Thursday, July 30, 2009

Tam Toà, Niềm tin rạng non sông

VietCatholic News (29 Jul 2009 22:29)




Hôm nay, khi nhìn hình ảnh đoàn người như biển người, như thác lũ đổ về quảng trường Thuận Nghĩa để tham dự thánh lễ vào ngày 26-7-2009 với chủ đẻ: "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” đăng tràn ngập trên các trang điện báo hải ngoại và quốc nội, và ngay trên cổng của toà Giám Mục Xã Đoài, tôi tin rằng, không một người nào không bàng hoàng mà hỏi nhau rằng:



- Tam Tòa ở mô ?

- Người ở đâu ra mà nhiều đến như thế ?

- Niềm tin nào đã đưa biển người từ muôn ngả đường về đây theo hàng lối để nốí kết lại thành tường đồng vách thép, khiến không một thế lực nào có thể ngăn cản được ?



Khi câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng, bạn đọc của VietCatholic. net, còn dịp dựng tóc gáy lên vì bản văn trả lời của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài gởi UBND Quảng Bình như sau : “Đang khi Thánh Giá - Biểu tượng của niềm tin chúng tôi còn bị công an Quảng Bình xúc phạm và khi giáo dân của chúng tôi còn bị giam giữ bất công thì chúng tôi chưa thể tới làm việc với UBND tỉnh được”. Người viết thư trả lời là ai thế ? Có uống mật gấu hay không mà dám trả lời nhà nước CSVN như thế nhỉ ?



Thật ra, chẳng phải chỉ có bạn đọc là giật mình kinh ngạc về sự kiện Tam Tòa làm chấn động dư luận thế giới đâu, mà cả phía nhà cầm quyền, tuy có súng đạn, đầu gấu trong tay nhưng vẩn không tránh khỏi cái kinh ngạc tột cùng này. Bởi vì câu chuyện về Tam Tòa còn mới mẻ lắm. Mới chỉ một tuần trước đây, bạn không biết, mà tôi cũng không biết. Ngay cả những người sống và chết với Tam Tòa, cả những người trong guồng máy của nhà cầm quyền, hay những người gốc ở Tam Tòa, nhưng đã phải xa nơi yêu dấu ấy sau ngày 20-7-1954 vì cái bản án chia đôi đất nước do Hồ chí Minh và Pháp tạo ra, đều không ai dự đoán được là Tam Tòa sẽ trở thành địa điểm thứ ba, như cái tên tiền định là Tam Tòa, vững Niềm Tin đi đòi Công Lý, đòi Tự Do Tôn Giáo, sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội. Nhưng thực tế, Tam Toà vào ngày 20-7-2009 đã vươn lên tháp đỉnh của Niềm Tin và sức mạnh. Hơn thế, Tam Tòa, có thể sẽ còn là một địa danh khả dĩ chôn vùi thế lực của Gian Ác, Dối Trá và bạo quyền !



Nhưng trước hết, Tam Tòa ở mô ?








Tam Tòa là một họ đạo nằm trên bờ sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình, trước kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, nhưng đến ngày 15 tháng 5- 2006, Toà Tổng Giám Mục Huế chuyển giao Giáo hạt Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Tòa thuộc Giáo Phận Vinh. Đức Giám Mục cai quản Gíao phận Vinh bổ nhiệm LM Lê thanh Hồng về quản sứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Tòa. Tưởng cũng nên nhắc lại, đa số giáo dân của Tam Tòa đã di cư vào nam sau ngày 20-7-1954. Số còn lại cũng tản mát và dĩ nhiên dưới ngọn roi của chiến tranh, người ở lại đã phải nhận nhiều đau thương. Và cho đến nay, 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, người dân Tam Toà vẫn chưa có điều kiện để tài lập lại ngôi thánh đường đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nay chỉ còn trơ lại một cái tháp chuông với sân nền đổ nát.



