần Quảng Bình nhưng ngày Chủ Nhật 25 tháng 2 thì không có phi vụ nào gần Quảng Bình nên rất khó dàn dựng sân khấu .
Hiện nay chùa An Xá được CSVN "xóa dấu tích" tội ác đế quốc Mỹ , cho xây lại vào năm 1994 , trái lại nhà thờ Tam Tòa thì vẫn còn bị cho làm "di tích tội ác đế quốc Mỹ" .
Sáng ngày 20 tháng 07 năm 2009, các giáo dân tới nhà thờ Tam Tòa để dự lễ thì bị công an và du đảng đánh đập thê thảm .
Các giáo dân bị bắt giam gồm có Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trú (1973), Hài Lòng (1986), Hoàng Hữu Cú (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Đần (1974) ).
Những ngày sau đó , nhà thờ bị công an bao vây lấy cớ là nơi "di tích tội ác đế quốc Mỹ" , những giáo dân đi nhà thờ đều bị đánh đập dã man.
CSVN có phải muốn giữ nhà thờ Tam Tòa làm nơi "di tích tội ác đế quốc Mỹ " ? Sự thật không phải vậy nhưng sự thật là ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình là người có phần hùn trong công ty du lịch DMZ, Khe Sanh & Phong Nha . Nhà thờ Tam Tòa được giữ lại để làm "di tích" bán vé cho tour tham quan tại Huế cho khách ngoại muốn đi tham quan . Tour "thăm di tích chiến tranh" DMZ & Phong Nha đi từ Huế với giá $25-$40 USD cho khách nước ngoài. Xe TOURS của Sing Cafe & DMZ sẽ đón khách tại Huế vào lúc 6 giờ sáng, sau đó tới Đông Hà để đón hướng dẫn viên nói tiếng Anh "được đảng huấn luyện" nơi đây . TOURS gồm Hiền Lương, Khe Sanh và Phong Nha ... Quảng Bình, sau đó khách sẽ ghé thăm nhà thờ "di tích" Tam Tòa ...
Thu Hiền (Hà Noi)
Vào tháng 10 năm 1887, Người Pháp chính thức thành lập cơ chế Pháp thuộc cho 3 miền gồm (Tonkin ; Bắc Kỳ) (Từ Ải Nam Quan tới Ninh Bình) ; (Annam; Trung Kỳ ) từ Sông Mã tới giáp ranh T.P Sài gòn bào gồm Hoàng Sa) và (Nam Kỳ Cochinchina từ Sông Kiệm tới Cà Mau bao gồm Trường Sa) .
Vào tháng 12 năm 1887 nhà thờ Tam Tòa bắt đầu được khởi công, trong lúc nhà thờ xây dựng, mái hiên và lều được dựng lên để cho giáo dân cầu nguyện . Nhà thờ được hoàn chỉnh và mái chuông được chính thức dựng lên vào đầu năm 1890. Con đường làng mà các giáo dân tới nhà thờ Tam Tòa cầu nguyện mỗi ngày sau nầy được nới rộng hơn và được đặt tên đường Nguyễn Du .
Nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ 19 . Nhà thờ rất đẹp nằm gần sông Nhật Lệ , giáo dân đã trồng nhiều cây Phi Lao để chấn bụi cát . Sau đó rừng cây Phi Lao đã tạo thêm vẽ đẹp và uy nghi cho nhà thờ Tam Tòa .
Vào năm 1945 khi đảng CSVN chiếm Miền Bắc, những hàng cây Phi Lao do giáo dân trồng đã bị đốn hết để làm củi cho hậu cần quân đội Miền Bắc để lại cho Tam Tòa cảnh héo hắt, trơ trụi . Vào năm 1956, nhà thờ Tam Tòa cũng đã bị trưng dụng vài lần làm nơi đấu tố địa chủ .
Vào Tết Mậu Thân 1968, khi đoàn quân CSVN chiếm cổ thành Huế , hằng nghìn người đã bị CSVN tra tấn thê thảm và bị chôn sống . Những hình ảnh cuộc thảm sát được đưa lên các kênh đài thế giới, nêu rõ hình ảnh tàn ác của tập đoàn đảng CSVN .
Có thể để nhằm đánh lạc hướng tội ác, CSVN đã tổ chức cho gài bom nổ nơi tôn giáo để tìm cách lên án Mỹ nhằm né tránh cuộc thảm sát tại Huế. CSVN cho nổ bom hai "thí điểm" tôn giáo quan trọng là chùa An Xá thuộc xã Lộc Thủy, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và Nhà Thờ Tam Tòa để nhằm đổ thừa cho Đế Quốc Mỹ, đánh lận con đen. .
Một số nhân chứng kể lại cho thấy là vào sớm ngày thứ Ba 27 tháng 2 năm 1968 , không có chiếc máy bay Mỹ nào bay qua nhưng còi báo động tại Quảng Bình hụ lớn , dân chúng được đưa xuống hầm ẩn tránh "bom Mỹ" thì ngôi Chùa An Xá và nhà thờ Tam Tòa bị nổ tung .
Con số ngẫu nhiên 20 và ngày Thứ Ba có thánh lễ !
Chùa An Xá được chính quyền báo cáo cho biết là Bom Mỹ thả trúng chính diện làm cho 12 Phật Tử chết, nhà thờ Tam Tòa nổ tung làm cho 8 Giáo Dân chết . Những "bằng chứng" tội ác đế quốc Mỹ "đã" thả bom cơ sở tôn giáo được Hà Nội đánh bóng đưa tin . Nhiều người lúc đó thắc mắc là ngày Thứ Ba mà sao Nhà thờ Tam Tòa lại có thánh lễ và Chùa An Xá cũng có đông Phật Tử tới viếng để rồi bị đế quốc Mỹ thả bom chết ! Hay có thể là những xác chết nầy được chở từ Huế vào để làm bằng chứng chụp hình, làm phim phản tuyên truyền !
Vụ nổ của hai cơ sở tôn giáo tại Quảng Bình vẫn nằm trong những câu hỏi : Có phải thật sự hai cơ sở nầy bị "Mỹ đánh Đánh Bom" ?, Có Phải đảng CSVN dàn dựng để đánh lạc hướng vụ thảm sát Tết Mậu thân do CSVN gây ra ? , Tại sao ngày Thứ Ba 27 tháng 2 năm 1968 lại có nhiều giáo dân đi lễ và Phật Tử viếng chùa ?
Nếu vụ nổ xẩy ra vào ngày Chúa Nhật 25 tháng 2 thì sẽ không ai thắc mắc chuyện nầy, tuy nhiên có thể CSVN chọn cho bom nổ ngày 27 tháng 2 năm 1968 có thể vì lý do lúc đó phía Hoa Kỳ có nhiều phi vụ thả bom Khe Sanh gần Quảng Bình nhưng ngày Chủ Nhật 25 tháng 2 thì không có phi vụ nào gần Quảng Bình nên rất khó dàn dựng sân khấu .
Hiện nay chùa An Xá được CSVN "xóa dấu tích" tội ác đế quốc Mỹ , cho xây lại vào năm 1994 , trái lại nhà thờ Tam Tòa thì vẫn còn bị cho làm "di tích tội ác đế quốc Mỹ" .
Sáng ngày 20 tháng 07 năm 2009, các giáo dân tới nhà thờ Tam Tòa để dự lễ thì bị công an và du đảng đánh đập thê thảm .
Các giáo dân bị bắt giam gồm có Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trú (1973), Hài Lòng (1986), Hoàng Hữu Cú (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Đần (1974) ).
Những ngày sau đó , nhà thờ bị công an bao vây lấy cớ là nơi "di tích tội ác đế quốc Mỹ" , những giáo dân đi nhà thờ đều bị đánh đập dã man.
CSVN có phải muốn giữ nhà thờ Tam Tòa làm nơi "di tích tội ác đế quốc Mỹ " ? Sự thật không phải vậy nhưng sự thật là ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình là người có phần hùn trong công ty du lịch DMZ, Khe Sanh & Phong Nha . Nhà thờ Tam Tòa được giữ lại để làm "di tích" bán vé cho tour tham quan tại Huế cho khách ngoại muốn đi tham quan . Tour "thăm di tích chiến tranh" DMZ & Phong Nha đi từ Huế với giá $25-$40 USD cho khách nước ngoài. Xe TOURS của Sing Cafe & DMZ sẽ đón khách tại Huế vào lúc 6 giờ sáng, sau đó tới Đông Hà để đón hướng dẫn viên nói tiếng Anh "được đảng huấn luyện" nơi đây . TOURS gồm Hiền Lương, Khe Sanh và Phong Nha ... Quảng Bình, sau đó khách sẽ ghé thăm nhà thờ "di tích" Tam Tòa ...
Thu Hiền (Hà Noi)
Labels:
Dân Chủ,
Nhân Quyền,
Tin Tức,
Tôn Giáo
Thursday, July 30, 2009
LM Bính và anh Trường bị đánh trọng thương đang nằm bệnh viện
Giải thích của Chủ tịch thành phố Đồng Hới về vụ Tam Tòa
VietCatholic News (30 Jul 2009 09:09)
Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch UBND thành phố Đồng Hới, về tình hình hiện nay tại Giáo xứ Tam Tòa.
Ngay sau khi có thêm một số giáo dân Tam Tòa bị bắt đi vào ngày Chủ Nhật 26 tháng 7 vừa qua, và vụ việc hai linh mục Phao lô Nguyễn Đình Phú, giáo hạt Kỳ Anh, và Phê rô Ngô Thế Bính, giáo hạt Đồng Tróc, địa phận Vinh, bị đánh trọng thương tại thành phố Đồng Hới vào ngày Thứ Hai 27 tháng 7.
Vào sáng thứ Ba 28-7, phóng viên Gia Minh của Ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc với ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đồng Hới, để tìm hiểu thêm chi tiết.
Mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây giữa biên tập viên Gia Minh và ông Chủ Tịch Trần Đình Dinh:
Gia Minh: Ông là Chủ Tịch Trần Đình Dinh phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Vâng ạ.
Gia Minh: Kính chào ông. Tôi là Gia Minh, phóng viên của Đài RFA, xin phép được gặp ông để hỏi thăm một số thông tin mới nhất về tình h hình ở giáo xứ Tam Toà. Theo các thông tin trên Mạng, sau ngày 20 tháng 7 thì hôm qua, Chủ Nhật, phía cơ quan chức năng lại bất giữ thêm một số giáo dân ở Tam Toà cũng như có hai linh mục bị đánh trọng thương phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hai người bị đánh đó là chúng tôi chạy ra thì người ta bảo đã đi đâu rồi. Hiện nay một số dân cũng không nhiều lắm - một số thanh niên quá khích đấy, trong khi đó một số giáo dân ở ngoài kia vào, thì ở trước Tam Tòa dùng những lời lăng mạ mà nói, cuối cùng là một số dân người ta không chịu được thì có đánh nhau một chút. Sau đó mươi lăm phút thì thôi, chỉ thế thôi. Hiện nay ở đấy đã diễn ra bình thường rồi, không có gì.
Gia Minh: Ông nói rằng những giáo dân có lời lăng mạ thì họ lăng mạ như thế nào để cho đến nỗi những người quá khích đánh họ?
Ông Trần Đình Dinh: Tôi chỉ nghe người ta nói lại thôi vì tôi cũng không có ở đấy. Đại để mình nghe nói lại, nói rằng, tức là có một người nói là ‘Đảng Cộng sản mà làm như thế này à’, lúc đó có một số phần tử đứng ở chung quanh họ nghe, họ không chịu được và xảy ra đánh nhau. Nhưng sau đó khoảng mươi lăm phút xong thì thôi, cũng chẳng có gì.
Gia Minh: Đánh nhau nhưng mà rồi có người bị thương mà là bị thương nặng, và trong đó có cả những vị linh mục nữa, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Cái đấy thì tôi không biết, không biết có linh mục hay không. Hiện nay ở tại Đồng Hới này không có ai hết.
Gia Minh: "Không có ai" nghĩa là sao, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hiện nay không có ai bị thương ở đây bao giờ đâu. Sau đó người ta chạy đi đâu rồi, không có đâu.
Gia Minh: Nghe nói có đưa vào trạm xá mà?
Ông Trần Đình Dinh: Trạm xá chỉ có một người, nhưng mà người đó nghe nói đó không phải là linh mục. Có cái ông gì đấy…
Gia Minh: Ông Nguyễn Đình Phú, và ông ta là linh mục từ Kỳ Anh vào.
Ông Trần Đình Dinh: Không phải đâu, không phải đâu. Đó là ông gì đó. Sau đó công an người ta đã bảo vệ cho ông kẻo người ta vào lại tiếp tục xô xát. Công an đã bảo vệ và đưa ông ra xe taxi và chở ông đến bệnh viện để chữa, nhưng ông chỉ bị một tí nơi mắt thôi chứ không bị gì nhiều, đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng thưa ông, với tư cách là Chủ Tịch Thành Phố tức đơn vị cùng các cơ quan chức năng giữ trật tự, khi mà có hai phía như vậy thì chính quyền phải can thiệp kịp thời chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Sau khi sự việc xảy ra ở ngoài Phường người ta báo cho tôi thì tôi điều ngay công an ra để bảo vệ người đấy và đã bảo vệ ông ấy tại trạm xá. Sau đó công an cũng đưa ông ấy đi taxi để chở ông ấy đi cho an toàn.
Gia Minh: Hình như việc ông vừa mới nói đó là một vụ việc riêng thôi, nhưng phía giáo dân họ cũng nói rằng họ đang bức xúc những chuyện như vậy và như ông nói thì những người dân ở đó cũng bức xúc, như vậy sẽ tạo ra những cung đột giữa hai bên, vậy phía các cơ quan chức năng cũng như UBND thành phố sẽ có những biện pháp như thế nào để tránh không xảy ra những trường hợp đó trong thời gian tới?
Ông Trần Đình Dinh: Ngày hôm qua UBND thành phố đã ra một thông báo tuyệt đối cấm tất cả mọi người dân các địa phương không được tụ tập về đấy. Ngày hôm qua đã có quyết định ấy rồi. Và trước đó thì chúng tôi đã tập trung tất cả các chủ tịch của các phường xã đến và yêu cầu là các chủ tịch phường xã chịu trách nhiệm về một số người dân của địa phương nếu như tụ tập về đấy, và cho họ điều tất cả người dân về khu vực họ sinh sống. Hiện nay thì những người dân của các địa phương phường xã ở Đồng Hới không được về đấy nữa. Nhưng nó còn một vài, thỉnh thoảng có một nhóm năm bảy thanh niên ở các địa phương khác, ở các nơi khác mà người ta đi qua lại người ta nghe ngóng này khác, người ta đi đến đấy để người ta xem; nhưng hiện tại ở khu vực Tam Toà không có người.
Gia Minh: Tức là tại nhà thờ đó phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Không! Kể cả xung quanh đấy nữa chứ. Không được tập trung về các vùng xung quanh đấy nữa. Chúng tôi rất là ngại việc này, rất ngại cái việc chính người dân quá khích đấy thì chính quyền quản lý rất khó. Xin anh hiểu một điều như thế. Chính quyền quản lý rất khó nên chúng tôi tuyệt đối không cho người dân đến. Hiện tại là như thế. Gây rối mất trật tự thì sẽ có cơ quan chức năng người ta quản lý trật tự.
Gia Minh: Theo quy định của Việt Nam thì họ chỉ đi lại bình thuờng.
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ quản lý những người dân hiện nay đang quá khích ở các địa phương của thành phố Đồng Hới thôi, chớ còn lại khách du lịch ở các nơi người ta đến thì vẫn đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng làm sao xác định được ai là những người dân quá khích, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ đưa thông báo đó lên các phương tiện của địa phương để người dân của các địa phương ở các phường xã là không tập trung về đấy, chớ còn ở các nơi khác người ta đi du lịch thì bình thường. Còn trong số như mười người dân có một người quá khích thì mình chỉ cần công bố là tất cả mọi người đều không đến tức là dù có người quá khích thì họ cũng không đến. Không phải là ai cũng quá khích. Mười người may ra chưa chắc đã có một người thì vài chục người mới có một người thì mình thông báo cho hai chục người đó sẽ có một người (quá khích) ở trong đấy.
Gia Minh: Như vậy lệnh đó có vẻ mơ hồ qua không? Và nó gây cản trở việc đi lại của người dân?
Ông Trần Đình Dinh: Có mơ hồ đâu? Tôi giao cho tất cả các địa phương là không cho người, con em mình tập trung về đấy. Phải yên tâm đi làm ăn hay công việc này khác chứ không tập trung về đấy để xem. Đấy là việc nội bộ của chính quyền. Còn việc khách du lịch, khách vãng lai qua lại thì họ vẫn đi bình thường.
Gia Minh: Nói ra thì chắc nhiều người họ cũng khó hiểu bởi vì đó là khu chứng tích theo lời của nhà nước nói thì mọi người đều có quyền đến đó để xem chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Đúng rồi. Nhưng trong thời điểm này chính quyền phải làm biện pháp như thế để bảo đảm trật tự an ninh. Trong năm bảy ngày tới mà nó bình thường lại thì không còn hiệu lực của thông báo ấy nữa mà có thông báo khác. Mình chỉ làm giảí quyết trong thời gian ngắn để bảo đảm trật tự, đừng xảy ra việc xô xát giữa các dân ở các nơi về. Mà bây giờ cái quan trọng nhất của chính quyền hiện nay của chúng tôi là đảm bảo được cái trật tự an ninh và không xảy ra xô xát.
Gia Minh: Cám ơn ông Chủ Tịch UBND Thành Phố Đồng Hới về những thông tin vừa rồi.
Gia Minh, RFA
Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch UBND thành phố Đồng Hới, về tình hình hiện nay tại Giáo xứ Tam Tòa.
Ngay sau khi có thêm một số giáo dân Tam Tòa bị bắt đi vào ngày Chủ Nhật 26 tháng 7 vừa qua, và vụ việc hai linh mục Phao lô Nguyễn Đình Phú, giáo hạt Kỳ Anh, và Phê rô Ngô Thế Bính, giáo hạt Đồng Tróc, địa phận Vinh, bị đánh trọng thương tại thành phố Đồng Hới vào ngày Thứ Hai 27 tháng 7.
Vào sáng thứ Ba 28-7, phóng viên Gia Minh của Ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc với ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đồng Hới, để tìm hiểu thêm chi tiết.
Mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây giữa biên tập viên Gia Minh và ông Chủ Tịch Trần Đình Dinh:
Gia Minh: Ông là Chủ Tịch Trần Đình Dinh phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Vâng ạ.
Gia Minh: Kính chào ông. Tôi là Gia Minh, phóng viên của Đài RFA, xin phép được gặp ông để hỏi thăm một số thông tin mới nhất về tình h hình ở giáo xứ Tam Toà. Theo các thông tin trên Mạng, sau ngày 20 tháng 7 thì hôm qua, Chủ Nhật, phía cơ quan chức năng lại bất giữ thêm một số giáo dân ở Tam Toà cũng như có hai linh mục bị đánh trọng thương phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hai người bị đánh đó là chúng tôi chạy ra thì người ta bảo đã đi đâu rồi. Hiện nay một số dân cũng không nhiều lắm - một số thanh niên quá khích đấy, trong khi đó một số giáo dân ở ngoài kia vào, thì ở trước Tam Tòa dùng những lời lăng mạ mà nói, cuối cùng là một số dân người ta không chịu được thì có đánh nhau một chút. Sau đó mươi lăm phút thì thôi, chỉ thế thôi. Hiện nay ở đấy đã diễn ra bình thường rồi, không có gì.
Gia Minh: Ông nói rằng những giáo dân có lời lăng mạ thì họ lăng mạ như thế nào để cho đến nỗi những người quá khích đánh họ?
Ông Trần Đình Dinh: Tôi chỉ nghe người ta nói lại thôi vì tôi cũng không có ở đấy. Đại để mình nghe nói lại, nói rằng, tức là có một người nói là ‘Đảng Cộng sản mà làm như thế này à’, lúc đó có một số phần tử đứng ở chung quanh họ nghe, họ không chịu được và xảy ra đánh nhau. Nhưng sau đó khoảng mươi lăm phút xong thì thôi, cũng chẳng có gì.
Gia Minh: Đánh nhau nhưng mà rồi có người bị thương mà là bị thương nặng, và trong đó có cả những vị linh mục nữa, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Cái đấy thì tôi không biết, không biết có linh mục hay không. Hiện nay ở tại Đồng Hới này không có ai hết.
Gia Minh: "Không có ai" nghĩa là sao, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hiện nay không có ai bị thương ở đây bao giờ đâu. Sau đó người ta chạy đi đâu rồi, không có đâu.
Gia Minh: Nghe nói có đưa vào trạm xá mà?
Ông Trần Đình Dinh: Trạm xá chỉ có một người, nhưng mà người đó nghe nói đó không phải là linh mục. Có cái ông gì đấy…
Gia Minh: Ông Nguyễn Đình Phú, và ông ta là linh mục từ Kỳ Anh vào.
Ông Trần Đình Dinh: Không phải đâu, không phải đâu. Đó là ông gì đó. Sau đó công an người ta đã bảo vệ cho ông kẻo người ta vào lại tiếp tục xô xát. Công an đã bảo vệ và đưa ông ra xe taxi và chở ông đến bệnh viện để chữa, nhưng ông chỉ bị một tí nơi mắt thôi chứ không bị gì nhiều, đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng thưa ông, với tư cách là Chủ Tịch Thành Phố tức đơn vị cùng các cơ quan chức năng giữ trật tự, khi mà có hai phía như vậy thì chính quyền phải can thiệp kịp thời chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Sau khi sự việc xảy ra ở ngoài Phường người ta báo cho tôi thì tôi điều ngay công an ra để bảo vệ người đấy và đã bảo vệ ông ấy tại trạm xá. Sau đó công an cũng đưa ông ấy đi taxi để chở ông ấy đi cho an toàn.
Gia Minh: Hình như việc ông vừa mới nói đó là một vụ việc riêng thôi, nhưng phía giáo dân họ cũng nói rằng họ đang bức xúc những chuyện như vậy và như ông nói thì những người dân ở đó cũng bức xúc, như vậy sẽ tạo ra những cung đột giữa hai bên, vậy phía các cơ quan chức năng cũng như UBND thành phố sẽ có những biện pháp như thế nào để tránh không xảy ra những trường hợp đó trong thời gian tới?
Ông Trần Đình Dinh: Ngày hôm qua UBND thành phố đã ra một thông báo tuyệt đối cấm tất cả mọi người dân các địa phương không được tụ tập về đấy. Ngày hôm qua đã có quyết định ấy rồi. Và trước đó thì chúng tôi đã tập trung tất cả các chủ tịch của các phường xã đến và yêu cầu là các chủ tịch phường xã chịu trách nhiệm về một số người dân của địa phương nếu như tụ tập về đấy, và cho họ điều tất cả người dân về khu vực họ sinh sống. Hiện nay thì những người dân của các địa phương phường xã ở Đồng Hới không được về đấy nữa. Nhưng nó còn một vài, thỉnh thoảng có một nhóm năm bảy thanh niên ở các địa phương khác, ở các nơi khác mà người ta đi qua lại người ta nghe ngóng này khác, người ta đi đến đấy để người ta xem; nhưng hiện tại ở khu vực Tam Toà không có người.
Gia Minh: Tức là tại nhà thờ đó phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Không! Kể cả xung quanh đấy nữa chứ. Không được tập trung về các vùng xung quanh đấy nữa. Chúng tôi rất là ngại việc này, rất ngại cái việc chính người dân quá khích đấy thì chính quyền quản lý rất khó. Xin anh hiểu một điều như thế. Chính quyền quản lý rất khó nên chúng tôi tuyệt đối không cho người dân đến. Hiện tại là như thế. Gây rối mất trật tự thì sẽ có cơ quan chức năng người ta quản lý trật tự.
Gia Minh: Theo quy định của Việt Nam thì họ chỉ đi lại bình thuờng.
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ quản lý những người dân hiện nay đang quá khích ở các địa phương của thành phố Đồng Hới thôi, chớ còn lại khách du lịch ở các nơi người ta đến thì vẫn đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng làm sao xác định được ai là những người dân quá khích, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ đưa thông báo đó lên các phương tiện của địa phương để người dân của các địa phương ở các phường xã là không tập trung về đấy, chớ còn ở các nơi khác người ta đi du lịch thì bình thường. Còn trong số như mười người dân có một người quá khích thì mình chỉ cần công bố là tất cả mọi người đều không đến tức là dù có người quá khích thì họ cũng không đến. Không phải là ai cũng quá khích. Mười người may ra chưa chắc đã có một người thì vài chục người mới có một người thì mình thông báo cho hai chục người đó sẽ có một người (quá khích) ở trong đấy.
Gia Minh: Như vậy lệnh đó có vẻ mơ hồ qua không? Và nó gây cản trở việc đi lại của người dân?
Ông Trần Đình Dinh: Có mơ hồ đâu? Tôi giao cho tất cả các địa phương là không cho người, con em mình tập trung về đấy. Phải yên tâm đi làm ăn hay công việc này khác chứ không tập trung về đấy để xem. Đấy là việc nội bộ của chính quyền. Còn việc khách du lịch, khách vãng lai qua lại thì họ vẫn đi bình thường.
Gia Minh: Nói ra thì chắc nhiều người họ cũng khó hiểu bởi vì đó là khu chứng tích theo lời của nhà nước nói thì mọi người đều có quyền đến đó để xem chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Đúng rồi. Nhưng trong thời điểm này chính quyền phải làm biện pháp như thế để bảo đảm trật tự an ninh. Trong năm bảy ngày tới mà nó bình thường lại thì không còn hiệu lực của thông báo ấy nữa mà có thông báo khác. Mình chỉ làm giảí quyết trong thời gian ngắn để bảo đảm trật tự, đừng xảy ra việc xô xát giữa các dân ở các nơi về. Mà bây giờ cái quan trọng nhất của chính quyền hiện nay của chúng tôi là đảm bảo được cái trật tự an ninh và không xảy ra xô xát.
