Tuesday, July 21, 2009

Khi Đi Lành Lặn... Khi Về Tanh Banh

Nguyễn-Hoàng-Huy-Đức


Một dịch vụ cho các cô xếp hàng cho các ông chủ Đài Loan (coi xác), do một thiếu tá công an thị xã Cần Thơ làm chủ.

Theo số liệu từ Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, có khoảng 777.000 cô gái Việt Nam sang Đài Loan làm dâu. Dự tính trong 2 năm nữa, số cô dâu Việt Nam tại Đài Loan sẽ lên đến 1 triệu người; trong đó phụ nữ miền Tây bán qua Đài Loan chiếm tỷ lệ rất cao so với các tỉnh, thành trong cả nước. Minh chứng là chỉ riêng xã Tân Lập - một xã cù lao của huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ - có tổng cộng 5.670 hộ dân thì 535 hộ trong số này gả con cho người Đài Loan.

Đặc biệt hơn nữa, khoảng 40 gia đình có tới 2,3 chàng rể Đài. Điều đáng nói là trong tổng số 777.000 cô gái Việt Nam đang làm dâu xứ Đài rất ít người chọn được “bến trong”: cuộc sống hạnh phúc, giàu sang, dư dả tiền gửi về phụ giúp gia đình thì đếm trên đầu ngón tay ; còn trường hợp gặp phải “bến đục” là chuyện không hiếm!

Khi bị trả hay trốn về được quê nhà, thứ họ mang theo không phải Đài tệ mà là những tấn bi kịch xót xa, nguyên nhân chủ yếu do bị gia đình chồng hành hạ. Thực trạng này đã được các cơ quan ngôn luận thế giới nhiều lần phản ánh Việc bán gái qua Đài Loan của nhà cầm quyền csvn thế nhưng làn sóng chị em kéo nhau đi tìm chồng Đài Loan vẫn không hề thuyên giảm.vì những dịch vụ của nhà nước mở ra mỗi ngày một nhiều Tại Sài gòn, ngày nào chúng tôi cũng thấy hàng trăm cô gái quê ngồi tụm năm tụm bảy dọc các quán cà phê vỉa hè để chờ "cò công an" đưa đi "coi mắt"...

Vượt chặng đường hơn 300 cây số, chúng tôi tìm đến xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ để tìm hiểu về hoàn cảnh của C - một cô gái tâm thần vừa bị gia đình chồng trả về từ TP. Cao Hùng, Đài Loan. Trong căn nhà lá xập xệ, chị K - mẹ C - ủ rũ ngồi nhìn cô bé ốm tong teo như que củi bởi hơn cả tuần qua chẳng chịu ăn gì. Thấy có khách đến, chị K giả bộ hù dọa thì cô bé khép nép nuốt được chút cháo nhưng rồi sau đó cũng nôn ra hết. Chị K lắc đầu than thở: “Từ hôm con nhỏ về đến giờ cứ như người mất hồn, ban ngày nằm co ro trong góc giường như sợ hãi người nào đó; đêm xuống lại đi lòng vòng khắp xóm, miệng nói lảm nhảm, có lúc hét lớn, mặt giận dữ rồi xổ một tràng tiếng Hoa như đang cãi vã với ai”. Biết con không được bình thường, gia đình chị K đã đem sổ đỏ 6 công đất ruộng - tài sản duy nhất của cả nhà - cầm được 20 triệu đồng đưa C đi chữa trị từ Bệnh viện Thống Nhất đến Biên Hòa... nhưng em chỉ mới thuyên giảm được phần nào.