Rồi theo những bản tin đã được loan tải, ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà cùng nhau dựng một láng trại trong sân nhà thờ củ chiều dài 9 mét chiều ngang 6 mét, để có nơi che mưa nắng khi linh mục đến cử hành nghi thức phụng vụ. Công việc tưởng chừng chính đáng và hết sức bình thường, bỗng nhiên trở thành cơn cuồng phong lôi cuốn cả nước, cả hải ngoại về Tam Toà, khi nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng và đánh đập giáo dân một cách dã man. Chưa hết, sau khi bị đánh đập một số giáo dân còn bị bắt giam một cách trái phép. Sau sự kiện này, Tam Tòa bỗng trở thành một địa điểm duy nhất trên toàn cõi Việt Nam có hai ngày đại nạn trùng lập vào ngày 20-tháng bảy. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, phần đất của họ bị giao cho cộng sản, người dân Tam Toà đã phải bỏ của chạy lấy ngươi, cuốn gói vào nam tìm Tự Do. Và nay lại ngày 20 tháng 7- 2007, họ nhận đòn thù từ nhà nước Việt cộng vì lý do Tôn Giáo!



Còn người ở đâu mà nhiều thế à ?



Vậy đã ăn thua gì. Lúc gần đây đồng bào ta đã không còn ngạc nhiên khi thấy những hàng hàng lớp lớp những người có Niềm Tin trong tim mà tiến lên chứng nhân cho sự bất khuất và đòi hỏi công lý. Thế nên, khi có lời kêu gọi đi tìm Chân Lý, đi đòi lại Tự Do thì sẽ có muôn vạn “Hàng hàng lớn lớp tiến lên hy sinh vì tình yêu”. Trường hợp Thuận Nghĩa hôm nay chỉ là khởi đầu thôi… Chỉ có những con mắt đảng, con mắt của gian trá là bàng hoàng kinh sợ vì không hiểu tại sao. Những người dân trong tay không một tắc sắt này, kể cả đàn bà trẻ con nữa, lại có thể hiên ngang, không thách đố mà làm cho toàn bộ hàng ngũ của nhà cầm quyền CSVN phải rúng động !



Và còn hơn thế nữa, tôi dám cá rằng, những kẻ cầm lá thư trả lời của Tòa Giám Mục Xã Đoài trên tay đều bỡ ngỡ nhìn nhau và nói không thành tiếng, rồi cũng không thể hiểu được tại sao chúng lại nhận được lá thư trả lời đanh thép như thế. Mà có phải là đanh thép không đâu, còn có cả những điều khoản kết tội như kết tội bọn trộm cướp nữa cơ chứ ! Thật là rụng rời tay chân !



Kế đến, rất ngạc nhiên khi biết người viết thư đó là một Linh Mục, Ngài chỉ biết theo tiếng gọi để viết lên sự thật và làm chứng cho sự thật thôi. Nếu các đồng chí biết nghe sự thật thì có việc gì phải la hoảng. Các "đồng chí" hãy nhớ cho kỹ nhá, chỉ có tội ác mới chống lại sự thật, chống lại Công Lý mà thôi! Phải thế không nào ?



Như thế, câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất cho sự kiện có từng hàng hàng lớp lớp tiến lên và triệu triệu người đi và viết cho sự thật là vì từ trong lòng họ đã có niềm tin tuyệt đối vào Đấng : "Ta là Đưòng, là Chân Lý và là sự Sống" (X.Ga.4). Một khi họ đi tìm Chân Lý, làm chứng cho Chân Lý thì chính là lúc họ đi tìm Sự Sống. Sự sống trong lẽ thật mới là cuộc sống đáng sống. Người đi tìm sự sống trong Công Lý thì lại sợ cái chết ư ? Nếu cái chết đã không làm họ khiếp sợ, há họ lại lo sợ bạo lực và gian dối của tà quyền hay sao ?



Họ không sợ hãi, bởi vì lịch sử đã chứng mình rằng : Niềm tin của ngưòi Công Giáo đặt để vào Đấng là Sự Thật, là là Công Lý và là Sự Sống mà biểu tượng là Cây Thánh Gía là vĩnh viễn trường cửu. Không một kẻ nào, một thế lực nào có thể trấn áp, lay chuyển được. Nếu chỉ tính riêng ở Việt Nam thôi, sự kiện này đã đưọc chứng minh qua các triều Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức. Nay CSVN dám chà đạp Niềm Tin của họ là Đường là Chân Lý, là Cây Thánh Giá thì con đường diệt vong của chúng đã gần kề.