Gia Minh: Cám ơn ông Chủ Tịch UBND Thành Phố Đồng Hới về những thông tin vừa rồi.
Gia Minh, RFA
chính quyền tỉnh Quảng Bình đã thả 4 người trong số 7 người bị bắt
Khúc tráng ca bên dòng Nhật Lệ
VietCatholic News (30 Jul 2009 15:16)
(GPVO) - Khi công lý mặc nhiên bị chà đạp và bạo quyền giơ những bàn tay hung hãn; khi “kẻ mạnh” ra sức biểu thị quyền uy và lên tiếng dạy dỗ phần còn lại, người ta hiểu rằng, có một niềm tin đã chết. Những ngày này, bên dòng Nhật Lệ, Tam Toà đang cất lên khúc tráng ca bất hủ…
Có lẽ, ít có khi nào, đời sống của giáo phận Vinh lại sôi động với dồn dập những biến cố như lúc này. Làn sóng mang tên Tam Toà đang thực sự chuyển mình dữ dội. Cuộc xuống đường lần thứ nhất ngày 26/7/2009 đã và đang phát đi bức thông điệp có sức lay động lòng người. Cũng trong những ngày này, gần 500 ngàn giáo dân đang nói về một cuộc hành trình mới, bất chấp nhiều dự cảm chẳng lành phía trước.
Ngày 27/7 vừa qua, nhiều người đã bật khóc khi hay tin những linh mục và anh chị em giáo dân của mình bị đánh đập ngay tại Tam Toà. Sự thật được các chứng nhân kể lại đã vượt xa những hình dung có thể về cách hành xử vô luân mà con người dành cho nhau, ngay giữa thế kỷ của nền văn minh ưu việt.
Báo chí Việt Nam những ngày qua vẫn tiếp tục những miếng đánh “vỗ mặt” vào giáo dân Tam Toà - những miếng đánh được thực hiện bằng những thủ thuật hạ đẳng, đê hèn và giảo hoạt. Trên báo Lao động số 169 ra ngày 29/7/2009 đăng bài Họ đang chà đạp lên lịch sử với lối quy chụp ngang ngược và xấc láo: “một số người theo đạo Thiên chúa đang cố tình chà đạp lên lịch sử đau thương của chính bản thân họ” (…) “Thế nhưng những tháng đầu năm 2009, linh mục Lê Thanh Hồng - Quản sứ Sen Bàng (Bố Trạch), phụ trách giáo dân Đồng Hới - đã chà đạp lên nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tổ chức nhiều cuộc lễ tôn giáo, xâm phạm sự thiêng liêng của khu chứng tích”.
Thật kỳ lạ! Một chiếc lán được dựng lên tạm thời để che mưa, che nắng, để người giáo dân có thể yên tâm thực hiện niềm tin tôn giáo ngay trên chính mảnh đất của mình (trong khi chính quyền Quảng Bình vẫn cứ lần lữa hứa hẹn về một địa điểm thờ tự “xa xăm” nào đó) lại bị xem là “đang chà đạp lên lịch sử”, là “phá hoại khối đoàn kết dân tộc” (?!).
Và cũng thật nực cười, nhiều người đã tự hỏi nhau tại sao Tam Toà phải được giữ lại làm “chứng tích tội ác đế quốc Mĩ” trong khi cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/02/1979 lại không hề có bất cứ một dòng tưởng niệm (?!).
Phải chăng máu đã nhuộm thắm trang sử buồn của hơn 30 năm về trước - khi những người lính ngã xuống vì sự tồn vong của non sông này, đất nước này trước 32 sư đoàn quân đội Trung Quốc - không phải là máu của con dân đất Việt? Phải chăng, chúng ta đang “giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ” bằng sự phân biệt về xương máu của ông cha, bằng một nỗi sợ hãi vô hình nào đó?
Thực sự thì ai đang chà đạp lên lịch sử? Ai đang huỷ hoại chính hình sông, dáng núi của dân tộc này? Không khó để có câu trả lời, nhưng người viết tin rằng, làng báo Việt không dám và không đủ tư cách để trả lời nó, bởi họ đã vô cảm lặng câm trong ngày tưởng niệm sự kiện xót đau ấy (17/02/2009), cũng như đã từng lặng im trong những thời khắc đáng ra cần phải lên tiếng nhất.
Có thể, trong những ngày tới, sự vụ ở Tam Toà vẫn sẽ tiếp tục cho thấy nhiều diễn biến khó lường. Nhưng sẽ là một sự xuẩn ngốc cho ai đó ngây ngô tin rằng, ý đồ lạm dụng bạo lực, sự can thiệp của một loạt mệnh lệnh hành chính kết hợp với chức năng “dọn đường” của giới truyền thông… đủ sức làm chồn chân những cuộc “xuống đường” vì công lý trên dải đất miền Trung gió cát này.
Còn nhớ, trong Công văn số 1628/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình gửi Toà Giám mục giáo phận Vinh ngày 24/7/2009 có đoạn: “UBND tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Toà Giám mục Địa phận Vinh nói chung và các xứ đạo, họ đạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng, góp phần xây dựng đoàn kết giáo lương, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Những ngày qua, người Công giáo đã hỏi nhau về “sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi” và “góp phần xây dựng đoàn kết giáo lương” ấy, khi những giáo dân tử tế và trong sáng bị giam giữ và truy tố, khi hai linh mục và nhiều anh chị em đồng đạo của họ phải chuyển tới nhà thương.
Trung Nghĩa
VietCatholic News (30 Jul 2009 15:16)
(GPVO) - Khi công lý mặc nhiên bị chà đạp và bạo quyền giơ những bàn tay hung hãn; khi “kẻ mạnh” ra sức biểu thị quyền uy và lên tiếng dạy dỗ phần còn lại, người ta hiểu rằng, có một niềm tin đã chết. Những ngày này, bên dòng Nhật Lệ, Tam Toà đang cất lên khúc tráng ca bất hủ…
Có lẽ, ít có khi nào, đời sống của giáo phận Vinh lại sôi động với dồn dập những biến cố như lúc này. Làn sóng mang tên Tam Toà đang thực sự chuyển mình dữ dội. Cuộc xuống đường lần thứ nhất ngày 26/7/2009 đã và đang phát đi bức thông điệp có sức lay động lòng người. Cũng trong những ngày này, gần 500 ngàn giáo dân đang nói về một cuộc hành trình mới, bất chấp nhiều dự cảm chẳng lành phía trước.
Ngày 27/7 vừa qua, nhiều người đã bật khóc khi hay tin những linh mục và anh chị em giáo dân của mình bị đánh đập ngay tại Tam Toà. Sự thật được các chứng nhân kể lại đã vượt xa những hình dung có thể về cách hành xử vô luân mà con người dành cho nhau, ngay giữa thế kỷ của nền văn minh ưu việt.
Báo chí Việt Nam những ngày qua vẫn tiếp tục những miếng đánh “vỗ mặt” vào giáo dân Tam Toà - những miếng đánh được thực hiện bằng những thủ thuật hạ đẳng, đê hèn và giảo hoạt. Trên báo Lao động số 169 ra ngày 29/7/2009 đăng bài Họ đang chà đạp lên lịch sử với lối quy chụp ngang ngược và xấc láo: “một số người theo đạo Thiên chúa đang cố tình chà đạp lên lịch sử đau thương của chính bản thân họ” (…) “Thế nhưng những tháng đầu năm 2009, linh mục Lê Thanh Hồng - Quản sứ Sen Bàng (Bố Trạch), phụ trách giáo dân Đồng Hới - đã chà đạp lên nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tổ chức nhiều cuộc lễ tôn giáo, xâm phạm sự thiêng liêng của khu chứng tích”.
Thật kỳ lạ! Một chiếc lán được dựng lên tạm thời để che mưa, che nắng, để người giáo dân có thể yên tâm thực hiện niềm tin tôn giáo ngay trên chính mảnh đất của mình (trong khi chính quyền Quảng Bình vẫn cứ lần lữa hứa hẹn về một địa điểm thờ tự “xa xăm” nào đó) lại bị xem là “đang chà đạp lên lịch sử”, là “phá hoại khối đoàn kết dân tộc” (?!).
Và cũng thật nực cười, nhiều người đã tự hỏi nhau tại sao Tam Toà phải được giữ lại làm “chứng tích tội ác đế quốc Mĩ” trong khi cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/02/1979 lại không hề có bất cứ một dòng tưởng niệm (?!).
Phải chăng máu đã nhuộm thắm trang sử buồn của hơn 30 năm về trước - khi những người lính ngã xuống vì sự tồn vong của non sông này, đất nước này trước 32 sư đoàn quân đội Trung Quốc - không phải là máu của con dân đất Việt? Phải chăng, chúng ta đang “giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ” bằng sự phân biệt về xương máu của ông cha, bằng một nỗi sợ hãi vô hình nào đó?
Thực sự thì ai đang chà đạp lên lịch sử? Ai đang huỷ hoại chính hình sông, dáng núi của dân tộc này? Không khó để có câu trả lời, nhưng người viết tin rằng, làng báo Việt không dám và không đủ tư cách để trả lời nó, bởi họ đã vô cảm lặng câm trong ngày tưởng niệm sự kiện xót đau ấy (17/02/2009), cũng như đã từng lặng im trong những thời khắc đáng ra cần phải lên tiếng nhất.
Có thể, trong những ngày tới, sự vụ ở Tam Toà vẫn sẽ tiếp tục cho thấy nhiều diễn biến khó lường. Nhưng sẽ là một sự xuẩn ngốc cho ai đó ngây ngô tin rằng, ý đồ lạm dụng bạo lực, sự can thiệp của một loạt mệnh lệnh hành chính kết hợp với chức năng “dọn đường” của giới truyền thông… đủ sức làm chồn chân những cuộc “xuống đường” vì công lý trên dải đất miền Trung gió cát này.
Còn nhớ, trong Công văn số 1628/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình gửi Toà Giám mục giáo phận Vinh ngày 24/7/2009 có đoạn: “UBND tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Toà Giám mục Địa phận Vinh nói chung và các xứ đạo, họ đạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng, góp phần xây dựng đoàn kết giáo lương, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Những ngày qua, người Công giáo đã hỏi nhau về “sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi” và “góp phần xây dựng đoàn kết giáo lương” ấy, khi những giáo dân tử tế và trong sáng bị giam giữ và truy tố, khi hai linh mục và nhiều anh chị em đồng đạo của họ phải chuyển tới nhà thương.
Trung Nghĩa
Labels:
Dân Chủ,
Nhân Quyền,
Tin Tức,
Tôn Giáo
tình hình hôm 29 tháng 07 09, nhà nước ta tập trận hay đang đe dọa bà con công giáo
Tam Tòa: Diễn biến ngày thứ Tư 29.7.2009
VietCatholic News (30 Jul 2009 01:53)
XÃ ĐOÀI - Một nguồn tin cho hay từ tối 28/7 giới chức trách tỉnh Quảng Bình đã liên hệ với Toà Giám Mục Vinh để trả tự do cho 8 giáo dân còn đang bị giam giữ.
TGM Vinh cho hay việc trao trả tự do cho các giáo dân nếu có phải làm ban ngày và phải có các bác sĩ giám định tình trạng thương tật và sức khỏe cho các nạn nhân.
Nhưng các ý kiến phân tích cho hay, đây chỉ là kế hoãn binh, lừa đảo nhằm làm dịu dư luận. Vì truyền thông nhà nước vẫn đang kết án giáo dân, linh mục ở Tam Toà nói riêng và của giáo phận Vinh nói chung và quyết định truy tố 7 giáo dân chưa được rút lại.
Trong khi đó, giáo dân ở Tam Toà tiếp tục bị bao vây và cô lập. Một số người cho biết có những người dân bị chính quyền kích động đã từ chối bán lương thực và thực phẩm cho giáo dân.
Chị Nguyễn Thị Yên cho biết: hôm nay 29/7, CA Quảng Bình tiếp tục đến nhà đưa giấy triệu tập và buộc chị lên đồn làm việc về mối liên hệ của chị với sinh viên Thống và với chị Võ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà.
Tại Hà Nội, sau khi Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội lên tiếng về vụ bắt giữ vô cớ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, các Trưởng Nhóm SVCG đang bị CA hỏi thăm và đấu dịu với giọng điệu rằng “chuyện bắt sinh viên Thống xảy ra ở Quảng Bình”.
Một số người cho biết xe ôtô từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh và Nghệ An để thăm cha Phú và cha Bính là hai nạn nhân bạo lực của chính quyền, khi trở về địa phận Quảng Bình, thì bị chặn xe và bị thu bằng lái.
Cha Phêrô Lê Thanh Hồng cho biết một công văn của chính quyền thành phố Đồng Hới đã quy kết ngài lôi kéo giáo dân về Tam Toà “làm lễ trái phép” trong ngày 26 và 27 tháng 7, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của người dân địa phương.
Công văn cũng yêu cầu cha Lê Thanh Hồng “chấp hành chính sách tôn giáo của Nhà nước”, “chấp hành các quy định của pháp luật” và bản ghi nhớ mà UBND tỉnh Quảng Bình và TGM Vinh đã ký kết hôm 23/12/2008.
Công văn yêu cầu cha Lê Thanh Hồng lên số 14 Quách Xuân Kỳ, Đồng Hới để “làm việc” và yêu cầu cha xứ “không để xảy ra các sự việc như đã và đang xảy ra, nếu xảy ra linh mục quản xứ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Cha Lê Thanh Hồng cực lực phản đối chính quyền về giọng điệu quy kết này trong công văn của thành phố Đồng Hới và hành vi gắp lửa bỏ tay người của chính quyền Quảng Bình.
Vì chúa nhật 27/6, cộng đoàn Tam Toà tụ tập ở nhà ông Lý để cử hành thánh lễ như mọi khi, nhưng đã bị chính quyền cho các lực lượng ngăn chặn và tấn công giáo dân đi dự lễ. Còn ngày 28/7, trong lúc 5 cha và khoảng 200 giáo dân của hạt Kỳ Anh đang đi thăm viếng nhà thờ Tam Tam thì bị ngăn cản và tấn công từ xa trước khi đến được Tam Tòa, khiến 1 linh mục bị thương và gây hoang mang cho giáo dân.
Nhiều giáo dân ở nhiều nơi, nhất là tại vùng Quỳnh Lưu, đang rất bức xúc trước sự kiện các linh mục và giáo dân bị đánh đập dã man và bị bắt giữ. Nhiều người nóng lòng muốn vào Đồng Hới để thăm viếng các linh mục và giáo dân bị tấn công, dù có phải đổ máu.
Cảnh sát cơ động mang lá chắn và dùi cui dài xuất hiện trên đường phố Đồng Hới. Trong khi đó, tại Vinh cảnh sát cơ động diễn tập chống nhân dân diễn ra ở khu vực nội thành ngoại thành. Xem ra chính quyền đã sẵn sàng đàn áp nhân dân hơn là lo tập trận chống “tàu lạ” bắt bớ và bắn giết ngư dân Việt Nam.
Lạc Việt
dcctvn.net
VietCatholic News (30 Jul 2009 01:53)
XÃ ĐOÀI - Một nguồn tin cho hay từ tối 28/7 giới chức trách tỉnh Quảng Bình đã liên hệ với Toà Giám Mục Vinh để trả tự do cho 8 giáo dân còn đang bị giam giữ.
TGM Vinh cho hay việc trao trả tự do cho các giáo dân nếu có phải làm ban ngày và phải có các bác sĩ giám định tình trạng thương tật và sức khỏe cho các nạn nhân.
Nhưng các ý kiến phân tích cho hay, đây chỉ là kế hoãn binh, lừa đảo nhằm làm dịu dư luận. Vì truyền thông nhà nước vẫn đang kết án giáo dân, linh mục ở Tam Toà nói riêng và của giáo phận Vinh nói chung và quyết định truy tố 7 giáo dân chưa được rút lại.
Trong khi đó, giáo dân ở Tam Toà tiếp tục bị bao vây và cô lập. Một số người cho biết có những người dân bị chính quyền kích động đã từ chối bán lương thực và thực phẩm cho giáo dân.
Chị Nguyễn Thị Yên cho biết: hôm nay 29/7, CA Quảng Bình tiếp tục đến nhà đưa giấy triệu tập và buộc chị lên đồn làm việc về mối liên hệ của chị với sinh viên Thống và với chị Võ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà.
Tại Hà Nội, sau khi Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội lên tiếng về vụ bắt giữ vô cớ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, các Trưởng Nhóm SVCG đang bị CA hỏi thăm và đấu dịu với giọng điệu rằng “chuyện bắt sinh viên Thống xảy ra ở Quảng Bình”.
Một số người cho biết xe ôtô từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh và Nghệ An để thăm cha Phú và cha Bính là hai nạn nhân bạo lực của chính quyền, khi trở về địa phận Quảng Bình, thì bị chặn xe và bị thu bằng lái.
Cha Phêrô Lê Thanh Hồng cho biết một công văn của chính quyền thành phố Đồng Hới đã quy kết ngài lôi kéo giáo dân về Tam Toà “làm lễ trái phép” trong ngày 26 và 27 tháng 7, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của người dân địa phương.
Công văn cũng yêu cầu cha Lê Thanh Hồng “chấp hành chính sách tôn giáo của Nhà nước”, “chấp hành các quy định của pháp luật” và bản ghi nhớ mà UBND tỉnh Quảng Bình và TGM Vinh đã ký kết hôm 23/12/2008.
Công văn yêu cầu cha Lê Thanh Hồng lên số 14 Quách Xuân Kỳ, Đồng Hới để “làm việc” và yêu cầu cha xứ “không để xảy ra các sự việc như đã và đang xảy ra, nếu xảy ra linh mục quản xứ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Cha Lê Thanh Hồng cực lực phản đối chính quyền về giọng điệu quy kết này trong công văn của thành phố Đồng Hới và hành vi gắp lửa bỏ tay người của chính quyền Quảng Bình.
Vì chúa nhật 27/6, cộng đoàn Tam Toà tụ tập ở nhà ông Lý để cử hành thánh lễ như mọi khi, nhưng đã bị chính quyền cho các lực lượng ngăn chặn và tấn công giáo dân đi dự lễ. Còn ngày 28/7, trong lúc 5 cha và khoảng 200 giáo dân của hạt Kỳ Anh đang đi thăm viếng nhà thờ Tam Tam thì bị ngăn cản và tấn công từ xa trước khi đến được Tam Tòa, khiến 1 linh mục bị thương và gây hoang mang cho giáo dân.
Nhiều giáo dân ở nhiều nơi, nhất là tại vùng Quỳnh Lưu, đang rất bức xúc trước sự kiện các linh mục và giáo dân bị đánh đập dã man và bị bắt giữ. Nhiều người nóng lòng muốn vào Đồng Hới để thăm viếng các linh mục và giáo dân bị tấn công, dù có phải đổ máu.
Cảnh sát cơ động mang lá chắn và dùi cui dài xuất hiện trên đường phố Đồng Hới. Trong khi đó, tại Vinh cảnh sát cơ động diễn tập chống nhân dân diễn ra ở khu vực nội thành ngoại thành. Xem ra chính quyền đã sẵn sàng đàn áp nhân dân hơn là lo tập trận chống “tàu lạ” bắt bớ và bắn giết ngư dân Việt Nam.
Lạc Việt
dcctvn.net
Labels:
Dân Chủ,
Nhân Quyền,
Tin Tức,
Tôn Giáo
TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC
(Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn)
Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:
1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.
Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tầng Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .
4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen DCSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ" . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướn bỉnh vì không nghe lời đàn anh .........
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam ). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam . Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoảng đải ở Thành Bắc QTNN.
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy.. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng..... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam . Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollar.
Yahoo search:
http://www3.fmprc.gov.cn/eng/3808.html
Nguyễn-kim Khánh
57 Avenue Jean Jaurès
91120 Palaiseau
Tél. (33) 1 6932 0580 / (33) 6 1251 6647
e-mail : knguyenkim@hotmail.com
Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:
1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.
Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tầng Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .
4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen DCSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ" . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướn bỉnh vì không nghe lời đàn anh .........
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam ). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam . Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoảng đải ở Thành Bắc QTNN.
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy.. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng..... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam . Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollar.
Yahoo search:
http://www3.fmprc.gov.cn/eng/3808.html
Nguyễn-kim Khánh
57 Avenue Jean Jaurès
91120 Palaiseau
Tél. (33) 1 6932 0580 / (33) 6 1251 6647
e-mail : knguyenkim@hotmail.com
Tam Toà, Niềm tin rạng non sông
VietCatholic News (29 Jul 2009 22:29)
Hôm nay, khi nhìn hình ảnh đoàn người như biển người, như thác lũ đổ về quảng trường Thuận Nghĩa để tham dự thánh lễ vào ngày 26-7-2009 với chủ đẻ: "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” đăng tràn ngập trên các trang điện báo hải ngoại và quốc nội, và ngay trên cổng của toà Giám Mục Xã Đoài, tôi tin rằng, không một người nào không bàng hoàng mà hỏi nhau rằng:
- Tam Tòa ở mô ?
- Người ở đâu ra mà nhiều đến như thế ?
- Niềm tin nào đã đưa biển người từ muôn ngả đường về đây theo hàng lối để nốí kết lại thành tường đồng vách thép, khiến không một thế lực nào có thể ngăn cản được ?
Khi câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng, bạn đọc của VietCatholic. net, còn dịp dựng tóc gáy lên vì bản văn trả lời của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài gởi UBND Quảng Bình như sau : “Đang khi Thánh Giá - Biểu tượng của niềm tin chúng tôi còn bị công an Quảng Bình xúc phạm và khi giáo dân của chúng tôi còn bị giam giữ bất công thì chúng tôi chưa thể tới làm việc với UBND tỉnh được”. Người viết thư trả lời là ai thế ? Có uống mật gấu hay không mà dám trả lời nhà nước CSVN như thế nhỉ ?
Thật ra, chẳng phải chỉ có bạn đọc là giật mình kinh ngạc về sự kiện Tam Tòa làm chấn động dư luận thế giới đâu, mà cả phía nhà cầm quyền, tuy có súng đạn, đầu gấu trong tay nhưng vẩn không tránh khỏi cái kinh ngạc tột cùng này. Bởi vì câu chuyện về Tam Tòa còn mới mẻ lắm. Mới chỉ một tuần trước đây, bạn không biết, mà tôi cũng không biết. Ngay cả những người sống và chết với Tam Tòa, cả những người trong guồng máy của nhà cầm quyền, hay những người gốc ở Tam Tòa, nhưng đã phải xa nơi yêu dấu ấy sau ngày 20-7-1954 vì cái bản án chia đôi đất nước do Hồ chí Minh và Pháp tạo ra, đều không ai dự đoán được là Tam Tòa sẽ trở thành địa điểm thứ ba, như cái tên tiền định là Tam Tòa, vững Niềm Tin đi đòi Công Lý, đòi Tự Do Tôn Giáo, sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội. Nhưng thực tế, Tam Toà vào ngày 20-7-2009 đã vươn lên tháp đỉnh của Niềm Tin và sức mạnh. Hơn thế, Tam Tòa, có thể sẽ còn là một địa danh khả dĩ chôn vùi thế lực của Gian Ác, Dối Trá và bạo quyền !
Nhưng trước hết, Tam Tòa ở mô ?
Tam Tòa là một họ đạo nằm trên bờ sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình, trước kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, nhưng đến ngày 15 tháng 5- 2006, Toà Tổng Giám Mục Huế chuyển giao Giáo hạt Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Tòa thuộc Giáo Phận Vinh. Đức Giám Mục cai quản Gíao phận Vinh bổ nhiệm LM Lê thanh Hồng về quản sứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Tòa. Tưởng cũng nên nhắc lại, đa số giáo dân của Tam Tòa đã di cư vào nam sau ngày 20-7-1954. Số còn lại cũng tản mát và dĩ nhiên dưới ngọn roi của chiến tranh, người ở lại đã phải nhận nhiều đau thương. Và cho đến nay, 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, người dân Tam Toà vẫn chưa có điều kiện để tài lập lại ngôi thánh đường đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nay chỉ còn trơ lại một cái tháp chuông với sân nền đổ nát.
Rồi theo những bản tin đã được loan tải, ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà cùng nhau dựng một láng trại trong sân nhà thờ củ chiều dài 9 mét chiều ngang 6 mét, để có nơi che mưa nắng khi linh mục đến cử hành nghi thức phụng vụ. Công việc tưởng chừng chính đáng và hết sức bình thường, bỗng nhiên trở thành cơn cuồng phong lôi cuốn cả nước, cả hải ngoại về Tam Toà, khi nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng và đánh đập giáo dân một cách dã man. Chưa hết, sau khi bị đánh đập một số giáo dân còn bị bắt giam một cách trái phép. Sau sự kiện này, Tam Tòa bỗng trở thành một địa điểm duy nhất trên toàn cõi Việt Nam có hai ngày đại nạn trùng lập vào ngày 20-tháng bảy. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, phần đất của họ bị giao cho cộng sản, người dân Tam Toà đã phải bỏ của chạy lấy ngươi, cuốn gói vào nam tìm Tự Do. Và nay lại ngày 20 tháng 7- 2007, họ nhận đòn thù từ nhà nước Việt cộng vì lý do Tôn Giáo!
Còn người ở đâu mà nhiều thế à ?
Vậy đã ăn thua gì. Lúc gần đây đồng bào ta đã không còn ngạc nhiên khi thấy những hàng hàng lớp lớp những người có Niềm Tin trong tim mà tiến lên chứng nhân cho sự bất khuất và đòi hỏi công lý. Thế nên, khi có lời kêu gọi đi tìm Chân Lý, đi đòi lại Tự Do thì sẽ có muôn vạn “Hàng hàng lớn lớp tiến lên hy sinh vì tình yêu”. Trường hợp Thuận Nghĩa hôm nay chỉ là khởi đầu thôi… Chỉ có những con mắt đảng, con mắt của gian trá là bàng hoàng kinh sợ vì không hiểu tại sao. Những người dân trong tay không một tắc sắt này, kể cả đàn bà trẻ con nữa, lại có thể hiên ngang, không thách đố mà làm cho toàn bộ hàng ngũ của nhà cầm quyền CSVN phải rúng động !