Chị K tâm sự trong nước mắt: "Có lúc nửa tỉnh nửa mê, C kể lại cảnh làm dâu bên đó thấy cực còn hơn đi ở đợ, và cái đau khổ nhất là phải hầu hạ tình dục tập thể cho cã họ hàng gia đình chồng, vậy mà bấy lâu nay vợ chồng tôi nào hay biết, cứ tưởng con mình sống rất hạnh phúc, chẳng ngờ đưa con đi làm mọi không công cho người ta mà còn bị nhà chồng đánh đập, hành hạ rất dã man!". Theo lời chị K kể lại, hàng ngày C phải đi xe buýt hàng chục cây số để phụ chồng làm nghề sắt, chiều về lại quần quật bếp núc, giặt giũ... cho đến tận khuya, xong việc mới được lên giường nhưng có ngủ yên giấc đâu vì phải phục vụ chuyện “chăn gối” cho chồng, cho anh chồng, cho cha chồng, em chồng vân vân... Đã vậy, C còn thường xuyên bị chồng và gia đình bên ấy đánh đập. Hậu quả C phát bệnh, phải chữa trị hết một thời gian nhưng không khỏi nên chồng C chán, bắt ra phường ly dị rồi sau đó lột số nữ trang mà gia đình hắn cho hôm cưới. Làm xong thủ tục chia tay, gã chồng lưu manh này mua vé máy bay, dúi cho C số Đài tệ qui đổi ra tiền Việt được chừng một triệu đồng rồi tống khứ cô về nước. Nhìn ảnh C trong ngày cưới mập mạp, trắng trẻo, thế mà giờ đây sau chưa đầy 2 năm làm dâu xa xứ, trông cô tàn tạ như người sống lâu trong ngục vừa mới được ra. Trước khi về, chúng tôi hỏi C có muốn lấy chồng khác, muốn sang Đài Loan nữa không thì cô khoát tay, lắc đầu quầy quậy rồi co người nép vào góc giường trông thật tội!

Trở lại TP. Cần Thơ, sáng hôm sau chúng tôi tìm đến nhà bà L ở xã An Bình, xã vừa được lên phường của Q. Ninh Kiều. Lúc đến nơi thấy bà L ngồi bệt dưới nền gạch cũ, tóc tai bù xù, miệng thở dài vì mất hơn cả tiếng đồng hồ mà chẳng dụ được H - con gái út - ăn xong chén cháo. H thì đang ngồi khóc thút thít, đôi vai gầy run run. Nước mắt H tuôn dài trên đôi má hốc hác. Con gái khóc nhưng bà L lại mừng, bà nói: “Nó khóc xong là chịu ăn thôi!”. Quả đúng như thế, H tự múc cháo ăn một cách ngon lành (có lẽ vì đói), chẳng hề ngại ngùng khi đang có khách lạ là tôi ngồi trước mặt. Bà L dỗ dành và H nghe lời, uống mấy viên thuốc rồi lên võng ngủ thiếp đi. Kể chuyện về H, bà L không giấu được nỗi buồn: “Tôi có biết gì đâu, nghe bạn bè nó nói đi lấy chồng bên ấy sướng, vừa được nuông chiều vừa có tiền gởi về giúp gia đình nên cho nó đi làm thủ tục. Ai dè chưa đi đã bị người ta nói rằng không đủ sức khỏe nên trả về”.

Ấy là bà L còn giấu, chứ thực ra theo lời bà Năm K - hàng xóm của bà L - thì: “Chuyện chỉ như thế thì con nhỏ đâu đến nỗi...”. Bà Năm K kể, chính cháu của bà - cô Y, cùng lên Saigon tham gia “chợ vợ Đài Loan” với H, có điều Y thì may mắn hơn, còn H gặp phải thằng đểu cáng, hứa hẹn đủ điều nhưng rốt cuộc lần quần ở Sài Gòn cả tháng trời, sau khi con H sống như vợ chồng với nó thì nó biến mất. Con nhỏ bơ vơ, khủng hoảng tinh thần nhưng cũng may là còn nhớ đường ra Xa cảng miền Tây đón xe về nhà. Hai ba ngày liền sau đó nó chẳng chịu ăn ngủ gì cả, chỉ biết khóc, thân thể kiệt quệ rồi tâm thần luôn. Thấy ai đến gần là nó run rẩy, sợ sệt”.

Trong những lúc tỉnh nó kể là nó bị thằng khốn nạn đó hành hạ bắt phải làm tình những kiểu cách dã man bạc đãi tình dục và còn quay phim nó nữa. Lân la hỏi thăm vài người cùng xóm với bà L, tôi được biết thêm, sợ bà con chòm xóm dị nghị, bà L đã âm thầm đưa H đến Bệnh viện tâm thần Biên Hòa (Đồng Nai) điều trị. Được khoảng gần một tháng thì H xuất viện. Biết tin, bà con cùng xóm đến thăm thì bà L bảo H đã hết bệnh, nhưng mọi người vẫn thường thấy bà lăng xăng chạy đi mua thuốc an thần cho con. Tôi quay trở lại nhà bà L, cố nài nỉ bà nói thật về chuyện của H. Bà L đành chịu, xác nhận: “Bà con kể đúng” rồi cho tôi xem tên của “thằng rể hụt” Đài Loan mà bà kịp ghi lại trong một lần con gái gọi điện từ khách sạn K.U ở quận Bình Thạnh, Saigon về, chỉ xin tôi Khi Đi Lành Lặn Khi Về Tanh Banh không được chụp ảnh, không ghi tên thật dù chỉ là chữ tắt và tên hẻm, tên đường mà bà đang sống. Bà đóng cửa rào tiễn tôi, nước mắt ràn rụa: “Con tôi đã trả giá cho sự nông nổi của tôi quá đắt!”. Cũng vì cuộc sống khổ cực này mà tôi đà hy sinh con tôi, tôi thật ân hận qúa .