Bởi lẽ, lịch sử cũng cho thấy rằng, Tần thủy Hoàng, bạo ngược hơn đời, mà con cháu y truyền lại không qúa ba đời. Một Tào Tháo gian hùng, đời con Tào Phi chưa chết, cơ nhiệp đã tận. Riêng Hồ chí Minh xem ra về phần độc ác bạo ngược giết người không thua Tần Thủy Hoàng. Phần gian trá còn hơn cả Tào Tháo, đẻ con ra không dám nhận, bản thân xin làm nô lệ cho ngoại thù thì sẽ truyền được mấy đời đây ? Liệu có còn tồn tại được hết tuổi đời con của ông ta hay không ?



Câu trả lời đã có sẵn ở đây. Suốt từ ngày 3-2-1930 cho đến nay, còn kế ác độc nào trong mưu toan tiêu diệt niềm tin của Tôn Giáo, đặc biệt là Công Giáo mà Hồ chí Minh và tập đoàn CSVN chưa đem ra thi hành?



Ngay sau ngày chia đôi nước Việt, đồng bào Công giáo di cư vào Nam tìm tự do khá nhiều, Hồ chí Minh nhân cơ hội ấy, ngầm kết án người công giáo theo giặc, nên các cơ sở, đất đai, tài sản của Giáo Hội, dù còn người ở lại trông coi hay tiếp tục việc thờ tự đều bị chúng chiếm đoạt và nhiều nhà thờ khác bị biến thành nhà kho của hợp tàc xã. Việc phụng vụ, tuy không chính thức ra thông báo cấm cản, nhưng cứ đến giớ phụng vụ thì chúng tổ chức phát thanh họp hành phá rối (điều này chúng cũng áp dụng tại một số nơi ở Miền Nam sau 30-4-1975). Kế đến, ngăn cấm các Linh Mục đến những xứ đạo không còn Linh Mục để cử hành phụng vụ. Việc học sinh dự tu thì coi như chấm hết. Nếu có người giáo dân đạo hạnh nào được chịu chức Linh Mục thì y như rằng họ đã tốt nghiệp từ đại học…. chui !



Riêng các nhà thờ ở các tỉnh lẻ hay miền quê thì nhân cơ hội chiến tranh, nhà nước biến nhà thờ, chùa chiền, nơi tôn nghiêm thành những pháo đài chống máy bay. Kết qủa, nếu nhà thờ bị đánh bom tan hoang thì thầy tớ Việt cộng mừng rỡ vì cơ hội tuyên truyền, kể tội ác của đế quốc Mỹ. Tam Tòa cũng là một trong những diện điển hình như thế. Riêng các nhà thờ vùng Cao Bắc Lạng, sau chiến tranh chống Mỹ lại được cải biến thành pháo đài chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Nhờ chiến tranhh ấy, Việt cộng và Trung cộng đã phá nát cho bằng hết những nơi cần phải bảo vệ.



Chỉ có điều không giống ai theo kiểu xã hội chủ nghĩa Việt cộng là : Sau khi để cho Trung cộng phá xập rất nhiều nhà thờ, trường học ở phương bắc và giết hại hàng chục ngàn dân, quân Việt Nam. Nhà nước CSVN lại không một nửa lời lên án. Đã thế còn thành lập có đến 40 nghĩa trang thờ liệt sĩ Trung cộng trên đất nước Việt. Rồi đến năm 1999-2000, lại cúng luôn những phần đất béo như Bản Giốc, Nam Quan cho Trung cộng. Qủa thật, đây là một kỳ tích mà những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung nổi tiếng trong nghề cõng rắn cắn gà nhà cũng phải qùy bái phục công trạng bán nước củaHồ chí Minh và Đảng CSVN. Chói lọi…. đại chói lọi ! Riêng những người đem thân đi chống Trung Quốc năm nào thì ngậm hờn không có lấy một nơi dung thân. May mà nhà nước chưa cho lập bia mộ tập thể với bảng đề : "Mồ chôn những tên phản động chống Trung Quốc vĩ đại !" May ! Thật là may cho những người đã chết… nhầm trong cuộc chiến ấy !