Và còn hơn thế nữa, tôi dám cá rằng, những kẻ cầm lá thư trả lời của Tòa Giám Mục Xã Đoài trên tay đều bỡ ngỡ nhìn nhau và nói không thành tiếng, rồi cũng không thể hiểu được tại sao chúng lại nhận được lá thư trả lời đanh thép như thế. Mà có phải là đanh thép không đâu, còn có cả những điều khoản kết tội như kết tội bọn trộm cướp nữa cơ chứ ! Thật là rụng rời tay chân !
Kế đến, rất ngạc nhiên khi biết người viết thư đó là một Linh Mục, Ngài chỉ biết theo tiếng gọi để viết lên sự thật và làm chứng cho sự thật thôi. Nếu các đồng chí biết nghe sự thật thì có việc gì phải la hoảng. Các "đồng chí" hãy nhớ cho kỹ nhá, chỉ có tội ác mới chống lại sự thật, chống lại Công Lý mà thôi! Phải thế không nào ?
Như thế, câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất cho sự kiện có từng hàng hàng lớp lớp tiến lên và triệu triệu người đi và viết cho sự thật là vì từ trong lòng họ đã có niềm tin tuyệt đối vào Đấng : "Ta là Đưòng, là Chân Lý và là sự Sống" (X.Ga.4). Một khi họ đi tìm Chân Lý, làm chứng cho Chân Lý thì chính là lúc họ đi tìm Sự Sống. Sự sống trong lẽ thật mới là cuộc sống đáng sống. Người đi tìm sự sống trong Công Lý thì lại sợ cái chết ư ? Nếu cái chết đã không làm họ khiếp sợ, há họ lại lo sợ bạo lực và gian dối của tà quyền hay sao ?
Họ không sợ hãi, bởi vì lịch sử đã chứng mình rằng : Niềm tin của ngưòi Công Giáo đặt để vào Đấng là Sự Thật, là là Công Lý và là Sự Sống mà biểu tượng là Cây Thánh Gía là vĩnh viễn trường cửu. Không một kẻ nào, một thế lực nào có thể trấn áp, lay chuyển được. Nếu chỉ tính riêng ở Việt Nam thôi, sự kiện này đã đưọc chứng minh qua các triều Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức. Nay CSVN dám chà đạp Niềm Tin của họ là Đường là Chân Lý, là Cây Thánh Giá thì con đường diệt vong của chúng đã gần kề.
Bởi lẽ, lịch sử cũng cho thấy rằng, Tần thủy Hoàng, bạo ngược hơn đời, mà con cháu y truyền lại không qúa ba đời. Một Tào Tháo gian hùng, đời con Tào Phi chưa chết, cơ nhiệp đã tận. Riêng Hồ chí Minh xem ra về phần độc ác bạo ngược giết người không thua Tần Thủy Hoàng. Phần gian trá còn hơn cả Tào Tháo, đẻ con ra không dám nhận, bản thân xin làm nô lệ cho ngoại thù thì sẽ truyền được mấy đời đây ? Liệu có còn tồn tại được hết tuổi đời con của ông ta hay không ?
Câu trả lời đã có sẵn ở đây. Suốt từ ngày 3-2-1930 cho đến nay, còn kế ác độc nào trong mưu toan tiêu diệt niềm tin của Tôn Giáo, đặc biệt là Công Giáo mà Hồ chí Minh và tập đoàn CSVN chưa đem ra thi hành?
Ngay sau ngày chia đôi nước Việt, đồng bào Công giáo di cư vào Nam tìm tự do khá nhiều, Hồ chí Minh nhân cơ hội ấy, ngầm kết án người công giáo theo giặc, nên các cơ sở, đất đai, tài sản của Giáo Hội, dù còn người ở lại trông coi hay tiếp tục việc thờ tự đều bị chúng chiếm đoạt và nhiều nhà thờ khác bị biến thành nhà kho của hợp tàc xã. Việc phụng vụ, tuy không chính thức ra thông báo cấm cản, nhưng cứ đến giớ phụng vụ thì chúng tổ chức phát thanh họp hành phá rối (điều này chúng cũng áp dụng tại một số nơi ở Miền Nam sau 30-4-1975). Kế đến, ngăn cấm các Linh Mục đến những xứ đạo không còn Linh Mục để cử hành phụng vụ. Việc học sinh dự tu thì coi như chấm hết. Nếu có người giáo dân đạo hạnh nào được chịu chức Linh Mục thì y như rằng họ đã tốt nghiệp từ đại học…. chui !
Riêng các nhà thờ ở các tỉnh lẻ hay miền quê thì nhân cơ hội chiến tranh, nhà nước biến nhà thờ, chùa chiền, nơi tôn nghiêm thành những pháo đài chống máy bay. Kết qủa, nếu nhà thờ bị đánh bom tan hoang thì thầy tớ Việt cộng mừng rỡ vì cơ hội tuyên truyền, kể tội ác của đế quốc Mỹ. Tam Tòa cũng là một trong những diện điển hình như thế. Riêng các nhà thờ vùng Cao Bắc Lạng, sau chiến tranh chống Mỹ lại được cải biến thành pháo đài chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Nhờ chiến tranhh ấy, Việt cộng và Trung cộng đã phá nát cho bằng hết những nơi cần phải bảo vệ.
Chỉ có điều không giống ai theo kiểu xã hội chủ nghĩa Việt cộng là : Sau khi để cho Trung cộng phá xập rất nhiều nhà thờ, trường học ở phương bắc và giết hại hàng chục ngàn dân, quân Việt Nam. Nhà nước CSVN lại không một nửa lời lên án. Đã thế còn thành lập có đến 40 nghĩa trang thờ liệt sĩ Trung cộng trên đất nước Việt. Rồi đến năm 1999-2000, lại cúng luôn những phần đất béo như Bản Giốc, Nam Quan cho Trung cộng. Qủa thật, đây là một kỳ tích mà những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung nổi tiếng trong nghề cõng rắn cắn gà nhà cũng phải qùy bái phục công trạng bán nước củaHồ chí Minh và Đảng CSVN. Chói lọi…. đại chói lọi ! Riêng những người đem thân đi chống Trung Quốc năm nào thì ngậm hờn không có lấy một nơi dung thân. May mà nhà nước chưa cho lập bia mộ tập thể với bảng đề : "Mồ chôn những tên phản động chống Trung Quốc vĩ đại !" May ! Thật là may cho những người đã chết… nhầm trong cuộc chiến ấy !
Tuy nhiên, với muôn vàn mưu ma, chước qủy như thế, Hồ chí Minh và Đảng CSVN cũng không thể nào làm suy giảm được niềm tin của ngươi Công Giáo đặt nơi biểu tượng Thánh Giá. Nói cách khác, càng trong nguy khó, niềm tin ấy càng tăng cao, vững bền và không bao giờ chúng có thể làm cho người công Giáo đi theo đường giả dối, gian trá được. Trái lại, khốn cho kẻ giơ chân đạp mũi nhọn. Bởi vì, con đường vô đạo ấy không dẫn chúng đến cuộc tồn sinh. Riêng Niềm Tin của người Công Giáo thì mãi mãi còn đây. Sẽ mãi mãi chiếu sáng mọi con đường, dù là con đường còn nằm trong bóng tối của sự gian trá và đàn áp.
Khi biết không thể thắng nổi niềm tin của người Công Giáo, tại sao CSVN còn ức chế giáo dân Tam Tòa ?
Sự thật là : Nhà cầm quyền CSVN đã không thể nào khoả lấp được tội trạng bán đất, dâng biển của Việt Nam từ Hoàng Sa, Trường Sa, đến Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm và nay là Tây Nguyên, cho Trung cộng. Nhưng chúng cũng không dám thừa nhận tội ác này. Việc không dám thừa nhận, hay ngưng ngay tội buôn dân bán nước lại, đã dồn đám thái thú bước vào chân tường. Con đường giải quyết áp lực theo hướng xã hội chủ nghĩa là bạo lực. Đó là lý do của vụ việc Tam Tòa nổ ra. Lẽ dĩ nhiên, tuy dù nhà nước Việt cộng không muốn gây thêm những xung đột vói các tôn giáo để chế độ sớm cáo chung. Nhưng, vì tình thế, không còn đường lựa chọn, đành phải mở ra những điểm nóng để giải tỏa bớt áp lực của dư luận.
Từ lý luận thực tế này và với một guồng máy công an trị, nhà nước CSVN vẫn chủ quan là vẫn có thể điều hành được bạo quyền và cũng sẽ giải tỏa được áp lực từ nhân dân. Nên khi vụ Hoàng Sa, Trường Sa trở nên sôi động, làm choáng váng dư luận, CSVN đã mở ra trận Toà Khâm Sứ, rồi Thái Hà, để thu hút chú tâm của mọi ngươì vào điểm nóng mà quên đi vụ Hòang Sa, Trường sa. Bản cũ soạn lại, nay đến vụ quặng mỏ Bauxite Tây nguyên, và nhiều vụ "tàu lạ" đuổi bắt ngư dân Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, càng lúc áp lực càng đè nặng xuống trên đầu những kẻ bán nước hại dân. Khắp nơi biến động đã sẵn sàng nổ tung. Nay nhà thờ này tổ chức cầu nguyện cho Tây Nguyên, mai đến nơi khác hội thảo. Con vật đến lúc gần chết sẽ thêm hung hăng dữ tợn hơn. Cũng thế, nhà nước toan tính mở mặt trận "Làng Mai" ở Di Linh làm điểm nóng. Kết qủa, cờ chưa đánh đã tan, không thu hút được sự chú ý của nhiều người. Bước vào đường cùng, Tam Tòa như một cái tên tiền định là địa điểm thứ ba, là lựa chọn đánh cuộc cho giải pháp giải tỏa áp lực nhất thời từ vụ Bauxite Tây Nguyên.
Cái kế đánh bùn sang ao của nhà nước này chưa biết đúng sai, nhưng địa điểm chúng lựa chọn thì hoàn toàn sai trái. Sai từ cơ bản đến tính toán. Bởi lẽ, họ không thể đoán ra được sức phản ứng của người Công Giáo nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng. Đã thế, họ không bao giờ ngờ rằng sẽ nhận được những lá thư trả lời như một bản án của Toà Giám Mục Vinh. Sự khiêm nhường trong lá thư không phải không có, nhưng chắc chắn rằng bạo lực không thể làm cho ngòi bút đi tìm sự thật ấy bẻ cong được. Đã đứng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, những trách nhiệm trong guồng máy CSVN còn cho bọn đầu gấu, công an chìm giả xã hội đen để đánh đập các linh mục và giáo dân nữa thì chúng phải nhận lấy tất cả mọi hậu qủa khốc liệt nhất. Chúng phải nhớ rằng, sức mạnh không thể tựa trên bạo lực, vô luật pháp. Hơn thế, qua mọi thời đại, chưa bao giờ máu của người Công Giáo đã đổ ra trong vô ích.
Thay cho lời kết, kính thưa qúy anh chị em trong giáo xứ Tam Toà, Xã Đoài, Thuận Nghĩa, Hướng Phương, Cầu Rầm, Cửa Lò, v.v..., cách riêng những anh chị em đã bị cộng sản hành hung và bị giam giữ vì Chân Lý. Chúng tôi vô cùng kính phục niềm tin vững mạnh và lòng quả cảm của qúy anh chị đã biểu lộ vì đưc tin vì Công Lý. Niềm tin của qúy anh chị em hôm nay không những chỉ đi làm chứng cho Sự Thật, nhưng còn là đi xây dựng một tương lai mà Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền phải được tôn trọng và thể hiện. Từng mỗi bước chân nhỏ bé của anh chị em hôm nay sẽ là những bước vị đại trong vận mệnh của dân tộc ngày mai. Bởi vì từ những bước chân này, Công Lý, Sự Thật sẽ triển nở và thành sức mạnh đạp dổ sợ hãi, tiêu diệt cường quyền và gian dối…
Chúng tôi cũng vô cùng kính phục sự trang nghiêm, tề chỉnh của tất cả mọi người khi đến tham dự những giờ cầu nguyện. Sự trang nghiêm này biểu lộ tâm tình của những người trong lề luật đi tìm Công Lý. Nhưng lại sẵn sàng mạnh mẽ đáp trả những kẻ không có phận sự như bọn đầu gấu, giã hoặc là thành phần bất hảo của xã hội đến phá rối trật tự trong những giờ kinh. Ở đâu thì cũng thế, luật lệ thưởng bảo vệ đời sống yên lành cho ngưoì dân, chứ không bảo vệ cho những thành phần bất hảo đến phá rối này. Nếu luật của nhà nước không có điều khoản quy định ngược lại, hãy đòi buộc nhà hữu trách phải đưa chúng ra trước tòa án.
Được như thế, Tam Tòa không còn là nhỏ bé cô đơn bên bờ sông Nhật Lệ, nhưng Tam Tòa đã vươn vai lớn dậy giữa giang sơn. Và còn hơn thế, Tam Tòa đã và đang làm khởi sắc nghĩa vụ cao cả của một người dân trong đất nước muốn có Độc Lập, khát vọng Công Lý và xây dựng Nhân Quyền cho mình và cho toàn dân. Tam Tòa đã không chỉ thắp lên ngọn lửa yêu quê hương trong Nìềm Tin, nhưng còn chiếu sáng Niềm Tin đến mọi con đường và đến mọi nơi mọi chốn. Để từ Bắc xuyên Nam, từ đồng bằng lên đến miền rừng sâu núi thẳm, mọi người, mọi nhà, mọi giáo đường, mọi chùa chiền Phật giáo, mọi thánh thất Cao Đài, Hòa Hảo cũng như toàn thể đồng bào ta ở khắp năm châu sẽ cùng nhau chờ một giờ lịch sử của quê hương. Tất cả cùng đồng thanh, đồng hành cất cao tiến hát vì Công Lý. Tất cả cùng khua chiêng, cùng đánh trống, cùng gõ mõ để truyền rao ngày hội của dân tộc đã đến. Tất cả cùng đứng, chung nhau Niềm Tin, tạo sức mạnh để lên giải trừ cường quyền gian dối, buôn dân dán nước, để đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và đời sống ấm no an bình cho Vệt Nam…
Bảo Giang
Hôm nay, khi nhìn hình ảnh đoàn người như biển người, như thác lũ đổ về quảng trường Thuận Nghĩa để tham dự thánh lễ vào ngày 26-7-2009 với chủ đẻ: "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” đăng tràn ngập trên các trang điện báo hải ngoại và quốc nội, và ngay trên cổng của toà Giám Mục Xã Đoài, tôi tin rằng, không một người nào không bàng hoàng mà hỏi nhau rằng:
- Tam Tòa ở mô ?
- Người ở đâu ra mà nhiều đến như thế ?
- Niềm tin nào đã đưa biển người từ muôn ngả đường về đây theo hàng lối để nốí kết lại thành tường đồng vách thép, khiến không một thế lực nào có thể ngăn cản được ?
Khi câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng, bạn đọc của VietCatholic. net, còn dịp dựng tóc gáy lên vì bản văn trả lời của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài gởi UBND Quảng Bình như sau : “Đang khi Thánh Giá - Biểu tượng của niềm tin chúng tôi còn bị công an Quảng Bình xúc phạm và khi giáo dân của chúng tôi còn bị giam giữ bất công thì chúng tôi chưa thể tới làm việc với UBND tỉnh được”. Người viết thư trả lời là ai thế ? Có uống mật gấu hay không mà dám trả lời nhà nước CSVN như thế nhỉ ?
Thật ra, chẳng phải chỉ có bạn đọc là giật mình kinh ngạc về sự kiện Tam Tòa làm chấn động dư luận thế giới đâu, mà cả phía nhà cầm quyền, tuy có súng đạn, đầu gấu trong tay nhưng vẩn không tránh khỏi cái kinh ngạc tột cùng này. Bởi vì câu chuyện về Tam Tòa còn mới mẻ lắm. Mới chỉ một tuần trước đây, bạn không biết, mà tôi cũng không biết. Ngay cả những người sống và chết với Tam Tòa, cả những người trong guồng máy của nhà cầm quyền, hay những người gốc ở Tam Tòa, nhưng đã phải xa nơi yêu dấu ấy sau ngày 20-7-1954 vì cái bản án chia đôi đất nước do Hồ chí Minh và Pháp tạo ra, đều không ai dự đoán được là Tam Tòa sẽ trở thành địa điểm thứ ba, như cái tên tiền định là Tam Tòa, vững Niềm Tin đi đòi Công Lý, đòi Tự Do Tôn Giáo, sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội. Nhưng thực tế, Tam Toà vào ngày 20-7-2009 đã vươn lên tháp đỉnh của Niềm Tin và sức mạnh. Hơn thế, Tam Tòa, có thể sẽ còn là một địa danh khả dĩ chôn vùi thế lực của Gian Ác, Dối Trá và bạo quyền !
Nhưng trước hết, Tam Tòa ở mô ?
Tam Tòa là một họ đạo nằm trên bờ sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình, trước kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, nhưng đến ngày 15 tháng 5- 2006, Toà Tổng Giám Mục Huế chuyển giao Giáo hạt Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Tòa thuộc Giáo Phận Vinh. Đức Giám Mục cai quản Gíao phận Vinh bổ nhiệm LM Lê thanh Hồng về quản sứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Tòa. Tưởng cũng nên nhắc lại, đa số giáo dân của Tam Tòa đã di cư vào nam sau ngày 20-7-1954. Số còn lại cũng tản mát và dĩ nhiên dưới ngọn roi của chiến tranh, người ở lại đã phải nhận nhiều đau thương. Và cho đến nay, 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, người dân Tam Toà vẫn chưa có điều kiện để tài lập lại ngôi thánh đường đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nay chỉ còn trơ lại một cái tháp chuông với sân nền đổ nát.
Rồi theo những bản tin đã được loan tải, ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà cùng nhau dựng một láng trại trong sân nhà thờ củ chiều dài 9 mét chiều ngang 6 mét, để có nơi che mưa nắng khi linh mục đến cử hành nghi thức phụng vụ. Công việc tưởng chừng chính đáng và hết sức bình thường, bỗng nhiên trở thành cơn cuồng phong lôi cuốn cả nước, cả hải ngoại về Tam Toà, khi nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng và đánh đập giáo dân một cách dã man. Chưa hết, sau khi bị đánh đập một số giáo dân còn bị bắt giam một cách trái phép. Sau sự kiện này, Tam Tòa bỗng trở thành một địa điểm duy nhất trên toàn cõi Việt Nam có hai ngày đại nạn trùng lập vào ngày 20-tháng bảy. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, phần đất của họ bị giao cho cộng sản, người dân Tam Toà đã phải bỏ của chạy lấy ngươi, cuốn gói vào nam tìm Tự Do. Và nay lại ngày 20 tháng 7- 2007, họ nhận đòn thù từ nhà nước Việt cộng vì lý do Tôn Giáo!
Còn người ở đâu mà nhiều thế à ?
Vậy đã ăn thua gì. Lúc gần đây đồng bào ta đã không còn ngạc nhiên khi thấy những hàng hàng lớp lớp những người có Niềm Tin trong tim mà tiến lên chứng nhân cho sự bất khuất và đòi hỏi công lý. Thế nên, khi có lời kêu gọi đi tìm Chân Lý, đi đòi lại Tự Do thì sẽ có muôn vạn “Hàng hàng lớn lớp tiến lên hy sinh vì tình yêu”. Trường hợp Thuận Nghĩa hôm nay chỉ là khởi đầu thôi… Chỉ có những con mắt đảng, con mắt của gian trá là bàng hoàng kinh sợ vì không hiểu tại sao. Những người dân trong tay không một tắc sắt này, kể cả đàn bà trẻ con nữa, lại có thể hiên ngang, không thách đố mà làm cho toàn bộ hàng ngũ của nhà cầm quyền CSVN phải rúng động !
Và còn hơn thế nữa, tôi dám cá rằng, những kẻ cầm lá thư trả lời của Tòa Giám Mục Xã Đoài trên tay đều bỡ ngỡ nhìn nhau và nói không thành tiếng, rồi cũng không thể hiểu được tại sao chúng lại nhận được lá thư trả lời đanh thép như thế. Mà có phải là đanh thép không đâu, còn có cả những điều khoản kết tội như kết tội bọn trộm cướp nữa cơ chứ ! Thật là rụng rời tay chân !
Kế đến, rất ngạc nhiên khi biết người viết thư đó là một Linh Mục, Ngài chỉ biết theo tiếng gọi để viết lên sự thật và làm chứng cho sự thật thôi. Nếu các đồng chí biết nghe sự thật thì có việc gì phải la hoảng. Các "đồng chí" hãy nhớ cho kỹ nhá, chỉ có tội ác mới chống lại sự thật, chống lại Công Lý mà thôi! Phải thế không nào ?
Như thế, câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất cho sự kiện có từng hàng hàng lớp lớp tiến lên và triệu triệu người đi và viết cho sự thật là vì từ trong lòng họ đã có niềm tin tuyệt đối vào Đấng : "Ta là Đưòng, là Chân Lý và là sự Sống" (X.Ga.4). Một khi họ đi tìm Chân Lý, làm chứng cho Chân Lý thì chính là lúc họ đi tìm Sự Sống. Sự sống trong lẽ thật mới là cuộc sống đáng sống. Người đi tìm sự sống trong Công Lý thì lại sợ cái chết ư ? Nếu cái chết đã không làm họ khiếp sợ, há họ lại lo sợ bạo lực và gian dối của tà quyền hay sao ?
Họ không sợ hãi, bởi vì lịch sử đã chứng mình rằng : Niềm tin của ngưòi Công Giáo đặt để vào Đấng là Sự Thật, là là Công Lý và là Sự Sống mà biểu tượng là Cây Thánh Gía là vĩnh viễn trường cửu. Không một kẻ nào, một thế lực nào có thể trấn áp, lay chuyển được. Nếu chỉ tính riêng ở Việt Nam thôi, sự kiện này đã đưọc chứng minh qua các triều Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức. Nay CSVN dám chà đạp Niềm Tin của họ là Đường là Chân Lý, là Cây Thánh Giá thì con đường diệt vong của chúng đã gần kề.
Bởi lẽ, lịch sử cũng cho thấy rằng, Tần thủy Hoàng, bạo ngược hơn đời, mà con cháu y truyền lại không qúa ba đời. Một Tào Tháo gian hùng, đời con Tào Phi chưa chết, cơ nhiệp đã tận. Riêng Hồ chí Minh xem ra về phần độc ác bạo ngược giết người không thua Tần Thủy Hoàng. Phần gian trá còn hơn cả Tào Tháo, đẻ con ra không dám nhận, bản thân xin làm nô lệ cho ngoại thù thì sẽ truyền được mấy đời đây ? Liệu có còn tồn tại được hết tuổi đời con của ông ta hay không ?
Câu trả lời đã có sẵn ở đây. Suốt từ ngày 3-2-1930 cho đến nay, còn kế ác độc nào trong mưu toan tiêu diệt niềm tin của Tôn Giáo, đặc biệt là Công Giáo mà Hồ chí Minh và tập đoàn CSVN chưa đem ra thi hành?
Ngay sau ngày chia đôi nước Việt, đồng bào Công giáo di cư vào Nam tìm tự do khá nhiều, Hồ chí Minh nhân cơ hội ấy, ngầm kết án người công giáo theo giặc, nên các cơ sở, đất đai, tài sản của Giáo Hội, dù còn người ở lại trông coi hay tiếp tục việc thờ tự đều bị chúng chiếm đoạt và nhiều nhà thờ khác bị biến thành nhà kho của hợp tàc xã. Việc phụng vụ, tuy không chính thức ra thông báo cấm cản, nhưng cứ đến giớ phụng vụ thì chúng tổ chức phát thanh họp hành phá rối (điều này chúng cũng áp dụng tại một số nơi ở Miền Nam sau 30-4-1975). Kế đến, ngăn cấm các Linh Mục đến những xứ đạo không còn Linh Mục để cử hành phụng vụ. Việc học sinh dự tu thì coi như chấm hết. Nếu có người giáo dân đạo hạnh nào được chịu chức Linh Mục thì y như rằng họ đã tốt nghiệp từ đại học…. chui !
Riêng các nhà thờ ở các tỉnh lẻ hay miền quê thì nhân cơ hội chiến tranh, nhà nước biến nhà thờ, chùa chiền, nơi tôn nghiêm thành những pháo đài chống máy bay. Kết qủa, nếu nhà thờ bị đánh bom tan hoang thì thầy tớ Việt cộng mừng rỡ vì cơ hội tuyên truyền, kể tội ác của đế quốc Mỹ. Tam Tòa cũng là một trong những diện điển hình như thế. Riêng các nhà thờ vùng Cao Bắc Lạng, sau chiến tranh chống Mỹ lại được cải biến thành pháo đài chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Nhờ chiến tranhh ấy, Việt cộng và Trung cộng đã phá nát cho bằng hết những nơi cần phải bảo vệ.
Chỉ có điều không giống ai theo kiểu xã hội chủ nghĩa Việt cộng là : Sau khi để cho Trung cộng phá xập rất nhiều nhà thờ, trường học ở phương bắc và giết hại hàng chục ngàn dân, quân Việt Nam. Nhà nước CSVN lại không một nửa lời lên án. Đã thế còn thành lập có đến 40 nghĩa trang thờ liệt sĩ Trung cộng trên đất nước Việt. Rồi đến năm 1999-2000, lại cúng luôn những phần đất béo như Bản Giốc, Nam Quan cho Trung cộng. Qủa thật, đây là một kỳ tích mà những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung nổi tiếng trong nghề cõng rắn cắn gà nhà cũng phải qùy bái phục công trạng bán nước củaHồ chí Minh và Đảng CSVN. Chói lọi…. đại chói lọi ! Riêng những người đem thân đi chống Trung Quốc năm nào thì ngậm hờn không có lấy một nơi dung thân. May mà nhà nước chưa cho lập bia mộ tập thể với bảng đề : "Mồ chôn những tên phản động chống Trung Quốc vĩ đại !" May ! Thật là may cho những người đã chết… nhầm trong cuộc chiến ấy !