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của điều dưỡng trưởng Lương Hiền Thành, tôi nắm được thông tin về một số trường hợp vừa mới xuất viện qua hồ sơ bệnh án và thấy xót xa cho họ - những cô gái còn quá trẻ! Cao Thị Bích M, 22 tuổi, quê Thốt Nốt, nhập viện chiều 13-5, xuất viện sau 10 ngày điều trị. Đọc nội dung tường trình của ông Cao Văn H - cha của M - ghi lại trong hồ sơ bệnh án, tôi được biết năm 2001 M theo chồng về Đài Loan, cuộc sống nơi quê người chẳng hạnh phúc như cô và gia đình mường tượng mà ngược lại, cô bị đánh đập, đối xử tồi tệ như tôi tớ trong nhà. Có lẽ không chịu nổi cảnh “ngục tù” như thế nên M bị sốc về tinh thần. Khi bị phía chồng trả về Việt Nam vào tháng 3 vừa rồi, M chỉ là một cái xác không hồn; đã vậy suốt ngày cô cứ phá phách đồ đạc trong nhà một cách vô cớ. Đưa M vào trung tâm điều trị khoảng 20 ngày thì cô bình phục, thấy vậy, gia đình ngưng thuốc thì chẳng bao lâu sau biểu hiện rối loạn tâm thần ở M lại tái phát. Đến ngày thứ ba, chịu hết nổi, người nhà đành đưa cô trở lại trung tâm.

Trường hợp của Nguyễn Thị T, 26 tuổi, nhà ở Châu Thành A, Hậu Giang, thì đáng thương hơn. Chỉ từ cuối năm 2002 đến nay cô đã 4 lần đến đây. “Biểu hiện bệnh của cô là bằng chứng về những ngày sống trong cảnh đọa đày tàn khốc ở xứ Đài” - một điều dưỡng cho biết. Tôi lật từng trang nhật ký của bệnh án, khi thì “Bệnh nhân nói lảm nhảm, thấy ma quỷ, người khác đến hại mình”, lúc lại “Không cho ai đến gần, kể cả cha mẹ, vì sợ bỏ thuốc độc giết chết”. Theo lời người thân của T ghi lại, năm 18 tuổi cô theo chồng về Đài Loan nhưng chẳng được bao lâu thì trốn về rồi bị bệnh. Sau lần điều trị thứ nhất, T khỏi bệnh và được gia đình cho lên Saigon làm tại Công ty giày An Lạc. Sau đó, T cũng có được một tấm chồng. Tuy nhiên, quá khứ đầy tủi nhục cứ vò xé tâm can và bệnh cô lại tái phát. Những câu chuyện khi cô tỉnh trí kể lại toàn là chuyện bị hành hạ, ngược đãi bởi gia đình chồng ở Đài Loan. Thế nhưng theo số liệu của nữ y sĩ Tiên cung cấp, sáu tháng đầu năm riêng ở Cần Thơ vẫn có hơn 800 trường hợp khám sức khỏe; trong đó chỉ một tỉ lệ nhỏ là để lập di chúc, còn lại làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài mà chủ yếu là người Đài Loan.




Chúng tôi cũng không hiểu sao nhà cầm quyền Việt nam lại bán người qua Đài Loan hàng loạt như vâỵ ? Những dịch vụ những chổ lo giấy tờ đều là những cán bộ cao cấp họ đã ăn trên thân xác của các cô gái này không ít xương máu của các cô. Tôi rùng mình, không hiểu vì sao các cô thôn nữ miền Tây cứ tiếp tục lao vào nẻo đường tăm tối? Phải chăng vì hoàn cảnh nghèo túng, vì cuộc sống khó khăn mà phaỉ hy sinh nhắm mắt đưa chân để cứu cả gia đình ???

Nguyễn-Hoàng-Huy-Đức

No comments:

Post a Comment