Tuy nhiên, với muôn vàn mưu ma, chước qủy như thế, Hồ chí Minh và Đảng CSVN cũng không thể nào làm suy giảm được niềm tin của ngươi Công Giáo đặt nơi biểu tượng Thánh Giá. Nói cách khác, càng trong nguy khó, niềm tin ấy càng tăng cao, vững bền và không bao giờ chúng có thể làm cho người công Giáo đi theo đường giả dối, gian trá được. Trái lại, khốn cho kẻ giơ chân đạp mũi nhọn. Bởi vì, con đường vô đạo ấy không dẫn chúng đến cuộc tồn sinh. Riêng Niềm Tin của người Công Giáo thì mãi mãi còn đây. Sẽ mãi mãi chiếu sáng mọi con đường, dù là con đường còn nằm trong bóng tối của sự gian trá và đàn áp.



Khi biết không thể thắng nổi niềm tin của người Công Giáo, tại sao CSVN còn ức chế giáo dân Tam Tòa ?



Sự thật là : Nhà cầm quyền CSVN đã không thể nào khoả lấp được tội trạng bán đất, dâng biển của Việt Nam từ Hoàng Sa, Trường Sa, đến Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm và nay là Tây Nguyên, cho Trung cộng. Nhưng chúng cũng không dám thừa nhận tội ác này. Việc không dám thừa nhận, hay ngưng ngay tội buôn dân bán nước lại, đã dồn đám thái thú bước vào chân tường. Con đường giải quyết áp lực theo hướng xã hội chủ nghĩa là bạo lực. Đó là lý do của vụ việc Tam Tòa nổ ra. Lẽ dĩ nhiên, tuy dù nhà nước Việt cộng không muốn gây thêm những xung đột vói các tôn giáo để chế độ sớm cáo chung. Nhưng, vì tình thế, không còn đường lựa chọn, đành phải mở ra những điểm nóng để giải tỏa bớt áp lực của dư luận.



Từ lý luận thực tế này và với một guồng máy công an trị, nhà nước CSVN vẫn chủ quan là vẫn có thể điều hành được bạo quyền và cũng sẽ giải tỏa được áp lực từ nhân dân. Nên khi vụ Hoàng Sa, Trường Sa trở nên sôi động, làm choáng váng dư luận, CSVN đã mở ra trận Toà Khâm Sứ, rồi Thái Hà, để thu hút chú tâm của mọi ngươì vào điểm nóng mà quên đi vụ Hòang Sa, Trường sa. Bản cũ soạn lại, nay đến vụ quặng mỏ Bauxite Tây nguyên, và nhiều vụ "tàu lạ" đuổi bắt ngư dân Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, càng lúc áp lực càng đè nặng xuống trên đầu những kẻ bán nước hại dân. Khắp nơi biến động đã sẵn sàng nổ tung. Nay nhà thờ này tổ chức cầu nguyện cho Tây Nguyên, mai đến nơi khác hội thảo. Con vật đến lúc gần chết sẽ thêm hung hăng dữ tợn hơn. Cũng thế, nhà nước toan tính mở mặt trận "Làng Mai" ở Di Linh làm điểm nóng. Kết qủa, cờ chưa đánh đã tan, không thu hút được sự chú ý của nhiều người. Bước vào đường cùng, Tam Tòa như một cái tên tiền định là địa điểm thứ ba, là lựa chọn đánh cuộc cho giải pháp giải tỏa áp lực nhất thời từ vụ Bauxite Tây Nguyên.