Tuy nhiên, với muôn vàn mưu ma, chước qủy như thế, Hồ chí Minh và Đảng CSVN cũng không thể nào làm suy giảm được niềm tin của ngươi Công Giáo đặt nơi biểu tượng Thánh Giá. Nói cách khác, càng trong nguy khó, niềm tin ấy càng tăng cao, vững bền và không bao giờ chúng có thể làm cho người công Giáo đi theo đường giả dối, gian trá được. Trái lại, khốn cho kẻ giơ chân đạp mũi nhọn. Bởi vì, con đường vô đạo ấy không dẫn chúng đến cuộc tồn sinh. Riêng Niềm Tin của người Công Giáo thì mãi mãi còn đây. Sẽ mãi mãi chiếu sáng mọi con đường, dù là con đường còn nằm trong bóng tối của sự gian trá và đàn áp.
Khi biết không thể thắng nổi niềm tin của người Công Giáo, tại sao CSVN còn ức chế giáo dân Tam Tòa ?
Sự thật là : Nhà cầm quyền CSVN đã không thể nào khoả lấp được tội trạng bán đất, dâng biển của Việt Nam từ Hoàng Sa, Trường Sa, đến Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm và nay là Tây Nguyên, cho Trung cộng. Nhưng chúng cũng không dám thừa nhận tội ác này. Việc không dám thừa nhận, hay ngưng ngay tội buôn dân bán nước lại, đã dồn đám thái thú bước vào chân tường. Con đường giải quyết áp lực theo hướng xã hội chủ nghĩa là bạo lực. Đó là lý do của vụ việc Tam Tòa nổ ra. Lẽ dĩ nhiên, tuy dù nhà nước Việt cộng không muốn gây thêm những xung đột vói các tôn giáo để chế độ sớm cáo chung. Nhưng, vì tình thế, không còn đường lựa chọn, đành phải mở ra những điểm nóng để giải tỏa bớt áp lực của dư luận.
Từ lý luận thực tế này và với một guồng máy công an trị, nhà nước CSVN vẫn chủ quan là vẫn có thể điều hành được bạo quyền và cũng sẽ giải tỏa được áp lực từ nhân dân. Nên khi vụ Hoàng Sa, Trường Sa trở nên sôi động, làm choáng váng dư luận, CSVN đã mở ra trận Toà Khâm Sứ, rồi Thái Hà, để thu hút chú tâm của mọi ngươì vào điểm nóng mà quên đi vụ Hòang Sa, Trường sa. Bản cũ soạn lại, nay đến vụ quặng mỏ Bauxite Tây nguyên, và nhiều vụ "tàu lạ" đuổi bắt ngư dân Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, càng lúc áp lực càng đè nặng xuống trên đầu những kẻ bán nước hại dân. Khắp nơi biến động đã sẵn sàng nổ tung. Nay nhà thờ này tổ chức cầu nguyện cho Tây Nguyên, mai đến nơi khác hội thảo. Con vật đến lúc gần chết sẽ thêm hung hăng dữ tợn hơn. Cũng thế, nhà nước toan tính mở mặt trận "Làng Mai" ở Di Linh làm điểm nóng. Kết qủa, cờ chưa đánh đã tan, không thu hút được sự chú ý của nhiều người. Bước vào đường cùng, Tam Tòa như một cái tên tiền định là địa điểm thứ ba, là lựa chọn đánh cuộc cho giải pháp giải tỏa áp lực nhất thời từ vụ Bauxite Tây Nguyên.
Cái kế đánh bùn sang ao của nhà nước này chưa biết đúng sai, nhưng địa điểm chúng lựa chọn thì hoàn toàn sai trái. Sai từ cơ bản đến tính toán. Bởi lẽ, họ không thể đoán ra được sức phản ứng của người Công Giáo nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng. Đã thế, họ không bao giờ ngờ rằng sẽ nhận được những lá thư trả lời như một bản án của Toà Giám Mục Vinh. Sự khiêm nhường trong lá thư không phải không có, nhưng chắc chắn rằng bạo lực không thể làm cho ngòi bút đi tìm sự thật ấy bẻ cong được. Đã đứng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, những trách nhiệm trong guồng máy CSVN còn cho bọn đầu gấu, công an chìm giả xã hội đen để đánh đập các linh mục và giáo dân nữa thì chúng phải nhận lấy tất cả mọi hậu qủa khốc liệt nhất. Chúng phải nhớ rằng, sức mạnh không thể tựa trên bạo lực, vô luật pháp. Hơn thế, qua mọi thời đại, chưa bao giờ máu của người Công Giáo đã đổ ra trong vô ích.
Thay cho lời kết, kính thưa qúy anh chị em trong giáo xứ Tam Toà, Xã Đoài, Thuận Nghĩa, Hướng Phương, Cầu Rầm, Cửa Lò, v.v..., cách riêng những anh chị em đã bị cộng sản hành hung và bị giam giữ vì Chân Lý. Chúng tôi vô cùng kính phục niềm tin vững mạnh và lòng quả cảm của qúy anh chị đã biểu lộ vì đưc tin vì Công Lý. Niềm tin của qúy anh chị em hôm nay không những chỉ đi làm chứng cho Sự Thật, nhưng còn là đi xây dựng một tương lai mà Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền phải được tôn trọng và thể hiện. Từng mỗi bước chân nhỏ bé của anh chị em hôm nay sẽ là những bước vị đại trong vận mệnh của dân tộc ngày mai. Bởi vì từ những bước chân này, Công Lý, Sự Thật sẽ triển nở và thành sức mạnh đạp dổ sợ hãi, tiêu diệt cường quyền và gian dối…
Chúng tôi cũng vô cùng kính phục sự trang nghiêm, tề chỉnh của tất cả mọi người khi đến tham dự những giờ cầu nguyện. Sự trang nghiêm này biểu lộ tâm tình của những người trong lề luật đi tìm Công Lý. Nhưng lại sẵn sàng mạnh mẽ đáp trả những kẻ không có phận sự như bọn đầu gấu, giã hoặc là thành phần bất hảo của xã hội đến phá rối trật tự trong những giờ kinh. Ở đâu thì cũng thế, luật lệ thưởng bảo vệ đời sống yên lành cho ngưoì dân, chứ không bảo vệ cho những thành phần bất hảo đến phá rối này. Nếu luật của nhà nước không có điều khoản quy định ngược lại, hãy đòi buộc nhà hữu trách phải đưa chúng ra trước tòa án.
Được như thế, Tam Tòa không còn là nhỏ bé cô đơn bên bờ sông Nhật Lệ, nhưng Tam Tòa đã vươn vai lớn dậy giữa giang sơn. Và còn hơn thế, Tam Tòa đã và đang làm khởi sắc nghĩa vụ cao cả của một người dân trong đất nước muốn có Độc Lập, khát vọng Công Lý và xây dựng Nhân Quyền cho mình và cho toàn dân. Tam Tòa đã không chỉ thắp lên ngọn lửa yêu quê hương trong Nìềm Tin, nhưng còn chiếu sáng Niềm Tin đến mọi con đường và đến mọi nơi mọi chốn. Để từ Bắc xuyên Nam, từ đồng bằng lên đến miền rừng sâu núi thẳm, mọi người, mọi nhà, mọi giáo đường, mọi chùa chiền Phật giáo, mọi thánh thất Cao Đài, Hòa Hảo cũng như toàn thể đồng bào ta ở khắp năm châu sẽ cùng nhau chờ một giờ lịch sử của quê hương. Tất cả cùng đồng thanh, đồng hành cất cao tiến hát vì Công Lý. Tất cả cùng khua chiêng, cùng đánh trống, cùng gõ mõ để truyền rao ngày hội của dân tộc đã đến. Tất cả cùng đứng, chung nhau Niềm Tin, tạo sức mạnh để lên giải trừ cường quyền gian dối, buôn dân dán nước, để đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và đời sống ấm no an bình cho Vệt Nam…
Bảo Giang
Labels:
Dân Chủ,
Nhân Quyền,
Tin Tức,
Tôn Giáo
Wednesday, July 29, 2009
Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước
1. Chủ nghĩa Mác liên quan gì đến vụ bauxite và nguy cơ mất nước của Việt Nam?
Thực tế cho thấy: Muốn bàn luận về vụ Bauxite không thể không đề cập rốt ráo đến quan hệ Việt-Trung. Rồi tiếp tục, không thể nào bàn luận quan hệ Việt Trung mà không cày xới những vấn đề gốc rễ nằm trong chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa đã chi phối và quyết định động thái, số phận của hai nước Cộng sản này. Không thể đạt kết quả gì hữu ích nếu chỉ bàn chuyện khơi khơi trên ngọn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Yêu quý nhất Sự thật”, tôi muốn thêm : Cứ đi đến tận cùng Sự thật sẽ nhìn thấy lối ra!. Vậy nên, cho phép tôi khỏi phải giữ “Lễ” kiểu “quân tử Tàu”, để được tiếp cận vấn đề từ gốc.
*
Trước đây, một số đảng viên Cộng sản chân thật, khi đọc bài “Chia tay Ý thức hệ” (1995- hasiphu.com), đến câu “Đã theo chủ nghĩa Mác-Lê thì sự phản bội chỉ còn là vấn đề thời gian, chính Mác nếu còn sống cũng không thể trung thành với một lý thuyết như thế ” thì không chịu. Nhưng gần đây, do vụ Bauxite, gặp lại tôi, nhiều bác đã bảo : Chú nói đúng, nhưng chẳng lẽ một đảng cứu nước lại chuyển hoá thành một đảng bán nước ư, kỳ lạ thật ?
Sao lại có chuyện phản bội tưởng như ngược đời ấy? Cố ý hay vô tình?
Nguyên nhân dễ thấy chính là do ảo tưởng về một thế giới “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, lấy lý tưởng giai cấp để xóa nhòa ranh giới quốc gia thì chỉ làm mồi cho những nước cộng sản lớn, đặc biệt là khi nước lớn ấy đã lấy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán làm động cơ truyền kiếp và đã có thừa trí khôn để biết ảo tưởng Mác-xít chính là công cụ tuyệt vời để chiếm đoạt thiên hạ.
Nhưng ngoài lý do bị lừa do ảo tưởng , còn có hai lý do khác nữa.
- Lý thuyết Mác-Lê phi lý thì tất yếu bị thời đại đào thải, nhưng còn cả một hệ thống quyền lực do nó đã trót tạo ra, với đặc quyền đặc lợi hơn cả vua chúa, thì hệ thống ấy phải tìm mọi cách để tự vệ, tránh cuộc đào thải. Đảng cộng sản nhỏ (cầm quyền) phải dựa vào đảng cộng sản lớn mới tồn tại được. Sự nương tựa quá lớn này ắt phải trả giá, mà đảng CS nhỏ có gì để trả giá ngoài quyền lợi của đất nước mình? Cho nên phải bán, lúc đầu tưởng chỉ bán một phần là được, nhưng nước lớn cáo già đâu có dễ dàng để cho con mồi có thể thoát ra? Giả sử không còn cộng sản Trung Quốc thì đương nhiên cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn khác. Vụ Bauxite nếu không dính dáng đến Trung Quốc thì vấn đề chỉ “nhỏ như con thỏ”!
- Ấy là xét về động cơ của giới cộng sản cầm quyền (điều này cũng dễ nhận ra, vì chẳng có kẻ cầm quyền nào lại tự nguyện rút lui), nhưng còn nhân dân? Xin thưa, điều tệ hại nhất của chủ nghĩa Mác-Lê chẳng những đã tạo ra một hệ thống quyền lực tuyệt đối mà, tệ hại hơn, nó tước hết “vũ khí” của nhân dân, nhất là vũ khí tinh thần và vũ khí tổ chức: bị trói trong vòng kim cô của ý thức hệ, của luật pháp XHCN, của ý thức tổ chức và tất cả xã hội dân sự bị biến thành xã hội thần dân của đảng cộng sản. Cứ đối chiếu với các nước văn minh sẽ thấy ngay nhân dân ở các nước cộng sản được “làm chủ” hay làm “đày tớ” như thế nào. Và như đứa trẻ đã chịu nằm gọn trong tay người bế ẵm thì dân sẽ được “nựng” bằng đủ lời ru ngon ngọt, và nếu không “ngoan”thì đã có roi. Khi nhân dân đã bị vô hiệu thì vận mệnh đất nước nằm gọn trong tay người cầm quyền. Việc mua bán đâu cần hỏi dân làm gì?
Nguy cơ mất nước nằm trong 3 nguyên nhân ấy.
2. “Nước đổ lá khoai” trong vụ bauxite.
Những ai theo rõi diến biến về vụ Bauxite từ khi có trang web bauxitevietnam. info hẳn không khỏi ngạc nhiên, vì sao những tiếng nói phản biện của phía nhân dân, mà đại diện là giới trí thức tiên tiến của dân, những người có thông tin, có tâm và có tầm, đã lên tiếng đầy đủ đến thế, có lý có tình thuyết phục đến thế, mà đến nay vẫn như nước đổ lá khoai, mà giới có quyền vẫn ăn nói và xử sự như không hề có làn sóng phản biện ?
Minh hoạ cho hiện tượng một bên cứ thắng một bên cứ thua này không gì bằng ví dụ khôi hài mà nhà báo Ngô Nhân Dụng đã mô tả trong bài “Dân chủ cũng như luật đá banh” (Nguồn: x-cafevn.org). Cái sân bóng đá dân chủ XHCN đặc biệt này dốc như sườn đồi, đội nhà nước thì ở bên cao, cầu môn lại hẹp, cầu thủ được quyền đá ẩu, chơi cả bằng tay. Đội của dân thì ở phía thấp, cầu môn lại rộng…, nên để tự nhiên là bóng cứ tự động lăn vào lưới của dân, bên nhà nước cứ đá lờ vờ cũng thắng.
3. Thương nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Tại sao Mác lại thiết kế ra cái “sân bóng đá” quái gở như trên? Chính vì Mác muốn cho Vô sản thắng trăm phần trăm, Tư sản thua trăm phần trăm nên đã thiên vị.
Điều oái oăm và bi kịch là: những hậu quả tai hại ấy lại khởi đầu từ những mục đích rất thiện và rất cao cả. Mác muốn trừ khử những bất công, muốn đổi đời cho tất cả những ai bị áp bức, nhưng Mác không hiểu những quy luật tất yếu của xã hội, nên đưa ra những phương án rất không cân bằng, rất thiên vị , nghiêng hẳn về giới cần lao bị trị. Mác chia phần gần như 100 phần trăm cho phía bị trị, giới thống trị bị coi là kẻ thù , chỉ được trú chân tạm thời rồi bị đẩy ra ngoài cuộc chơi, để cho giới bị trị tự chia thành hai đội (nội bộ tự quản) rồi chơi với nhau.
Nhưng nhà thiết kế Các Mác tốt bụng đã lầm to. Do quy luật cạnh tranh sinh tồn nên sau khi bọn thống trị cũ bị tống cổ ra khỏi cuộc chơi thì cái đội “lãnh đạo” từ nội bộ tách ra sẽ chiếm ngay lấy phía sân trên cao, đẩy đa số còn lại về nửa sân phía thấp, và nó cứ duy trì cái sân nghiêng sẵn có và không bao giờ chịu đổi sân nữa. Đội bóng “lãnh đạo” mới này nguy hiểm hơn đội “thống trị” cũ, không thể bị phế truất vì nó vẫn nhân danh là “đội của dân”, hơn thế còn là “đày tớ” tức là có tính “nhân dân” hơn cả nhân dân (nếu dân đã là vô sản thì đội ngũ này còn “vô sản” chân chính hơn nữa kia), nên theo quy định của Mác thì đội này hoàn toàn có quyền làm chủ sân bóng, vừa đá bóng vừa thổi còi,và cứ thế, đội “lãnh đạo” thắng hết trận này đến trận kia trên cái sân nghiêng, không tốn một giọt mồ hôi.
Nếu hiểu đúng quy luật thì Mác phải thấy cả hai cực cai trị và bị cai trị bao giờ cũng song song tồn tại, nên phải thiết kế một sân chơi bằng phẳng, có luật nghiêm minh, không thiên vị bên nào, và cứ sau một hiệp lại phải đổi sân , người lãnh đạo cũ lại trở về dân, dân lại cử người khác làm lãnh đạo. Cái độ nghiêng thiên vị xưa kia của Mác nhằm ép giới thống trị, nay bị đánh tráo và sự hẩm hiu lại ép vào phía nhân dân.
Thiết kế sân chơi như gợi ý của Montesquieu, J.J.Rousseau mới chính là sân chơi công bằng, khách quan, hợp quy luật tiến hoá.
Thế là Mác muốn làm ơn mà nên oán. Học thuyết giải phóng kẻ bị trị lại biến thành lá bùa để kẻ mạnh tước đoạt của kẻ yếu, nước mạnh tước đoạt của nước yếu, cứ ngọt sớt, vì cuộc tước đoạt có vỏ bọc là những “chữ vàng” tuyệt đẹp như một cuộc hợp tác từ thiện hay một cuộc tự nguyện hiến dâng.
Nói cách khác, học thuyết Chuyên chính Vô sản là bà đỡ cho cả nạn NỘI XÂM lẫn NGOẠI XÂM, hai kẻ sinh đôi này tất nhiên câu kết với nhau để cùng tước đoạt quyền làm chủ của dân đối với đất nước. Vong hồn Mác chắc chắn vẫn còn nợ giới cần lao một lời tạ lỗi vì sai lầm lý thuyết ấy.
Hậu quả là ngày nay bất cứ người cộng sản nào cũng phải chọn một trong hai sự “PHẢN BỘI”không thể thoái thác: hoặc là phản lại (hoặc từ bỏ) học thuyết sai lầm để trung thành với nước với dân (cũng là trung thành với tấm lòng và mục tiêu chân chính của Mác), hoặc là cứ “trung thành” với học thuyết sai lầm thì lại phản dân tộc, phản tiến hoá. Người cộng sản tử tế chọn cách “phản” thứ nhất! Còn phần lớn người cộng sản có quyền bính trong tay thì chọn cách “phản” thứ hai, và gọi sự “phản” của họ là đức tuyệt đối trung thành. Thái độ im lặng thực chất là gián tiếp đồng loã với cách phản bội thứ hai.
4. Đặc điểm một cuộc xâm lăng kiểu mới đối với nước ta.
Nếu chủ nghĩa bành trướng Đại Hán muốn tái hiện một cuộc Bắc thuộc đối với Việt Nam thì sẽ gặp thuận lợi gì và khó khăn gì?
Thời Pháp thuộc Việt Nam chỉ mất nước chứ không có khả năng đồng hóa Dân tộc ta. Trong lịch sử, Trung Hoa đã nhiều lần muốn đồng hoá Dân tộc Việt Nam, vì họ thừa biết một Dân tộc bị đồng hoá thì bị mất nước vĩnh viễn. Mặc dù có ưu thế của ảnh hưởng Khổng giáo, của nhiều tập tính Đông phương và có biên giới gần gũi để di dân nhưng những thứ đó vào Việt Nam đã bị Việt Nam đồng hoá theo cách riêng của một Dân tộc có phong cách riêng và biết tự tôn nên mưu đồ đồng hoá thất bại.
Ngày nay, những nhân tố ấy vẫn còn, lại được thêm sự hỗ trợ cực kỳ hiệu quả của giáo lý Mác-Lê, của lá bùa xây dựng thiên đường XHCN và khuôn khổ tổ chức Xã hội chủ nghĩa. Lê Chiêu Thống ngày xưa không mảy may điều hành được xã hội, còn Lê Chiêu Thống ngày nay thì khả năng ấy có thừa.
Trong lịch sử 4.000 năm đã có bao giờ bị thất thủ mất đất mất biển đơn giản như thế, đã có bao giờ bị ngoại bang cưỡi lên giữa lưng, tóm lấy yết hầu, chi phối nhân sự dễ dàng như thế? Đã có bao giờ người cầm đầu xã hội bạc nhược đến mức không dám gọi đến tên kẻ đã đánh giết dân mình chứ chưa nói đến có gan chống lại?
Xã hội dân sự rất èo uột vì bị quản lý đến tận hang cùng ngõ hẻm, chỉ biết tuân theo. Đã thế lại bị ảnh hưởng tiêu cực của lối sống thực dụng, màu mè lai căng (thờ phụng một cầu thủ bóng đá, một M.Jackson, nhưng không coi Tổ quốc ra giá trị gì), của tâm lý cầu an chán nản sau chiến tranh quá dài, của thói dối trá và cách sống luồn lọt- xin cho, của lối sống vừa vô cảm vừa tàn bạo, của sự thiếu hụt và tan vỡ lý tưởng nên mất niềm tin, của sự bất lực trong giáo dục…khiến cho đạo đức suy đồi, lòng người ly tán. Một quốc gia như vậy là một quốc gia yếu, làm mồi ngon cho xâm lăng.
Khả năng bị đồng hóa toàn diện nặng nề hơn bao giờ hết. Đã có sự nhập cư ồ ạt không thể kiểm soát của những người Tàu không rõ lý lịch. Thông tin cho biết nhiều kẻ nhập cư lậu thuộc loại chất lượng xấu nhưng vừa chiếm chỗ lao động, vừa lấy được 2-3 người vợ Việt Nam để sinh đẻ cho nhiều ! Chẳng những sẽ bị Hán hóa mà còn lưu manh hóa và mông muội hóa để thành những tộc dân mọi rợ. Dân tộc bị thoái hóa thì sẽ mất nước vĩnh viễn, trở thành quận huyện của người ta, uổng công tổ tiên nghìn đời xây đắp.
Nhưng không phải kẻ xâm lược chỉ gặp thuận lợi. Khó khăn là lịch sử đã dạy cho dân Việt Nam hiểu người láng giềng khổng lồ quá rõ. Dùng mưu mô khó bịp được nhau. Còn dùng vũ lực ư, thì Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa …còn đó chứ đã mất đi đâu?
5. Giải phóng dân mới cứu được nước.
Chân lý muôn đời là chỉ có Dân mới cứu được nước. Nhưng thế của Dân hiện nay như thế của một đội bóng trong một cái sân nghiêng rất khó chịu như đã mô tả ở trên: đội “Nhân dân” ở cuối dốc, cầu môn lại rỗng ruễnh, trọng tài là người của bên kia lúc nào cũng sẵng sàng thổi phạt. Mà đội “lãnh đạo” trên đỉnh dốc nay lại thuê rất nhiều “cầu thủ ngoại xâm” cao to và hung dữ, chỉ rình “nuốt sống” đối phương.! Đội “nhân dân” chỉ còn cách thúc thủ?
Muốn nhân dân phục hồi sinh lực tất nhiên phải nâng cao DÂN TRÍ và xây dựng một XÃ HỘI DÂN SỰ cường tráng. Nhưng sẽ không thể làm được một việc gì hết nếu không đồng thời cải biến chính cái “sân chơi” kia (mà Mác đã thiết kế): phải giảm dần độ nghiêng đến mức nằm ngang, phải lập lại tổ trọng tài, phải trừng trị kẻ chơi xấu và không được cấm cản cầu thủ đội “nhân dân” một cách vô lý…vân vân…
Nhân dân khác nào vị tướng tài bách chiến bách thắng nhưng còn đang bị giam lỏng, phải trả tự do ngay cho vị tướng này.
Tóm lại là : Khi tiến hành nâng cao DÂN TRÍ và xây dựng Xã HỘI DÂN SỰ phải đồng thời xử lý những giáo lý và thiết chế Mác-xít mới mong giải phóng được sinh lực của Dân tộc, làm nhân tố quyết định để giữ nước. Lịch sử đã tạo ra vấn nạn gì thì lại tạo tiền đề để giải quyết vấn nạn ấy. Một ảo tưởng, trái quy luật đã theo lòng yêu nước xâm nhập vào trong một cuộc chống ngoại xâm, thì khi điều kiện lịch sử ấy qua đi, sẽ được chính lòng yêu nước tiễn đưa ra, cũng bằng một dịp chống xâm lược! Một nguy cơ biết đâu lại chẳng là một cơ hội ?
Xây dựng Xã hội Dân sự là sự nghiệp của toàn dân, những người tiên phong có thể là giới trí thức tiên tiến và giới trẻ tiến bộ, nhưng rất cần những điểm tựa tinh thần đang hiện diện. Các vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Văn Cương…, vốn là những nhân vật bảo vệ nền Độc lập, nhưng trước mối an nguy của vận nước trong vụ Bauxite đã cất tiếng phản biện đanh thép, không khoan nhượng, tự nhiên đã thành biểu tượng của Dân chủ. Cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của Dân tộc đã gắn hai yếu tố Độc lập và Dân chủ lại với nhau. Những vị tướng QUÂN SỰ nếu có thể trở thành những vị tướng DÂN SỰ trong một xã hội Dân sự thì thật đáng mừng.
Trong Xã hội Dân sự thì hai giới NHÀ BÁO Dân chủ và LUẬT SƯ Dân chủ là hai trụ cột cực kỳ quan trọng, nên người muốn phá Xã hội Dân sự bao giờ cũng kiềm chế hai giới này.
Quy chế về cái gọi là “Lề phải” chính là một ngụy biện nhằm mục đích kiềm chế ấy.
Đà Lạt ngày 26-7-2009
HSP
PHỤ LỤC :
Khi chuẩn bị viết bài này, một thân hữu từ Côn Đảo đem về cho tôi một hiện vật rất liên quan và có ý nghĩa. Đó là một trong số rất nhiều cột mốc của Trung Quốc sản xuất hàng loạt , cắm quanh Côn Đảo, nhằm khẳng định Côn Đảo là thuộc về Trung Quốc, thế đấy ! Tôi gửi đến các độc giả ảnh chụp chi tiết cột mốc này. (HSP)
Cọc mốc của Trung Quốc cắm trên lãnh hải Việt Nam (sát Côn Đảo)
(Hiện vật thu thập tại chỗ)
Hà Sĩ Phu – 12/ 7/ 2009
c mốc cao 50 cm đúc bằng nhựa cứng chuyên dụng
4 chữ THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU (Cột mốc địa giới) khắc ở mặt trước và mặt sau của cọc
Mặt trên của cọc mốc cũng khắc chìm 4 chữ THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Hà Sĩ Phu
http://bauxitevietnam.info/c/4543.html
Thực tế cho thấy: Muốn bàn luận về vụ Bauxite không thể không đề cập rốt ráo đến quan hệ Việt-Trung. Rồi tiếp tục, không thể nào bàn luận quan hệ Việt Trung mà không cày xới những vấn đề gốc rễ nằm trong chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa đã chi phối và quyết định động thái, số phận của hai nước Cộng sản này. Không thể đạt kết quả gì hữu ích nếu chỉ bàn chuyện khơi khơi trên ngọn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Yêu quý nhất Sự thật”, tôi muốn thêm : Cứ đi đến tận cùng Sự thật sẽ nhìn thấy lối ra!. Vậy nên, cho phép tôi khỏi phải giữ “Lễ” kiểu “quân tử Tàu”, để được tiếp cận vấn đề từ gốc.
*
Trước đây, một số đảng viên Cộng sản chân thật, khi đọc bài “Chia tay Ý thức hệ” (1995- hasiphu.com), đến câu “Đã theo chủ nghĩa Mác-Lê thì sự phản bội chỉ còn là vấn đề thời gian, chính Mác nếu còn sống cũng không thể trung thành với một lý thuyết như thế ” thì không chịu. Nhưng gần đây, do vụ Bauxite, gặp lại tôi, nhiều bác đã bảo : Chú nói đúng, nhưng chẳng lẽ một đảng cứu nước lại chuyển hoá thành một đảng bán nước ư, kỳ lạ thật ?
Sao lại có chuyện phản bội tưởng như ngược đời ấy? Cố ý hay vô tình?
Nguyên nhân dễ thấy chính là do ảo tưởng về một thế giới “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, lấy lý tưởng giai cấp để xóa nhòa ranh giới quốc gia thì chỉ làm mồi cho những nước cộng sản lớn, đặc biệt là khi nước lớn ấy đã lấy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán làm động cơ truyền kiếp và đã có thừa trí khôn để biết ảo tưởng Mác-xít chính là công cụ tuyệt vời để chiếm đoạt thiên hạ.
Nhưng ngoài lý do bị lừa do ảo tưởng , còn có hai lý do khác nữa.
- Lý thuyết Mác-Lê phi lý thì tất yếu bị thời đại đào thải, nhưng còn cả một hệ thống quyền lực do nó đã trót tạo ra, với đặc quyền đặc lợi hơn cả vua chúa, thì hệ thống ấy phải tìm mọi cách để tự vệ, tránh cuộc đào thải. Đảng cộng sản nhỏ (cầm quyền) phải dựa vào đảng cộng sản lớn mới tồn tại được. Sự nương tựa quá lớn này ắt phải trả giá, mà đảng CS nhỏ có gì để trả giá ngoài quyền lợi của đất nước mình? Cho nên phải bán, lúc đầu tưởng chỉ bán một phần là được, nhưng nước lớn cáo già đâu có dễ dàng để cho con mồi có thể thoát ra? Giả sử không còn cộng sản Trung Quốc thì đương nhiên cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn khác. Vụ Bauxite nếu không dính dáng đến Trung Quốc thì vấn đề chỉ “nhỏ như con thỏ”!
- Ấy là xét về động cơ của giới cộng sản cầm quyền (điều này cũng dễ nhận ra, vì chẳng có kẻ cầm quyền nào lại tự nguyện rút lui), nhưng còn nhân dân? Xin thưa, điều tệ hại nhất của chủ nghĩa Mác-Lê chẳng những đã tạo ra một hệ thống quyền lực tuyệt đối mà, tệ hại hơn, nó tước hết “vũ khí” của nhân dân, nhất là vũ khí tinh thần và vũ khí tổ chức: bị trói trong vòng kim cô của ý thức hệ, của luật pháp XHCN, của ý thức tổ chức và tất cả xã hội dân sự bị biến thành xã hội thần dân của đảng cộng sản. Cứ đối chiếu với các nước văn minh sẽ thấy ngay nhân dân ở các nước cộng sản được “làm chủ” hay làm “đày tớ” như thế nào. Và như đứa trẻ đã chịu nằm gọn trong tay người bế ẵm thì dân sẽ được “nựng” bằng đủ lời ru ngon ngọt, và nếu không “ngoan”thì đã có roi. Khi nhân dân đã bị vô hiệu thì vận mệnh đất nước nằm gọn trong tay người cầm quyền. Việc mua bán đâu cần hỏi dân làm gì?
Nguy cơ mất nước nằm trong 3 nguyên nhân ấy.
2. “Nước đổ lá khoai” trong vụ bauxite.
Những ai theo rõi diến biến về vụ Bauxite từ khi có trang web bauxitevietnam. info hẳn không khỏi ngạc nhiên, vì sao những tiếng nói phản biện của phía nhân dân, mà đại diện là giới trí thức tiên tiến của dân, những người có thông tin, có tâm và có tầm, đã lên tiếng đầy đủ đến thế, có lý có tình thuyết phục đến thế, mà đến nay vẫn như nước đổ lá khoai, mà giới có quyền vẫn ăn nói và xử sự như không hề có làn sóng phản biện ?
Minh hoạ cho hiện tượng một bên cứ thắng một bên cứ thua này không gì bằng ví dụ khôi hài mà nhà báo Ngô Nhân Dụng đã mô tả trong bài “Dân chủ cũng như luật đá banh” (Nguồn: x-cafevn.org). Cái sân bóng đá dân chủ XHCN đặc biệt này dốc như sườn đồi, đội nhà nước thì ở bên cao, cầu môn lại hẹp, cầu thủ được quyền đá ẩu, chơi cả bằng tay. Đội của dân thì ở phía thấp, cầu môn lại rộng…, nên để tự nhiên là bóng cứ tự động lăn vào lưới của dân, bên nhà nước cứ đá lờ vờ cũng thắng.
3. Thương nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Tại sao Mác lại thiết kế ra cái “sân bóng đá” quái gở như trên? Chính vì Mác muốn cho Vô sản thắng trăm phần trăm, Tư sản thua trăm phần trăm nên đã thiên vị.
Điều oái oăm và bi kịch là: những hậu quả tai hại ấy lại khởi đầu từ những mục đích rất thiện và rất cao cả. Mác muốn trừ khử những bất công, muốn đổi đời cho tất cả những ai bị áp bức, nhưng Mác không hiểu những quy luật tất yếu của xã hội, nên đưa ra những phương án rất không cân bằng, rất thiên vị , nghiêng hẳn về giới cần lao bị trị. Mác chia phần gần như 100 phần trăm cho phía bị trị, giới thống trị bị coi là kẻ thù , chỉ được trú chân tạm thời rồi bị đẩy ra ngoài cuộc chơi, để cho giới bị trị tự chia thành hai đội (nội bộ tự quản) rồi chơi với nhau.
Nhưng nhà thiết kế Các Mác tốt bụng đã lầm to. Do quy luật cạnh tranh sinh tồn nên sau khi bọn thống trị cũ bị tống cổ ra khỏi cuộc chơi thì cái đội “lãnh đạo” từ nội bộ tách ra sẽ chiếm ngay lấy phía sân trên cao, đẩy đa số còn lại về nửa sân phía thấp, và nó cứ duy trì cái sân nghiêng sẵn có và không bao giờ chịu đổi sân nữa. Đội bóng “lãnh đạo” mới này nguy hiểm hơn đội “thống trị” cũ, không thể bị phế truất vì nó vẫn nhân danh là “đội của dân”, hơn thế còn là “đày tớ” tức là có tính “nhân dân” hơn cả nhân dân (nếu dân đã là vô sản thì đội ngũ này còn “vô sản” chân chính hơn nữa kia), nên theo quy định của Mác thì đội này hoàn toàn có quyền làm chủ sân bóng, vừa đá bóng vừa thổi còi,và cứ thế, đội “lãnh đạo” thắng hết trận này đến trận kia trên cái sân nghiêng, không tốn một giọt mồ hôi.
Nếu hiểu đúng quy luật thì Mác phải thấy cả hai cực cai trị và bị cai trị bao giờ cũng song song tồn tại, nên phải thiết kế một sân chơi bằng phẳng, có luật nghiêm minh, không thiên vị bên nào, và cứ sau một hiệp lại phải đổi sân , người lãnh đạo cũ lại trở về dân, dân lại cử người khác làm lãnh đạo. Cái độ nghiêng thiên vị xưa kia của Mác nhằm ép giới thống trị, nay bị đánh tráo và sự hẩm hiu lại ép vào phía nhân dân.
Thiết kế sân chơi như gợi ý của Montesquieu, J.J.Rousseau mới chính là sân chơi công bằng, khách quan, hợp quy luật tiến hoá.
Thế là Mác muốn làm ơn mà nên oán. Học thuyết giải phóng kẻ bị trị lại biến thành lá bùa để kẻ mạnh tước đoạt của kẻ yếu, nước mạnh tước đoạt của nước yếu, cứ ngọt sớt, vì cuộc tước đoạt có vỏ bọc là những “chữ vàng” tuyệt đẹp như một cuộc hợp tác từ thiện hay một cuộc tự nguyện hiến dâng.
Nói cách khác, học thuyết Chuyên chính Vô sản là bà đỡ cho cả nạn NỘI XÂM lẫn NGOẠI XÂM, hai kẻ sinh đôi này tất nhiên câu kết với nhau để cùng tước đoạt quyền làm chủ của dân đối với đất nước. Vong hồn Mác chắc chắn vẫn còn nợ giới cần lao một lời tạ lỗi vì sai lầm lý thuyết ấy.
Hậu quả là ngày nay bất cứ người cộng sản nào cũng phải chọn một trong hai sự “PHẢN BỘI”không thể thoái thác: hoặc là phản lại (hoặc từ bỏ) học thuyết sai lầm để trung thành với nước với dân (cũng là trung thành với tấm lòng và mục tiêu chân chính của Mác), hoặc là cứ “trung thành” với học thuyết sai lầm thì lại phản dân tộc, phản tiến hoá. Người cộng sản tử tế chọn cách “phản” thứ nhất! Còn phần lớn người cộng sản có quyền bính trong tay thì chọn cách “phản” thứ hai, và gọi sự “phản” của họ là đức tuyệt đối trung thành. Thái độ im lặng thực chất là gián tiếp đồng loã với cách phản bội thứ hai.
4. Đặc điểm một cuộc xâm lăng kiểu mới đối với nước ta.
Nếu chủ nghĩa bành trướng Đại Hán muốn tái hiện một cuộc Bắc thuộc đối với Việt Nam thì sẽ gặp thuận lợi gì và khó khăn gì?
Thời Pháp thuộc Việt Nam chỉ mất nước chứ không có khả năng đồng hóa Dân tộc ta. Trong lịch sử, Trung Hoa đã nhiều lần muốn đồng hoá Dân tộc Việt Nam, vì họ thừa biết một Dân tộc bị đồng hoá thì bị mất nước vĩnh viễn. Mặc dù có ưu thế của ảnh hưởng Khổng giáo, của nhiều tập tính Đông phương và có biên giới gần gũi để di dân nhưng những thứ đó vào Việt Nam đã bị Việt Nam đồng hoá theo cách riêng của một Dân tộc có phong cách riêng và biết tự tôn nên mưu đồ đồng hoá thất bại.
Ngày nay, những nhân tố ấy vẫn còn, lại được thêm sự hỗ trợ cực kỳ hiệu quả của giáo lý Mác-Lê, của lá bùa xây dựng thiên đường XHCN và khuôn khổ tổ chức Xã hội chủ nghĩa. Lê Chiêu Thống ngày xưa không mảy may điều hành được xã hội, còn Lê Chiêu Thống ngày nay thì khả năng ấy có thừa.
Trong lịch sử 4.000 năm đã có bao giờ bị thất thủ mất đất mất biển đơn giản như thế, đã có bao giờ bị ngoại bang cưỡi lên giữa lưng, tóm lấy yết hầu, chi phối nhân sự dễ dàng như thế? Đã có bao giờ người cầm đầu xã hội bạc nhược đến mức không dám gọi đến tên kẻ đã đánh giết dân mình chứ chưa nói đến có gan chống lại?
Xã hội dân sự rất èo uột vì bị quản lý đến tận hang cùng ngõ hẻm, chỉ biết tuân theo. Đã thế lại bị ảnh hưởng tiêu cực của lối sống thực dụng, màu mè lai căng (thờ phụng một cầu thủ bóng đá, một M.Jackson, nhưng không coi Tổ quốc ra giá trị gì), của tâm lý cầu an chán nản sau chiến tranh quá dài, của thói dối trá và cách sống luồn lọt- xin cho, của lối sống vừa vô cảm vừa tàn bạo, của sự thiếu hụt và tan vỡ lý tưởng nên mất niềm tin, của sự bất lực trong giáo dục…khiến cho đạo đức suy đồi, lòng người ly tán. Một quốc gia như vậy là một quốc gia yếu, làm mồi ngon cho xâm lăng.
Khả năng bị đồng hóa toàn diện nặng nề hơn bao giờ hết. Đã có sự nhập cư ồ ạt không thể kiểm soát của những người Tàu không rõ lý lịch. Thông tin cho biết nhiều kẻ nhập cư lậu thuộc loại chất lượng xấu nhưng vừa chiếm chỗ lao động, vừa lấy được 2-3 người vợ Việt Nam để sinh đẻ cho nhiều ! Chẳng những sẽ bị Hán hóa mà còn lưu manh hóa và mông muội hóa để thành những tộc dân mọi rợ. Dân tộc bị thoái hóa thì sẽ mất nước vĩnh viễn, trở thành quận huyện của người ta, uổng công tổ tiên nghìn đời xây đắp.
Nhưng không phải kẻ xâm lược chỉ gặp thuận lợi. Khó khăn là lịch sử đã dạy cho dân Việt Nam hiểu người láng giềng khổng lồ quá rõ. Dùng mưu mô khó bịp được nhau. Còn dùng vũ lực ư, thì Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa …còn đó chứ đã mất đi đâu?
5. Giải phóng dân mới cứu được nước.
Chân lý muôn đời là chỉ có Dân mới cứu được nước. Nhưng thế của Dân hiện nay như thế của một đội bóng trong một cái sân nghiêng rất khó chịu như đã mô tả ở trên: đội “Nhân dân” ở cuối dốc, cầu môn lại rỗng ruễnh, trọng tài là người của bên kia lúc nào cũng sẵng sàng thổi phạt. Mà đội “lãnh đạo” trên đỉnh dốc nay lại thuê rất nhiều “cầu thủ ngoại xâm” cao to và hung dữ, chỉ rình “nuốt sống” đối phương.! Đội “nhân dân” chỉ còn cách thúc thủ?
Muốn nhân dân phục hồi sinh lực tất nhiên phải nâng cao DÂN TRÍ và xây dựng một XÃ HỘI DÂN SỰ cường tráng. Nhưng sẽ không thể làm được một việc gì hết nếu không đồng thời cải biến chính cái “sân chơi” kia (mà Mác đã thiết kế): phải giảm dần độ nghiêng đến mức nằm ngang, phải lập lại tổ trọng tài, phải trừng trị kẻ chơi xấu và không được cấm cản cầu thủ đội “nhân dân” một cách vô lý…vân vân…
Nhân dân khác nào vị tướng tài bách chiến bách thắng nhưng còn đang bị giam lỏng, phải trả tự do ngay cho vị tướng này.
Tóm lại là : Khi tiến hành nâng cao DÂN TRÍ và xây dựng Xã HỘI DÂN SỰ phải đồng thời xử lý những giáo lý và thiết chế Mác-xít mới mong giải phóng được sinh lực của Dân tộc, làm nhân tố quyết định để giữ nước. Lịch sử đã tạo ra vấn nạn gì thì lại tạo tiền đề để giải quyết vấn nạn ấy. Một ảo tưởng, trái quy luật đã theo lòng yêu nước xâm nhập vào trong một cuộc chống ngoại xâm, thì khi điều kiện lịch sử ấy qua đi, sẽ được chính lòng yêu nước tiễn đưa ra, cũng bằng một dịp chống xâm lược! Một nguy cơ biết đâu lại chẳng là một cơ hội ?
Xây dựng Xã hội Dân sự là sự nghiệp của toàn dân, những người tiên phong có thể là giới trí thức tiên tiến và giới trẻ tiến bộ, nhưng rất cần những điểm tựa tinh thần đang hiện diện. Các vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Văn Cương…, vốn là những nhân vật bảo vệ nền Độc lập, nhưng trước mối an nguy của vận nước trong vụ Bauxite đã cất tiếng phản biện đanh thép, không khoan nhượng, tự nhiên đã thành biểu tượng của Dân chủ. Cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của Dân tộc đã gắn hai yếu tố Độc lập và Dân chủ lại với nhau. Những vị tướng QUÂN SỰ nếu có thể trở thành những vị tướng DÂN SỰ trong một xã hội Dân sự thì thật đáng mừng.
Trong Xã hội Dân sự thì hai giới NHÀ BÁO Dân chủ và LUẬT SƯ Dân chủ là hai trụ cột cực kỳ quan trọng, nên người muốn phá Xã hội Dân sự bao giờ cũng kiềm chế hai giới này.
Quy chế về cái gọi là “Lề phải” chính là một ngụy biện nhằm mục đích kiềm chế ấy.
Đà Lạt ngày 26-7-2009
HSP
PHỤ LỤC :
Khi chuẩn bị viết bài này, một thân hữu từ Côn Đảo đem về cho tôi một hiện vật rất liên quan và có ý nghĩa. Đó là một trong số rất nhiều cột mốc của Trung Quốc sản xuất hàng loạt , cắm quanh Côn Đảo, nhằm khẳng định Côn Đảo là thuộc về Trung Quốc, thế đấy ! Tôi gửi đến các độc giả ảnh chụp chi tiết cột mốc này. (HSP)
Cọc mốc của Trung Quốc cắm trên lãnh hải Việt Nam (sát Côn Đảo)
(Hiện vật thu thập tại chỗ)
Hà Sĩ Phu – 12/ 7/ 2009
c mốc cao 50 cm đúc bằng nhựa cứng chuyên dụng
4 chữ THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU (Cột mốc địa giới) khắc ở mặt trước và mặt sau của cọc
Mặt trên của cọc mốc cũng khắc chìm 4 chữ THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Hà Sĩ Phu
http://bauxitevietnam.info/c/4543.html
Tẩy Chay Hàng Trung Quốc Một Sách Lược Thu Hồi Lãnh Thổ, Lãnh Hải và Dân Chủ Hóa Ðất Nước?
LS Ðào Tăng Dực & Cao Hưng
Hầu như chưa có giai đoạn nào trong lịch sử mà dân tộc Việt phải đối diện với những vấn nạn khó khăn đa diện bằng giai đoạn hôm nay.
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy tuyệt vọng. Lý do vì Trung Quốc (TQ) quá mạnh, chúng ta quá yếu và Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại cam tâm làm tôi tớ cho ngoại bang.
Chúng ta phải giải quyết song hành 2 vấn nạn:
- Làm sao dân chủ hóa đất nước để canh tân nhanh chóng hầu đuổi kịp đà tiến hóa của nhân loại, khi đất nước đã bị độc tài đảng trị làm tụt hậu nhiều thập niên, đồng thời
- Làm sao thu hồi các phần của lãnh thổ và lãnh hải đã bị CSVN dâng hiến cho Trung Quốc, trong đó có toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa?
Hai vấn nạn nêu trên càng trở nên phức tạp hơn vì những sách lược liên đới và hổ tương của hai chế độ độc tài khắc nghiệt và nham hiểm nhất còn sót lại của nhân loại. Chúng ta có một tình trạng hiếm hoi trong lịch sử là một bên Ðảng CSVN, vì sự hiện hữu của điều 4 hiến pháp, có quyền lực vô giới hạn để tích cực bán nước. Bên kia chúng ta lại có một láng giềng hùng mạnh là Ðảng Cộng Sản Trung Quốc có quyền lực chính trị, và khả năng sử dụng ngân khố quốc gia vô giới hạn và sẵn sàng mua đất nước Việt Nam với giá rất cao.
Liệu một chiến dịch rộng rãi để tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, mà một số thức gỉa nêu ra trên báo chí, có phải là một biện pháp có hiệu năng hay không?
Bài viết này không có khả năng đưa ra một đáp số. Bài viết chỉ chú trọng đến công tác đặc vấn đề hầu rộng đường dư luận. Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cần phân tích chi tiết âm mưu “Hán Hóa” đảng CSVN của CSTQ như sau:
Ðảng CSTQ, từ ngày thành lập, nhất là dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình đã là một lực lượng chính trị, không những độc lập đối với Ðảng Cộng Sản Liên Xô đương thời, mà còn là một thực thể đấu tranh có nhiều viễn kiến. Ngay từ lúc chưa nắm được chính quyền toàn bộ, còn trốn chạy sự truy bắt của Tướng Tưởng Giới Thạch trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh, người CSTQ đã nuôi dưỡng niềm tự hào về dân tộc của mình. Mao Trạch Ðông đã dày công tôi luyện và nhào nặng chủ thuyết Mác Lê cũng như du nhập vào đó những quan điểm triết học của Dịch Lý cũng như Lão Trang, tô son điểm phấn để sau đó người CSTQ có thể tự hào có một hệ thống tư tưởng Mác-Lê-Mao. Người CSTQ ngay từ những giai đoạn long đong khởi thủy đã tạo điều kiện cho sự bành trướng của đế quốc Trung Hoa. Chính nhờ vào viễn kiến này mà nước Mãn Châu, sau khi Nhật Bản thất bại, đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Nội Mông trở thành lãnh thổ của Trung Quôc và sau đó Trung Quốc thôn tính luôn Tây Tạng. Bây giờ dân tộc Mông Cổ kiêu hùng chỉ còn giữ được miền Ngoại Mông mà thôi.
Giữ được Ngoại Mông một phần vì dân tộc tính khá mạnh của ngườI Mông Cổ, nhưng lý do lớn nhất để dân Mông Cổ không bị xóa tên trên bản đồ thế giới là vì Liên Xô đã nhìn thấy dã tâm của TQ. Liên Xô dùng sức mạnh và uy tín của mình, buộc TQ phải chấp nhận một quốc gia Mông Cổ tại Ngoại Mông như là một trái độn bảo vệ cho Liên Xô.
Cộng Sản Liên Xô (CSLX) ngay từ thủa Lê Nin còn tại vị đã không tin tưởng TQ và CSTQ cũng chẳng tin tưởng CSLX. Những câu sáo ngữ như tình đồng chí, người anh em xã hội chủ nghĩa chỉ là những khẩu hiệu gỉa dối bên ngoài. Không một cá nhân nào trong hai đảng CS đàn anh đủ ngây thơ để tin cả.
Ðiều đại bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là Ðảng CSVN thì lại cả tin vào những khẩu hiệu tương tự. Dĩ nhiên, một tập đoàn lão luyện như CSVN làm sao lại có thể ngây thơ như thế? Lý do tương đối đơn giản. Niềm tin của họ phải được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất từ thủa khai sinh đảng (1930) đến khi CSTQ cho CSVN một bài học để đời (1979). Ðây là giai đoạn điên cuồng say sưa ý thức hệ. Lúc đó CSVN cho rằng người anh em TQ thật sự đối với họ có lòng thương yêu và đùm bọc vô bờ bến. Phạm Văn Ðồng, với sự đồng thuận của Bộ Chính Trị, đã thà trao Hoàng Sa cho CSTQ hơn là để Hoàng Sa dưới quyền quản trị của “bè lũ Mỹ Ngụy” miền Nam. Dĩ nhiên CSVN làm như thế một phần cũng vì quyền lợi của họ gắn bó với sự viện trợ võ khí một phần từ TQ, (phần kia từ Liên Xô).
Giai đoạn thứ nhì từ năm 1979 đến nay. Giai đoạn này tuy vắng bóng ý thức hệ (nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ 1991), nhưng lại được thay thế bằng một yếu tố có tiềm năng mạnh hơn ý thức hệ nữa. Ðó là lòng tham không đáy của những đảng viên nồng cốt. Ðảng CSTQ đã sống còn sau biến động Thiên An Môn (1989) và có nhiều sáng kiến để đem đến cho quốc gia họ những bước nhảy vọt về kinh tế. Tham vọng bá quyền nguyên thủy của họ không hề suy giảm và có chiều hướng gia tăng. Một đảng CSVN mất định hướng, lẻ loi và tuyệt vọng là một con mồi béo bở. Ðây cũng là giai đọan mà CSTQ đã tung ra những đòn phép và mánh khóe sáng tạo nhất, để biến CSVN thành một đảng chư hầu và thôn tính những vùng đất và biển của tên đàn em hèn nhát và khờ khạo. Cống phẩm béo bở nhất trong các vùng đất và biển này chính là quần đảo chiến lược Hoàng Sa với nhiều tài nguyên thiên nhiên nằm dưới lòng biển.
Muốn tiến hành sách lược “Hán hóa” CSVN, người CSTQ trước tiên “bảo đảm” sự độc tôn quyền lực chính trị cho CSVN bằng cách “ga răng ti” trên nguyên tắc một chỗ dựa lưng vững mạnh về quân sự lẫn tài chánh.
Sau đó CSTQ mua tòan thể Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương CSVN bằng hiện kim vì, như đã trình bày trong bài xã luận trước đây “Trung Quốc và Việt Nam trong Thế Chiến Lược Toàn Cầu”, TQ đã trở thành tụ điểm của một tiến trình tích tụ tư bản khôn tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại.