Cái kế đánh bùn sang ao của nhà nước này chưa biết đúng sai, nhưng địa điểm chúng lựa chọn thì hoàn toàn sai trái. Sai từ cơ bản đến tính toán. Bởi lẽ, họ không thể đoán ra được sức phản ứng của người Công Giáo nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng. Đã thế, họ không bao giờ ngờ rằng sẽ nhận được những lá thư trả lời như một bản án của Toà Giám Mục Vinh. Sự khiêm nhường trong lá thư không phải không có, nhưng chắc chắn rằng bạo lực không thể làm cho ngòi bút đi tìm sự thật ấy bẻ cong được. Đã đứng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, những trách nhiệm trong guồng máy CSVN còn cho bọn đầu gấu, công an chìm giả xã hội đen để đánh đập các linh mục và giáo dân nữa thì chúng phải nhận lấy tất cả mọi hậu qủa khốc liệt nhất. Chúng phải nhớ rằng, sức mạnh không thể tựa trên bạo lực, vô luật pháp. Hơn thế, qua mọi thời đại, chưa bao giờ máu của người Công Giáo đã đổ ra trong vô ích.



Thay cho lời kết, kính thưa qúy anh chị em trong giáo xứ Tam Toà, Xã Đoài, Thuận Nghĩa, Hướng Phương, Cầu Rầm, Cửa Lò, v.v..., cách riêng những anh chị em đã bị cộng sản hành hung và bị giam giữ vì Chân Lý. Chúng tôi vô cùng kính phục niềm tin vững mạnh và lòng quả cảm của qúy anh chị đã biểu lộ vì đưc tin vì Công Lý. Niềm tin của qúy anh chị em hôm nay không những chỉ đi làm chứng cho Sự Thật, nhưng còn là đi xây dựng một tương lai mà Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền phải được tôn trọng và thể hiện. Từng mỗi bước chân nhỏ bé của anh chị em hôm nay sẽ là những bước vị đại trong vận mệnh của dân tộc ngày mai. Bởi vì từ những bước chân này, Công Lý, Sự Thật sẽ triển nở và thành sức mạnh đạp dổ sợ hãi, tiêu diệt cường quyền và gian dối…




Chúng tôi cũng vô cùng kính phục sự trang nghiêm, tề chỉnh của tất cả mọi người khi đến tham dự những giờ cầu nguyện. Sự trang nghiêm này biểu lộ tâm tình của những người trong lề luật đi tìm Công Lý. Nhưng lại sẵn sàng mạnh mẽ đáp trả những kẻ không có phận sự như bọn đầu gấu, giã hoặc là thành phần bất hảo của xã hội đến phá rối trật tự trong những giờ kinh. Ở đâu thì cũng thế, luật lệ thưởng bảo vệ đời sống yên lành cho ngưoì dân, chứ không bảo vệ cho những thành phần bất hảo đến phá rối này. Nếu luật của nhà nước không có điều khoản quy định ngược lại, hãy đòi buộc nhà hữu trách phải đưa chúng ra trước tòa án.



Được như thế, Tam Tòa không còn là nhỏ bé cô đơn bên bờ sông Nhật Lệ, nhưng Tam Tòa đã vươn vai lớn dậy giữa giang sơn. Và còn hơn thế, Tam Tòa đã và đang làm khởi sắc nghĩa vụ cao cả của một người dân trong đất nước muốn có Độc Lập, khát vọng Công Lý và xây dựng Nhân Quyền cho mình và cho toàn dân. Tam Tòa đã không chỉ thắp lên ngọn lửa yêu quê hương trong Nìềm Tin, nhưng còn chiếu sáng Niềm Tin đến mọi con đường và đến mọi nơi mọi chốn. Để từ Bắc xuyên Nam, từ đồng bằng lên đến miền rừng sâu núi thẳm, mọi người, mọi nhà, mọi giáo đường, mọi chùa chiền Phật giáo, mọi thánh thất Cao Đài, Hòa Hảo cũng như toàn thể đồng bào ta ở khắp năm châu sẽ cùng nhau chờ một giờ lịch sử của quê hương. Tất cả cùng đồng thanh, đồng hành cất cao tiến hát vì Công Lý. Tất cả cùng khua chiêng, cùng đánh trống, cùng gõ mõ để truyền rao ngày hội của dân tộc đã đến. Tất cả cùng đứng, chung nhau Niềm Tin, tạo sức mạnh để lên giải trừ cường quyền gian dối, buôn dân dán nước, để đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và đời sống ấm no an bình cho Vệt Nam…



Bảo Giang

No comments:

Post a Comment