CSTQ đưa ra và chỉ vẽ cho CSVN một mô thức kéo dài quyền lực chính trị bao gồm hai yếu tố:
a. Tập thể cai tri và luân phiên cai trị. Mục đích tối hậu là phân chia lợi nhuận quốc gia tương đối đều cho một số lãnh tụ và thế lực nội bộ của đảng, hầu tránh xung đột bên trong. Bao lâu mà nội bộ đảng đoàn kết, ngày đó còn nắm được quyền lực chính trị để tiếp tục bóc lột dân chúng. Tập thể cai tri có hậu quả là Nguyễn Minh Triết và phe nhóm làm chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm làm Thủ Tướng, Nồng Ðức Mạnh và phe nhóm nắm Ðảng, Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nắm Quốc Hội.
Mọi phe nhóm đều có phần và như thế mọi người đều vui vẻ. Sau 65 tuổi thì nhóm này rút lui đển đàn em hoặc con cháu lên. Nhóm sau tuyệt đối bảo vệ thanh danh và quyền lợi nhóm trước. CSVN là một học trò giỏi của CSTQ trên phương diện này.
b. Tiêu diệt lòng yêu nước của cả dân tộc: Tuy nhiên long nham hiểm của CSTQ đi xa hơn thế nữa.TQ nhận thức một cách sâu sắc rằng, bao lâu còn người Việt Nam yêu nước thì ngày đó TQ cũng không thể nào thôn tính Việt Nam. Lúc xưa Trung Hoa không thể nào tưởng tượng họ có thể tiêu diệt lòng yêu nước của cả một dân tộc. Tuy nhiên ngày hôm nay, với tính toàn cầu của truyền thông và tin học, họ tin tưởng rằng công viêc này không ngoài tầm tay của họ và họ đã hạ quyết tâm.
Bước đầu tiên họ đã hoàn tất là mua chuôc toàn bộ lãnh đạo đảng. Bước thứ hai là chỉ vẽ cho CSVN tiêu diệt hào khí và quyền lực trong đảng CSVN của phe quân nhân.
Trước hết phải khống chế phe Quân Nhân vì phe quân nhân có xác xuất có lòng yêu nước cao hơn hơn phe công an. Ngay cả Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, nếu không vì đã ngoài 90, già nua, thì đã rơi vào vòng lao lý rồi. Bằng cách loại trừ phe quân nhân ra khỏi các vị trí quyền lực cao, CSTQ một cách nham hiểm loại trừ khả năng kháng cự sự xâm nhập của họ vào đất nước chúng ta.
c. Khống chế Biển Ðông: CSTQ lại ép buộc CSVN trên phương diên ngoại giao chính thức, phải ký những hiệp ước bí mật bất bình đẳng nhượng các vùng đất và biển cho TQ. Các sách lược trên của TQ cũng được củng cố bằng những biện pháp quân sự mạnh và cấp thời, trong khi CSVN không kịp trở tay vì sợ mất quyền lợi: CSTQ ngang nhiên đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa, một phần của Nam Sa. Nhất là vùng quần đảo béo bở Hoàng Sa sau đó được biến thành một căn cứ quân sự quan trọng của TQ, để khống chế Thái Bình Dương và giúp TQ tranh hùng với Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới.
d. Chiếm lấy miền Tây: Sau khi bình định phương đông của Việt nam, tại phương Tây, TQ còn xúc tiến, với sự đồng thuận tiên khởi của Nông Ðức Mạnh và Bộ Chính Trị CSVN, việc khai thác Bô Xít tại Tây Nguyên Trung Phần. Nếu dự án này tiếp tục, thì TQ sẽ đưa vào hàng chục ngàn nhân công TQ. Miền Ðông chúng ta TQ đã khống chế qua Hoàng Sa. Nếu tại miền Tây của chúng ta là Tây Nguyên, vốn là xương sườn của Việt Nam, cũng bị khống chế nữa, thì TQ đã nắm vững vận mệnh dân tộc Việt Nam.
Thêm vào đó, CSTQ hy vọng với một khối Hoa Kiều đông đảo trong nước, giàu có và nhiều mánh khóe trên thương trường cũng như chính trường sẽ biến Việt Nam trở thành một quận huyện của họ không hơn không kém.
e. Bước sau cùng là thu phục nhân tâm trực tiếp của người dân VIỆT NAM. Ðài hoặc chương trình Phát Thanh của Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội là một hiện tượng lạ lùng. Người dân Việt Nam không được quyền có đài phát thanh tư nhân, nhưng TQ lại được quyền mở đài hoặc chương trình phát thanh trên đất nước chúng ta. Chúng tôi có dịp nghe đài này qua làng sóng ngắn một lần. Ðều là tuyên truyền cho TQ và hàng loạt thính giả Việt Nam yêu cầu nhạc TQ để tăng cho những ngườI thân VIỆT NAM khác. Từ lúc nào người Việt thích nhac TQ hơn nhạc VIỆT NAM? Phải chăng TQ đã là một chính quyền trong một chính quyền tại Việt Nam rồi?
CSVN tình nguyện trở thành một “salesman” cho CSTQ, qua bộ máy tuyên truyền quốc doanh bán cho dân Việt những khẩu hiệu rỗng toếch như “láng giềng hữu nghị, ổn định toàn diện, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai” trong tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.”
Ðến đây chúng ta phải kết luận rằng, người CSVN bán nước là một sự thật hiển nhiên.
Câu hỏi là:
Tại sao CSVN bán nước?
Và chúng ta phải làm gì?
Tại sao CSVN bán nước:
Nhiều người trong chúng ta, trong lẫn ngoài nước, đã lý giải về vấn đề này. Ðại khái là họ mãi quốc cầu vinh. Tuy nhiên trong bài này, chúng ta phải đào sâu thêm để phơi bày những động lực khác nữa. Theo quan điểm của chúng tôi, một lý do quan trọng là từ thủa khai sinh đảng, CSVN không muốn, chưa bao giờ muốn và không có khả năng cũng như uy tín để thực sự thu phục nhân tâm, được quần chúng tự nguyện ủng hộ.
Từ đó chúng ta phải kết luận rằng, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh của đảng, họ chưa bao giờ có lòng dân, chưa bao giờ đủ uy tín để được người dân tín nhiệm và kết quả là không đủ uy tín để đại đoàn kết dân tộc đối đầu với CSTQ. Tóm lại họ là một tập đoàn “khôn nhà dại chợ”, giỏi bóc lột và hung ác với các phe nhóm và cá nhân trong nước đối lập với mình, nhưng đối với ngoại bang thì run rẩy, nhút nhát quy hàng một cách tự nhiên.
Chúng ta phải làm gì?
Chúng tôi thỉnh thoảng có đọc bài viết của những thức giả đề nghị người Việt khắp nơi tẩy chay hàng TQ, phần lớn vì những lý do an toàn và thiếu phẩm chất. Tuy nhiên đây là những bài viết lẻ tẻ, chưa tạo ra một phong trào tẩy chay hàng TQ mạnh mẽ và không được sự yểm trợ của một thông điệp chính trị có sức thuyết phục cao. Chúng tôi viết bài này nhằm mục đích kêu gọi một phong trào tẩy chay hàng hóa TQ không những tại hải ngoại mà ngay trong nước.
Chúng ta phải ý thức rằng sách lược chinh phục toàn cầu của TQ tiên quyết đặt căn bản trên kinh tế. TQ sẽ không do dự trong việc xử dụng vũ lực khi cần thiết. Tuy nhiên, sách lược của họ vẫn là kinh tế trước rồi mới võ lực sau.
Qua sách lựơc kinh tế, trong mấy thập niên qua, họ đã thặng dư khỏang $7000 tỷ Mỹ Kim. Họ đã rất thành công trên sách lược này. Trong vòng 10 năm tới họ sẽ không phiêu lưu quân sự vừa tốn kém vừa tạo những sự bất ổn gây thiệt hại trên phương diện ngoại thương. TQ sống nhờ các ưu điểm như nhân công tương đối rẻ, họ đã gạt CSVN để gia nhập WTO trước và vào được trước Việt Nam những thị trường béo bở như Hoa Kỳ. Khối Hoa Kiều hải ngoại là những môi giới tốt để họ tạo chân đứng tại các thị trường tân lập.
Dĩ nhiên họ có những yếu điểm như: sự phát triển kinh tế tạo ra nhiều bất công xã hội vì hố sâu giữa những cán bộ đảng giàu có và dân chúng cơ hàn, cũng như tham nhũng tận gốc rễ. Sự bất ổn xã hội và mất chính quyền có thể xảy ra nếu họ phiêu lưu quân sự và không phát triển kinh tế đủ nhanh để tạo thêm công ăn việc làm cho đám dân đen.
Chúng ta không thể lấy lại, trong tương lại gần, các vùng đất và biển mà CSVN đã nhường cho TQ. Lý do đơn giản là vì (dưới ý thức hệ Mác Lê trong nhiều thập niên) dân tôc chúng ta đã tụt hậu. Chúng ta không có quân lực và kinh tế hùng mạnh hơn TQ và đau đớn hơn nữa là những người yêu nước ngày nay không những không được CSVN ủng hộ mà còn bị CSVN thẳng tay đàn áp. Chính vì chân lý đơn giản này mà tẩy chay hàng TQ là một sách lược khả thi vì nó nằm trong tầm tay của mỗi người Việt Nam chúng ta, trong lẫn ngoài nước.
Và khi một cá nhân tẩy chay hàng TQ, chính quyền CSVN không có lý do để bắt giam cá nhân đó.
Chúng tôi xin nêu ra những ưu điểm của sách lược tẩy chay hàng TQ như sau:
- Sách lược này theo đúng tinh thần bất bạo động vốn là trào lưu tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền hiện đại. Xử dụng quân sự đối với TQ vượt ra ngoài khả năng của chúng ta trong giai đoạn hiện tại. Mặc dầu như chúng tôi nhận xét phía trên, trong vòng một thập niên nữa, TQ sẽ không có xác xuất phiêu lưu quân sự. Tuy nhiên CSVN đã vì quyền lợi vị kỷ của phe nhóm mình, không bỏ công xây dựng những liên minh quân sự quốc tế, để cân bằng áp lực của TQ. Chính vì thế, nếu TQ có quyết định phiêu lưu quân sự tại một nơi nào thì Việt Nam là mục tiêu ít mạo hiểm nhất, vì Việt Nam không có sự ủng hộ của bất cứ một siêu cường nào nếu TQ tấn công. Có thể kết luận rằng, từ ngày bị Ðặng Tiểu Bình dạy cho bài học đến nay, tương quan chiến lược của Việt Nam đối với TQ vẫn không thay đổi. Việt Nam sẽ không được một siêu cường nào nhắc tay ủng hộ nếu bị TQ tấn công lần này. Trong giai đọan mới TQ đã tiến bộ vượt bưc trên phương diện canh tân vũ khí. Việt Nam không cải tiến gì hơn tình trạng vũ khí của năm 1979.
- Sách lược này là một hình thức bất tuân dân sự (civil disobedience) mà CSVN không thể khống chế được vì không có một hệ thống nhà tù nào có thể giam được trên 80 triệu người yêu nước.
- CSVN dù gian manh và trung thành với CSTQ bao nhiêu cũng không thể lập luận ngược lại vì lập luận ngược lại rõ ràng phi lý, đi ngược với quyền lợi quốc gia. Ngay cả tại những nước có một nền kinh tế cởi mở như Úc Ðại Lợi, chính quyền tiểu bang New South Wales, trong ngân sách 2009-2010 cũng kêu gọi dân chúng mua hàng nội địa thay vì hàng ngoại quốc.
- Nếu kim ngach giữa TQ và Việt Nam thay đổi rõ rệt và trở nên thuận lợi hơn cho VIỆT NAM, vì dân chúng tẩy chay hàng TQ, thì sẽ có chia rẽ giữa hai đảng cộng sản. Ðiều này sẽ giúp chúng ta nhiều trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.
- Ðây là sách lược duy nhất khả thi, có thể đoàn kết toàn dân, trong khi đất nước còm nằm trong tay CSVN và trong khi dân tộc chúng ta còn yếu trên các phương diện quân sự và kinh tế.
- Hiên tại, CS VIỆT NAM chấp nhận đi sau TQ một bước, trên phương diện phát triển kinh tế. Phần lớn vì tâm lý “tôi đòi và lệ thuộc” của CSVN. Chính vì thế đất nước chúng ta trở thành bãi đổ rác (dumping ground) cho kỹ nghệ TQ và chúng ta chỉ sản xuất những mặt hàng mà TQ đã cho là rác rưới và không xứng đáng. Tẩy chay hàng TQ chính là một thử thách chúng ta phải vượt qua và phát triển kinh tế trên các mặt hàng cao hơn để cạnh tranh với TQ. Chúng ta phải thoát thai từ vai trò “đàn em” để đạt đến vai trò tiên phong như Nhật Bản và Nam Hàn, mới có cơ hội sống còn và giữ vững nền độc lập.
- VIỆT NAM phải chuyển trọng tâm thị trường đối tác, giảm thiểu sự lệ thuộc vào TQ và chuyển mình qua Hoa Kỳ, Âu Châu, Ấn Ðộ, Nam Dương, các quốc gia Nam Mỹ...
- Dĩ nhiên TQ là một thị trường lớn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà phải chịu quá nhiều thiệt hại cho tổ quốc. Ðòi lạI Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng đất và biển CSVN đã nhương qua các hiệp ước bất bình đẳng, phải là những điều kiện tiên quyết trong chính sách ngoại thương giữa Việt Nam và TQ.
- Ưu điểm lớn nhất của sách lược tẩy chay hàng TQ sẽ được phát huy trọn vẹn nếu chúng ta có thể thuyết phục mỗi người Việt Nam rằng họ tẩy chay hàng TQ không phải đơn giản vì hàng TQ phẩm chất thấp, hoặc có chất độc nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên họ không mua hàng TQ ngay cả khi hàng này rẻ và phẩm chất cao. Họ không mua hàng TQ vì họ muốn dạy cho CSVN một bài học yêu nước, vì họ muốn dạy cho CSTQ biết thế nào là một dân tộc VIỆT NAM bất khuất, không cúi đầu trước cường quyền ngọai xâm. Họ tầy chay hàng TQ đơn thuần vì một tấm lòng yêu nước nồng nàn.
Nếu đạt được mục tiêu nêu trên thì sách lược tẩy chay hàng TQ sẽ thành công.
Câu hỏi chúng ta phải đặt ra cho độc gỉa là:
Tại sao chỉ có những bài viết về sách lược tẩy chay hàng TQ còn lẻ tẻ mà chưa tạo được một phong trào mạnh?
Tại sao dân chúng trong nươc lẫn hải ngoại vẫn tiếp tục mua hàng TQ?
Người Việt Nam có yêu nước hay không?
Làm sao để người Việt hiểu rằng mỗi đồng tiền bỏ ra mua hàng TQ là mỗi đồng đóng góp cho TQ xây dựng hải quân hùng mạnh tại biển đông, nuôi dưỡng từng người lính TQ tại Hoàng Sa?
Làm sao để người Việt hiểu rằng mỗi đồng tiền bỏ ra mua hàng TQ sẽ có một phần vào tay, không nhưng các thành phần lãnh đạo CSTQ, mà còn vào tay cả thành phần lãnh đạo CSVN?
Làm sao người Việt hiểu rằng mỗi khi tẩy chay hàng TQ là chúng ta đã góp phần vào việc minh thị vạch trần khỏang cách lớn lao giữa đại khối dân tộc VIỆT NAM bên này và tập đoàn toàn trị CSVN bên kia?
Phía trên là những câu hỏi chúng tôi nêu ra để kêu gọi sự đóng góp của đồng hương. Chúng tôi có thể đúng và cũng có thể sai. Nhưng mục đích chung của chúng ta là phải tạo ra một môi trường thảo luận rộng rãi trong cộng đồng hải ngoại cũng như trong quốc nội, để nâng cao ý thức yêu nước của đồng bào và để làm đậm nét tính bán nước của CSVN.
Luật Sư Ðào Tăng Dực & Cao Hưng Sydney 27 Tháng 8 Năm 2009
____________
Nguồn : email
Hầu như chưa có giai đoạn nào trong lịch sử mà dân tộc Việt phải đối diện với những vấn nạn khó khăn đa diện bằng giai đoạn hôm nay.
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy tuyệt vọng. Lý do vì Trung Quốc (TQ) quá mạnh, chúng ta quá yếu và Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại cam tâm làm tôi tớ cho ngoại bang.
Chúng ta phải giải quyết song hành 2 vấn nạn:
- Làm sao dân chủ hóa đất nước để canh tân nhanh chóng hầu đuổi kịp đà tiến hóa của nhân loại, khi đất nước đã bị độc tài đảng trị làm tụt hậu nhiều thập niên, đồng thời
- Làm sao thu hồi các phần của lãnh thổ và lãnh hải đã bị CSVN dâng hiến cho Trung Quốc, trong đó có toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa?
Hai vấn nạn nêu trên càng trở nên phức tạp hơn vì những sách lược liên đới và hổ tương của hai chế độ độc tài khắc nghiệt và nham hiểm nhất còn sót lại của nhân loại. Chúng ta có một tình trạng hiếm hoi trong lịch sử là một bên Ðảng CSVN, vì sự hiện hữu của điều 4 hiến pháp, có quyền lực vô giới hạn để tích cực bán nước. Bên kia chúng ta lại có một láng giềng hùng mạnh là Ðảng Cộng Sản Trung Quốc có quyền lực chính trị, và khả năng sử dụng ngân khố quốc gia vô giới hạn và sẵn sàng mua đất nước Việt Nam với giá rất cao.
Liệu một chiến dịch rộng rãi để tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, mà một số thức gỉa nêu ra trên báo chí, có phải là một biện pháp có hiệu năng hay không?
Bài viết này không có khả năng đưa ra một đáp số. Bài viết chỉ chú trọng đến công tác đặc vấn đề hầu rộng đường dư luận. Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cần phân tích chi tiết âm mưu “Hán Hóa” đảng CSVN của CSTQ như sau:
Ðảng CSTQ, từ ngày thành lập, nhất là dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình đã là một lực lượng chính trị, không những độc lập đối với Ðảng Cộng Sản Liên Xô đương thời, mà còn là một thực thể đấu tranh có nhiều viễn kiến. Ngay từ lúc chưa nắm được chính quyền toàn bộ, còn trốn chạy sự truy bắt của Tướng Tưởng Giới Thạch trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh, người CSTQ đã nuôi dưỡng niềm tự hào về dân tộc của mình. Mao Trạch Ðông đã dày công tôi luyện và nhào nặng chủ thuyết Mác Lê cũng như du nhập vào đó những quan điểm triết học của Dịch Lý cũng như Lão Trang, tô son điểm phấn để sau đó người CSTQ có thể tự hào có một hệ thống tư tưởng Mác-Lê-Mao. Người CSTQ ngay từ những giai đoạn long đong khởi thủy đã tạo điều kiện cho sự bành trướng của đế quốc Trung Hoa. Chính nhờ vào viễn kiến này mà nước Mãn Châu, sau khi Nhật Bản thất bại, đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Nội Mông trở thành lãnh thổ của Trung Quôc và sau đó Trung Quốc thôn tính luôn Tây Tạng. Bây giờ dân tộc Mông Cổ kiêu hùng chỉ còn giữ được miền Ngoại Mông mà thôi.
Giữ được Ngoại Mông một phần vì dân tộc tính khá mạnh của ngườI Mông Cổ, nhưng lý do lớn nhất để dân Mông Cổ không bị xóa tên trên bản đồ thế giới là vì Liên Xô đã nhìn thấy dã tâm của TQ. Liên Xô dùng sức mạnh và uy tín của mình, buộc TQ phải chấp nhận một quốc gia Mông Cổ tại Ngoại Mông như là một trái độn bảo vệ cho Liên Xô.
Cộng Sản Liên Xô (CSLX) ngay từ thủa Lê Nin còn tại vị đã không tin tưởng TQ và CSTQ cũng chẳng tin tưởng CSLX. Những câu sáo ngữ như tình đồng chí, người anh em xã hội chủ nghĩa chỉ là những khẩu hiệu gỉa dối bên ngoài. Không một cá nhân nào trong hai đảng CS đàn anh đủ ngây thơ để tin cả.
Ðiều đại bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là Ðảng CSVN thì lại cả tin vào những khẩu hiệu tương tự. Dĩ nhiên, một tập đoàn lão luyện như CSVN làm sao lại có thể ngây thơ như thế? Lý do tương đối đơn giản. Niềm tin của họ phải được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất từ thủa khai sinh đảng (1930) đến khi CSTQ cho CSVN một bài học để đời (1979). Ðây là giai đoạn điên cuồng say sưa ý thức hệ. Lúc đó CSVN cho rằng người anh em TQ thật sự đối với họ có lòng thương yêu và đùm bọc vô bờ bến. Phạm Văn Ðồng, với sự đồng thuận của Bộ Chính Trị, đã thà trao Hoàng Sa cho CSTQ hơn là để Hoàng Sa dưới quyền quản trị của “bè lũ Mỹ Ngụy” miền Nam. Dĩ nhiên CSVN làm như thế một phần cũng vì quyền lợi của họ gắn bó với sự viện trợ võ khí một phần từ TQ, (phần kia từ Liên Xô).
Giai đoạn thứ nhì từ năm 1979 đến nay. Giai đoạn này tuy vắng bóng ý thức hệ (nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ 1991), nhưng lại được thay thế bằng một yếu tố có tiềm năng mạnh hơn ý thức hệ nữa. Ðó là lòng tham không đáy của những đảng viên nồng cốt. Ðảng CSTQ đã sống còn sau biến động Thiên An Môn (1989) và có nhiều sáng kiến để đem đến cho quốc gia họ những bước nhảy vọt về kinh tế. Tham vọng bá quyền nguyên thủy của họ không hề suy giảm và có chiều hướng gia tăng. Một đảng CSVN mất định hướng, lẻ loi và tuyệt vọng là một con mồi béo bở. Ðây cũng là giai đọan mà CSTQ đã tung ra những đòn phép và mánh khóe sáng tạo nhất, để biến CSVN thành một đảng chư hầu và thôn tính những vùng đất và biển của tên đàn em hèn nhát và khờ khạo. Cống phẩm béo bở nhất trong các vùng đất và biển này chính là quần đảo chiến lược Hoàng Sa với nhiều tài nguyên thiên nhiên nằm dưới lòng biển.
Muốn tiến hành sách lược “Hán hóa” CSVN, người CSTQ trước tiên “bảo đảm” sự độc tôn quyền lực chính trị cho CSVN bằng cách “ga răng ti” trên nguyên tắc một chỗ dựa lưng vững mạnh về quân sự lẫn tài chánh.
Sau đó CSTQ mua tòan thể Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương CSVN bằng hiện kim vì, như đã trình bày trong bài xã luận trước đây “Trung Quốc và Việt Nam trong Thế Chiến Lược Toàn Cầu”, TQ đã trở thành tụ điểm của một tiến trình tích tụ tư bản khôn tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại.
CSTQ đưa ra và chỉ vẽ cho CSVN một mô thức kéo dài quyền lực chính trị bao gồm hai yếu tố:
a. Tập thể cai tri và luân phiên cai trị. Mục đích tối hậu là phân chia lợi nhuận quốc gia tương đối đều cho một số lãnh tụ và thế lực nội bộ của đảng, hầu tránh xung đột bên trong. Bao lâu mà nội bộ đảng đoàn kết, ngày đó còn nắm được quyền lực chính trị để tiếp tục bóc lột dân chúng. Tập thể cai tri có hậu quả là Nguyễn Minh Triết và phe nhóm làm chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm làm Thủ Tướng, Nồng Ðức Mạnh và phe nhóm nắm Ðảng, Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nắm Quốc Hội.
Mọi phe nhóm đều có phần và như thế mọi người đều vui vẻ. Sau 65 tuổi thì nhóm này rút lui đển đàn em hoặc con cháu lên. Nhóm sau tuyệt đối bảo vệ thanh danh và quyền lợi nhóm trước. CSVN là một học trò giỏi của CSTQ trên phương diện này.
b. Tiêu diệt lòng yêu nước của cả dân tộc: Tuy nhiên long nham hiểm của CSTQ đi xa hơn thế nữa.TQ nhận thức một cách sâu sắc rằng, bao lâu còn người Việt Nam yêu nước thì ngày đó TQ cũng không thể nào thôn tính Việt Nam. Lúc xưa Trung Hoa không thể nào tưởng tượng họ có thể tiêu diệt lòng yêu nước của cả một dân tộc. Tuy nhiên ngày hôm nay, với tính toàn cầu của truyền thông và tin học, họ tin tưởng rằng công viêc này không ngoài tầm tay của họ và họ đã hạ quyết tâm.
Bước đầu tiên họ đã hoàn tất là mua chuôc toàn bộ lãnh đạo đảng. Bước thứ hai là chỉ vẽ cho CSVN tiêu diệt hào khí và quyền lực trong đảng CSVN của phe quân nhân.
Trước hết phải khống chế phe Quân Nhân vì phe quân nhân có xác xuất có lòng yêu nước cao hơn hơn phe công an. Ngay cả Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, nếu không vì đã ngoài 90, già nua, thì đã rơi vào vòng lao lý rồi. Bằng cách loại trừ phe quân nhân ra khỏi các vị trí quyền lực cao, CSTQ một cách nham hiểm loại trừ khả năng kháng cự sự xâm nhập của họ vào đất nước chúng ta.
c. Khống chế Biển Ðông: CSTQ lại ép buộc CSVN trên phương diên ngoại giao chính thức, phải ký những hiệp ước bí mật bất bình đẳng nhượng các vùng đất và biển cho TQ. Các sách lược trên của TQ cũng được củng cố bằng những biện pháp quân sự mạnh và cấp thời, trong khi CSVN không kịp trở tay vì sợ mất quyền lợi: CSTQ ngang nhiên đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa, một phần của Nam Sa. Nhất là vùng quần đảo béo bở Hoàng Sa sau đó được biến thành một căn cứ quân sự quan trọng của TQ, để khống chế Thái Bình Dương và giúp TQ tranh hùng với Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới.
d. Chiếm lấy miền Tây: Sau khi bình định phương đông của Việt nam, tại phương Tây, TQ còn xúc tiến, với sự đồng thuận tiên khởi của Nông Ðức Mạnh và Bộ Chính Trị CSVN, việc khai thác Bô Xít tại Tây Nguyên Trung Phần. Nếu dự án này tiếp tục, thì TQ sẽ đưa vào hàng chục ngàn nhân công TQ. Miền Ðông chúng ta TQ đã khống chế qua Hoàng Sa. Nếu tại miền Tây của chúng ta là Tây Nguyên, vốn là xương sườn của Việt Nam, cũng bị khống chế nữa, thì TQ đã nắm vững vận mệnh dân tộc Việt Nam.
Thêm vào đó, CSTQ hy vọng với một khối Hoa Kiều đông đảo trong nước, giàu có và nhiều mánh khóe trên thương trường cũng như chính trường sẽ biến Việt Nam trở thành một quận huyện của họ không hơn không kém.
e. Bước sau cùng là thu phục nhân tâm trực tiếp của người dân VIỆT NAM. Ðài hoặc chương trình Phát Thanh của Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội là một hiện tượng lạ lùng. Người dân Việt Nam không được quyền có đài phát thanh tư nhân, nhưng TQ lại được quyền mở đài hoặc chương trình phát thanh trên đất nước chúng ta. Chúng tôi có dịp nghe đài này qua làng sóng ngắn một lần. Ðều là tuyên truyền cho TQ và hàng loạt thính giả Việt Nam yêu cầu nhạc TQ để tăng cho những ngườI thân VIỆT NAM khác. Từ lúc nào người Việt thích nhac TQ hơn nhạc VIỆT NAM? Phải chăng TQ đã là một chính quyền trong một chính quyền tại Việt Nam rồi?
CSVN tình nguyện trở thành một “salesman” cho CSTQ, qua bộ máy tuyên truyền quốc doanh bán cho dân Việt những khẩu hiệu rỗng toếch như “láng giềng hữu nghị, ổn định toàn diện, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai” trong tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.”
Ðến đây chúng ta phải kết luận rằng, người CSVN bán nước là một sự thật hiển nhiên.
Câu hỏi là:
Và chúng ta phải làm gì?
Tại sao CSVN bán nước:
Nhiều người trong chúng ta, trong lẫn ngoài nước, đã lý giải về vấn đề này. Ðại khái là họ mãi quốc cầu vinh. Tuy nhiên trong bài này, chúng ta phải đào sâu thêm để phơi bày những động lực khác nữa. Theo quan điểm của chúng tôi, một lý do quan trọng là từ thủa khai sinh đảng, CSVN không muốn, chưa bao giờ muốn và không có khả năng cũng như uy tín để thực sự thu phục nhân tâm, được quần chúng tự nguyện ủng hộ.
Từ đó chúng ta phải kết luận rằng, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh của đảng, họ chưa bao giờ có lòng dân, chưa bao giờ đủ uy tín để được người dân tín nhiệm và kết quả là không đủ uy tín để đại đoàn kết dân tộc đối đầu với CSTQ. Tóm lại họ là một tập đoàn “khôn nhà dại chợ”, giỏi bóc lột và hung ác với các phe nhóm và cá nhân trong nước đối lập với mình, nhưng đối với ngoại bang thì run rẩy, nhút nhát quy hàng một cách tự nhiên.
Chúng ta phải làm gì?
Chúng tôi thỉnh thoảng có đọc bài viết của những thức giả đề nghị người Việt khắp nơi tẩy chay hàng TQ, phần lớn vì những lý do an toàn và thiếu phẩm chất. Tuy nhiên đây là những bài viết lẻ tẻ, chưa tạo ra một phong trào tẩy chay hàng TQ mạnh mẽ và không được sự yểm trợ của một thông điệp chính trị có sức thuyết phục cao. Chúng tôi viết bài này nhằm mục đích kêu gọi một phong trào tẩy chay hàng hóa TQ không những tại hải ngoại mà ngay trong nước.
Chúng ta phải ý thức rằng sách lược chinh phục toàn cầu của TQ tiên quyết đặt căn bản trên kinh tế. TQ sẽ không do dự trong việc xử dụng vũ lực khi cần thiết. Tuy nhiên, sách lược của họ vẫn là kinh tế trước rồi mới võ lực sau.
Qua sách lựơc kinh tế, trong mấy thập niên qua, họ đã thặng dư khỏang $7000 tỷ Mỹ Kim. Họ đã rất thành công trên sách lược này. Trong vòng 10 năm tới họ sẽ không phiêu lưu quân sự vừa tốn kém vừa tạo những sự bất ổn gây thiệt hại trên phương diện ngoại thương. TQ sống nhờ các ưu điểm như nhân công tương đối rẻ, họ đã gạt CSVN để gia nhập WTO trước và vào được trước Việt Nam những thị trường béo bở như Hoa Kỳ. Khối Hoa Kiều hải ngoại là những môi giới tốt để họ tạo chân đứng tại các thị trường tân lập.
Dĩ nhiên họ có những yếu điểm như: sự phát triển kinh tế tạo ra nhiều bất công xã hội vì hố sâu giữa những cán bộ đảng giàu có và dân chúng cơ hàn, cũng như tham nhũng tận gốc rễ. Sự bất ổn xã hội và mất chính quyền có thể xảy ra nếu họ phiêu lưu quân sự và không phát triển kinh tế đủ nhanh để tạo thêm công ăn việc làm cho đám dân đen.
Chúng ta không thể lấy lại, trong tương lại gần, các vùng đất và biển mà CSVN đã nhường cho TQ. Lý do đơn giản là vì (dưới ý thức hệ Mác Lê trong nhiều thập niên) dân tôc chúng ta đã tụt hậu. Chúng ta không có quân lực và kinh tế hùng mạnh hơn TQ và đau đớn hơn nữa là những người yêu nước ngày nay không những không được CSVN ủng hộ mà còn bị CSVN thẳng tay đàn áp. Chính vì chân lý đơn giản này mà tẩy chay hàng TQ là một sách lược khả thi vì nó nằm trong tầm tay của mỗi người Việt Nam chúng ta, trong lẫn ngoài nước.
Và khi một cá nhân tẩy chay hàng TQ, chính quyền CSVN không có lý do để bắt giam cá nhân đó.
Chúng tôi xin nêu ra những ưu điểm của sách lược tẩy chay hàng TQ như sau:
- Sách lược này theo đúng tinh thần bất bạo động vốn là trào lưu tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền hiện đại. Xử dụng quân sự đối với TQ vượt ra ngoài khả năng của chúng ta trong giai đoạn hiện tại. Mặc dầu như chúng tôi nhận xét phía trên, trong vòng một thập niên nữa, TQ sẽ không có xác xuất phiêu lưu quân sự. Tuy nhiên CSVN đã vì quyền lợi vị kỷ của phe nhóm mình, không bỏ công xây dựng những liên minh quân sự quốc tế, để cân bằng áp lực của TQ. Chính vì thế, nếu TQ có quyết định phiêu lưu quân sự tại một nơi nào thì Việt Nam là mục tiêu ít mạo hiểm nhất, vì Việt Nam không có sự ủng hộ của bất cứ một siêu cường nào nếu TQ tấn công. Có thể kết luận rằng, từ ngày bị Ðặng Tiểu Bình dạy cho bài học đến nay, tương quan chiến lược của Việt Nam đối với TQ vẫn không thay đổi. Việt Nam sẽ không được một siêu cường nào nhắc tay ủng hộ nếu bị TQ tấn công lần này. Trong giai đọan mới TQ đã tiến bộ vượt bưc trên phương diện canh tân vũ khí. Việt Nam không cải tiến gì hơn tình trạng vũ khí của năm 1979.
- Sách lược này là một hình thức bất tuân dân sự (civil disobedience) mà CSVN không thể khống chế được vì không có một hệ thống nhà tù nào có thể giam được trên 80 triệu người yêu nước.
- CSVN dù gian manh và trung thành với CSTQ bao nhiêu cũng không thể lập luận ngược lại vì lập luận ngược lại rõ ràng phi lý, đi ngược với quyền lợi quốc gia. Ngay cả tại những nước có một nền kinh tế cởi mở như Úc Ðại Lợi, chính quyền tiểu bang New South Wales, trong ngân sách 2009-2010 cũng kêu gọi dân chúng mua hàng nội địa thay vì hàng ngoại quốc.
- Nếu kim ngach giữa TQ và Việt Nam thay đổi rõ rệt và trở nên thuận lợi hơn cho VIỆT NAM, vì dân chúng tẩy chay hàng TQ, thì sẽ có chia rẽ giữa hai đảng cộng sản. Ðiều này sẽ giúp chúng ta nhiều trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.
- Ðây là sách lược duy nhất khả thi, có thể đoàn kết toàn dân, trong khi đất nước còm nằm trong tay CSVN và trong khi dân tộc chúng ta còn yếu trên các phương diện quân sự và kinh tế.
- Hiên tại, CS VIỆT NAM chấp nhận đi sau TQ một bước, trên phương diện phát triển kinh tế. Phần lớn vì tâm lý “tôi đòi và lệ thuộc” của CSVN. Chính vì thế đất nước chúng ta trở thành bãi đổ rác (dumping ground) cho kỹ nghệ TQ và chúng ta chỉ sản xuất những mặt hàng mà TQ đã cho là rác rưới và không xứng đáng. Tẩy chay hàng TQ chính là một thử thách chúng ta phải vượt qua và phát triển kinh tế trên các mặt hàng cao hơn để cạnh tranh với TQ. Chúng ta phải thoát thai từ vai trò “đàn em” để đạt đến vai trò tiên phong như Nhật Bản và Nam Hàn, mới có cơ hội sống còn và giữ vững nền độc lập.
- VIỆT NAM phải chuyển trọng tâm thị trường đối tác, giảm thiểu sự lệ thuộc vào TQ và chuyển mình qua Hoa Kỳ, Âu Châu, Ấn Ðộ, Nam Dương, các quốc gia Nam Mỹ...
- Dĩ nhiên TQ là một thị trường lớn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà phải chịu quá nhiều thiệt hại cho tổ quốc. Ðòi lạI Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng đất và biển CSVN đã nhương qua các hiệp ước bất bình đẳng, phải là những điều kiện tiên quyết trong chính sách ngoại thương giữa Việt Nam và TQ.
- Ưu điểm lớn nhất của sách lược tẩy chay hàng TQ sẽ được phát huy trọn vẹn nếu chúng ta có thể thuyết phục mỗi người Việt Nam rằng họ tẩy chay hàng TQ không phải đơn giản vì hàng TQ phẩm chất thấp, hoặc có chất độc nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên họ không mua hàng TQ ngay cả khi hàng này rẻ và phẩm chất cao. Họ không mua hàng TQ vì họ muốn dạy cho CSVN một bài học yêu nước, vì họ muốn dạy cho CSTQ biết thế nào là một dân tộc VIỆT NAM bất khuất, không cúi đầu trước cường quyền ngọai xâm. Họ tầy chay hàng TQ đơn thuần vì một tấm lòng yêu nước nồng nàn.
Nếu đạt được mục tiêu nêu trên thì sách lược tẩy chay hàng TQ sẽ thành công.
Câu hỏi chúng ta phải đặt ra cho độc gỉa là:
Tại sao chỉ có những bài viết về sách lược tẩy chay hàng TQ còn lẻ tẻ mà chưa tạo được một phong trào mạnh?
Tại sao dân chúng trong nươc lẫn hải ngoại vẫn tiếp tục mua hàng TQ?
Người Việt Nam có yêu nước hay không?
Làm sao để người Việt hiểu rằng mỗi đồng tiền bỏ ra mua hàng TQ là mỗi đồng đóng góp cho TQ xây dựng hải quân hùng mạnh tại biển đông, nuôi dưỡng từng người lính TQ tại Hoàng Sa?
Làm sao để người Việt hiểu rằng mỗi đồng tiền bỏ ra mua hàng TQ sẽ có một phần vào tay, không nhưng các thành phần lãnh đạo CSTQ, mà còn vào tay cả thành phần lãnh đạo CSVN?
Làm sao người Việt hiểu rằng mỗi khi tẩy chay hàng TQ là chúng ta đã góp phần vào việc minh thị vạch trần khỏang cách lớn lao giữa đại khối dân tộc VIỆT NAM bên này và tập đoàn toàn trị CSVN bên kia?
Phía trên là những câu hỏi chúng tôi nêu ra để kêu gọi sự đóng góp của đồng hương. Chúng tôi có thể đúng và cũng có thể sai. Nhưng mục đích chung của chúng ta là phải tạo ra một môi trường thảo luận rộng rãi trong cộng đồng hải ngoại cũng như trong quốc nội, để nâng cao ý thức yêu nước của đồng bào và để làm đậm nét tính bán nước của CSVN.
Luật Sư Ðào Tăng Dực & Cao Hưng Sydney 27 Tháng 8 Năm 2009
____________
Nguồn : email
Tam Tòa - nơi nhuốm máu nhiều người con quả cảm
VietCatholic News (28 Jul 2009 14:41)
Trước hết xin được nói ngay rằng, tựa đề bài viết này không phải do chúng tôi đặt ra, mà là ‘quà tặng’ tờ Công an Nhân dân vì được chúng tôi trích ra từ bài viết “Không ai được phép đứng trên luật pháp” [1] nhằm xuyên tạc sự thật vụ Tam Tòa khi viết rằng “hàng trăm người dân Đồng Hới có cả giáo dân Đồng Hới đã cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ” nhưng thực tế lại là chuyện hàng chục giáo dân, những con người quả cảm của giáo phận Vinh, đã bị đổ máu bởi đòn roi của công an.
Đáng lo ngại!
Vụ Tam Tòa mới chỉ nổ ra có hơn một tuần lễ nhưng mức độ gia tăng bạo lực của nó với 10 giáo dân bị đánh và bắt, hàng chục giáo dân khác cũng bị bầm dập bởi dùi cui và mới hôm qua 27/7 lại thêm hai linh mục bị đánh trọng thương… những sự việc này cho thấy Tam Tòa đã bỏ xa vụ Thái Hà cả về qui mô lẫn tầm vóc, và vì thế khó ai có thể nói trước vụ này rồi sẽ trôi về đâu?
Điều đáng chú ý của vụ việc là mặc dù nó xảy ra trong bối cảnh đang có nhiều lời kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC từ Hạ viện Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang quan tâm theo dõi, thế nhưng nhà cầm quyền Csvn vẫn không hề ‘ngán ngại’ trong việc dùng công an và vũ lực đàn áp thẳng tay tu sĩ, giáo dân Quảng Bình.
Thái đô ấy, một mặt đã nói lên sự sợ hãi của nhà cầm quyền đã lên đến cực điểm trước làn sóng đòi hỏi công lý và sự thật của giới công giáo đang lan rộng ra nhiều nơi, đã khiến họ hành động một cách ‘điên cuồng’ bất chấp tất cả. Nhưng mặt khác, đây có thể là dấu chỉ cho thấy Csvn đã nhận được một sự đảm bảo nào đó từ các quan chức ngoại giao và quân sự bên hành pháp Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ để chuyện CPC xảy ra.
Những lời phát biểu bênh Csvn ra mặt của ông đại sứ Mỹ Michael Michalak thời gian gần đây là rất đáng ‘nghi ngại’ vì có vẻ như nó đang phát huy tác dụng như những lời động viên khuyến khích Csvn hành xử càng lúc càng thô bạo hơn. Một dấu hiệu ‘thân thiện’ khác nữa là mới trong tuần rồi quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã đạt đến một đỉnh cao mới về hợp tác không quân.
Tất cả đã làm cho cách hành xử (và cả nói năng) của Csvn bỗng thay đổi một cách ‘hứng khởi’ lạ thường.
Khi ra tay bắt bớ hàng loạt các gương mặt trí thức và nhà đấu tranh cho dân chủ qua các vụ Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… chẳng những Csvn không sợ bị Mỹ làm khó dễ, mà ông Lê Dũng người phát ngôn bộ ngoại giao Csvn còn như muốn ‘quát nạt’ lại họ khi tuyên bố “Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”. Những lời lẽ như thế, chỉ một vài năm trước khó ai nghĩ nó lại có thể xảy ra.
Rõ ràng mối đe dọa trực diện từ TQ nhắm vào quyền lực của Hoa Kỳ ngoài biển Đông thời gian gần đây đã buộc người Mỹ đang phải tìm cách lấy lòng Csvn bằng một chính sách, có thể sẽ rất giống với thời tổng thống R.Nixon những năm 70s: đó là ve vãn hòa dịu với TQ để cầm chân LX bành trước xuống phía nam để bỏ rơi Sàigòn. Nay là đến lượt chính phủ B.Obama đang ve vãn VN để cầm chân TQ.
Phải hơi dài dòng như thế để chúng ta thấy rằng, ‘gió có thổi theo chiều nào’ thì thái độ hung hãn của Csvn do ‘giãy chết’ hoặc do ‘hứng khởi’ cũng đều trở nên rất đáng lo ngại cho giáo phận Vinh.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể xác tín một điều là khác xa với cái kiếp ‘vắn số’ của chủ nghĩa cộng sản chỉ bằng cỡ một đời người vài chục năm mà sớm muộn gì Csvn cũng sẽ phải chung số phận, giáo hội công giáo VN đã hiện diện và tồn tại trên mảnh đất này tới những gần 500 năm, trải qua biết bao phen bị bách hại đạo đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … bằng đủ loại tử hình, cực hình, nhục hình từ chém đầu cho đến cho voi giày xéo, cho cọp dữ xé xác v.v… như thế cái ác vẫn không bị tiêu diệt đạo, ngược lại còn phát triển mạnh hơn.
Lẽ ra Csvn phải nhận ra cái điều mấu chốt hết sức căn bản và quan trọng này để chọn cho họ cách hành xử sao cho vừa phải. Đánh đập tu sĩ, giáo dân Quảng Bình như vừa qua chắc chắn sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp hơn ngoài thương tổn mối quan hệ đạo đời giữa nhà nước và giáo hội mà thôi.
“Chứng tích chiến tranh” Tam Tòa, đâu mới là sự thật?
Vấn đề cốt lõi của vụ Tam Tòa hiện nay như chúng ta đã biết là nằm ở việc tỉnh Quảng Bình ra quyết định trưng dụng đất nhà thờ Tam Tòa để làm ‘chứng tích chiến tranh và tội ác Mỹ’ mà không thèm hỏi han ‘khổ chủ’ giáo hội lấy một lời.
Chỉ mãi đến mãi sau này khi có cơ hội thuận tiện giáo hội lên tiếng đòi lại thì UBND tỉnh này mới mời Tòa Giám Mục Xã Đoài để “trao đổi và ý kiến của giáo phận Vinh”. Nhưng những gì mà báo Công An Nhân Dân trưng ra hôm 23/7 cho đến nay vẫn chỉ là “Bản Ghi Nhớ” ký kết giữa tỉnh này với Tòa TGM Xã Đoài hồi cuối năm 2008 vừa qua, khi họ thấy đã đến lúc ‘không nên có gì đó để làm bằng chứng đã có nói chuyện với giáo hội’ !!!
Nay trước tình thế căng thẳng hiện nay chính quyền tỉnh, chắc hẳn Quảng Bình sẽ phải xem xét lại quyết định này. Bởi vì nó đang đặt ra trước công luận một số câu hỏi:
1./ Một công trình hay vật thể để được trở thành “di tích lịch sử” bản thân nó phải hội đủ những điều kiện tự nhiên và thủ tục pháp lý ra sao?
2./ Thứ đến, nếu ‘chẳng may’ công trình, vật thể được chọn ấy như nhà thờ Tam Tòa được xây dựng từ năm 1887 bởi linh mục Clause Bonin, với bề dày thời gian xấp xỉ tuổi nhà thờ Đức Bà Sàigòn tự nó cũng đã đủ xứng đáng được xem là di tích lịch sử của giáo hội và cũng là của đất nước, vậy tại sao nhà nước không cho khôi phục mà lại đòi ‘xóa sổ’ nó để giữ lại chút xíu cái hoang tàn đổ nát ấy để làm di tích chiến tranh phục vục cho tuyên truyền chính trị? Làm như thế liệu có ‘o ép’ giáo hội quá đáng không?
Như chúng ta biết, theo dòng thời gian mọi thứ đang hiện diện trên cõi đời này vài chục năm, vài trăm năm nữa đều mặc nhiên trở thành những ‘chứng nhân’ và ‘chứng tích’ của lịch sử. Ai muốn cưỡng lại cái qui luật đào thải tư nhiên này cũng chẳng thể được. Thế nhưng, để có thể xứng đáng được tôn làm ‘di tích’ hay ‘di sản’ thì vật thể ấy phải có thêm những yếu tố mà những con người và sự vật cùng thời với nó không hội đủ.
Điều này cũng giống như trong số hàng ty tỷ con người, vât thể từng hiện diện trên mặt đất này vài ngàn năm qua, nhưng những gì chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần rất nhỏ nhoi là các danh nhân nhờ sự nổi bật của bản thân họ mà đã được đi vào lịch sử. Còn hầu hết đại đa số con người và sự vật còn lại đều là ‘vô danh’ khi trở về cùng cát bụi.
Sự sàng lọc rất khắc nghiệt của qui luật đào thải mặc dù chỉ là tự nhiên nhưng lại là một sự chọn lựa đầy ‘cân nhắc’ nhờ vậy mà nhiều tên tuổi dù rất cổ xưa, cỡ Platon, Descartes hay Archimed vẫn còn giá trị đến ngày nay. Muốn cho di tích có được giá trị giống như vậy rõ ràng không thể chọn lựa bằng ‘cảm tính’, đố kỵ, ‘ôm đồm’. Càng nhiều càng tốt hoặc ít quá thì đi ‘giật gấu vá vai’ cho ‘bằng chị bằng em’ rằng tỉnh ta cũng anh hùng một thời như thường thấy ở VN sau 1975.
Hơn nữa, nói đến ‘chứng tích tội ác’, chắc rằng cái ‘tội ác Mỹ’ mà Csvn đang lăm he đòi giữ cho bằng được lại tháp Tam Tòa đổ nát hiện nay, chắc chắn không thể nào so sánh về mức độ khủng khiếp của quân khủng bố trong vụ tấn công hai cái tháp đôi của thành phố New York hồi năm 2001. Thế nhưng tại sao nước Mỹ không muốn giữ lại cảnh hoang tàn đổ nát của nó để dạy cho trẻ em Mỹ sau này biết về tội ác của quân khủng bố Al-Queda, mà họ lại chỉ lập một đài tưởng niệm nhỏ trong khu vực này và nhanh chóng dọn dẹp để xây dựng cái mới?
Phải so sánh đến thế để chúng ta thấy rằng chuyện tỉnh Quảng Bình đòi lấy nguyên cả khu đất rộng lớn vài trăm mét vuông, mà hiện nay trên ấy chỉ còn trơ trọi có mỗi cái tháp để lấy làm “chứng tích chiến tranh” xem ra không còn hợp với thời cuộc lắm.
‘Đô Mỹ’ thích cầm nhưng ‘tội ác Mỹ’ chẳng chịu buông!
Giữ lại ‘chứng tích’ Tam Tòa với hơn 90% đã đổ nát trong lúc Csvn lại luôn rêu rao lời ông Hồ “xây dựng lại một nước VN đàng hoàng to đẹp hơn” rõ ràng họ đang là chuyện ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Vì vậy mà ngay cả bây giờ mặc dù đã sau hơn 10 năm Tam Tòa được mang danh ‘chứng tích chiến tranh’ nếu có du khách nước ngoài nào đến đây tham quan cái ‘chứng tích Tam Tòa’, chắc rằng họ không khỏi cảm thương bùi ngùi cho số phận trớ trêu của nó để rồi tự hỏi: thế thì cái gì là cái ‘có giá’ nhất ở cái khu di tích này? Là miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì “tội ác Mỹ” và vì các thế hệ mai sau?
Đã chẳng thấy chứng tích ‘tội ác Mỹ’ đâu lại còn nghe kể về máu của hàng chục giáo dân vừa mới phải đổ ra thêm năm 2009 này bởi sự đánh đập của công an? Vậy, phải chăng đây mới chính là ‘chứng tích tội ác’?
Nhân đây cũng xin lưu ý mọi người về một chi tiết quan trọng: chiến tranh chấm dứt từ 1975 nhưng mãi hơn 20 năm sau, vào ngày 26/3/1997 tỉnh Quảng Bình mới công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh. Chỉ riêng cái chuyện ra đời ‘muộn màng’ của di tích này vào thời điểm đất đai khắp các tỉnh thành VN bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi VN bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do “chứng tích tội ác Mỹ” nghe hoàn toàn chẳng ‘lọt tai’ chút nào.
Nếu giới lãnh đạo Quảng Bình thật sự quan tâm tới ‘tội ác Mỹ’ hẳn Tam Tòa đã bị trưng dụng ngay từ sau năm 1975 trong những năm tháng quan hệ Việt-Mỹ đang còn rất căng thẳng và Hà Nội còn rất ‘hung hăng’ chứ không thể là thời điểm 1997.
Nhưng ngay cả khi chúng ta tạm chấp nhận cái lý do ‘chứng tích chiến tranh’ muộn màng ấy là có thật đi, thử hỏi từ ngày tỉnh Quảng Bình ban bố ra quyết định công nhận Tam Tòa làm di tích, họ đã đầu tư được thêm những gì để làm tăng giá trị chứng minh ‘tội ác Mỹ’ cho nó, cũng như để bảo vệ cái tháp Tam tòa cho khỏi bị đổ?
Một khi đã được xem là di tích lịch sử thì tỉnh Quảng Bình phải tuân theo pháp lệnh về ‘bảo vệ di sản’ để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nó. Nhưng nay đã hơn chục năm trôi qua, chúng ta thấy nơi này ‘mèo vẫn hoàn mèo’, vẫn là cảnh hoang tàn đổ nát cỏ dại mọc khắp nơi như ngày nào không có gì thay đổi đáng kể!
Di sản chiến tranh gì mà tệ đến nỗi không có lấy nổi một văn phòng để trưng bày các hình ảnh sưu tầm trước và sau chiến tranh ra sao để giới thiệu cho du khách xem? Sao lại có thể ‘mất căn bản’ đến mức độ kỳ lạ như vậy?.
Có nhận ra những sự bất bình thường này chúng ta mới thấy thực chất việc trưng dụng ngôi nhà thờ đổ nát Tam tòa làm ‘chứng tích tội ác chiến tranh’ chỉ là cái cớ của tỉnh Quảng Bình, để: một là không cho đạo công giáo phục hồi tại đây và hai chắc là để… ‘chờ thời’ với chút hy vọng sau này đòi ngườì Mỹ chút tiền đô để gọi là ‘bồi thường chiến tranh’?
“Tội ác Mỹ ” hay sự ‘đểu cáng’ của CSVN?
Nói đến “chứng tích tội ác” trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chính các thể chế cộng sản Đông Âu, Nga, TQ, VN v.v… mới là phía đang bị nhiều quốc gia dựng nhiều tượng đài lên án tội ác của họ nhất chứ chẳng phải Tây Âu hay Mỹ.
Đối với Csvn cũng vậy. Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại từng là nạn nhân khốn khổ, sống dở chết dở của họ thời gian vừa qua cũng đã cung cấp cho thế giới nhiều bằng chứng tội ác do Csvn gây ra dân tộc VN. Bên cạnh các tượng đài được khắp Âu Mỹ, mới đây còn là bộ phim “Sự thật về HCM’ vừa được phát hành đang khiến Csvn rất lo lắng tìm mọi cách để ngăn chận sự xâm nhập vào VN. [2]
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên chuyện Hà Nội từng lo ‘sốt vó’ vì những bia tưởng niệm thuyền nhân VN phải bỏ mình trên biển tại đảo Galang, Indonesia mà họ đã gây áp lực ngoại giao để nước này đập bỏ vào tháng 6/2005. Chính cái tấm bia bị đập cho tan hoang (như hình đính kèm) mới là ‘chứng tích tội ác’ rõ ràng nhất của chế độ Csvn chứ chẳng phải Tam Tòa nào hết.
Muốn biết trong cuộc chiến VN giữa Mỹ và ‘Việt Cộng’ ai ác hơn ai, có lẽ không gì chính xác cho bằng nghe chính những lời của các quan chức cao cấp Csvn nói về ‘cựu thù’ của họ.
Đầu tiên, đó là phát biểu của ông cựu đại sứ đầu tiên của Vn tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng “ngày 3 tháng 2 năm 1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó rất bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề...” [3]
Bảo Mỹ là tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Rồi vào năm 1995, khi sang tham dự Kỳ họp của đại hội đồng LHQ, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, ông cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố một câu… ‘để đời’, rằng “một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại!” [4]
Ông chủ tịch biết nói những lời cao cả như vậy, tại sao khi trở về nước thấy tỉnh Quảng Bình nộp hồ sơ đòi lấy nhà thờ Tam Tòa làm ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ông lại chẳng can ngăn?
Tóm lại, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô toan tính hết sức nhỏ nhặt của nhà cầm quyền VN. Thậm chí không loại trừ khả năng đã từng có chiến dịch thu gom càng nhiều ‘con tin’ tài sản giáo hội càng tốt để dễ bề chiếm thế thượng phong trong khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Thực trạng xã hội VN ngày nay tưởng đã rõ mười mươi chẳng còn gì để bàn luận về những giáo điều mà Csvn đang rêu rao.
Nền kinh tế đang vận hành ngày càng bám chặt vào quĩ đạo tư bản chủ nghĩa, con cái cán bộ Csvn đủ mọi cấp đang đua nhau sang Mỹ học đòi, thì thử hỏi còn ai trên đất nước này muốn để mắt tới những ‘chứng tích tội ác Mỹ’?
Nhưng bất hạnh cho giáo xứ Tam Tòa và cho cả dân tộc VN là ở chỗ, để thể kéo dài sự thống trị cơ hội vơ vét làm giàu, Csvn mặc dù tay luôn nắm chặt lấy những tờ tiền đô nhưng ngoài miệng thì cứ phải làm bộ chửi Mỹ ra rả, vẫn tuyên bố phải duy trì cái ‘chứng tích Tam Tòa’ v.v… bởi gắn liền với những ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ấy là chuyện ngộ nhận của hàng triệu triệu người VN về ‘sự nghiệp giải phóng đất nước’ mà ngay từ bé đã bị nhồi sọ, khi lớn lên lại bị bưng bít thông tin, vì vậy mà bao người vẫn lầm tưởng đảng này đã có ‘công trạng’ rất lớn với dân tộc.
Vì lầm tưởng mình đang là người chịu “ơn mưa móc” của đảng Csvn mà trong xã hội vẫn còn kẻ tham gia vào đám “quần chúng tự phát” tiếp tay cho Csvn gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Chính cái lũ ‘vô học’ này mới là sự thử thách và ‘đáng sợ’ còn hơn cả công an. Bởi “nhân bất học bất tri lý”, kẻ bị nhồi sọ thì còn biết đâu là lẽ phải nên chúng dám làm bất cứ mọi điều tệ hại nhất theo lệnh của những kẻ ‘lãnh đạo’ mà chút lương tâm cạn kiệt còn lại nơi họ cũng không cho phép họ làm hoặc vì sợ hậu quả sau này nên tìm cách né tránh, đành phải muợn tay lũ côn đồ “quần chúng tự phát” làm thay.
Trong cơn nguy khốn hiện nay của giáo phận Vinh, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” lẽ nào các đấng giáo quyền và cộng đoàn các giáo phận trên cả nước lại có thể ‘ngoảnh mặt làm ngơ’ trong im lặng khi không dám nhắc tên hai chữ cấm kỵ “Tam Tòa” hiện nay để cùng nhau chia sẻ bớt sự nguy khốn cho những người anh em đồng đạo của mình?
Các ghi chú:
(1) Không ai được phép đứng trên luật pháp (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2009/7/149139.cand)
(2) Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223)
(4) Quan hệ Việt Mỹ sơ khởi: "Tình trong như đã..." (http://tintuc.xalo.vn/03-952188502/quan_he_viet_my_so_khoi_tinh_trong_nhu_da.html)
Sàigòn, 28/7/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
Trước hết xin được nói ngay rằng, tựa đề bài viết này không phải do chúng tôi đặt ra, mà là ‘quà tặng’ tờ Công an Nhân dân vì được chúng tôi trích ra từ bài viết “Không ai được phép đứng trên luật pháp” [1] nhằm xuyên tạc sự thật vụ Tam Tòa khi viết rằng “hàng trăm người dân Đồng Hới có cả giáo dân Đồng Hới đã cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ” nhưng thực tế lại là chuyện hàng chục giáo dân, những con người quả cảm của giáo phận Vinh, đã bị đổ máu bởi đòn roi của công an.
Đáng lo ngại!
Vụ Tam Tòa mới chỉ nổ ra có hơn một tuần lễ nhưng mức độ gia tăng bạo lực của nó với 10 giáo dân bị đánh và bắt, hàng chục giáo dân khác cũng bị bầm dập bởi dùi cui và mới hôm qua 27/7 lại thêm hai linh mục bị đánh trọng thương… những sự việc này cho thấy Tam Tòa đã bỏ xa vụ Thái Hà cả về qui mô lẫn tầm vóc, và vì thế khó ai có thể nói trước vụ này rồi sẽ trôi về đâu?
Điều đáng chú ý của vụ việc là mặc dù nó xảy ra trong bối cảnh đang có nhiều lời kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC từ Hạ viện Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang quan tâm theo dõi, thế nhưng nhà cầm quyền Csvn vẫn không hề ‘ngán ngại’ trong việc dùng công an và vũ lực đàn áp thẳng tay tu sĩ, giáo dân Quảng Bình.
Thái đô ấy, một mặt đã nói lên sự sợ hãi của nhà cầm quyền đã lên đến cực điểm trước làn sóng đòi hỏi công lý và sự thật của giới công giáo đang lan rộng ra nhiều nơi, đã khiến họ hành động một cách ‘điên cuồng’ bất chấp tất cả. Nhưng mặt khác, đây có thể là dấu chỉ cho thấy Csvn đã nhận được một sự đảm bảo nào đó từ các quan chức ngoại giao và quân sự bên hành pháp Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ để chuyện CPC xảy ra.
Những lời phát biểu bênh Csvn ra mặt của ông đại sứ Mỹ Michael Michalak thời gian gần đây là rất đáng ‘nghi ngại’ vì có vẻ như nó đang phát huy tác dụng như những lời động viên khuyến khích Csvn hành xử càng lúc càng thô bạo hơn. Một dấu hiệu ‘thân thiện’ khác nữa là mới trong tuần rồi quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã đạt đến một đỉnh cao mới về hợp tác không quân.
Tất cả đã làm cho cách hành xử (và cả nói năng) của Csvn bỗng thay đổi một cách ‘hứng khởi’ lạ thường.
Khi ra tay bắt bớ hàng loạt các gương mặt trí thức và nhà đấu tranh cho dân chủ qua các vụ Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… chẳng những Csvn không sợ bị Mỹ làm khó dễ, mà ông Lê Dũng người phát ngôn bộ ngoại giao Csvn còn như muốn ‘quát nạt’ lại họ khi tuyên bố “Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”. Những lời lẽ như thế, chỉ một vài năm trước khó ai nghĩ nó lại có thể xảy ra.
Rõ ràng mối đe dọa trực diện từ TQ nhắm vào quyền lực của Hoa Kỳ ngoài biển Đông thời gian gần đây đã buộc người Mỹ đang phải tìm cách lấy lòng Csvn bằng một chính sách, có thể sẽ rất giống với thời tổng thống R.Nixon những năm 70s: đó là ve vãn hòa dịu với TQ để cầm chân LX bành trước xuống phía nam để bỏ rơi Sàigòn. Nay là đến lượt chính phủ B.Obama đang ve vãn VN để cầm chân TQ.
Phải hơi dài dòng như thế để chúng ta thấy rằng, ‘gió có thổi theo chiều nào’ thì thái độ hung hãn của Csvn do ‘giãy chết’ hoặc do ‘hứng khởi’ cũng đều trở nên rất đáng lo ngại cho giáo phận Vinh.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể xác tín một điều là khác xa với cái kiếp ‘vắn số’ của chủ nghĩa cộng sản chỉ bằng cỡ một đời người vài chục năm mà sớm muộn gì Csvn cũng sẽ phải chung số phận, giáo hội công giáo VN đã hiện diện và tồn tại trên mảnh đất này tới những gần 500 năm, trải qua biết bao phen bị bách hại đạo đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … bằng đủ loại tử hình, cực hình, nhục hình từ chém đầu cho đến cho voi giày xéo, cho cọp dữ xé xác v.v… như thế cái ác vẫn không bị tiêu diệt đạo, ngược lại còn phát triển mạnh hơn.
Lẽ ra Csvn phải nhận ra cái điều mấu chốt hết sức căn bản và quan trọng này để chọn cho họ cách hành xử sao cho vừa phải. Đánh đập tu sĩ, giáo dân Quảng Bình như vừa qua chắc chắn sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp hơn ngoài thương tổn mối quan hệ đạo đời giữa nhà nước và giáo hội mà thôi.
“Chứng tích chiến tranh” Tam Tòa, đâu mới là sự thật?
Vấn đề cốt lõi của vụ Tam Tòa hiện nay như chúng ta đã biết là nằm ở việc tỉnh Quảng Bình ra quyết định trưng dụng đất nhà thờ Tam Tòa để làm ‘chứng tích chiến tranh và tội ác Mỹ’ mà không thèm hỏi han ‘khổ chủ’ giáo hội lấy một lời.
Chỉ mãi đến mãi sau này khi có cơ hội thuận tiện giáo hội lên tiếng đòi lại thì UBND tỉnh này mới mời Tòa Giám Mục Xã Đoài để “trao đổi và ý kiến của giáo phận Vinh”. Nhưng những gì mà báo Công An Nhân Dân trưng ra hôm 23/7 cho đến nay vẫn chỉ là “Bản Ghi Nhớ” ký kết giữa tỉnh này với Tòa TGM Xã Đoài hồi cuối năm 2008 vừa qua, khi họ thấy đã đến lúc ‘không nên có gì đó để làm bằng chứng đã có nói chuyện với giáo hội’ !!!
Nay trước tình thế căng thẳng hiện nay chính quyền tỉnh, chắc hẳn Quảng Bình sẽ phải xem xét lại quyết định này. Bởi vì nó đang đặt ra trước công luận một số câu hỏi:
1./ Một công trình hay vật thể để được trở thành “di tích lịch sử” bản thân nó phải hội đủ những điều kiện tự nhiên và thủ tục pháp lý ra sao?
2./ Thứ đến, nếu ‘chẳng may’ công trình, vật thể được chọn ấy như nhà thờ Tam Tòa được xây dựng từ năm 1887 bởi linh mục Clause Bonin, với bề dày thời gian xấp xỉ tuổi nhà thờ Đức Bà Sàigòn tự nó cũng đã đủ xứng đáng được xem là di tích lịch sử của giáo hội và cũng là của đất nước, vậy tại sao nhà nước không cho khôi phục mà lại đòi ‘xóa sổ’ nó để giữ lại chút xíu cái hoang tàn đổ nát ấy để làm di tích chiến tranh phục vục cho tuyên truyền chính trị? Làm như thế liệu có ‘o ép’ giáo hội quá đáng không?
Như chúng ta biết, theo dòng thời gian mọi thứ đang hiện diện trên cõi đời này vài chục năm, vài trăm năm nữa đều mặc nhiên trở thành những ‘chứng nhân’ và ‘chứng tích’ của lịch sử. Ai muốn cưỡng lại cái qui luật đào thải tư nhiên này cũng chẳng thể được. Thế nhưng, để có thể xứng đáng được tôn làm ‘di tích’ hay ‘di sản’ thì vật thể ấy phải có thêm những yếu tố mà những con người và sự vật cùng thời với nó không hội đủ.
Điều này cũng giống như trong số hàng ty tỷ con người, vât thể từng hiện diện trên mặt đất này vài ngàn năm qua, nhưng những gì chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần rất nhỏ nhoi là các danh nhân nhờ sự nổi bật của bản thân họ mà đã được đi vào lịch sử. Còn hầu hết đại đa số con người và sự vật còn lại đều là ‘vô danh’ khi trở về cùng cát bụi.
Sự sàng lọc rất khắc nghiệt của qui luật đào thải mặc dù chỉ là tự nhiên nhưng lại là một sự chọn lựa đầy ‘cân nhắc’ nhờ vậy mà nhiều tên tuổi dù rất cổ xưa, cỡ Platon, Descartes hay Archimed vẫn còn giá trị đến ngày nay. Muốn cho di tích có được giá trị giống như vậy rõ ràng không thể chọn lựa bằng ‘cảm tính’, đố kỵ, ‘ôm đồm’. Càng nhiều càng tốt hoặc ít quá thì đi ‘giật gấu vá vai’ cho ‘bằng chị bằng em’ rằng tỉnh ta cũng anh hùng một thời như thường thấy ở VN sau 1975.
Hơn nữa, nói đến ‘chứng tích tội ác’, chắc rằng cái ‘tội ác Mỹ’ mà Csvn đang lăm he đòi giữ cho bằng được lại tháp Tam Tòa đổ nát hiện nay, chắc chắn không thể nào so sánh về mức độ khủng khiếp của quân khủng bố trong vụ tấn công hai cái tháp đôi của thành phố New York hồi năm 2001. Thế nhưng tại sao nước Mỹ không muốn giữ lại cảnh hoang tàn đổ nát của nó để dạy cho trẻ em Mỹ sau này biết về tội ác của quân khủng bố Al-Queda, mà họ lại chỉ lập một đài tưởng niệm nhỏ trong khu vực này và nhanh chóng dọn dẹp để xây dựng cái mới?
Phải so sánh đến thế để chúng ta thấy rằng chuyện tỉnh Quảng Bình đòi lấy nguyên cả khu đất rộng lớn vài trăm mét vuông, mà hiện nay trên ấy chỉ còn trơ trọi có mỗi cái tháp để lấy làm “chứng tích chiến tranh” xem ra không còn hợp với thời cuộc lắm.
‘Đô Mỹ’ thích cầm nhưng ‘tội ác Mỹ’ chẳng chịu buông!
Giữ lại ‘chứng tích’ Tam Tòa với hơn 90% đã đổ nát trong lúc Csvn lại luôn rêu rao lời ông Hồ “xây dựng lại một nước VN đàng hoàng to đẹp hơn” rõ ràng họ đang là chuyện ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Vì vậy mà ngay cả bây giờ mặc dù đã sau hơn 10 năm Tam Tòa được mang danh ‘chứng tích chiến tranh’ nếu có du khách nước ngoài nào đến đây tham quan cái ‘chứng tích Tam Tòa’, chắc rằng họ không khỏi cảm thương bùi ngùi cho số phận trớ trêu của nó để rồi tự hỏi: thế thì cái gì là cái ‘có giá’ nhất ở cái khu di tích này? Là miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì “tội ác Mỹ” và vì các thế hệ mai sau?
Đã chẳng thấy chứng tích ‘tội ác Mỹ’ đâu lại còn nghe kể về máu của hàng chục giáo dân vừa mới phải đổ ra thêm năm 2009 này bởi sự đánh đập của công an? Vậy, phải chăng đây mới chính là ‘chứng tích tội ác’?
Nhân đây cũng xin lưu ý mọi người về một chi tiết quan trọng: chiến tranh chấm dứt từ 1975 nhưng mãi hơn 20 năm sau, vào ngày 26/3/1997 tỉnh Quảng Bình mới công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh. Chỉ riêng cái chuyện ra đời ‘muộn màng’ của di tích này vào thời điểm đất đai khắp các tỉnh thành VN bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi VN bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do “chứng tích tội ác Mỹ” nghe hoàn toàn chẳng ‘lọt tai’ chút nào.
Nếu giới lãnh đạo Quảng Bình thật sự quan tâm tới ‘tội ác Mỹ’ hẳn Tam Tòa đã bị trưng dụng ngay từ sau năm 1975 trong những năm tháng quan hệ Việt-Mỹ đang còn rất căng thẳng và Hà Nội còn rất ‘hung hăng’ chứ không thể là thời điểm 1997.
Nhưng ngay cả khi chúng ta tạm chấp nhận cái lý do ‘chứng tích chiến tranh’ muộn màng ấy là có thật đi, thử hỏi từ ngày tỉnh Quảng Bình ban bố ra quyết định công nhận Tam Tòa làm di tích, họ đã đầu tư được thêm những gì để làm tăng giá trị chứng minh ‘tội ác Mỹ’ cho nó, cũng như để bảo vệ cái tháp Tam tòa cho khỏi bị đổ?
Một khi đã được xem là di tích lịch sử thì tỉnh Quảng Bình phải tuân theo pháp lệnh về ‘bảo vệ di sản’ để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nó. Nhưng nay đã hơn chục năm trôi qua, chúng ta thấy nơi này ‘mèo vẫn hoàn mèo’, vẫn là cảnh hoang tàn đổ nát cỏ dại mọc khắp nơi như ngày nào không có gì thay đổi đáng kể!
Di sản chiến tranh gì mà tệ đến nỗi không có lấy nổi một văn phòng để trưng bày các hình ảnh sưu tầm trước và sau chiến tranh ra sao để giới thiệu cho du khách xem? Sao lại có thể ‘mất căn bản’ đến mức độ kỳ lạ như vậy?.
Có nhận ra những sự bất bình thường này chúng ta mới thấy thực chất việc trưng dụng ngôi nhà thờ đổ nát Tam tòa làm ‘chứng tích tội ác chiến tranh’ chỉ là cái cớ của tỉnh Quảng Bình, để: một là không cho đạo công giáo phục hồi tại đây và hai chắc là để… ‘chờ thời’ với chút hy vọng sau này đòi ngườì Mỹ chút tiền đô để gọi là ‘bồi thường chiến tranh’?
“Tội ác Mỹ ” hay sự ‘đểu cáng’ của CSVN?
Nói đến “chứng tích tội ác” trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chính các thể chế cộng sản Đông Âu, Nga, TQ, VN v.v… mới là phía đang bị nhiều quốc gia dựng nhiều tượng đài lên án tội ác của họ nhất chứ chẳng phải Tây Âu hay Mỹ.
Đối với Csvn cũng vậy. Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại từng là nạn nhân khốn khổ, sống dở chết dở của họ thời gian vừa qua cũng đã cung cấp cho thế giới nhiều bằng chứng tội ác do Csvn gây ra dân tộc VN. Bên cạnh các tượng đài được khắp Âu Mỹ, mới đây còn là bộ phim “Sự thật về HCM’ vừa được phát hành đang khiến Csvn rất lo lắng tìm mọi cách để ngăn chận sự xâm nhập vào VN. [2]
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên chuyện Hà Nội từng lo ‘sốt vó’ vì những bia tưởng niệm thuyền nhân VN phải bỏ mình trên biển tại đảo Galang, Indonesia mà họ đã gây áp lực ngoại giao để nước này đập bỏ vào tháng 6/2005. Chính cái tấm bia bị đập cho tan hoang (như hình đính kèm) mới là ‘chứng tích tội ác’ rõ ràng nhất của chế độ Csvn chứ chẳng phải Tam Tòa nào hết.
Muốn biết trong cuộc chiến VN giữa Mỹ và ‘Việt Cộng’ ai ác hơn ai, có lẽ không gì chính xác cho bằng nghe chính những lời của các quan chức cao cấp Csvn nói về ‘cựu thù’ của họ.
Đầu tiên, đó là phát biểu của ông cựu đại sứ đầu tiên của Vn tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng “ngày 3 tháng 2 năm 1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó rất bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề...” [3]
Bảo Mỹ là tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Rồi vào năm 1995, khi sang tham dự Kỳ họp của đại hội đồng LHQ, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, ông cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố một câu… ‘để đời’, rằng “một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại!” [4]
Ông chủ tịch biết nói những lời cao cả như vậy, tại sao khi trở về nước thấy tỉnh Quảng Bình nộp hồ sơ đòi lấy nhà thờ Tam Tòa làm ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ông lại chẳng can ngăn?
Tóm lại, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô toan tính hết sức nhỏ nhặt của nhà cầm quyền VN. Thậm chí không loại trừ khả năng đã từng có chiến dịch thu gom càng nhiều ‘con tin’ tài sản giáo hội càng tốt để dễ bề chiếm thế thượng phong trong khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Thực trạng xã hội VN ngày nay tưởng đã rõ mười mươi chẳng còn gì để bàn luận về những giáo điều mà Csvn đang rêu rao.
Nền kinh tế đang vận hành ngày càng bám chặt vào quĩ đạo tư bản chủ nghĩa, con cái cán bộ Csvn đủ mọi cấp đang đua nhau sang Mỹ học đòi, thì thử hỏi còn ai trên đất nước này muốn để mắt tới những ‘chứng tích tội ác Mỹ’?
Nhưng bất hạnh cho giáo xứ Tam Tòa và cho cả dân tộc VN là ở chỗ, để thể kéo dài sự thống trị cơ hội vơ vét làm giàu, Csvn mặc dù tay luôn nắm chặt lấy những tờ tiền đô nhưng ngoài miệng thì cứ phải làm bộ chửi Mỹ ra rả, vẫn tuyên bố phải duy trì cái ‘chứng tích Tam Tòa’ v.v… bởi gắn liền với những ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ấy là chuyện ngộ nhận của hàng triệu triệu người VN về ‘sự nghiệp giải phóng đất nước’ mà ngay từ bé đã bị nhồi sọ, khi lớn lên lại bị bưng bít thông tin, vì vậy mà bao người vẫn lầm tưởng đảng này đã có ‘công trạng’ rất lớn với dân tộc.
Vì lầm tưởng mình đang là người chịu “ơn mưa móc” của đảng Csvn mà trong xã hội vẫn còn kẻ tham gia vào đám “quần chúng tự phát” tiếp tay cho Csvn gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Chính cái lũ ‘vô học’ này mới là sự thử thách và ‘đáng sợ’ còn hơn cả công an. Bởi “nhân bất học bất tri lý”, kẻ bị nhồi sọ thì còn biết đâu là lẽ phải nên chúng dám làm bất cứ mọi điều tệ hại nhất theo lệnh của những kẻ ‘lãnh đạo’ mà chút lương tâm cạn kiệt còn lại nơi họ cũng không cho phép họ làm hoặc vì sợ hậu quả sau này nên tìm cách né tránh, đành phải muợn tay lũ côn đồ “quần chúng tự phát” làm thay.
Trong cơn nguy khốn hiện nay của giáo phận Vinh, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” lẽ nào các đấng giáo quyền và cộng đoàn các giáo phận trên cả nước lại có thể ‘ngoảnh mặt làm ngơ’ trong im lặng khi không dám nhắc tên hai chữ cấm kỵ “Tam Tòa” hiện nay để cùng nhau chia sẻ bớt sự nguy khốn cho những người anh em đồng đạo của mình?
Các ghi chú:
(1) Không ai được phép đứng trên luật pháp (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2009/7/149139.cand)
(2) Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223)
(4) Quan hệ Việt Mỹ sơ khởi: "Tình trong như đã..." (http://tintuc.xalo.vn/03-952188502/quan_he_viet_my_so_khoi_tinh_trong_nhu_da.html)
Sàigòn, 28/7/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
Labels:
Dân Chủ,
Nhân Quyền,
Tin Tức,
Tôn Giáo
Subscribe to:
Posts (Atom)